Giáo trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt Giáo trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: ... nổi lên vấn đề bức xúc là liệu CNXH có thể ra đời ở những nước châu Á không? Có 3 phương án: Phương án 1: Lê Nin nói: hiện thời CNXH đã thắng lợi ở phương Tây, nhưng sau này CNXH có thể phát triển tràn sang châu Á. Phương án 2: Các nhà cách mạng châu Á kể cả Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh điều ...i đại Trong quá trình hoạt động lãnh đạo CM HCM đã tổng kết giá trị và sức mạnh truyền thống của dân tộc trường tồn suốt 4000 năm là CN yêu nước, yếu tố cố kết cộng đồng, anh hùng, dũng cảm, sáng tạo, cần cù, thông minh, nhân ái, vị tha, khoan dung, độ lượng. Tuy nhiên khi CNTB trở thành CNĐQ đi ...là tư tưởng độc đáo của Bác) Cơ sở khách quan của sự thống nhất này : Ở VN sự ra đời của nhà nước kiểu mới là kết quả của cuộc đấu tranh của toàn dân, của mọi dân tộc trên đất nuớc VN. Vì vậy toàn dân VN tham gia vào việc xây dựng nhà nước (Sau cách mạng tháng 8, ta có sai lầm không chiếm ngân hàn...

doc37 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 động: Ở đời, làm người thì phải yêu nước thương dân, thương nhân loại đau khổ và đấu tranh đem lại tự do, hạnh phúc cho con người.
 2.2. Lòng khoan dung độ lượng
Giáo sư Trần Văn Giàu: “Cụ Hồ là người xây dựng lương tri, xây dựng nó khi nó thiếu, tái tạo nó khi nó mất, Cụ thức tỉnh kẻ mê, ân cần nâng đỡ người trượt ngã, biến vạn ức người bình thường thành anh hùng vô danh và hữu danh trong lao động, trên chiến trường, trong ngục tối, trước máy chém kẻ thù,”
Lòng khoan dung thể hiện trong đường lối đoàn kết rộng rãi, lâu dài các lực lượng để hướng vào hành động ích nước lợi dân.
·         Mười ngón tay có ngón vắn ngón dài, trong mấy mươi triệu người cũng có người thế này, người thế khác, nhưng dù thế này hay thế khác, cũng đều là nòi giống Lạc Hồng của tổ tiên ta.
·          Để kháng chiến, kiến quốc, Người không phân biệt già trẻ, trai gái, đảng phái, dân tộc, tôn giáo,
·          Người khẳng định: Người ta ai cũng có cái thiện, cái ác trong lòng, ta phải biết làm cho cái thiện nảy nở như hoa mùa xuân, cái ác dần ít đi.
·          Người thường nói: “Chính sách của chính phủ là xóa bỏ hận thù, đại đoàn kết và hướng tới tương lai”, người trân trọng phần thiện dù là nhỏ nhất của mỗi con người, chú trọng khai thác “tình người” trong mỗi con người, chỉ có lòng khoan dung độ lượng, chí công vô tư của Hồ Chí Minh mới quy tụ lôi kéo được nhiều nhân sĩ có danh vọng của triều đình nhà Nguyễn và trí thức ở Pháp về với CM (Bảo Đại, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, )
Với kiều bào Người đưa ra chính sách có lý có tình để họ yên tâm làm ăn xây dựng đất nước, với truyền thống “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại” , Người có chính sách khoan hồng đại lượng với những người lầm đường lạc lối. Người trân trọng mọi ý kiến khác, kể cả những ý kiến trái với suy nghĩ của mình.
 2.3. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của CM
Người tin vào sức mạnh của chính nghĩa, chủ trương đem sức ta tự giải phóng cho ta, tiến lên CNXH.
Người thấy vai trò to lớn của giai cấp CN, nhân dân lao động, sức mạnh của liên minh công nông, Người đặt hoài bão vào thế hệ trẻ: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc 5 Châu hay không?
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của CM và là vấn đề chiến lược, vì sự nghiệp 10 năm trồng cây, 100 năm trồng người.
3. TTHCM về văn hoá 
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC, NHÂN VĂN VÀ VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH (tt)
III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
(Bài Text do bộ phận kỹ thuật cập nhật chỉ có tính chất tham khảo. Các Sinh viên cần theo dỏi đầy đủ đoạn phim bài giảng của Giảng viên)
 1. Khái niệm văn hóa ở Hồ Chí Minh
Trong tác phẩm Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh nêu định nghĩa văn hóa (VH):
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cũng như biểu hiện của nó mà loài người tạo ra nhằm mục đích thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn”.
Người dự định xây dựng nền VH với 5 điểm lớn:
·          Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập, tự cường
·          Xây dựng luân lý:    Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
·          Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong XH.
·          Xây dựng chính trị: Dân quyền.
·          Xây dựng kinh tế.
 Khái niệm trên cho thấy:
·          Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra (định nghĩa đi sâu vào cấu trúc và nguồn gốc).
·          Văn hóa là động lực giúp con người sinh tồn, là mục đích cuộc sống con người.
·          Xây dựng VH phải toàn diện vì văn hóa có bao gồm khoa học, chính trị, xã hội, luân lý, tâm lý, đạo đức, nghệ thuật.
 Từ sau CM tháng 8, VH được Người quan niệm là đời sống tinh thần xã hội, thuộc về một bộ phận của kiến trúc thượng tầng (KTTT) xã hội và được đặt ngang với chính trị, kinh tế, xã hội tạo thành 4 mặt của đời sống và đời sống xã hội quần chúng liên quan tới nhau, vì thế:
·          Chính trị, xã hội được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng, Chính trị, xã hội được giải phóng thì mở đường cho văn hóa đi lên.
·          Xây dựng kinh tế tạo điều kiện cho xây dựng và phát triển văn hóa.
·          VH không đứng ngoài mà nằm trong khoa học, chính trị, xã hội; Văn hóa phục vụ khoa học, chính trị, xã hội.
 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của VH
2.1. VH góp phần bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp
VH định hướng con người, XH tới cái chân, thiện, mỹ, giúp bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp cho con người, cho xã hội nhằm loại bỏ cái giả, cái ác, xấu, thấp hèn trong tư tưởng, tâm lý con người.
VH phải bồi dưỡng tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, độc lập tự do, làm cho quốc dân vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng, xây dựng tình cảm lớn như yêu nước, thương nòi, yêu thương con người, yêu tính trung thực, chân thành, ghét thói hư tật xấu, căm thù giặc nội xâm.
VH phải bồi dưỡng lý tưởng độc lập dân tộc gắn với CNXH. Nếu phai nhạt lý tưởng này con người trở nên tầm thường nhỏ bé.
 2.2. VH góp phần nâng cao dân trí
Khi CM tháng 8 thành công, Người viết: Nhiệm vụ cấp tốc lúc này là phải nâng cao dân trí, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.
Muốn làm cho dân giàu nước mạnh, giữ vững độc lập, mọi người Việt Nam phải có kiến thức, phải học để biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
Khi miền Bắc bước vào xây dựng CNXH, Người viết: chúng ta phải biến 1 đất nước dốt nát cực khổ thành một nước có văn hóa cao, đời sống tươi vui hạnh phúc.
 2.3. VH góp phần bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp cho con người, không ngừng hoàn thiện nhân cách con người góp phần phát triển đất nước
Các giá trị VH phải thấm sâu vào tâm lý quốc dân, VH phải sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, bạo tàn, VH phải soi đường cho quốc dân đi.
VH nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em nghệ sỹ là chiến sỹ trên mặt trận ấy. VH phải góp phần vào công cuộc xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà.
 3. Quan điểm Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy bản sắc VH dân tộc, tiếp thu tinh hoa VH nhân loại
3.1. Giữ gìn phát huy bản sắc VH dân tộc là cội nguồn cốt tủy tâm hồn Việt Nam, là cội rễ tồn tại của các cá nhân mà tách khỏi nó con người sẽ không thể tồn tại được
Xây dựng nền VH mới phải lấy bản sắc VH dân tộc làm gốc, phải biết kế thừa nâng cao các giá trị VH truyền thống.
(Sau CM tháng 8 có hội nghị toàn quốc về VH, ý kiến nêu lên là ta xây dựng nền VH theo hướng nào? Có người cho rằng ta ở phương Đông nên phải xây dựng theo nền VH theo phương Đông, có người nói văn hóa phương Tây văn minh hơn phương Đông nên ta phải xây dựng nền VH theo phương Tây. Bác nghe và nói: Chúng ta phải xây dựng và phát triển VH theo cái gốc của dân tộc Việt Nam (VH Đông Nam Á lúa nước) và mở cửa tiếp thu VH phương Đông, phương Tây, kim cổ).
ĐH 2 khẳng định: Xây dựng nền VH có tính chất dân tộc, dân tộc ta có 4000 năm lịch sử đã hình thành các giá trị VH vững bền, như CN yêu nước, đoàn kết cộng đồng, anh hùng bất khuất, thông minh, cần cù, sáng tạo dân ta phải hiểu sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt nam. Nắm chắc VH dân tộc là nắm vững quy luật phát triển của dân tộc Việt Nam.
 3.2. Nguyên tắc tiếp thu VH truyền thống
Vừa tiếp thu vừa nâng cao VH truyền thống cho phù hợp với điều kiện hiện đại.
Phải đào thải những yếu tố không còn phù hợp với điều kiện cuộc kháng chiến và công cuộc kiến quốc.
Tiếp thu là phải biết trân trọng những giá trị VH của quá khứ (cả VH dân gian và VH bác học), tránh phủ định sạch trơn.
 3.3. Đảng cầm quyền phải có VH, phải có hành vi ứng xử đúng đắn với di sản VH quá khứ
Kẻ thù của những người cộng sản thường nói những người cộng sản không trân trọng quá khứ, Bác khẳng định: Nhiều giá trị hiện đại bắt nguồn từ quá khứ. Người cộng sản theo CN Mác, hiểu quan điểm biện chứng của Mác phải biết kế thừa những giá trị VH của quá khứ.
 3.4. Phát triển VH dân tộc phải biết tiếp thu VH của nhân loại
Muốn nâng mình lên thì phải mở cửa hội nhập vào thế giới, tiếp thu tinh hoa VH nhân loại, cần phải làm giàu VH của mình bằng tinh hoa của mỗi dân tộc trên thế giới.
Nội dung tiếp thu là phải giao lưu, như Bác Hồ đã tiếp thu CN Mác Lê Nin – lý luận tiên tiến của thời đại.
Năm 1945, CM vừa thành công, Việt Nam chưa được nước nào công nhận, Bác viết thư cho Bộ trưởng ngoại giao, tổng thống Mỹ xin gửi 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ học KHKT, công nghiệp và nông nghiệp và chuyên môn khác về xây dựng đất nước và tạo điều kiện cho nhân dân 2 nước hiểu nhau.
Người nhấn mạnh ta phải học khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật của Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, phong cách, tác phong làm việc của con người các nước công nghiệp.
Tiếp thu phải chọn lọc, kế thừa cái gì có ích, làm phong phú cho nền VH dân tộc ta thông qua lăng kính chủ nghĩa yêu nước.
Tiếp thu VH thế giới nhưng phải có nhiệm vụ bổ sung vào nền VH chung của thế giới, phải giữ gìn cho được bản sắc VH dân tộc Việt Nam.
Thế giới có hơn 200 nước, chỉ có 33 nền VH, trong đó VN là 1 trong 33 nền VH. Đây là quan điểm sòng phẳng có vay có trả.
 4. Quan điểm HCM về tính nhân dân của nền văn hóa
Nền văn hóa của ta là nền văn hóa mang tính chất nhân dân sâu sắc, thể hiện ở các nét sau đây:
·          Đối tượng phản ánh của văn hóa là cuộc sống lao động chiến đấu học tập của mọi tầng lớp nhân dân, phản ánh tâm tư nguyện vọng, khát vọng của quần chúng, đòi hỏi các văn nghệ sỹ phải đi sâu lột tả.
·          Nhân dân là chủ thể sáng tạo văn hóa. Những sản phẩm văn hóa của quần chúng là những viên ngọc quý cần trân trọng, gìn giữ và phát huy
·          Văn hóa phải phục vụ người dân, người dân được quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, để phục vụ nhân dân được tốt thì văn hóa phải thực hiện:
-          Có nội dung hay (một tác phẩm hay là một tác phẩm mà người ta tìm đọc từ đầu đến cuối, đọc xong người ta trăn trở, thấy có ích, thấy dằn vặt về con người của tác phẩm đó.)
-          Sản phẩm văn hóa đó phải có tính đại chúng về hình thức (không cầu kỳ, không trừu tượng, dễ hiểu, dễ vào lòng người). Năm 1960, Hội Họa sĩ VN có tổ chức triễn lãm tranh về đề tài công nhân, Bác xem và không ghi nhận xét gì, làm cho đồng chí tổ chức triển lãm đó rất bâng khuân, Bác viết: “Vẽ như ri, xem làm chi, thế cũng gọi là đại chúng, đại chúng gì” tác phẩm trừu tượng quá dân không hiểu.
 5. Quan điểm của HCM về xây dựng nền văn hóa mới
Nền văn hóa mới là bộ phận hợp thành của cách mạng CMXH. Từ 1942 -1943, Bác soạn thảo chương trình xây dựng nền văn hóa gồm 5 điểm, khái niệm văn hóa, xây dựng nền văn hóa có 4 mặt. 
·          Xây dựng nền VH nghệ thuật.
·          Xây dựng VH giáo dục (có nhiệm vụ xây dựng những con người tốt, những cán bộ tốt để xây dựng đất nước, con người tốt là có đức, trí, thể, mỹ, kỹ thuật, thực hiện phương châm học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền CNXH, lý luận gắn liền thực tiễn, xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ tài, đức. Bác đánh giá giáo viên là anh hùng, anh hùng vô danh).
·          Xây dựng đời sống, gồm xây dựng cả lối sống nếp sống, chú trọng nếp sống, cần kiệm chí công vô tư.
·          Xây dựng VH chính trị, trong đó đảng cầm quyền thì đảng phải có VH, trí tuệ, đạo đức, lương tâm, mới đủ tầm hướng dẫn cả dân tộc 
 Về phương châm xây dựng nền văn hóa mới
·          Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thì xây dựng nền văn hóa mang tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng.
·          Trong CMXHCN thì phải xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và có tính chất dân tộc.
·          Đảng ta kế thừa, phát triển TTHCM về văn hóa khẳng định: Xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
Chương 7 - Vận dụng và phát triển TTHCM trong công cuộc đổi mới hiện nay
1. Những quan điểm cơ bản 
VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TTHCM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY
I. Những quan điểm cơ bản cần nắm vững trong việc nhận thức và vận dụng TTHCM
(Bài Text do bộ phận kỹ thuật cập nhật chỉ có tính chất tham khảo. Các Sinh viên cần theo dỏi đầy đủ đoạn phim bài giảng của Giảng viên)
 I. Những quan điểm cơ bản
Muốn vận dụng, TTHCM trong công cuộc đổi mới hiện nay phải:
-          Nắm vững TTHCM, hiểu những nội dung cốt lõi của hệ thống đó.
-          Phải nắm vững CN Mác-Lênin. Vì TTHCM có nguồn gốc từ CN Mác-Lênin.
 1. Quan điểm lý luận gắn liền với thực tiễn
HCM luôn nhắc nhở: Chúng ta cần phải nâng cao sự tu dưỡng về CN Mác-Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp luận của CN Mác mà tổng kết kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn, những đặc điểm của nước ta, có như vậy chúng ta mới hiểu được quy luật phát triển của cách mạng VN và định ra đường lối, phương châm, bước đi của cách mạng thích hợp với điều kiện nước ta.
Theo Bác: nắm vững không phải là thỏa mản mỗi yêu cầu và hiểu biết, mà phải vận dụng vào thực tiễn phục vụ lợi ích cách mạng. Bản thân Bác đến với CN Mác trước hết vì nhiều mục tiêu cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc. Người luôn luôn coi lý luận là kim chỉ Nam cho hành động, vận dụng lý luận một cách sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh của nước ta, thông qua sự phát triển của thực tiễn mà bổ xung phát triển hoàn thiện CN Mác Lênin.
Muốn vận dụng và phát triển TTHCM thì phải vững vàng trên quan điểm lập trường và phương pháp CN Mác–Lênin.
Theo HCM, lập trường là phải lập trường của giai cấp công nhân. Và ý thức làm chủ để giải quyết đúng đắn vấn đề theo thực tiễn đặt ra.
Quan điểm là cách thức nhận thức, hiểu biết các sự vật hiện tượng theo quan điểm CN Mác–Lênin.
Phương pháp luận là phương pháp: Biện chướng duy vật, phải thấy XH như một cơ thể thống nhất và vận động phát triển theo qui luật khách quan, Người nói: Lý luận không phải là cái gì đó cứng nhắc, lý luận đầy tính sáng tạo, luôn bổ xung bằng những kết luận mới rút
ra từ thực tiễn sinh động, lý luận mà không gắn với thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà không theo lý luận là mù quáng, lý luận phải đem ra thực hành, thực hành phải theo lý luận.
 2. Quan điểm toàn diện hệ thống
HCM luôn đánh giá sự vật, hiện tượng con người một cách toàn diện, tránh chủ quan, phiến diện, cục bộ, một chiều.
Tư tưởng HCM là một hệ thống nhất quán, từ CM giải phóng dân tộc cho đến cách mạng CNXH, từ giải phóng con người cho đến giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại. Độc lập dân tộc và CNXH là cốt lõi TTHCM, nếu tách rời các yếu tố của hệ thống đó là xa rời TTHCM, trung thành với TTHCM không có nghĩa là chúng ta trung thành từng câu từng chữ, từng lời, mà phải nắm vững cốt lõi tư tưởng của Bác, đó chính là ham muốn tột bật là làm cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơn ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Ham muốn đó chỉ có thể thực hiện được trong CNXH trên cơ sở đất nước có hòa bình, độc lập, tự do.
 3. Quan điểm lịch sử cụ thể
Nghiên cứu TTHCM phải theo quan điểm lịch sử cụ thể, tránh hiện đại hóa tư tưởng, tránh giản đơn hóa, suy diễn chủ quan làm sai lệch tư tưởng.
Là một nhà chiến lược thiên tài, người luôn có cách ứng xử linh hoạt, sáng tạo, độc đáo phù hợp với tình hình, hoàn cảnh từng lúc từng nơi. Vì thế mỗi quan điểm Người đưa ra đều gắn với hoàn cảnh điều kiện nhất định, nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể nhất định. (ví dụ: Sau Cách mạng tháng 8, các thế lực thù địch chỉa mũi nhọn vào Đảng ta, nhằm diệt Cộng, cầm Hồ). Để bảo vệ Đảng, HCM tuyên bố Đảng cộng sản Đông dương tự giải tán, nhưng thực ra Đảng rút vào hoạt động bí mật, vì thế ta thấy ít khi Bác đề cập tới Đảng. Bác viết: nay vì hoàn cảnh đặc biệt buộc tôi phải đứng ra ngoài các đảng phái, tôi chỉ có một tin tưởng vào dân tộc VN, nếu cần có đảng đó là đảng của dân tộc VN, nếu căn cứ vào câu trả lời đó mà quy kết HCM không phải là người Cộng sản, thì hoàn toàn không đúng. (Ví dụ: Tháng 8-1944 trả lời Trương Phát Khuê: Tôi là người cộng sản nhưng điều tôi quan tâm hiện nay là độc lập tự do của dân tộc tôi chứ không phải là CNCS), nếu căn cứ vào câu trả lời đó mà quy kết HCM không phải là người cộng sản, thì hoàn toàn không đúng. Hay Anghen và CácMác đã viết ra tuyên ngôn Đảng Cộng sản vào tháng 2-1848, năm 1872 Anghen có xem lại tuyên ngôn ĐCS lời nói đầu thì ông nói: “Đến nay tình hình đã khác trước, nếu được phép viết lại thì chúng tôi sẽ viết khác đi, nhưng nó là văn kiện lịch sử nên không cho phép chúng tôi viết khác lại.”
 4. Quan điểm kế thừa và phát triển
Trung thành với TTHCM là phải biết kế thừa và phát triển những tư tưởng của người trong điều kiện lịch sử mới. HCM dạy rằng; Mục đích bất di bất dịch của chúng ta là hòa bình, độc lập, thống nhất, nguyên tắc vững chắc, sách lược mềm dẻo, dĩ bất biến ứng vạn biến.
Trong điều kiện lịch sử mới phải đổi mới sách lược, cách làm, hình thức, bước đi để thực hiện hoài bão của Bác. Độc lập thống nhất đất nước, tự do cơm áo cho dân, công bằng hạnh phúc, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc, làm cho dân tộc ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh
2. Những nội dung chủ yếu 
VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TTHCM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY (tt)
II. Những nội dung chủ yếu trong việc vận dụng và phát triển TTHCM trong công cuộc đổi mới ở nước ta
(Bài Text do bộ phận kỹ thuật cập nhật chỉ có tính chất tham khảo. Các Sinh viên cần theo dỏi đầy đủ đoạn phim bài giảng của Giảng viên)
 1. Phương hướng vận dụng tư tưởng HCM
Nắm vững thực tiễn của đất nước ta, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa CN Mác – Lênin,  TTHCM vào giải đáp đúng đắn những vấn đề thực tiễn của đất nước, xây dựng CNXH từ một nước lạc hậu, trải qua 30 năm chiến tranh tàn phá hậu quả chiến tranh rất nặng nề, bỏ qua chế độ TBCN bị các thế lực thù địch chống phá, chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông âu không còn, khó khăn chồng chất, nhưng với bản lĩnh Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới lấy dân làm gốc, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dựa vào dân tham khảo kinh nghiệm các nước không sao chép máy móc các mô hình sẵn có nào, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, tinh thần cách mạng chiến công, thực chất chúng ta là quay lại tư tưởng của Bác, nhờ đó CM nước ta thoát khỏi hiểm nghèo, kinh tế phát triển nhanh, đất nước ta bước vào thời kỳ rất sáng, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 2. Nội dung vận dụng
2.1. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH
Đẩy mạnh giáo dục chủ nghĩa yêu nước, gắn liền chủ nghĩa yêu nước với lý tưởng XHCN. Trong đêm trường nô lệ, HCM đã tìm được con đường đúng đắn nhất của dân tộc ta là độc lập dân tộc và CNXH. Bất chấp khó khăn thách thức, dân tộc ta vững vàng trên con đường đó và đạt được những thắng lợi vĩ đại. Ngày nay con đường này còn nhiều chướng ngại, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục kiên định con đường đã chọn, vượt mọi khó khăn để gắn chủ nghĩa yêu nước với CNXH. Bác nói: ngày nay yêu nước là yêu CNXH, yêu CNXH làm cho yêu nước thì càng thấm thía hơn.
 2.2. Quán triệt tư tưởng dân là gốc
Sự nghiệp đổi mới là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân, cho nên mọi chủ trương chính sách của Đảng ta đều xuất phát từ dân, dựa vào dân mà thực hiện. Do đó cần phải phát triển nguồn nhân lực con người, đào tạo đội ngũ cán bộ tốt, đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khơi dậy, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, coi dân chủ là mục tiêu, là động lực để xây dựng đất nước, chú trọng nâng cao ý thức làm chủ cho nhân dân.
 2.3. Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất
Khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường, giải quyết đói nghèo, thu hẹp khoảng cách, ranh giới giữa Kinh và Thượng, giữa nông thôn và thành thị, cũng cố khối đại đoàn kết 54 dân tộc anh em, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập quán tốt đẹp của dân tộc, kiên quyết loại bỏ những âm mưu lợi dụng tôn giáo, tà giáo để gây rối.
 2.4. Làm tốt công tác xây dựng đảng và xây dựng chính quyền

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_tu_tuong_ho_chi_minh.doc