Giáo trình Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục Tiểu học (Phần 2)
Tóm tắt Giáo trình Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục Tiểu học (Phần 2): ...ơng pháp trắc nghiệm không đánh giá được những khả năng tư duy ở mức độ cao. Thật ra, thực tế chứng tỏ rằng có thể viết các câu hỏi TNKQ để đánh giá tất cả 6 cấp độ nhận thức đã nêu trước đây, tuy rằng việc viết được những câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá mức độ tư duy cao thường là khó khăn, đ...hí sinh dự định dự tuyển. Để tổ chức mỗi năm một kì thi, trung tâm này chi tiêu hằng năm cỡ 100 triệu USD. 101 Ở Thái Lan kì thi tuyển sinh đại học liên kết được tổ chức chung cho hầu hết các trường đại học công và tư từ hơn 30 năm nay. Với kết quả kì thi, thí sinh có thể xin dự tuyển vào ...ng việc đào tạo GVTH lên trình độ đại học. Trong quá trình chuyển từ đào tạo ở trình độ trung học lên đại học, tại mỗi nước thường song song tồn tại những hệ đào tạo khác nhau, đòi hỏi trình độ tuyển vào khác nhau hoặc thời gian đào tạo khác nhau. Vì vậy, người ta quan tâm đến việc xây dựng ...
p GV mới mà là ở chỗ bồi dưỡng hơn 30 vạn GV đang tại chức. Phải có một kế hoạch triển khai nhanh nhưng bảo đảm thực chất các GV được nâng chuẩn, tránh hình thức. GV thì nhận bằng cấp cao hơn nhưng chất lượng giáo dục cấp học thì không được nâng lên. 123 3. Việc đào tạo ở trình độ cao đẳng và đại học đòi hỏi GV tốt nghiệp phải chuyên sâu ở một mặt nào đó để có tiềm lực phát triển, không thể dàn trải trên diện chuyên môn rộng như ở trung cấp. Tuy nhiên người GV tốt nghiệp cao đẳng, đại học vẫn phải dạy tốt tất cả các môn trong chương trình Tiểu học. Đây là một thách thức so với việc đào tạo GV trung học chỉ dạy một vài môn học, cần phải được tính toán kĩ để việc đào tạo GV mới cũng như việc bồi dưỡng nâng chuẩn cho GV tại chức, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng GDTH. Việc giảng dạy một số môn như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Ngoại ngữ ở tiểu học, việc giáo dục trẻ em khuyết tật và trẻ em năng khiếu cũng đang ngày càng được quan tâm hơn, đòi hỏi có sự chuẩn bị chu đáo về kế hoạch đào tạo và chính sách sử dụng GV. 4. Trên con đường nâng cao chuẩn đào tạo GVTH lên trình độ cao đẳng, đại học có một vấn đề nữa đặt ra là nên chọn phuơng án "đồng thời" (đào tạo song song chuyên môn và nghiệp vụ từ năm đầu tới năm cuối khoá) hay "kế tiếp" (đào tạo xong về chuyên môn rồi mới đào tạo tiếp về nghiệp vụ). Mỗi phương án đều có ưu điểm và nhược điểm. Nhiều nước cho rằng GVTH cần được đào tạo cẩn thận về tay nghề, vì vậy nên chọn phương án "đồng thời". Nước ta còn lâu mới có điều kiện tạo dựng toàn bộ GVTH từ những sinh viên có bằng cử nhân rồi đào tạo tiếp từ 1 đến 2 năm nghiệp vụ sư phạm như ở các nước phát triển. Ngay cả những nước phát triển cũng chỉ áp dụng phương án "kế tiếp" trong đào tạo GV trung học, còn đối với GVTH thường áp dụng phương án "đồng thời". Chúng ta đang phấn đấu "cao đẳng hoá" GV tiểu học bằng hệ 10+3 với phương án thích hợp là "đồng thời", nhưng cũng nên tính toán sự liên thông giữa cao đẳng và đại học trong chương trình đào tạo và bồi dưỡng, để khi có điều kiện "đại học hoá" thì đỡ tốn công sức, thời gian và tiền của cho GV và cho nhà nước. 5. Nâng chuẩn trình độ đào tạo GV là vấn đề lâu dài. Trước mắt là nhiệm vụ cải tiến nội dung chương trình các hệ đào tạo đang được áp dụng, đặc biệt là hệ đào tạo chuẩn hiện nay, cùng với nó là chương trình bồi dưỡng chuẩn hoá, để đảm bảo đội ngũ GVTH đáp ứng tốt chương trình Tiểu học mới sẽ được áp dụng thống nhất trong cả nước từ năm 2000. Đổi mới phương pháp đào tạo và bồi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của giáo sinh (giáo viên) cũng đang là một trọng tâm, nhằm tạo ra sự đổi mới căn bản phương pháp dạy học ở tiểu học. Các nước đều xem đây là điều quan trọng có ý nghĩa chiến lược trong việc chuẩn bị nguồn lực cho thế kỉ sau phải được quan tâm ngay từ cấp Tiểu học. 6. Nhu cầu phát triển đòi hỏi phải phấn đấu nâng cao nhanh chóng trình độ GVTH nhưng thực tế buộc phải chấp nhận sự song song tồn tại những lớp GV có trình độ đào tạo khác nhau trong một thời gian khá dài, đủ để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Bởi vậy, cần có một chính sách thích hợp để khuyến khích GV sớm thực hiện nâng chuẩn trình độ đào tạo và có kế hoạch bố trí tập thể sư phạm trường nào cũng sớm có một số GV có trình độ cao hơn chuẩn chung hiện thời để họ làm nòng cốt tiếp thu những đổi 124 mới, đưa tập thể GV trong trường vươn lên đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của GVTH. * * * Người ta thường nói "Tiểu học là nền, lớp 1 là móng". Móng chắc, nền vững là cơ sở bảo đảm cho việc xây dựng ngôi nhà học vấn phổ thông - Nơi đây, từ vòng tay ấm áp của bố mẹ, đứa trẻ ngỡ ngàng bước vào một môi truờng mới, bắt đầu thực hiện quá trình xã hội hoá cá nhân. Mầm xanh mới nhú này đòi hỏi sự chăm chút chu đáo với tình thương, trách nhiệm, tay nghề tinh xảo của các thầy, cô giáo tiểu học. Bằng trải nghiệm bản thân, mỗi chúng ta đều biết rõ rằng rất nhiều hiểu biết, kĩ năng và thói quen tốt đẹp đã được hình thành từ bậc học này và đã theo ta đi suốt cuộc đời. Các thầy, cô giáo mẫu mực và tâm huyết đã để lại dấu ấn trong học sinh của mình từ nét chữ, cách xưng hô, ứng xử trong giao tiếp đến cách giữ gìn sách vở, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. Toàn xã hội, ngành Giáo dục, các bậc cha mẹ đều đặt niềm tin, hi vọng vào các thầy, cô giáo tiểu học trong việc dạy dỗ con em mình, đào tạo những bước quan trọng đầu tiên cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Có thể nói không quá rằng : đầu tư bao nhiêu vào sự chăm sóc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học cũng chưa xứng với vị trí, vai trò của đội ngũ này trong sự nghiệp giáo dục và phát triển quốc gia. Thế nhưng trong thực tế, đội ngũ này có lẽ vì đông nhất trong GV các cấp học và luôn luôn gia tăng nhanh về số lượng nên chưa được chăm sóc chu đáo đúng mức. Qua việc giới thiệu một số đổi mới gần đây trong đào tạo bồi dưỡng GVTH ở một số nước phát triển và đang phát triển, chúng tôi hi vọng các bạn đọc quan tâm có thể tham gia chọn lọc những sáng kiến kinh nghiệm hay, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của đất nước để vận dụng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH nước ta. Do thiếu nguồn tư liệu tham khảo, bài viết này chưa thể phản ánh nhiều sáng kiến kinh nghiệm phong phú của những nước khác, chúng tôi mong sẽ có dịp bổ sung. Kèm theo bài tổng hợp này có một tập tài liệu tham khảo gồm 10 bài (120 trang) mà chúng tôi đã tổ chức dịch từ các tư liệu nước ngoài bằng các thứ tiếng : Anh, Pháp, Trung Quốc để phục vụ các bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu cụ thể hơn. 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Danh mục các trường đào tạo giáo viên trên toàn cầu (tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha) - ICET, UNESCO, 1992. 2. Giáo dục ở Nhật Bản (tiếng Anh) - Bộ Giáo dục, Khoa học và Nhân văn Nhật Bản, 1994. 3. Nghiên cứu hệ thống giáo dục của Hàn Quốc (tiếng Anh) - Philip J. Gannon, 1985. 4. Các nguyên tắc và giải pháp cải cách đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục (tiếng Anh) - Văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục - Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Thái Lan, 1993. 5. Canh tân và sáng kiến trong giáo dục giáo viên ở Châu Á - Thái Bình Dương (tiếng Anh) - Văn phòng UNESCO khu vực- Bangkok, 1990. 6. Giáo dục giáo viên ở Trung Quốc (tiếng Trung) - Bắc Kinh, 1995. 7. Tài liệu hội nghị quốc tế "Công tác phát triển đội ngũ giáo viên vì một Châu Á mới" (tiếng Anh) - Bangkok, 1995. 8. Tạp chí định kì hằng năm của Vụ Giáo viên Anh Quốc (tiếng Anh) - Luân Đôn, 1997. 9. Các mặt chất lượng của giáo dục tiểu học (tiếng Anh) - Báo cáo đặc biệt số 18, Văn phòng UNESCO khu vực, Bangkok, 1990. 10. Khoa học và kĩ thuật trong giáo dục tiểu học tương lai (tiếng Pháp) Graham Orpwood, Ingvar Werdeli - UNESCO - 1987. 11. Chất lượng của giáo dục cơ sở Sự phát triển năng lực (tiếng Anh) - Joan Freeman. UNESCO, 1992. 12. Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học ở Đại học Melbourne - Đại học James Cook - Australia 1998, Đại học Giáo dục Malmo - Thuỵ Điển, 1997. 126 GIỚI THIỆU CHUẨN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC CỦA BỈ TS. Tô Thị Thu Hương Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học quốc gia Hà Nội Bỉ đã xác định rằng trong thập niên vừa qua, vai trò của người giáo viên đã thay đổi rất nhiều. Sự thay đổi đó thể hiện qua việc đòi hỏi giáo viên phải : • Tiến bộ hơn các nhà kĩ thuật giỏi, người có thể tiến hành công việc theo sự hướng dẫn của người khác. • Tiến bộ hơn người hướng dẫn, người có thể truyền đạt lại cho người khác những gì đã được vạch ra theo tài liệu chuyên môn. Ngày nay, nhiệm vụ của người giáo viên ngày càng phức tạp hơn, rộng mở hơn và trở nên khó khăn hơn do có những tiến bộ xã hội, những thay đổi về khoa học, kĩ thuật. Người giáo viên còn là những nhà chuyên môn thực sự. Điều đó có nghĩa là nhà giáo : • Là những nhà thực hành có đầu óc phê phán và chín chắn. • Có khả năng tự quyết định. Để đạt được chuẩn chuyên môn này, giáo viên cần phát triển nhiều năng lực. Vậy những loại năng lực nào là cần thiết cho giáo viên tiểu học ? Năm 1998, sau khi đã trưng cầu ý kiến về những loại năng lực cần thiết cho giáo viên tiểu học, Chính phủ Bỉ đã nêu trong luật mười lĩnh vực nhiệm vụ để trở thành một nhà chuyên môn thực thụ đối với giáo viên tiểu học. Mười lĩnh vực này bao gồm trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh, đối với cộng đồng nhà trường và toàn xã hội. Cụ thể là : Trách nhiệm đối với học sinh : Người giáo viên là : 1. Người hướng dẫn các quá trình học tập và phát triển. 2. Nhà giáo dục. 3. Chuyên gia về môn học. 4. Người tổ chức. 5. Nhà nghiên cứu. 6. Nhà sáng tạo. Trách nhiệm đối với cộng đồng : 127 Người giáo viên là : 7. Người cộng sự. 8. Người cộng tác của phụ huynh học sinh. 9. Người cộng tác của những bên liên quan trong và ngoài cộng đồng nhà trường. Trách nhiệm với xã hội : Người giáo viên là : 10. Người tham gia vào môi trường văn hoá xã hội. Mặc dù bảng tổng kết trên không bao gồm sự phân cấp bậc hay chỉ số về tầm quan trọng, mỗi cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học có quyền thực hiện các trách nhiệm này của mỗi giáo viên theo một cách thức nhất định. Nhìn chung, các ưu tiên về năng lực cơ bản của giáo viên tiểu học có thể được xếp theo thứ tự như trong hình vẽ sau : 128 LÀM SAO EM VẮNG MẶT ĐƯỢC VÌ EM LÀ GIÁO VIÊN ! Hanoch Mc Carty Bạn không thể dạy người ta bất cứ điều gì. Bạn chỉ có thể giúp họ phát hiện ra điều gì đó ở ngay trong chính con người họ. (Galileo) Vào đầu thập niên 60 của thế kỉ XX, ở thành phố New York, tôi phụ đạo cho một nhóm học sinh lớp 8 và 9 nhưng chúng chỉ mới biết đọc ở trình độ từ lớp 2 đến lớp 3. Tôi cảm thấy khó mà không nản lòng khi làm việc với chúng, cố gắng phụ đạo cho những đứa trẻ về cơ bản đã không muốn đi học. Chúng có mặt ở lớp không đều là may mắn lắm rồi. Tôi tin rằng nhiều em đến trường chỉ vì đây là nơi mà đa số bạn của các em đến vào ngày hôm đó, hơn là vì các em nghĩ rằng các em đến để có thể học được cái gì đó. Về mặt thái độ, các em này là một thảm hoạ. Bực tức, hoài nghi, mỉa mai và tin chắc mình sẽ bị thi rớt, sẽ bị chế nhạo hoặc bị mất mặt, đó là chiều hướng chung và là nội dung các cuộc chuyện trò giữa các em. Tôi cố gắng phụ đạo cho các em theo từng nhóm nhỏ và từng em một, và tôi phải thú nhận rằng kết quả đối với phần lớn các em không khích lệ lắm. Ồ, có vài em đôi khi tỏ vẻ như đáp ứng một cách tích cực hơn, nhưng ta không thể nói khi nào thì thái độ tích cực không đáng kể đó biến đi, để thay thế bằng thái độ ủ rũ hoặc có những cơn giận khó hiểu. Một trong những khó khăn khác của tôi là, vào thời đó, hầu như không có tài liệu tập đọc nào phù hợp với lứa tuổi dành cho học sinh cấp 2 chậm hiểu ở một trình độ thấp như thế. Các em đó muốn đọc về các mối quan hệ, hẹn hò, thể thao và xe hơi, chứ không phải những tài liệu như " Chạy, phát hiện, chạy ! Nhìn bóng, nó đang nảy lên". Bọn trẻ này coi những tài liệu tôi có là quá trẻ con và ở trình độ thấp hơn trình độ của chúng. Thật không may, những tài liệu thú vị hơn lại quá khó đối với trình độ đọc của chúng để chúng có thể đọc được mà không bị nản lòng. Một số em liên tục than phiền về tài liệu đọc này. Joe, một cậu bé cao, mảnh khảnh gặp khó khăn nhiều trong cách phát âm, thể hiện thực chất của vấn đề khi em nói : "Ơ này, thưa thầy, tài liệu này chán ngắt. Và lại ngu ngốc nữa ! Tại sao chúng ta phải đọc cái thứ tạp nhạp này, hở thầy ?". Một tia sáng cho một ý tưởng loé lên trong trí tôi. Tôi tìm sự giúp đỡ của ông Trưởng bộ môn về cách viết một đề nghị xin gây quỹ cho một dự án phụ đạo nhỏ. Chúng tôi không nhận được một số tiền lớn, nhưng đủ cho một chương trình thí điểm trong 6 tháng cuối của năm học. Chương trình này đơn giản và có hiệu quả. 129 Tôi "thuê" các học sinh của tôi làm phụ đạo về tập đọc. Tôi nói với các em rằng trường tiểu học gần bên có những học sinh ở các lớp 1, 2, 3 cần được giúp đỡ đọc. Tôi có một ít tiền và tôi có thể trả cho bất cứ ai muốn giúp tôi làm việc với các em này. Các học sinh của tôi hỏi công việc đó sẽ làm trong giờ học hay sau giờ học". Thật vậy, việc làm đó sẽ thay cho tiết học ở trong lớp của chúng ta. Chúng ta sẽ chỉ việc đi bộ đến đó mỗi ngày và làm việc với bọn trẻ. "Các em phải biết rằng, nếu các em không lên lớp, các em không có tiền. Và các em cũng phải hiểu rằng một đứa bé sẽ rất thất vọng nếu người phụ đạo cho nó không làm việc nghiêm túc. Với đứa trẻ thì các em sẽ có một trách nhiệm rất lớn". Tất cả, trừ một đứa trong số mười một học sinh của tôi, nắm lấy cơ hội tham gia chương trình này. Đứa duy nhất đứng ngoài cuộc đã đổi ý trong vài tuần sau đó khi nó nghe những đứa kia nói chúng thấy thú vị nhiều như thế nào khi làm việc với các em nhỏ. Các em bé ở cấp Tiểu học biết ơn về sự giúp đỡ này, thậm chí chúng còn cảm ơn hơn nữa vì được sự quan tâm của các em lớn tuổi hơn chúng và chính là láng giềng của chúng. Ta có thể thấy rõ trong mắt chúng sự tôn sùng người hùng học sinh của tôi, được phân công kèm cho 2 hoặc 3 em nhỏ tuổi hơn. Và chúng viết, đọc cho các em nghe và cũng để cho các em nhỏ đọc to lên nữa. Mục đích của tôi là tìm cách hợp pháp hoá cho những đứa trẻ học lớp 8, lớp 9 đọc các tài liệu của lớp nhỏ hơn. Tôi đã nghĩ rằng, nếu tôi có thể cho chúng đọc được các tài liệu đó và đọc thường xuyên thì chắc chắn khả năng đọc của chúng sẽ được cải thiện. Kết quả đem lại cho thấy tôi đúng. Vào cuối năm đó, thi kiểm tra cho thấy hầu hết các em này đã tiến bộ về tập đọc ở các lớp 1, 2 hoặc thậm chí ở lớp 3 ! Nhưng những thay đổi ngoạn mục nhất là thái độ và cách cư xử của các học sinh của tôi. Tôi đã không ngờ rằng các em bắt đầu ăn mặc chỉnh tề hơn, chăm sóc kĩ hơn và gọn gàng hơn. Cũng như tôi đã không ngờ rằng số những vụ đánh nhau giảm hơn trong khi sự có mặt ở trong lớp của chúng gia tăng đáng kể. Một buổi sáng kia, khi tôi đang từ bãi đậu xe đi vào trường, tôi trông thấy Joe đi về phía cửa. Trông nó có vẻ đang bị ốm. Tôi hỏi : "Em làm sao vậy, Joe ? Trông em như đang bị sốt". Đây là một học sinh hay vắng mặt đứng hàng thứ hai trong nhóm. Em trả lời : "Ồ, em đoán có lẽ em bị ốm sao đó, thưa thầy Mc Carty". Tôi hỏi : "Vậy sao em lại đến đây hôm nay ? Sao em không nghỉ ở nhà đi ?" Câu trả lời của em làm tôi bối rối : "Ồ, thưa thầy, em không thể vắng mặt hôm nay được, em là một giáo viên mà ! Các em học sinh của em chắc sẽ nhớ em, phải không ạ ?". Em toét miệng cười và đi vào toà nhà. Ngọc Diệp (dịch) 130 BÀI TẬP Ở NHÀ Jerilyn Watson Học sinh thường hay phàn nàn là giáo viên ra nhiều bài tập về nhà. Hiện tại có hai nghiên cứu của hai tổ chức chứng minh rằng ở Mĩ điều này là không đúng. Viện Brookings Institution ở bang Washington D.C đã làm nghiên cứu, trong đó chỉ ra rằng bình quân mỗi sinh viên chỉ dành dưới một giờ vào buổi tối để làm bài tập ở nhà. Tập đoàn Rand ở California làm một nghiên cứu khác trong đó có nêu lên chỉ một phần mười học sinh trung học phổ thông dành hơn hai giờ buổi tối để làm bài tập về nhà. Những phát hiện này dựa trên các thông tin từ Cục nghiên cứu giáo dục và quốc tế Mĩ. Đồng thời, các tổ chức nghiên cứu trên còn dựa vào kết quả nghiên cứu của Đại học Michigan, Đại học Califonia ở Los Angeles và các đại học khác. Trong nghiên cứu của mình Brookings Institution đã lưu ý một nghiên cứu về môn Toán và môn Khoa học từ những năm 1995 trong đó Mĩ gần như đứng cuối cùng trong số hai mươi nước về vấn đề bài tập ở nhà. Các học sinh Pháp, Ý, Nga và ở Nam Phi phải dành thời gian gấp hơn hai lần để làm bài tập về nhà. Bản nghiên cứu của Rand đã xem xét mức độ bài tập ở nhà tại Mĩ trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XX. Ông Brian Grill nhà nghiên cứu đã tham gia viết báo cáo trong đó chỉ ra bài tập ở nhà tăng lên đột biến chỉ có một lần vào những năm 1960, khi đó người Mĩ đã rất bất bình về việc Liên Xô trở thành nước đầu tiên đi vào vũ trụ. Vào lúc đó người ta đã rất quan tâm đến việc tăng cường giáo dục. Các nhà chính khách, nhà giáo và phụ huynh đã kêu gọi đẩy mạnh học tập, nhất là môn Toán và môn Khoa học. Tuy vậy, vào thời kì đó, chỉ khoảng 25% học sinh phổ thông trung học phải dành hơn hai giờ hằng ngày để hoàn thành bài tập về nhà. Không chỉ riêng trẻ em chống bài tập về nhà. Một số phụ huynh bận rộn nói rằng công việc chỉ cho phép họ rất ít thời gian để giúp con em. Một số khác muốn con em họ dành thời gian cho thể thao, âm nhạc và các hoạt động khác sau thời gian học tập ở trường. Mặt khác, một số nhà giáo dục cho rằng nhà trường cần cho thêm nhiều bài tập hay cho học sinh. Harris Cooper là một chuyên gia về bài tập về nhà. Ông là giáo sư đại học Duke University ở Bắc Carolina. Giáo sư Cooper gợi ý cứ thêm mỗi lớp học sinh nên có thêm mười phút làm bài tập ở nhà, tức là đối với học sinh năm cuối ở trung học phổ thông nên dành khoảng hai giờ trong mỗi tối cho bài tập về nhà. Lê Phước Minh (dịch) 131 NHÀ GIÁO TRONG NĂM Jerilyn Watson Nữ nhà giáo ở bang Alabarna, Hoa Kỳ sẽ trở thành Đại sứ Quốc tế về giáo viên trong năm tới. Đó là bà Besty Roger, người vừa được bầu là " Nhà giáo trong năm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ." Tuần trước, Tổng thống Mĩ đã tuyên dương bà tại Nhà Trắng. Với tư cách là "Nhà giáo trong năm", bà Betsy Roger sẽ đi khắp nơi để khuyến khích công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho tốt hơn. Bà Roger đã dạy học 22 năm. Bà dạy học sinh lớp 1 và lớp 2 ở một ngôi trường nhỏ có tên là Leed Elementary, gần Bermingham, Alabarna. Phần lớn học sinh ở độ tuổi từ 5 đến 7 và chúng rất nghèo. Năng lực giáo dục của Betsy Roger là vô tận, bà khuyến khích các giáo viên khác không nên kết luận một cách đơn giản rằng : học sinh không có khả năng học tập. Ngược lại, luôn yêu cầu các giáo viên cố gắng tìm phương pháp mới để dạy trẻ. Bà Roger cho rằng vấn đề khó khăn chủ yếu hiện nay của nhà trường là làm thế nào để phục vụ những đối tượng không đủ khả năng về kinh tế. Bà mong ngày càng có nhiều giáo viên tham gia dạy trẻ em nghèo. Bà cùng với chồng mình đã chuyển tới một trang trại gần trường Leed Elementary từ đầu năm 1980. Họ muốn hai con trai của mình hiểu rõ và cảm thông với những trẻ nghèo cũng như các dân tộc thiểu số khác. Họ đã tham gia giảng dạy tại trường Leed Elementary kể từ đó. Trong các nội dung giảng dạy hằng ngày của bà Roger có một phần về nghệ thuật âm nhạc và nấu ăn. Bà Roger yêu cầu các trường áp dụng chương trình giảng dạy trong đó giáo viên sẽ theo học sinh từ lớp 1 lên lớp 2. Với cách này, giáo viên có thể biết được sự tiến bộ của trẻ trong học tập. Phương pháp này được gọi là phương pháp "looping". Các trường học khác ở bang Alabarna hiện nay cũng đang áp dụng phương pháp này. Bà Roger cũng rất quan tâm đến cuộc sống của trẻ. Bà thường tham gia các buổi liên hoan và các hoạt động thể thao của trẻ. Bà có thể gửi thư điện tử cho các bậc phụ huynh nếu muốn liên lạc với gia đình học sinh. Bà Roger được tôn vinh danh hiệu cấp Quốc gia "Nhà giáo trong năm" của 50 bang ở Mĩ và do Hội đồng Viên chức giáo dục hàng đầu các bang tổ chức lựa chọn. Bà Roger tốt nghiệp Đại học Samford ở Birmingham, Alabarna năm 1974. Năm năm qua, bà đã hoàn thành 3 chương trình học nâng cao và hiện nay bà đã lấy bằng Tiến sĩ giáo dục. 132 Chịu trách nhiệm xuất bản : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYỄN QUÝ THAO Biên tập lần đầu : TRẦN THỊ PHÚ BÌNH VŨ MAI HƯƠNG Biên tập tái bản : TRỊNH ĐÌNH DỰNG Biên tập kĩ thuật : TRẦN THU HƯƠNG Trình bày bìa : BÙI QUANG TUẤN Sửa bản in : TRẦN THỊ PHÚ BÌNH VŨ MAI HƯƠNG Chế bản : PHÒNG CHẾ BẢN (NXB GIÁO DỤC) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN và ĐỔI MỚI QUẢN LÍ GIÁO DỤC TIỂU HỌC (Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học) MÃ SỐ : PGK66b6 In...... cuốn, khổ 20,5 × 29cm, tại.......................... Số in :.......................... ; Số xuất bản ......................................... In xong và nộp lưu chiểu tháng.... năm 2006.
File đính kèm:
- giao_trinh_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien_va_can_bo_q.pdf