Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở (Phần 2) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM
Tóm tắt Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở (Phần 2) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM: ...ng nhau vì sẽ tạo nên sự so sánh nhất định. Nói cách khác là người thiết kế cần chú ý đến tỷ lệ và hình thức mãng đặc rỗng trên mặt nhà. Hình 4.16: Cách xử lý tỉ lệ bancông, lôgia lệch nhau, kết hợp dùng khối đặc nhấn mạnh lối vào , sẽ tránh được mặt đứng phẳng lì cho cả dãy nhà NG...ầu mút giao thông ở vị trí trung tâm bố cục của toàn nhà. Dùng tiền phòng, tiền sảnh làm đầu nút giao thông đặt giữa hai khu vực động-tĩnh. Kiểu này có các ưu khuyết điểm như riêng tư, kín đáo; cách biệt, yên tĩnh; đề cao lối sống tự do cá nhân. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 1...từ 2,5m²/xe đến 3,0m²/xe ; và 1 xe đạp/hộ với tiêu chuẩn diện tích: 0,9m²/xe. Đối với căn hộ dành cho người tàn tật cần tham khảo TCXDVN 264: 2002 “ Nhà ở-Hướng dẫn xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng”. Để đảm bảo khoảng cách an toàn phòng chống cháy trong khu nh...
ian Sinh hoạt cộng đồng Tổ chức không gian công cộng trong khu ở không chỉ để đảm bảo các nhu cầu giao tiếp cộng đồng, vui chơi giải trí cho mọi lứa tuổi cư dân, thỏa mãn các nhu cầu vật chất, văn hóa và tinh thần của sinh hoạt đời sống mà còn có khả năng tạo bản sắc, cái hồn riêng cho khung cảnh sống, nơi chốn ở. Không gian này còn gọi là không gian giao tiếp, gồm các không gian sau: + Sảnh chính vào nhà chung cư phải dễ dàng nhận biết. Sảnh cần được bố trí thêm các chức năng công cộng như thường trực, bảo vệ, chỗ ngồi đợi cho khách, hòm thư báo của các gia đình v.v... + Trong nhà ở chung cư cần bố trí phòng đa năng ở tầng trệt hay tầng lững, kết hợp với sảnh hoặc có thể bố trí ở trên mái hoặc trong tầng phục vụ công cộng, được dùng vào các mục đích sinh hoạt hội họp của các tổ chức, đoàn thể, câu lạc bộ hoặc phục vụ các nhu cầu thể thao văn hoá của cộng đồng sống trong tòa nhà. Tiêu chuẩn được tính từ 0,8m²/ chỗ ngồi đến 1,0m²/ chỗ ngồi với diện tích không nhỏ hơn 36m². + Sảnh tầng nên có diện tích tối thiểu là 9m² và được chiếu sáng để phù hợp với các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra trong khu ở còn có thư viện, phòng giữ trẻ, phòng tập Gym, hồ bơi cho trẻ em và người lớn, nhà hàng, quán café, cửa hàng tiện ích NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 121 5.2.3 Căn hộ trong chung cư thấp tầng 5.2.3.1 Phân loại theo số phòng ngủ - Căn hộ 1 phòng ngủ (45 – 55 m2) - Căn hộ 2 phòng ngủ (65 – 75 m2) - Căn hộ 3 phòng ngủ (90 – 110 m2) - Căn hộ có 4-6 phòng ngủ (>110 m²) Hình 5.2 : Mặt bằng tổng thể một khu chung cư thấp tầng cao cấp (condominium) ở Singapore NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 122 Hình 5.3 : Căn hộ 1 phòng ngủ dạng Studio : không ngăn phòng mà kết hợp khách, ngủ , bếp ăn, làm việc trong cùng một không gian Hình 5.4 : Căn hộ 2 phòng ngủ NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 123 5.2.3.2 Phân loại theo đặc điểm không gian và vị trí (Hình 5.7 ) - Căn hộ tiêu chuẩn: có các phòng cùng cao độ trong một mặt bằng sàn - Căn hộ có gác lửng (Loft) [ hình 5.7:a ] - Căn hộ trệt có lối ra sân vườn phía trước [ hình 5.7:b] - Căn hộ vượt tầng (duplex): có các phòng trên hai tầng. - Căn hộ cao cấp (Penthouse) thường ở các tầng trên cùng hoặc trên đỉnh tòa nhà, có sân vườn, có tầm nhìn đẹp bao quát. [ hình 5.7:c] Hình 5.5 : Căn hộ 3 phòng ngủ Hình 5.6 : Căn hộ 4 phòng ngủ - một tầng và hai tầng Hình 5.7: a) NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 124 5.2.3.3 Cơ cấu căn hộ : Tỷ lệ phần trăm các loại căn hộ khác nhau là cơ sở quan trọng để tổ hợp mặt bằng kiến trúc chung cư. Thông thường các loại căn hộ được bố trí theo tỷ lệ sau : - Căn hộ 1 phòng ngủ (45 – 55 m²) chiếm 15% - 20% - Căn hộ 2 phòng ngủ (65 – 75 m²) chiếm 50% - 60% - Căn hộ 3 phòng ngủ (90 – 110 m²) chiếm 20% - 30% - Căn hộ Penthouse : 4-6 phòng ngủ(>110 m²) chiếm 5% 5.2.3.4 Thiết kế không gian trong căn hộ Căn hộ trong chung cư thấp tầng cũng phân thành 2 khu sinh hoạt chung và khu sinh hoạt riêng Khu sinh hoạt chung : là các không gian tập trung đông người và có tần suất sử dụng cao, ưu tiên thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên gồm phòng khách, sinh hoạt chung, phòng ăn và bếp. - Phòng khách thường có diện tích 14 m² đến 24 m², tùy theo số người sống trong căn hộ. Có thể kết hợp phòng khách với phòng sinh hoạt chung. Hình 5.7: b) Hình 5.7: c) NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 125 - Phòng ăn trong căn hộ thường không lớn nhưng vẫn bảo đảm việc ăn uống diễn ra thoải mái, diện tích từ 7m² đến 12 m². Phòng ăn nên kề liền với bếp để tiện tiếp thực. Có thể dùng bàn ăn kiểu bán đảo cho bữa ăn đơn giản. - Bếp: là nơi chế biến, nấu nướng và chuẩn bị thức ăn, rửa sạch nồi, chén dĩathường có 6 cách bố trí mặt bằng bếp: 1 dãy, hai dãy, hình chũ U; hình chũ L; có đảo; bán đảo. Tam giác liên hệ giữa tủ lạnh, bếp và chậu rửa nên có tổng chiều dài cạnh ngắn nhất. Khu sinh hoạt riêng tư : Không gian này gồm các phòng ngủ, làm việc riêng của các thành viên trong gia đình, với phòng vệ sinh tắm kèm theoKhu này cần bảo đảm tính kín đáo, yên tĩnh. - Phòng ngủ: là không gian riêng tư yên tĩnh, diện tích phòng ngủ có thể từ 12 m² đến 16 m². Phòng ngủ cần được nghiên cứu sao cho có chỗ kê vật dụng và khoảng trống mở cửa. Phòng ngủ chủ hộ (master bedroom) thường có phòng vệ sinh – tủ quần áo riêng ( master bathroom). Hình 5.8 : Khu sinh hoạt chung cần có tầm nhìn ra bên ngoài, nên gắn liền bancông - lôgia , kết hợp trồng cây xanh Hình 5.9 : Mặt bằng 6 kiểu bố trí bếp NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 126 Ba nhân tố quan trọng tạo sự thoải mái cho phòng ngủ là: + Có đủ chiều dài tường để kê đồ đạc và đủ chiều rộng để bố trí giường ngủ (phòng ngủ 2 người phải có chiều rộng tối thiểu 2,9m). + Lối đi lại trong phòng vừa đơn giản vừa thuận tiện. + Bảo đảm quan hệ hợp lý giữa 3 vị trí: Ngủ - Vệ sinh, tắm – Làm việc riêng. - Phòng vệ sinh - tắm : có thể phục vụ chung cho các không gian chung hoặc riêng cho từng phòng ngủ . Nên phân rõ khu khô và khu ướt để phòng vệ sinh luôn khô thoáng sạch sẽ. Vệ sinh phòng ngủ chính có thể bố trí 2 chậu rửa cho chồng và vợ dùng riêng. Phải cố gắng bố trí khu vệ sinh gần ống Gain kỹ thuật nước. - Kho chứa và tủ tường: căn hộ cần có các loại kho và tủ tường, nên dùng các không gian thừa hoặc vị trí bất lợi để bố trí kho. Tủ quần áo phòng ngủ chính (walkin-closet) có thể đi vào được Phối hợp không gian trong căn hộ : Phần lớn các căn hộ có diện tích cho phép hạn hẹp, nên việc bố cục không gian phải chặt chẽ .Các nguyên tắc thường được áp dụng là: - Tạo khoảng không gian trung tâm căn hộ rộng rãi để bố trí các không gian sinh hoạt chung như : Phòng khách, phòng ăn, sinh hoạt chung ( hình 5.10 ) - Đẩy khối ướt ra biên căn hộ, sát hành lang công cộng. Khối ướt gồm: bếp, tắm -vệ sinh, nơi giặt phơicần tiếp cận hệ thống kỹ thuật, nhất là ống gain cấp thoát nước. Ống gain này là trung tâm giữa các bộ phận thuộc khối ướt, nên bố trí sát hành lang công cộng hay sát tường ngoài nhà để dễ tiếp cận sửa chữa, không phải vào trong căn hộ khác. ( hình 5.11) NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 127 - Ưu tiên cho chiếu sáng và thông thoáng gió tự nhiên. Bố trí sao cho các không gian chính tiếp xúc tốt với bên ngoài nhà, nhất là về phía có hướng gió, nắng tốt. Nên bố trí các thành phần kỹ thuật vào phía trong căn hộ để không cản trở việc mở rộng các cửa sổ tiếp xúc với ngoài trời. 5.3 HÌNH THỨC KIẾN TRÚC VÀ TỔ HỢP KHÔNG GIAN 5.3.1 Chung cư thấp tầng kiểu hành lang Là loại nhà ở có các căn hộ đặt dọc theo một bên hoặc hai bên hành lang, các căn hộ sử dụng hành lang làm lối đi chung, chiều rộng hành lang từ 1,6m đến 2m, khoảng cách căn hộ đến thang bộ không quá 25m. Ưu điểm: - Dễ tổ chức các căn hộ có diện tích nhỏ (khoảng 45 m²–70 m²). Hình 5.10 : Khu SHC rộng rãi trong căn hộ Hình 5.11: Khối ướt bố trí giáp hành lang Hình 5.12: Avalon Appartment - đường Nguyễn Thị Minh Khai,Q.1 : đa số các phòng chính trong căn hộ được chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 128 - Tiết kiệm cầu thang bộ vì 1 thang bộ có thể phục vụ 1 đoạn nhà đến 25m. - Do đó thường áp dụng cho nhà chung cư phục vụ người có thu nhập thấp. Khuyết điểm: - Chiều ngang nhà bị mỏng, không có lợi về chịu lực. - Kiến trúc mặt đứng đơn điệu. - Tính kín đáo yên tĩnh của căn hộ kém vì việc đi lại trên hành lang, cầu thang sẽ gây bất tiện cho sinh hoạt gia đình về tiếng ồn, bị nhòm ngó, vệ sinh hàng lang chung không đảm bảo. - Tốn diện tích giao thông do hành lang công cộng dài. Chung cư thấp tầng kiểu hành lang phổ biến nhất là các loại sau : 5.3.1.1 Chung cư hành lang bên: ( hình 5.13) Loại chung cư này có hành lang tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, các căn hộ được bố trí về một phía của hành lang. Chung cư hành lang bên đảm bảo thông gió xuyên phòng và chiếu sáng tốt, kết cấu đơn giản dễ thi công, nhưng mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các gia đình khá lớn, khả năng cách ly, tiếng ồn kém. Loại nhà này có các dạng sau: - Chung cư hành lang bên có cầu thang ngoài. (hình 5.13-a) - Chung cư hành lang bên có cầu thang giữa. (hình 5.13-b) - Chung cư hành lang bên có hình dáng tự do. .(hình 5.13-c) NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 129 5.3.1.2 Chung cư hành lang giữa: ( hình 5.14) Trong loại nhà này, các căn hộ đặt dọc hai bên hành lang. Nhà có thể có 1, 2 hay nhiều hành lang. * Ưu điểm: giá thành xây dựng tương đối rẻ do bố trí được nhiều căn hộ trong 1 tầng, không cần nhiều thang bộ, thang máy, kết cấu đơn giản và dễ thi công. * Khuyết điểm: Hướng nhà không có lợi đối với một trong hai dãy, khả năng thông gió xuyên phòng kém. Các hộ ảnh hưởng lẫn nhau về mặt cách ly và riêng tư, cách âm chống tiếng ồn. Loại nhà này có các dạng mặt bằng sau: - Hình chữ nhật. (hình 5.14-a) - Các hình chữ nhật xếp lệch nhau. (hình 5.14-b) - Hình dáng tự do. (hình 5.14-c) Hình 5.13: Các dạng mặt bằng của chung cư hành lang bên a) b) c) Hình 5.14: Các dạng mặt bằng chung cư hành lang giữa a) b) c) NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 130 5.3.1.3 Chung cư kiểu chồng tầng – duplex ( hình 5.15 ) Loại nhà ở này là một hình thức phát triển của kiểu chung cư hành lang giữa hoặc chung cư hành lang bên. Ngoài những hành lang và cầu thang chung dành cho toàn khối chung cư, mỗi căn hộ được bố trí 2 tầng có cầu thang nội bộ bên trong để liên hệ giữa tầng dưới và tầng trên. * Ưu điểm: - Tiết kiệm được diện tích giao thông. - Bảo đảm tính linh hoạt trong việc tổ chức các loại căn hộ, có thể phối hợp các căn hộ ít phòng và nhiều phòng dễ dàng. - Bảo đảm sự cách ly và tính riêng tư của từng căn hộ, cách ly tiếng ồn tốt. * Khuyết điểm: - Kết cấu và thi công phức tạp, khó công nghiệp hoá , mặt bằng các tầng khác nhau nên giải quyết đường ống kỹ thuật khó khăn. Hình 5.15 : Chung cư Marseilles – Kts Le Corbusier NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 131 5.3.1.4 Chung cư kiểu đơn nguyên ghép hoặc độc lập Chung cư kiểu đơn nguyên hay kiểu phân đoạn là loại nhà xây dựng rất phổ biến. Đơn nguyên là một tập hợp nhiều căn hộ bô trí quanh một lõi thang, thông thường mỗi đơn vị đơn nguyên có từ 2 đến 6 căn hộ. Thông thường người ta lắp ghép nhiều đơn nguyên (thường từ 3 đến 5 đơn nguyên) theo chiều ngang, chiều dọc hoặc ghép tự do. Khi thiết kế nhà chung cư kiểu đơn nguyên thì việc chủ yếu là chọn giải pháp hợp lý cho đơn nguyên điển hình. Đơn nguyên có thể phân làm 3 loại: đơn nguyên đầu hồi, đơn nguyên giưã và đơn nguyên góc. Chung cư dạng đơn nguyên có nhiều ưu điểm hơn so với các loại nhà ở khác: bảo đảm tiện nghi, cách ly tốt, thích hợp với nhiều loại khí hậu, kinh tế khuyết điểm là khó khăn trong việc tổ chức thông gió trực tiếp và thường có mặt bằng hình chữ nhật đơn giản. Phương pháp tổ chức mặt bằng một đơn nguyên - Mối quan hệ giữa các phòng ở : đó là sự sắp xếp tương quan giữa phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, và lối vào. Tổ chức mặt bằng căn hộ có hai cách giải quyết: tiền phòng là trung tâm của căn hộ hay phòng chung (khách-SHC) là không gian liên hệ chính của căn hộ (phải qua phòng chung để vào phòng ngủ và các phòng khác). - Tương quan vị trí của bếp và khối vệ sinh trong căn hộ: vị trí của bếp và khối vệ sinh trong căn hộ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sử dụng, sao cho vấn đề đi lại thuận tiện, sử dụng diện tích tiết kiệm, đảm bảo thông gió, chiếu sáng tốt Các kiểu phân đoạn chính Hình 5.16 : Các dạng đơn nguyên điển hình NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 132 + Đơn nguyên 2 căn hộ: mặt bằng mỗi tầng có 2 căn hộ đối xứng (hoặc không đối xứng) nhau qua cầu thang. Đây là loại nhà ở có tiêu chuẩn khá cao, chất lượng sử dụng tốt vì đảm bảo mức độ yên tĩnh, cách ly cao, thông gió chiếu sáng tốt . Loại này có nhược điểm là giá thành cao. Hình 5.17: Chung cư Mỹ Tú 1- Phú Mỹ Hưng : qui mô 1 hầm + 5 tầng có thang máy. Mỗi căn hộ có hai tầng (kiểu duplex) và đối xứng qua cầu thang. Thang máy chỉ có hai điểm dừng ở tầng 1 và tầng NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 133 + Đơn nguyên 3 căn hộ: mặt bằng đơn nguyên có 3 căn hộ thường không đối xứng qua cầu thang. + Đơn nguyên 4 - 6 căn hộ: mặt bằng đơn nguyên lọai này thường có hình chữ nhật, có thể đối xứng hoặc không đối xứng qua thang. Loại nhà này có chiều dầy lớn, hiệu quả kinh tế cao vì 1 cầu thang phục vụ cho số hộ lớn hơn , đảm bảo cách ly, yên tĩnh tốt nên được phát triển rộng rãi. 5.4 YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ KỸ THUẬT : Hình 5.18: Đơn nguyên 2 căn hộ không đối xứng qua cầu thang. Hình 5.19:. Mặt bằng đơn nguyên 3 căn hộ Hình 5.20:. Mặt bằng đơn nguyên 4 và 6 căn hộ đối xứng qua thang NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 134 Các yều cầu về kỹ thuật của nhà chung cư nói chung thể hiện trong việc điều hợp giữa giải pháp kiến trúc và các hệ thống kỹ thuật như thông tin liên lạc, an ninh quản lý tòa nhà. Những hệ thống có ảnh hưởng hoặc có thể làm thay đổi giải pháp kiến trúc là: Hệ thống giao thông; hệ thống kết cấu ; hệ thống PCCC - cứu nạn, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thu rác. 5.4.1 Yêu cầu về tổ chức giao thông : - Hệ thống giao thông theo phương đứng trong nhà chung cư quyết định đến giải pháp bố trí mặt bằng và chất lượng sử dụng cho nên khi thiết kế cần quan tâm đặc biệt . Nút giao thông đứng gồm những thành phần sau: thang máy, thang bộ, phòng kỹ thuật, hệ thống gen kỹ thuật : + Thang máy : nên bố trí ở lõi cứng (thường ở trung tâm mặt bằng công trình) để thuận lợi cho giải pháp kết cấu, việc vận chuyển khách và thiết kế đường ống kỹ thuật. Để đạt hiệu suất sử dụng tốt, thang máy nên bố trí theo cụm và không quá xa nhau, nên gần thang bộ để việc sử dụng được linh hoạt và kinh tế. Hình 5.21:. Sơ đồ bố trí nhóm thang máy [ Ken Yeang, Service Cores –Detail in Building, Wiley-Academy, Italy, 2000 ] NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 135 + Thang bộ: có thể phân thành các loại: cầu thang chiếu sáng tự nhiên, cầu thang kín (giữa nhà), cầu thang ngoài trời. Số lượng, kích thước, vị trí thang phụ thuộc vào giải pháp mặt bằng, số tầng của tòa nhà, số người , giải pháp thoát người. Nhưng chiều rộng (thông thủy) của 1 vế thang công cộng được nhiều nước qui định ít nhất là 1,2m và do đó chiều rộng buồng thang ít nhất là 2,4 m. Chiếu nghỉ và chiếu tới không hẹp hơn 1,2m. - Hệ thống giao thông theo phương ngang gồm: lối vào chính, sảnh tòa nhà nơi bố trí hộp thư của các căn hộ, quầy tiếp tân bảo vệ Sảnh và hành lang chung ở các tầng. Khoảng cách từ cửa thang máy đến tường đối diện không nên nhỏ hơn 2100mm. Hành lang có chiều rộng theo tính toán thoát người khi có sự cố, không hẹp hơn 1,2m 5.4.2 Yêu cầu về Phòng cháy chữa cháy Hình 5.22:. Mặt bằng điển hình của một chung cư cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị .[ Nguồn : kienviet.net ] Hình 5.23:. Mặt bằng trệt : tổ chức giao thông ngang kết hợp lối thoát hiểm từ trên xuống NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 136 Tổ chức PCCC trong chung cư cần chú ý các điều cơ bản sau : - Phải đảm bảo khoảng cách an toàn để thoát hiểm từ cửa căn hộ xa nhất đến lối thoát nạn gần nhất không được lớn hơn 25m. - Thang thoát hiểm: tùy qui mô mặt bằng đơn nguyên, có thể là 1 hoặc 2 thang. Trường hợp mặt bằng có 2 thang, nên thiết kế có 1 thang tiếp giáp với bên ngoài. - Lối thoát nạn được coi là an toàn khi đảm bảo một trong các điều kiện sau: + Đi từ các căn hộ tầng1 trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài; + Đi từ căn hộ ở bất kỳ tầng nào (trừ tầng 1) ra hành lang có lối thoát. - Cầu thang , phòng đệm hoặc hành lang thoát hiểm phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Có thông gió điều áp và không bị tụ khói ở buồng thang; + Có đèn chiếu sáng sự cố chạy bằng nguồn điện riêng. 5.4.3 Yêu cầu về hệ thống kết cấu : Với nhà thấp tầng, ngoại trừ một số công trình có yêu cầu đặc biệt, hiện nay phần lớn các dự án chung cư chủ yếu vẫn dùng các giải pháp kết cấu thông dụng như : a. Khung chịu lực + lõi cứng, b. Vách cứng chịu lực + lõi cứng Hình 5.24:. Mặt bằng điển hình 8 căn hộ với 02 thang thoát hiểm : một thang kín, một thang hở NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 137 5.4.4 Yêu cầu về hệ thống thu rác Đối với chung cư thấp tầng thường bố trí các ống thu rác dạng gain thẳng đứng : mỗi tầng có các cửa thu rác đổ xuống tầng hầm hay sân nơi có các xe hay bồn nhận rác. Việc bố trí các cửa thu rác phải hết sức cẩn thận để đảm bảo vệ sinh, mỹ quan, tiện dụng và hết sức đề phòng hỏa hoạn vì các loại khí sinh ra từ rác M RA PHÒNG Đ NG THU RÁC M RA a) b) - Vách cứng có ưu điểm là kích thước dẹp hơn cột không ảnh hưởng trang trí nội thất nên người ta hay đặt vách cứng vào vị trí vách ngăn giữa các căn hộ. - Trong thực tế, các dự án thường áp dụng giải pháp kết hợp giửa 2 hệ kết cấu trên.(hình 5.24) - Vật liệu kết cấu thông thường là BTCT, BTCT dự ứng lực hoặc thép hình. Hình 5.25:. Mặt bằng bố trí gain thu rác với minh họa cho hệ thống thu rác, cửa đổ rác. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 138 TÓM TẮT Bài này cung cấp cho sinh viên kiến thức về nhà ở kiểu chung cư thấp tầng : loại hình kiến trúc nhà ở được đầu tư xây dựng rất phổ biến hiện nay tại các đô thị lớn ở Việt nam: - Giới thiệu các khái niệm chung về nhà chung cư thấp tầng, phân loại , các yêu cầu về Qui hoạch tổng mặt bằng khu nhà chung cư và các yếu tố kiến trúc – kỹ thuật có ảnh hưởng đến giải pháp bố cục không gian nhà chung cư thấp tầng. - Trình bày các biện pháp nhằm tạo ra sự đồng bộ giữa không gian kiến trúc các loại căn hộ và các hệ thống kỹ thuật trong nhà chung cư thấp tầng. Đáng chú ý là giới thiệu cho sinh viên các hình thức kiến trúc và tổ hợp không gian của nhà chung cư thấp tầng. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 12: Trình bày các đặc điểm và phân loại của chung cư thấp tầng . Câu 13: Tổ chức tổng mặt bằng khu nhà ở chung cư gồm có những không gian nào ? Không gian nào có tác động chi phối bố cục tổng mặt bằng ? Câu 14 : Khi thiết kế căn hộ, cần quan tâm vấn đề gì để đảm bảo sự thoải mái , thuận tiện cho người sử dụng căn hộ ? Câu 15 : Trong nhà chung cư thấp tầng có những hệ thống kỹ thuật nào ? Hệ thống nào có ảnh hưởng lớn đến giải pháp kiến trúc ? Tại sao ? NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu chính : 1. Đặng Thái Hoàng (2000). Kiến trúc Nhà ở, NXB Xây dựng 2. Trần Văn Khải (2014). Thiết kế môi trường ở, Đại học Kiến trúc TP.HCM 3. Nguyễn Đức Thiềm (2006). Nguyên lý thiết kế kiến trúc Nhà ở, NXB Xây Dựng. 4. Joseph de Chiara – Julius Panero-Martin Zelnik (1995).Time-Saver Standards for Housing and Residential Development, NXB Mc-Graw- Hill. 5. Maureen Mitto – Courtney Nystuen (2007). Residential Interior Design- A guide to planning space , John Wiley & Son, Inc. 6. Quentin Pickard (2006). Cẩm nang Kiến Trúc sư (The Architects’Handbook), NXB Xây Dựng. Tài liệu đọc thêm : 7. Các tiêu chuẩn quy phạm Việt Nam : - QCXDVN 01: 2008/BXD : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng - QCVN 06 : 2010/BXD : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình - TCVN 4451-2012 : Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế - TCVN 9258-2012 : Chống nóng cho nhà ở - hướng dẫn thiết kế - TCVN 9411 - 2012 : Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế - TCXDVN 266 -2002: Nhà ở - Hướng dẫn xây dựng công trình để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. 8. Các mẫu nhà giới thiệu trong các tạp chí chuyên ngành như :Kiến trúc VN, Kiến trúc - Hội KTS VN, Kiến trúc và Đời sống, Nhà đẹp, Nội thất. 9. Các website : www.archdaily.com, www.contemporist.co, www.freshome.com, www.acrchi.mag.com.
File đính kèm:
- giao_trinh_nguyen_ly_thiet_ke_kien_truc_nha_o_phan_2_truong.pdf