Giáo trình Nghề công nghệ ôtô - MH 09: Vật liệu học (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Nghề công nghệ ôtô - MH 09: Vật liệu học (Phần 2): ...̣ng của tải trọng tĩnh và va đập lớn mà không biến dạng dẻo + Phải có giới hạn đàn hồi và giới hạn mỏi cao, độ dai và đập đảm bảo + Lương Cacbon thích hợp của thép lò xo từ ( 0,5 – 0,65)% +Các nguyên tố hợp kim chủ yếu của thép lò xo là : Mn, Si (1- 2)%, ngoài ra còn có Cr, Ni, V để tăng ..., gang dẽo lõi trắng GTWxx-xx với các số biểu thị giới hạn bền theo kG/mm2 và độ giãn dài (%) - Anh với tiêu chuẩn BS (British Standard) ký hiệu thép và gang như sau: Thép được ký hiệu bằng hệ thống chữ và số: + Ba con số đầu chỉ loại thép + Một chữ: A, M, H (trong đó H chỉ thép đảm bảo đ... 2024 4.4Cu-1.1Mg-0.6Mn Al-MN AlMn1.2 3004 12Mn-0.12Cu Al- Mg AlMg1.4 5050 1.4Mg Al- Mg- Si AlMg1Si0.6 6061 1Mg-0.6Si-0.2Cr- 0.4Mn-0.15Zr 43 Al- Zn- Mg AlZn4.5Mg1.4 7005 4.5Zn-1.4Mg-0.12Cr- 0.4Mn-0.15Zr Al- Zn- Mg- Cu AlZn5.6Mg2.5Cu4.6 7075 5.6Zn-2.5Mg-1.6Cu Hợp kim đú...

pdf49 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nghề công nghệ ôtô - MH 09: Vật liệu học (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước số cuối (thường là số O) có 
dấu chấm (.) 
1xx.0 Nhôm sạch thương phẩm 
2xx.0 Al-Cu 
3xx.0 Al-Si-Cu (Mg) 
4xx.0 Al-Si 
5xx.0 Al-Mg 
7xx.0 Al-Zn 
8xx.0 Al-Sn 
- Đối với hợp kim đồng người ta dùng hệ thống CDA (Copper Development 
Association) 
1xx 
Không nhỏ hơn 99% Cu (riêng 19x lớn 
hơn 97%Cu) 
2xx 
Cu-Zn (latông) 
3xx 
Cu-Zn-Pb 
4xx 
Cu-Zn-Sn 
5xx 
Cu-Sn 
60x-64x 
Cu-Al và Cu – Al – nguyên tố khác 
65x – 69x 
Cu-Si và Cu-Zn-nguyên tố khác 
7xx 
Cu-Ni và Cu-Ni-nguyên tố khác 
 - Ngoài các tổ chức tiêu chuẩn trên, ở Mỹ còn hàng chục các tổ chức khác cũng 
có ký hiệu riêng về vật liệu kim loại, do vậy việc phân biệt chúng rất khó khăn. Xuất 
phát từ ý muốn có một ký hiệu thống nhất cho mỗi thành phần cụ thể, SAE và SATM 
từ 1967 đ• đưa ra hệ thông số thống nhất UNS (Unified Numbering System) trên cơ sở 
 45 
của những số trong các ký hiệu truyền thông. UNS gồm có 5 con số và chữ đứng đầu 
chỉ loại vật liệu, ở đây chỉ giới thiệu 1 số: A – nhôm, C - đồng, F – gang, G – thép các 
bon và thép hợp kim, H – thép bảo đảm độ thấm tôI, S – thép không gỉ và chịu nhiệt, 
T – thép dụng cụ 
 - Trong số 5 con số đó sẽ có nhóm 3 – 4 con số (đầu hay cuối) lấy từ các ký 
hiệu truyền thông kể trên (trừ gang, thép dụng cụ) 
 - VD: UNS G 10400 xuất phát từ AISI/SAE 1040 (thép 0,40%C); UNS A 
91040 xuất phát từ AA 1040 (hợp kim nhôm biến dạng có 99,40%Al) 
 46 
CHƯƠNG III: VẬT LIỆU PHI 
KIM LOẠI 
Thời gian ( giờ ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Bài tập 
Kiểm tra* 
(LT hoặc 
TH) 
09 08 0 01 
MỤC TIÊU 
- Trình bày được định nghĩa, tính chất và phạm vi ứng dụng của một số chất 
dẻo thông thường 
- Trình bày được công dụng, tính chất, phân loại dầu, mỡ bôi trơn, nước làm 
mát dùng trên ô tô 
- Phát biểu được công dụng, tính chất của xăng, dầu diesel dùng trên động cơ ô 
tô 
- Tuân thủ các quy định, quy phạm về vật liệu học. 
NỘI DUNG 
1. Chất dẻo ( 02 giờ) 
1.1. Định nghĩa, tính chất 
a. Định nghĩa 
Chất dẻo là loại vật liệu nhân tạo được sản xuất ra từ các chất hữu cơ ( fênol, 
anđêhit, rượu...). Là vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp 
suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi không tác dụng 
 Trong chất dẻo tùy theo công dụng người ta pha thêm một số chất khác để nâng 
cao tính năng của chất dẻo như chất độn, chất làm dẻo, chất bôi trơn, chất làm rắn, chất 
màu, chất ổn định. 
- Chất độn làm tăng độ bền, độ cứng, giảm độ co ngót khi tạo hình. 
 - Chất làm dẻo làm tăng tính dẻo và bền vững ngay ở nhiệt độ thấp. 
 - Chất bôi trơn làm cho chất dẻo không bị dính vào khuôn khi tạo hình. 
 - Chất làm rắn làm chất dẻo ở thể loãng trở thành thể rắn khi nguội. 
 - Chất màu làm cho chất dẻo có màu sắc theo ý muốn. 
 - Chất ổn định làm cho chất dẻo giữ được các tính chất ban đầu. 
 b. Tính chất. 
 - Chất dẻo có trọng lượng riêng nhỏ 0,9 ÷ 2g/cm³. 
 - Độ bền cơ học khá cao có độ bền nhiệt, chống ăn mòn tốt, hệ số ma sát nhỏ 
tính cách điện, cách âm tốt. 
 - Chất dẻo có tính bền hóa học cao không bị tác dụng bởi axit, kiềm. 
 47 
 - Tính công nghệ cao ( công nghệ chế tạo các chi tiết bằng chất dẻo đơn giản) 
 * Nhược điểm chất dẻo bị hóa già theo thời gian làm biến đổi các tính chất ban 
đầu, để khắc phục nhược điểm này người ta cho thêm một số chất phụ vào chất dẻo. 
 1.2. Các loại chất dẻo cơ bản 
 1.2.1. Polyme tự nhiên : Cao su 
- Cao su tự nhiên : Được lấy từ nhựa của cây cao su. Khi mới lấy ra có màu 
trắng đục, nếu để lâu ngoài ánh sáng sẽ biến thành màu nâu 
- Tính chất nổi bật của cao su là tính đàn hồi. Cao su lưu hóa giữ được tính đàn 
hồi ở khoảng nhiệt độ từ 20ºC ÷ 100ºC. Cao su còn có một số tính chất quý khác như : 
Độ bền khá cao, chiu mài mòn rất tốt, không thấm nước và khí, có khả năng dập tắt 
nhanh các rung động, cách nhiệt, cách điện tốt, chịu được tác dụng hóa học của axit, 
kiềm ; khối lượng riêng nhỏ. 
 - Nhược điểm của cao su là : Bị giảm dần cơ tính khi chịu tác dụng của ánh 
sáng và nhiệt độ, bị hòa tan trong một số dung môi hữu cơ như xăng, dầu... 
Cao su được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp và đời sống. Trong ngành cơ khí, 
cao su được dùng rộng rãi để chế tạo các loại sản phẩm sau : 
 - Đai truyền chyển động, đai truyền vận chuyển ( băng tải vận chuyển cát, đá, 
than...). 
 - Vòng đệm làm kín bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết máy nhằm tránh chảy dầu, 
nước, tránh dò khí, tránh bụi... 
 1.2.2. Polyme nhân tạo : là các polyme 
 a. Polyme chất dẻo 
 Là loại chất dẻo có thể làm nóng chảy và tạo hình lại được, bao gồm 
 - Poly etylen ( PE ) : được sản xuất ra từ khí etylen, là loại chất dẻo không dẫn 
nhiệt và điện, không thấm nước. Được dùng để bọc dây điện, chai, lọ, màng bao gói, áo 
đi mưa... 
 - Poly vynil clorua ( PVC ) : được sản xuất ra từ clorua vinil, là chất dẻo bền 
với axit và kiềm. Thường dùng sản xuất vải giả da, dép nhựa, ống nhựa, hoa nhựa... 
 - Poly propylen ( PP ) : Được sản xuất ra từ polylen nhờ có chất xúc tác đặc 
biệt. Có tính chịu ăn mòn hóa học tương tự như poly etylen nhưng độ bền cơ học và 
tính chịu nhiệt cao hơn. Dùng để chế tạo các loại ống, cánh quạt bơm nước ly tâm, các 
dụng cụ y tế, điện tử, vô tuyến điện 
 b. Polyme nhiệt rắn 
 - Chất dẻo Fenol ( Bakelit ) : Được sản xuất từ fenol – fomandehit. Có độ bền 
cơ học khá cao,chịu nhiệt, chịu axit và kiềm rất tốt. Được dùng nhiều trong công 
nghiệp điện và điện tử 
 - Chất dẻo có thớ Tectolit và Hetynac : Được sản xuất bằng cách tẩm nhựa 
fenol fomandehit vào sợi bông hoặc sợi vải tổng hợp, để tăng tính dẫn nhiệt và chống 
mòn có thể cho thêm chất độn graphit vào tectolit. Tectolit được dùng để chế tạo bánh 
răng, bạc lót. 
 48 
 Hetinac được dùng sản xuất bằng cách tẩm nhựa fenol fomandehit vào giấy. 
Hetynac hơn hẳn tectolit ở chỗ có tính cách điện cao và chịu ẩm tốt. Được dùng làm 
vật liệu cách điện, kể cả với điện áp cao áp 
2. Cao su – amiăng – compozit ( 02 giờ) 
 2.1. Cao su 
 2.1.1. Phân loại : 
 Có hai loại cao su là cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. 
 - Cao su tự nhiên : Được lấy từ nhựa của cây cao su. Khi mới lấy ra có màu 
trắng đục, nếu để lâu ngoài ánh sáng sẽ biến thành màu nâu 
 - Cao su nhân tạo : Là những vật liệu polyme tương tự cao su tự nhiên, do có 
người điều chế từ các chất hữu cơ đơn giản hơn, thường bằng phản ứng trùng hợp. 
 Ví dụ : Cao su butadien ( cao su buna), cao su Isopren... 
 - Cao su thường dùng trong công nghiệp và đời sống là cao su đã lưu hóa tức là 
đã pha thêm 1 ÷ 2% lưu huỳnh. 
 2.1.2. Tính chất 
 - Tính chất nổi bật của cao su là tính đàn hồi. Cao su lưu hóa giữ được tính đàn 
hồi ở khoảng nhiệt độ từ 20ºC ÷ 100ºC. Cao su còn có một số tính chất quý khác như : 
Độ bền khá cao, chiu mài mòn rất tốt, không thấm nước và khí, có khả năng dập tắt 
nhanh các rung động, cách nhiệt, cách điện tốt, chịu được tác dụng hóa học của axit, 
kiềm ; khối lượng riêng nhỏ. 
 - Nhược điểm của cao su là : Bị giảm dần cơ tính khi chịu tác dụng của ánh 
sáng và nhiệt độ, bị hòa tan trong một số dung môi hữu cơ như xăng, dầu... 
 2.1.3 Công dụng 
 Cao su được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp và đời sống. Trong ngành 
cơ khí, cao su được dùng rộng rãi để chế tạo các loại sản phẩm sau : 
 - Đai truyền chyển động, đai truyền vận chuyển ( băng tải vận chuyển cát, đá, 
than...). 
 - Vòng đệm làm kín bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết máy nhằm tránh chảy dầu, 
nước, tránh dò khí, tránh bụi... 
 - Ống dẫn chất lỏng, chất khí chịu áo suất thấp. 
 2.2. Amiăng 
 2.2.1. Tính chất 
 - Amiăng được lấy từ quặng mỏ gồm các chất canxi, silicat và magiê màu trắng 
mịn có thớ nhỏ. Amiăng được cung cấp dưới dạng sợi, tấm hoặc thanh. 
 - Đặc tính quan trọng của Amiăng là không bị cháy, chịu được axit, cách điện, 
cách nhiệt. 
 2.2.2. Công dụng. 
 Trong công nghiệp Amiăng được sử dụng rộng rãi làm chất cách nhiệt, làm tấm 
đệm chịu nhiệt, găng tay cản nhiệt, quần áo cứu hỏa, tấm lợp, tấm lát, tường phòng 
hỏa... Ngoài ra, Amiăng còn được dùng để chế tạo má phanh ô tô. 
 49 
 2.3. Compozit 
 2.3.1. Khái niệm, tính chất 
 a. Khái niệm 
 Compozit là vật liệu tổ hợp từ hai vật liệu có bản chất khác nhau. Vật liệu tạo 
thành có đặc tính trội hơn đặc tính của từng thành phần khi xét riêng rẽ. 
 b. Tính chất 
 - Một vật liệu Compozit gồm một hay nhiều pha gián đoạn đươc phân bố trong 
một pha liên tục. 
 - Khi vật liệu gồm nhiều pha gián đoạn còn gọi là Compozit hỗn tạp. Pha gián 
đoạn thường có cơ tính trội hơn pha liên tục. 
 - Pha liên tục được gọi là nền. 
 - Pha gián đoạn gọi là cốt hay vật liệu tăng cường. 
 - Cơ tính của vật liệu Compozit phụ thuộc vào : 
 + Cơ tính của các vật liệu thành phần 
 + Luật phân bố hình học của vật liệu cốt 
 + Tác dụng tương hỗ giữa các vật liệu thành phần 
Hình 2.3. Vật liệu Compozit 
2.3.2. Một số vật liệu Compozit thông dụng 
 - Vật liệu Compozit cốt sợi : 
 + Dạng này có độ bền và mô đun đàn hồi riêng cao. Loại này thường dùng vật 
liệu nền phải tương đối dẻo, cốt sợi phải có độ bền, độ cứng vững cao, ngoài ra còn 
phụ thuộc vào hình dạng, kích thước và sự phân bố sợi. 
 + Các dạng Compozit sợi thường dùng hiện nay là : Compozit polyme sợi thủy 
tinh dùng để chế tạo vỏ xe ô tô, tàu biển, ống dẫn, tấm lát sàn công nghiệp. 
 + Compozit polyme cốt sợi cacbon thường dùng chế tạo chi tiết của máy bay. 
 + Compozit kim loại sợi, ví dụ : nền là nhôm, đồng, magiê và sợi là cacbon, bo, 
cacbit silic... loại này chịu nhiệt cao, dùng chế tạo chi tiết trong tua bin. 
 50 
 + Người ta có thể điều khiển việc phân bố phương của sợi để có vật liệu dị ứng 
theo ý muốn. 
 - Vật liệu Compozit cốt hạt : 
 + Loại này có đặc điểm là các phần tử cốt hạt thường cứng hơn nền, thường 
dùng các oxit, nitorit, borit, cacbit.. 
Ví dụ : Hợp kim cứng là loại Compozit hạt trong đó nền là coban và cốt là các 
phần tử hạt cacbit vonfram, cacbit titan. Hợp kim cứng có độ cứng và độ chịu nhiệt rất 
cao, nó dùng để chế tạo dụng cụ cắt gọt, khuôn ép... 
+ Bê tông là loại Compozit hạt, trong đó nền là ximăng và cốt là đá, sỏi, cát 
vàng. 
+ Hợp kim bột : trên cơ sở nhôm ( Al) và oxit nhôm (Al2O3) hoặc nhôm và bột 
các nguyên tố hợp kim ( ví dụ : Cr, Fe, Mn...) được thiêu kết ở một nhiệt độ nhất định. 
 3. Vật liệu bôi trơn và làm mát ( 02 giờ) 
 3.1. Dầu bôi trơn 
 Dầu bôi trơn được chế biến từ dầu mỏ, có màu đen, màu lục hoặc màu nâu 
 3.1.1. Công dụng 
 - Dầu nhờn là chất bôi trơn đối với máy móc có công dụng : 
 + Làm giảm ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết máy, nhờ đó làm 
giảm sự mài mòn chi tiết và hạn chế được sự tiêu hao năng lượng do ma sát gây ra cho 
các chi tiết 
 + Làm mát các chi tiết máy khi chịu ma sát trong quá trình máy làm việc, nhất 
là dầu vì dầu có tác dụng truyền dẫn nhiệt ra ngoài nhờ hệ thống dẫn dầu chuyển động 
liên tục 
 + Làm kín các bề mặt cần làm kín 
 + Làm chất chống gỉ cho các bề mặt kim loại 
 + Tạo lớp bảo vệ chống ăn mòn kim loại 
+ Làm sạch bề mặt của các chi tiết máy, nhờ đó làm hạn chế sự mài mòn của 
các chi tiết 
Ví dụ : Trong động cơ đốt trong, màng dầu mỏng trên vách xi lanh ngoài tác 
dụng bôi trơn còn có tác dụng làm kín khe hở giữa xecmang và pittông đảm bảo cho 
hỗn hợp khí cháy không bị rò ra ngoài 
- Chất bôi trơn phải có độ nhớt sao cho trong quá trình chi tiết máy làm việc 
chất bôi trơn vẫn còn bám trên bề mặt tiếp xúc không bị tuột đi và không được quá 
nhớt làm cản trở chuyển động của chi tiết máy. 
+ Độ nhớt của dầu người ta dùng độ nhớt động học đơn vị là m²/s và gọi là stốc 
( st). 
 1st = 0,0001 m²/s = 100 xentistốc ( cst) 
+ Trong kĩ thuật dngf độ nhớt Engle kí hiệu là ºE được đo bằng cách so sánh 
thời gian chảy (T) của dầu với thời gian chảy (t) của cùng lượng nước cất cùng một 
dụng cụ đo gọi là nhớt kế. 
 51 
 T 
Tỷ số gọi là độ nhớt của dầu. 
 t 
 3.1.2. Tính chất 
 Dầu nhờn có các tính chất : 
 - Dùng để bôi trơn các chi tiết máy 
 - Bảo vệ chống ăn mòn các chi tiết máy 
- Làm giảm ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết máy 
 - Làm mát các chi tiết máy khi chịu ma sát 
 - Làm kín các bề mặt cần làm kín 
 - Làm chất chống gỉ cho các bề mặt kim loại 
3.1.3. Phân loại, kí hiệu 
a. Phân loại 
 - Dầu nhờn được chế biến từ dầu mỏ, có mầu đen, màu lục, màu nâu 
 - Có nhiều loại dầu nhờn. Dầu nhờn được phân chia thành các nhóm chủ yếu 
sau: 
 + Dầu nhờn cho động cơ ( bôi trơn cho động cơ máy bay, các cầu của ô tô, máy 
kéo) 
 + Dầu truyền động ( dung để bôi trơn các loại hộp số, các cầu của ô tô, các hộp 
truyền lực, hộp giảm tốc) 
 + Dầu công nghiệp 
 + Dầu đặc biệt ( đầu tuabin, đầu biến thế) 
b. Ký hiệu 
- Các chỉ số như SAE 20W-40 rồi API SF, SG. được in trên chai nhớt, trên 
lốc máy, trên cây thăm nhớt có ý nghĩa là : 
+ API (chữ viết tắt của American Petroleum Institute) đây là hiệp dầu khí Hoa 
Kỳ. Cấp chất lượng của API cho động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG,  
cho đến cấp chất lượng SM (đụng nóc). API cho động cơ diesel ký hiệu là CA, CB, 
CC, CD,  
+ JASO (chữ viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization) đây là 
tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ôtô của Nhật Bản. Có nhiều tiêu chuẩn của JASO, tuy 
nhiên đối với loại xe 4 thì là JASO MA, còn xe 2 thì là JASO FC. 
+ SAE (chữ viết tắt của Society of Automotive Engineers) dịch là hiệp hội kỹ 
sư tự động hóa, để dễ hiểu thì các công ty dầu nhớt gắn liền với tiếng Việt cho dễ nhớ 
là “Độ nhớt”. Độ nhớt phân ra làm 2 loại: đơn cấp và đa cấp. Nếu ký kiệu chỉ có 1 chỉ 
số thì đó là loại đơn cấp (ví dụ: SAE10W, SAE15W, SAE40). Loại dầu nhớt đơn cấp 
thì dải nhiệt độ môi trường phù hợp hẹp hơn. Nếu ký kiệu chỉ có 2 chỉ số thì đó là loại 
 52 
đa cấp (ví dụ: SAE10W-40, SAE15W-50, SAE20W-50). Loại dầu đa cấp thì dải nhiệt 
độ môi trường phù hợp rộng hơn. Chữ W trong ký hiệu viết tắt từ chữ Winter (mùa 
đông), nghĩa là dầu nhớt này sử dụng được cả ở nơi có thời tiết lạnh 
3.2. Mỡ bôi trơn 
 Là chất bôi trơn thể đặc, có màu vàng nhạt, nâu sẫm hoặc đen 
3.2.1. Đặc điểm 
 - Mỡ là chất bôi trơn ở thể quánh thay cho dầu làm nhiệm vụ bôi trơn cho các 
bề mặt chi tiết máy dung dầu không phù hợp. 
 - Mỡ có trọng lượng riêng 1g/cm³ chế tạo bằng cách trộn dầu với sáp hoặc xà 
phòng ở nhiệt độ cao có pha thêm một lượng chất biến tính mỡ có màu vàng nhạt đến 
nâu sẫm hay đen. 
 - Độ nhỏ giọt: là nhiệt độ khi mỡ bị nóng chảy từ thể đặc sang thể lỏng gồm có 
độ nhỏ giọt thấp, độ nhỏ giọt trung bình và cao, mỡ chảy ở nhiệt độ thấp là mỡ có độ 
nhỏ giọt thấp kém chịu nóng. 
 - Độ lún của mỡ: là độ cứng mềm của mỡ, mỡ cứng lún ít dung cho các bộ phận 
có lực ma sát nhỏ. 
 - Tính ổn định của mỡ: là khả năng ít bị biến chất trong quá trình sử dụng, chịu 
được nóng, không bị vón cục. chống được oxi hóa. 
 - Không có tạp chất ăn mòn kim loại, cặn bẩn và nước lã. 
 3.2.2. Tính chất 
Mỡ bôi trơn có các tính chất : 
- Dùng để bảo quản dụng cụ, chi tiết máy trong lúc vận chuyển hoặc chờ sử 
dụng, Mỡ được sử dụng để bôi trơn các bộ phận khó giữ dầu, khó tra dầu hoặc lâu mới 
phải thay chất bôi trơn. 
 - Bảo vệ chống ăn mòn các chi tiết máy 
- Làm giảm ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết máy 
 - Làm mát các chi tiết máy khi chịu ma sát 
 - Làm kín các bề mặt cần làm kín 
 - Làm chất chống gỉ cho các bề mặt kim loại 
 3.2.3. Phân loại, ký hiệu 
 a. Phân loại 
 Các loại mỡ thường dùng gồm có: 
 - Mỡ sôliđôn thường chịu được nước không chịu được nóng dùng cho các loại 
xe, máy nóng ít có 3 loại là YC – 1, YC – 2, YC – 3 ( loại YC – 1 dùng cho mùa đông, 
YC – 2 dùng cho mùa hè, YC – 3 ít dùng). 
 - Mỡ Côngtalin chịu được nóng không chịu được nước dùng cho xe, máy nóng 
tới 130ºC có các loại là YT – 1, YT – 2. 
 - Mỡ chịu nóng dùng cho xe, máy và các bộ phận nóng từ 80ºC ÷ 100ºC gồm 
các loại 1- 13, 1- 13C. 
 b. Ký hiệu 
 53 
Nhà sản xuất thường phân loại mỡ bằng độ lún kim NLGI (National 
Lubricating Grease Institute), theo tiêu chuẩn này mỡ có 9 loại: 000; 00; 0; 1; 2; 3; 4; 
5; 6. Trong đó, số ký hiệu càng lớn thì độ lún kim càng nhỏ. Loại 6 là mỡ rắn nhất với 
NLGI là 85-115 (gần như đất sét), loại 000 là loãng nhất (gần như dầu) với chỉ số lún 
kim lớn nhất 445-475. Ký hiệu mỡ hoặc độ lún kim thường được ghi ngay trên bao 
gói, nhãn hàng hóa, ví dụ: Energrease LS2, LC2; mỡ PLC grease L2, L3 hoặc G310, 
G354... 
 3.3. Nước làm mát động cơ 
 3.3.1. Khái niệm: 
 Chất làm nguội đông cơ là những chất làm động cơ luôn có được nhiệt độ ổn 
định khộng bi nóng khi làm việc. Các chất làm nguội như là : Dầu bôi trơn, mỡ bôi 
trơn, Êmuxi,  
 3.3.2. Thành phần 
 - Dung dịch làm nguội có tác dụng : 
 + Làm nguội dao cắt và vật gia công, nhờ đó làm tăng tuổi thọ của dao và góp 
phần làm tăng độ chính xác của chi tiết 
 + Làm cho sự biến dạng dẻo của kim loại khi cắt gọt được dễ dàng hơn, nhờ đó 
làm giảm công tiêu hao của máy để cắt gọt 
 + Bôi trơn : Làm giảm ma sát giữa dao và phôi, nhờ đó làm giảm được sự mòn 
dao trong qua trình gia công 
 - Thành phần của chất làm nguội : Oxy, hidro, cacbon, nitơ, lưu huỳnh, 
photpho, 
 4. Nhiên liệu ô tô ( 03 giờ ) 
 4.1. Xăng 
*. Thành phần: 
 - Xăng có trọng lượng riêng từ 0,7 ÷ 0,775g/cm³. 
- Trong xăng chứa khoảng 86% cacbon, gần 14% hiđrô , ngoài ra còn một số 
tạp chất khác không đáng kể như oxi, nitơ, lưu huỳnh. 
 4.1.1. Tính chất: 
 - Xăng là nhiên liệu lỏng dễ bốc hơi, cháy có mùi dễ nhận không hòa tan trong 
nước. 
 - Xăng dùng cho động cơ phải đảm bảo các yêu cầu sau: 
 + Tính bốc hơi tốt để máy dễ khởi động. 
 + Tính chống kích nổ: 
 Sự kích nổ là hiện tượng cháy không bình thường của xăng gây nên tiếng gõ 
kim loại trong động cơ làm cho động cơ nóng, các chi tiết máy nhanh mòn. Để chống 
kích nổ người ta pha vào xăng một lượng Teetraêtyn chì rất nhỏ ( gọi là xăng pha chì). 
 + Sự ổn định cao về hóa học không tạo ra lớp nhựa trong thùng chứa, hoặc tạo 
nên lớp muội than trong buồng cháy của động cơ. 
 + Không có tạp chất ăn mòn hoặc cặn bẩn. 
 + Không làm han gỉ chi tiết của động cơ. 
 54 
* Bảo quản xăng : 
- Xăng phải được cất giữ trong thùng kín tránh dò gỉ không để lẫn nước và tạp 
chất. 
- Trong khu vực để xăng tuyệt đối cấm lửa tránh các hiện tượng gây nên nguồn 
lửa. 
- Các thùng chứa xăng phải để nơi râm mát. 
 - Khi mở nắp thùng xăng hoặc di chuyển phải nhẹ nhàng không gõ, đập. 
 - Khi lấy xăng ra khỏi thùng không được dùng miệng để hút vì xăng có pha chì 
rất độc. 
 4.1.2. Kí hiệu 
 - Theo kí hiệu của Nga xăng được kí hiệu bằng chữ A. Gồm các loại A – 66, A 
-72, A – 76. Chữ A là kí hiệu xăng cho động cơ ô tô. Các con số 66, 72,76, 93 biểu thị 
chỉ số oocstan nhỏ nhất. 
 - Xăng sinh học : Xăng sinh học được ký hiệu là “EX” (trong đó, X là % 
ethanol nhiên liệu biến tính trong công thức pha trộn xăng sinh học). Hiện nay thị 
trường đã có xăng sinh học E5 
- Xăng Mogas : Mogas là chữ viết tắt của cụm từ Motor Gasoline - xăng thương 
mại dùng cho động cơ. Còn những chỉ số 90, 92, 95 chính là trị số ốc-tan Ron của 
xăng. Những chỉ số này biểu thị khả năng chống kích nổ của xăng. Xăng Mogas 95 có 
khả năng chống kích nổ tốt nhất 
 4.2. Dầu Điezel 
 *. Thành phần 
 - Thành phần gồm có: 86 ÷ 87%C, 12 ÷ 15% hiđrô, 0,3 ÷ 1% Oxi, là chất lỏng 
có màu nâu hung. 
 - Trọng lượng riêng 0,78 ÷ 0,86G/cm³. 
 4.2.1. Tính chất 
 - Nhiên liệu Điezel là loại nhiên liệu dùng cho động cơ Điezel ở nhiệt độ và áp 
suất cao tự bốc cháy 
 - Tính chất của nhiên liệu Điezel được đặc trưng bởi chỉ số xeetan và độ nhớt, 
hàm lượng chất dính kết. 
 4.2.2. Ký hiệu. 
 Dầu Diezel có ký hiệu là DO hoặc Diezel 
 55 
Tài liệu tham khảo 
 1. Ks. Lương Văn Quân – năm 2010– Giáo trình Vật liệu cơ khí – Nhà xuất bản 
Lao Động – Xã Hội. 
 2. PGS. TS. Hoàng Tùng – Năm 2003 – Giáo Trình vật liệu và công nghệ cơ 
khí – Nhà xuất bản Giáo Dục 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghe_cong_nghe_oto_mh_09_vat_lieu_hoc_phan_2.pdf