Giáo trình Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em

Tóm tắt Giáo trình Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em: ...áng cổ cháu mới cứng, 9 tháng mới biết ngồi. Mẹ cháu cho rằng con mình bị chậm phát triển trí tuệ. Lời tư vấn nào sau đây là đúng nhất cho người mẹ : A. Cứ theo dõi tiếp cho đến 2 tuổi B. Cứ theo dõi tiếp cho đến 18 tháng C. Theo dõi thường xuyên và tập luyện cho đến 3 tuổi D. Cho uống thu...g sụn mềm dễ biến dạng và niêm mạc nhiều mạch máu. Do những đặc điểm trên, trẻ em dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh khí phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết và dễ biến dạng trong quá trình bệnh lý. 1.4. Phổi 1.4.1. Trọng lượng Phổi trẻ em lớn dần theo tuổi. Ở trẻ sơ sinh phổi chỉ n...g của vỏ não , theo Brodmann chia vỏ não thành 50 vùng .Tế bào vỏ não có thể chia làm 3 loại : tế bào cảm giác và giác quan, tế bào vận động, tế bào trung gian giữa 2 nhóm . Chức năng của vỏ não : vận động, cảm giác, giác quan và chức năng thực vật . 2.3.2.Tiểu não: Nằm phía sau thân não , đ...

pdf78 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 năng ống lượn gần : 
+ Glucoza niệu do thận : Đây là một rối loạn di truyền trội về tái hấp thu glucoza ở ống lượn 
gần. Phân biệt với đái tháo đường là ở đây không có tăng đường huyết. 
+ Axit amin niệu : Cystin niệu là một nhóm bệnh di truyền lặn về sự tái hấp thu của ống thận 
đối với 4 axit amin như xystin, lysin, arginin, ornitin. Ở người có cystin niệu, mức hấp thu ở 
ruột đối với axit amin đó cũng bị rối loạn và thường gây bệnh sỏi xystin ở đường tiết niệu. 
- Mất điện giải qua thận : Mất Kali, Canxi, Natri đơn thuần hoặc kết hợp có thể xãy ra ở bệnh 
thận lan tỏa.Các triệu chứng đặc hiệu và giảm nồng độ các chất này trong máu giúp cho chẩn 
đoán. 
+ Thiếu Kali do mất Kali qua đường tiểu khi dùng thuốc lợi tiểu kháng vasopressin. Có thể 
mất Kali trong ỉa chảy hoặc nôn kéo dài. Trường hợp nặng thường có rối loạn nhịp tim, liệt 
cơ. 
+ Mất Canxi có thể biểu hiện bằng những cơn “ tetani “, co giật, dấu hiệu còi xương, loãng 
xuơng...do cường cận giáp trạng, hội chứng thận hư, dùng corticoid kéo dài... 
+ Mất Natri do thiểu năng vỏ thượng thận, một số viêm thận, khi dùng thuốc lợi tiểu. 
3.8. Apxe thận ( Viêm thận mủ ) Do nhiểm trùng toàn thân hoặc tai thận 
3.9. Lao thận Do lao toàn thể ( lao kê ) hoặc chỉ lao khu trú ở thận thì hiếm hơn 
3.10. Sỏi thận 
3.11. Dị dạng đường tiết niệu Qua mổ tử thi phát hiện khoản 5-12%, dị dạng đường tiết 
niệu dưới gặp nhiều hơn phần trên. Những dị dạng này có thể gây tắc đường tiểu hoặc không, 
do đó cũng có thể không gây triệu chứng gì trên lâm sàng. 
- Dị dạng thận ( vô sinh thận, loạn sản thận, thận đa nang, nang thận đơn độc, thận chuyển 
chổ...) 
- Dị dạng niệu quản ( hẹp đoạn nối bể thận-niệu quản hoặc đoạn nối niệu quản-bàng quang, 
phình niệu quản, niệu quản đôi...) 
- Trào ngược bàng quang-niệu quản : do dị dạng bẩm sinh ở “van” bàng quang-niệu quản 
hoặc viêm bàng quang tái phát nhiều lần làm van đóng không kín 
- Dị dạng bàng quang ( vô sinh bàng quang,bàng quang lộn ngoài, ống rốn-bàng quang, bàng 
quang đôi, dò bàng quang-âm đạo, túi thừa bàng quang, hẹp cổ bàng quang,bàng quang thần 
kinh...) 
- Dị dạng niệu đạo : hẹp niệu đạo bẩm sinh, dò niệu đạo-trực tràng, hẹp bao qui đầu, tật lổ đái 
lệch thấp ( cao )... 
NHỮNG BỆNH THẬN THƯỜNG GẶP 
CÂU HỎI KIỂM TRA 
1.“Nephron” là một đơn vị thận, số lượng nephron có ở mỗi thận là: 
A. 10
2 
B. 10
3 
C. 10
4 
D. 10
5 
E. 10
6 
2.Tỉ lệ giữa vỏ thận so với tuỷ thận là: 
A. 1:1 ở trẻ sơ sinh và 1: 1,5 ở trẻ bú mẹ 
B. 1:2 ở trẻ sơ sinh và 1: 2,5 ở trẻ bú mẹ 
C. 1:3 ở trẻ sơ sinh và 1: 3,5 ở trẻ bú mẹ 
D. 1:4 ở trẻ sơ sinh và 1: 2,5 ở trẻ bú mẹ 
E. 1:5 ở trẻ sơ sinh và 1: 3,5 ở trẻ bú mẹ 
3.Sự trưởng thành về chức phận của thận được đánh giá khi chức năng thận đã hoàn chỉnh như 
ở người lớn vào lúc : 
A. Ngay sau khi trẻ sinh ra 
B. Từ 1 tuổi 
C. Từ 2 tuổi 
D. Từ 3 tuổi 
E. Từ 4 tuổi 
4.Khi lâm sàng nghi ngờ một trường hợp nhiễm khuẩn đường tiểu thì xét nghiệm cần thiết để 
chẩn đoán là: 
A. Làm tế bào - vi trùng nước tiểu 
B. Soi tươi và cấy nước tiểu 
C. Vừa cấy máu vừa cấy nước tiểu 
D. Làm sinh hoá - tế bào nước tiểu 
E. Làm sinh hoá - vi trùng nước tiểu 
5.Những xét nghiệm nào sau đây là cần thiết để giúp cho chẩn đoán hội chứng thận hư: 
A. Tốc độ máu lắng, bilan lipit máu, protein nước tiểu 
B. Protein máu và điện di protein máu, protein nước tiểu 
C. Tốc độ máu lắng, protein máu, protein nước tiểu 
D. Protein máu, bilan lipit máu, protein nước tiểu 
E. Protein máu , protein nước tiểu, hồng cầu nước tiểu 
6.Trong những xét nghiệm sau, xét nghiệm nào là cơ bản phản ảnh được tổn thương cầu thận 
trong viêm cầu thận cấp: 
A. Urê máu 
B. Creatinin máu 
C. Hồng cầu nước tiểu 
D. Trụ hạt trong nước tiểu 
E. Protein nước tiểu 
7.Xét nghiệm nào sau đây cần thiết cho chẩn đoán suy thận: 
A. Công thức máu và tốc độ máu lắng 
B. Protit máu và protein nước tiểu 
C. Urê và creatinin máu 
D. Creatinin máu và creatinin nước tiểu 
E. Protein và hồng cầu nước tiểu 
8.Chỉ định cần thiết để phát hiện “ trào ngược bàng quang-niệu quản”, là: 
A. Chụp XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị 
B. Chụp XQ hệ tiết niệu có chuẩn bị qua đường bơm thuốc vào tĩnh mạch (chụp UIV) 
C. Chụp XQ hệ tiết niệu có chuẩn bị qua đường bơm thuốc từ dưới bàng quang lên 
D. Siêu âm thông thường hệ tiết niệu 
E. Siêu âm doppler hệ tiết niệu 
9.Xét nghiệm điện giải đồ trong máu ( natri, kali...) là cần thiết trong trường hợp: 
A. Viêm cầu thận cấp 
B. Nhiễm khuẩn đường tiểu 
C. Hội chứng thận hư 
D. Suy thận cấp 
E. Có điều trị thuốc lợi tiểu 
10.Đái dầm gặp ở trẻ từ 3 tuổi trở lên, nguyên nhân thường do: 
A. Nhiễm khuẩn đường tiểu 
B. Rối loạn tâm thần kinh 
C. Suy chức năng thận 
D. Dị dạng bẩm sinh hệ tiết niệu 
E. Bệnh lý của não-tuỷ 
11.Khi quan sát thấy nước tiểu có màu đỏ sẩm hoặc nâu đen, trước tiên cần lưu ý đến bệnh: 
A. Sốt rét 
B. Viêm cầu thận cấp 
C. Scholein-Henoch 
D. Nhiễm khuẩn huyết 
E. Leucemie 
12.Trong đái máu, nghiệm pháp 3 cốc dùng để: 
A. Chẩn đoán nguyên nhân của bệnh 
 B. Đánh giá chức năng cầu thận 
 C. Đánh giá chức năng ống thận 
D. Chẩn đoán định khu nơi chảy máu 
E. Chẩn đoán gián biệt giữa các bệnh gây triệu chứng đái máu 
13.Tăng huyết áp là triệu chứng có thể ít gặp nhất trong: 
A. Viêm cầu thận cấp 
B. Viêm cầu thận mãn 
C. Hẹp động mạch thận 
D. U thận 
E. Hội chứng thận hư đơn thuần 
14.Phù trong hội chứng thận hư và phù trong suy dinh dưỡng ( thể Washiorkor ) biểu hiện lâm 
sàng giống nhau vì cùng cơ chế giảm protit máu, đúng hay sai ? 
A. Đúng 
B. Sai 
15.........(4từ)...........là dấu hiệu chính trên lâm sàng của suy thận cấp 
Đáp án 
Câu 1E 2D 3C 4A 5B 6E 7C 8C 9D 10B 11A 12D 13E 
Câu 14B (sai) 
Câu 15: Vô niệu - thiểu niệu là dấu hiệu chính trên lâm sàng của suy thận cấp 
Tài liệu tham khảo 
1. VÕ CÔNG ĐỒNG. Đặc điểm bộ máy tiết niệu trẻ em. Bài giảng Nhi Khoa-Bộ Môn Nhi 
ĐHYD tp HCM.Nhà xb Đà Nẳng, 1998, tập II, 843-852. 
2.VÕ CÔNG ĐỒNG. Dị dạng đường tiết niệu. Nhi Khoa sau đại học-Bộ Môn Nhi ĐHYD tp 
HCM. Nhà xb Đà Nẳng, 1997, tập III, 633-656. 
3.TRẦN ĐÌNH LONG, LÊ NAM TRÀ. Chương VIII ( Tiết niệu ). Bài giảng Nhi khoa. Bộ 
môn Nhi – ĐHYK Hà Nội. Nhà xb Y học, 2000, tập II, 132 - 184 
4. HỒ VIẾT HIẾU. Các bài giảng về thận - tiết niệu. Tài liệu lưu hành nội bộ . Bộ môn Nhi – 
ĐHYK Huế, 2002-2003 
5.W.JOSEPH RAHILL. The Urinary system. Textbook of Pediatrics, NELSON 2004. 
 53 
ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG VÀ THIẾU THÁNG 
Mục tiêu 
1. Giải thích được đặc điểm sinh lý - bệnh lý thời kỳ sơ sinh. 
2. Mô tả những đặc điểm giải phẫu sinh lý tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, 
máu, chuyển hóa, nội tiết ở trẻ sơ sinh. 
3. Phân lọai được các nhóm trẻ sơ sinh. 
Thời kỳ sơ sinh là thời kỳ bắt đầu cuộc sống bên ngoài từ lúc sinh ra đến 4 tuần tuổi. 
Về mặt dịch tễ phần lớn các trẻ sơ sinh sống là đủ tháng (hơn 80%), tỉ lệ đẻ non chiếm 8 - 
15% trong tổng số trẻ sinh sống (ở các nước phát triển tỉ lệ thấp 5 - 7%). 
1. Đặc điểm sinh lý - bệnh lý thời kỳ sơ sinh 
1.1. Đặc điểm sinh lý 
- Đặc điểm sinh lý chủ yếu là sự thích nghi với môi trường bên ngoài. Có một sự khác biệt rất 
lớn giữa môi trường tử cung và môi trường bên ngoài khi ra đời, trẻ sơ sinh muốn tồn tại bằng 
mọi hoạt động của chính cơ thể thì cần phải có một sự thích nghi tốt về hô hấp (phổi bắt đầu 
hoạt động để tự cung cấp oxy), tuần hoàn (vòng tuần hoàn khép kín thay thế vòng tuần hoàn 
nhau - thai), máu (thay HbF của bào thai thành HbA1, giảm số lượng hồng cầu), cũng như các 
bộ phận khác như tiêu hoá, thận, thần kinh... đều có những biến đổi thích nghi. 
- Chức năng của các bộ phận và hệ thống đều chưa hoàn thiện, nhưng nó biến đổi rất nhanh, 
đặc biệt trong tuần đầu cuộc sống. 
1.2. Đặc điểm bệnh lý 
- Đặc điểm bệnh lý tùy thuộc tác nhân ảnh hưởng vào từng thời kỳ 
+ Trước đẻ: Nhiễm trùng bào thai, dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hoá, đẻ non... 
+ Trong đẻ: Ngạt, sang chấn, nhiễm trùng sớm... 
+ Sau đẻ: Nhiễm trùng mắc phải toàn thân hoặc tại chỗ... 
- Về mặt thời gian được chia ra 
+ Sơ sinh sớm là ở tuần đầu sau đẻ: Bệnh thường liên quan đến mẹ và cuộc đẻ, bệnh do thiếu 
trưởng thành các hệ thống hoặc do dị tật. 
+ Sơ sinh muộn là ở 3 tuần sau: Bệnh thường do nuôi dưỡng, chăm sóc kém và môi trường 
gây ra. 
2. Đặc điểm giải phẫu sinh lý các cơ quan 
2.1. Hô hấp 
- Nhịp thở nhanh 60 - 80 lần/phút ở 1 - 2 giờ đầu sau đẻ, rồi ổn định 40 - 50 lần/phút; có thể 
có dưới 2 cơn ngưng thở < 10 giây, nhất là ở trẻ đẻ non thấy thở kiểu Cheyne-Stock. 
- Mỗi lần thở thể tích 30 ml (đủ tháng), 15ml (đẻ non); áp lực hít vào là 20 - 25 cmH2O. 
- Phổi trẻ đẻ non dễ bị xẹp hoặc sung huyết, xuất huyết. 
Việc theo dõi nhịp thở giúp tiên lượng chức năng hô hấp. Trẻ sơ sinh dễ bị rối loạn về hô hấp 
bởi bất kỳ biến cố nào. 
2.2. Tim mạch 
- Ống thông động mạch và lỗ Botal được đóng kín sau vài ngày, muộn hơn vài tuần ở trẻ đẻ 
non; nhưng có thể mở lại khi có rối loạn tăng PaCO2, giảm PaO2, giảm pH máu. 
- Tim to, tỷ lệ tim ngực 50 - 60 %. Nhịp tim nhanh 140 - 160 lần/phút. Huyết áp tối đa 50 - 60 
mmHg. Thể tích máu 80 - 85 ml/kg. 
- Thành mạch rất dễ vỡ gây xuất huyết nhất là phổi, não, gan (liên quan với giảm oxy máu). 
Ngược lại khi PaO2 > 150 mmHg và quá 24 giờ thì mạch máu bị co lại, hạn chế nuôi dưỡng tế 
bào hoặc trẻ đẻ quá non khi thở oxy > 40% kéo dài có thể mù do xơ teo võng mạc. 
2.3. Tiêu hoá 
- Chức năng tiêu hóa còn kém vì men tiêu hóa còn rất ít. Nhu động của ống tiêu hóa yếu. 
 54 
- Dạ dày nhỏ, dễ dãn to và đầy hơi ở trẻ đẻ non nên dễ bị nôn trớ vì vậy cần cho ăn từng ít 
một và nhiều lần trong ngày. Gan thùy phải to hơn trái ở trẻ đủ tháng và ngược lại ở đẻ non. 
- Chức năng chuyển hóa của gan chưa hòan chỉnh; các men chuyển hóa chưa đầy đủ, nhất là 
men glucuronyl transferase rất ít, nhất là đẻ non và càng ít nếu bị thiếu oxy, hạ đường máu. 
Còn thiếu men carbonic anhydrase nên dễ toan máu. 
2.4. Thận 
- Chức năng lọc kém, thận giữ lại hầu hết các điện giải nên: 1 - 3 ngày đầu sau đẻ K+ cao 
trong máu, Na
+
 cũng tăng gây giữ nước và tăng cân giả tạo khi dùng bicarbonate natri hoặc 
đổi sang sữa bò, giữ H+ dễ gây toan máu. Và giữ kể cả các chất độc vì thế không nên dùng 
kháng sinh độc, liều cao. 
- Sau 3 ngày thận sơ sinh không giữ nước, thải rất dễ dàng: 50 % nước của cơ thể (còn 40% 
qua phổi, da và 10 % theo phân). 
- Lượng nước tiểu ngày đầu 20 ml, ngày thứ 4 gấp 3 lần, ngày thứ 5 gấp 5 lần. 
2.5. Thần kinh 
- Não sơ sinh rất ít nếp nhăn. Trung tâm dưới vỏ và tủy hoạt động mạnh, xuất hiện các phản 
xạ nguyên thủy. 
- Độ thẩm thấu của mạch máu não cao do thiếu men carboxylic esterase vì vậy trẻ dễ bị xuất 
huyết não. Độ thẩm thấu của đám rối cụt cũng cao nên albumin dễ lọt vào dịch não tủy (100 - 
150 mg/dL). 
- Số lượng tế bào trong 1 mm3 não giảm dần nhưng thể tích tế bào to ra. Vì vậy nếu não bị tổn 
thương sớm ở thời kỳ sơ sinh thì rất nhiều tế bào bị ảnh hưởng và bị di chứng thần kinh nếu 
có cũng rất nặng. 
2.6. Máu 
- Tổ chức sản xuất tế bào máu cho bào thai và trẻ 10 ngày đầu là gan, lách, thận. 
- Hồng cầu có HbF nên đời sống ngắn chỉ 30 ngày vì vậy có hiện tượng huyết tán gây vàng da 
sinh lý. Tỷ lệ hồng cầu non ra máu ngọai vi tăng đến 2 - 3% trong vài tuần đầu. Lượng hồng 
cầu trưởng thành giảm gây thiếu máu sinh lý vào tháng thứ 1 ở trẻ đẻ non và tháng 2 - 3 ở trẻ 
đủ tháng. 
- Các yếu tố đông máu còn kém về chức năng, ở trẻ đẻ non còn thiếu cả về số lượng. 
2.7. Chuyển hoá 
2.7.1. Nước 
- Tỷ lệ nước của trẻ đẻ non (83%) cao hơn trẻ đủ tháng (77%), nước ở gian bào nhiều hơn nên 
dễ phù cứng bì. Nước ngoài tế bào tỉ lệ cao nên triệu chứng mất nước xuất hiện rất sớm và 
phục hồi cũng rất nhanh. 
- Khả năng tiêu thụ nước 10 - 15% trọng lượng cơ thể, nên chú ý cung cấp đủ nước. 
- Hiện tượng sụt cân sinh lý xảy ra trong 10 ngày đầu sau đẻ (sụt < 10% cân nặng) là do: mất 
nước qua da và hô hấp là chủ yếu, bài tiết nước tiểu và phân su, nôn ra những chất hít phải lúc 
đẻ. 
2.7.2. Chất khoáng 
- Canxi và phospho: mẹ cung cấp vào 2 tháng cuối của thai kỳ nên trẻ đẻ non dễ bị thiếu. Nhu 
cầu về canxi: 300 - 600 mg/ngày; phospho: 200 - 400 mg/ngày. 
- Sắt: cũng được mẹ cung cấp vào 2 tháng cuối thai kỳ. Dự trữ sắt trẻ đủ tháng là 262 mg % 
bảo đảm cho trẻ không bị thiếu sắt trong 3 tháng đầu; trẻ đẻ non là 106 mg% nên rất dễ bị 
thiếu máu nhược sắc từ tháng thứ 2. 
- Natri và kali: nhu cầu rất thấp 3 mEq /kg/ngày ở trẻ đủ tháng, 1 - 2 mEq/kg/ngày ở trẻ đẻ 
non. 
2.7.3. Vitamin 
Khi mẹ thiếu ăn cần được cung cấp đủ vitamin C, D, E, B1, đặc biệt nhất là vitamin K1 cho trẻ 
sau sinh. 
2.7.4. Gluxit 
 55 
Khả năng dự trữ glycogen ở gan chỉ có sau 35 tuần tuổi thai và dựa vào chuyển hóa các chất 
protit nên cần cho trẻ ăn sớm để tránh hạ đường máu. 
2.7.5. Protit 
Trong 5 ngày đầu chuyển hóa protit chưa có vì thiếu men. Nhu cầu 3g/kg/ngày (ở trẻ đủ 
tháng), 2- 3 g/kg/ngày (ở trẻ đẻ non). 
2.7.6. Lipit 
Ruột hấp thụ dễ nhất là lipit thực vật, lipit sữa mẹ. 
2.8. Nội tiết 
2.8.1. Tuyến yên 
Hoạt động ngay và rất mạnh để giúp thích nghi với môi trường bên ngoài. 
2.8.2. Tuyến giáp 
Tăng tiết thyroxin để huy động chất béo tăng cung cấp năng lượng. 
2.8.3. Tuyến phó giáp 
Hoạt động chưa hoàn chỉnh. Trẻ đẻ non dễ bị suy vì thiếu canxi máu. 
2.8.4. Tuyến tụy 
Tăng tiết insulin trong những ngày đầu sau đẻ nên dễ bị hạ đường máu. 
2.8.5. Tuyến thượng thận 
Kích thước tương đối to, hoạt động sớm cả phần tuỷ và vỏ; ở trẻ đẻ non dễ bị xuất huyết. 
Glucocorticoid tăng tổng hợp protit nên trẻ đẻ non tăng cân nhanh. 
2.8.6. Sinh dục 
Dù trẻ nam hay nữ đều có nội tiết nữ do mẹ truyền sang, do đó có thể có biểu hiện sưng tuyến 
vú trong 10 - 12 ngày đầu. Trẻ sơ sinh nữ còn có thể có kinh nguyệt. 
2.9. Điều hòa thân nhiệt 
- Trẻ ra đời rất dễ bị mất nhiệt mà khả năng tạo nhiệt lại kém nên điều hoà thân nhiệt dễ rối 
loạn. Hoặc trẻ dễ bị sốt cao, mất nước nếu môi trường khô và nhiệt độ cao. 
- Trẻ đẻ non càng dễ bị mất nhiệt hơn vì thần kinh chưa hoàn chỉnh, da mỏng. 
- Để tránh trẻ bị lạnh (tránh tiêu hao năng lượng) cần có nhiệt độ môi trường thích hợp 
ở trẻ đẻ non 31 – 350C, ở trẻ đủ tháng 28 – 300C và độ ẩm thích hợp là 60 - 70%, độ ẩm càng 
cao cho trẻ càng non. 
2.10. Miễn dịch 
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém vì hệ thống bảo vệ cơ thể chưa hòan chỉnh 
- Da mỏng, độ toan thấp, ít tác dụng diệt trùng. 
- Hệ thống miễn dịch tế bào chỉ hoạt động sau sinh; tính thực bào của bạch cầu rất kém, đặc 
biệt ở trẻ đẻ non. Bổ thể không qua nhau nên chưa có. 
- Hệ thống miễn dịch huyết thanh thiếu cả về chất và số lượng, đặc biệt là trẻ đẻ non. Trẻ chỉ 
sử dụng chủ yếu globulin IgG (chống vi trùng Gr (+)) của cả mẹ truyền qua nhau, còn IgM 
(chống vi trùng Gr (-)) lại rất hiếm chỉ do trẻ sản xuất. 
3. Những tiêu chuẩn để đánh giá trẻ đủ tháng và trẻ thiếu tháng 
3.1. Đánh giá trẻ đủ tháng và trẻ thiếu tháng 
Dựa vào 
- Lần kinh nguyệt cuối cùng: ngày sinh dự đoán với ngày +7, tháng -3. 
- Tiêu chuẩn hình thể bên ngoài: có các chỉ số nhân trắc và gồm một số đặc điểm hình thái. 
Đặc điểm Sơ sinh đẻ non Sơ sinh đủ tháng 
Tuổi thai < 37 tuần 37 - hết 41 tuần 
Cân nặng < 2500g 2500 - 4000g 
Chiều dài < 47 cm 47 - 50 cm 
Vòng đầu < 33 cm 33 - 36 cm 
Vòng ngực < 30 cm 30 - 33 cm 
Da Mỏng, đỏ Hồng 
 56 
Lông tơ Nhiều Ít 
Sụn vành tai Mỏng, sát Dày, đứng 
Móng tay chân Mềm Dài và cứng, phủ ngón 
Nếp nhăn lòng bàn chân Chưa đầy đủ Đầy đủ 
Vú Nhỏ, không thâm Đủ lớn, thâm 
Bộ phận sinh dục ngoài Chưa hòan chỉnh Đã hòan chỉnh 
- Tiêu chuẩn về thần kinh: được đánh giá dựa trên biểu hiện của trương lực cơ (thụ động, chủ 
động) và các phản xạ nguyên thuỷ tuỷ sống. 
3.2. Những nhóm trẻ sơ sinh khác 
Sơ sinh già tháng Sơ sinh nhẹ cân Sơ sinh quá to 
- Tuổi thai ≥ 42 tuần 
- Cân nặng > 2750 g 
- Kích thước đạt kích thước trẻ đủ 
tháng 
- Clifford chia 3 mức độ: 
+ Nhẹ: Da khô, nhăn nheo. Móng 
nhuộm vàng. 
+ Nặng: Da, móng, rốn nhuộm 
vàng. 
+ Nặng nhất: Da, móng nhuộm 
vàng. Rốn nhuộm xanh. 
- Nhỏ cân so với tuổi thai 
- Da khô, nhăn nheo, có thể 
bong da, người gầy. 
- Có 3 hình thái: 
+ Kích thước tương xứng với 
tuổi thai. Người dài, đầu to. 
+ Ảnh hưởng cả kích thước. 
Người nhỏ, gầy nhiều, da tái. 
+ Vừa đẻ non vừa thiếu dinh 
dưỡng. 
 Lớn cân so với 
tuổi thai : 
+ > 4000g ở trẻ 
đủ tháng. 
 + >3000g ở trẻ 
34 tuần. 
 + >2000g ở trẻ 
30 tuần. 
ĐẶC ĐIỂM SƠ SINH 
CÂU HỎI KIỂM TRA 
1.Thời kỳ sơ sinh là thời gian: 
A. Từ lúc sinh đến 30 ngày tuổi 
B. Từ lúc sinh đến 4 tuần tuổi 
C. Từ 2 tuần trước sinh đến 4 tuần tuổi 
D. Từ 2 tuần trước sinh đến 2 tuần tuổi 
E. Từ 2 tuần trước sinh đến 30 ngày tuổi 
2.Trẻ đẻ non là trẻ có: 
A. Cân nặng mới đẻ dưới 2500 g 
B. Chiều dài dưới 37 cm 
C. Cân nặng lúc sinh nhỏ hơn so với tuổi thai 
D. Tuổi thai dưới 37 tuần 
E. Vòng đầu nhỏ hơn vòng ngực 
3.Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ: 
A. Cân nặng lúc sinh trên 2500 g 
B. Không phải đẻ non 
C. Có tuổi thai 37 - 41 tuần 
D. Có rốn nằm thấp gần xương mu 
E. Bộ phận sinh dục ngoài chưa hoàn chỉnh 
4. Đặc điểm sinh lý hô hấp ở trẻ sơ sinh là: 
A. Có dưới 2 cơn ngưng thở < 15 giây trong 1 phút hoặc thở kiểu Cheyne – Stokes 
B. Nhịp thở hay thay đổi nên không cần chú ý trong việc theo dõi 
C. Cơ hoành hoạt động kém hơn cơ liên sườn 
D. Ít có các yếu tố làm cản trở hô hấp 
E. Chức năng hô hấp không liên quan đến tiên lượng của trẻ 
5. Đặc điểm mạch máu ở trẻ sơ sinh: 
A. Trẻ đủ tháng có các mao mạch nhỏ và số lượng ít, ít tổ chức đệm ở thành mạch 
 57 
B. Việc giảm oxy máu không liên quan gì đến tình trạng xuất huyết 
C. Mạch máu sẽ dãn ra hạn chế nuôi dưỡng tế bào gây mù khi trẻ đẻ non thở oxy liều 
cao kéo dài 
D. Dễ bị xuất huyết do thành mạch dễ vỡ 
E. Tình trạng xuất huyết không liên quan với sự thay đổi huyết áp 
6. Ở trẻ sơ sinh có hiện tượng sụt cân sinh lý: 
A. Là mất 600 - 700 gam, chỉ 2 - 3 ngày đầu sau đẻ 
B. Do sự mất nước qua da, hô hấp, phân, nước tiểu, nôn 
C. Do tiêu hao nhiều năng lượng sau đẻ để điều hoà thân nhiệt 
D. Do thận thải nước tốt, trẻ tiểu nhiều ở những ngày đầu 
E. Không liên quan với việc nuôi dưỡng và nhiệt độ phòng 
7.Trẻ đẻ non dễ bị thiếu máu nhược sắc vì: 
A. Nhu cầu sắt cao 
B. Dự trữ sắt thấp 
C. Tiêu hao nhiều sắt 
D. Sữa mẹ không đủ cung cấp đủ lượng sắt 
E. Tủy xương hoạt động kém 
8. Vàng da sinh lý ở thời kỳ sơ sinh là do: 
A. Có hiện tượng huyết tán 
B. Thiếu Glucuronyl transferase 
C. Chức năng giải độc của gan kém 
D. Hồng cầu HbF, gan chuyển hóa kém 
E. Chấn thương khi đẻ 
9. Ở thời kỳ sơ sinh, đặc điểm bệnh lý có liên quan đến: 
A. Mẹ và cuộc đẻ 
B. Nuôi dưỡng và chăm sóc 
C. Tuổi thai 
D. Mẹ và cuộc đẻ, nuôi dưỡng và chăm sóc 
E. Mẹ và cuộc đẻ, nuôi dưỡng và chăm sóc, tuổi thai 
10. Một trẻ sơ sinh tuổi thai 37 tuần tính theo kỳ kinh cuối, cân nặng 2500 gam, chiều dài 47 
cm, vòng đầu 33 cm, vòng ngực 30 cm. Xếp loại trẻ này là: 
A. Đẻ non đơn thuần 
B. Đẻ non bình dưỡng 
C. Đẻ non thiểu dưỡng 
D. Đủ tháng bình dưỡng 
E. Đủ tháng thiểu dưỡng 
Đáp án 
1B 2D 3C 4A 5D 6B 7B 8D 9E 10D 
Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Quang Anh (2001), “Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng và cách chăm sóc” - “Đặc điểm 
trẻ sơ sinh thiếu tháng” - “Trẻ sơ sinh già tháng”, Bài giảng Nhi khoa - Trường Đại học Y 
khoa Hà Nội, I, tr. 122 - 140. 
2. Huỳnh Thị Duy Hương (1997), “Đặc điểm sinh lý trẻ sơ sinh” - “Khám và phân loại trẻ sơ 
sinh”, Bài giảng Nhi khoa - Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 1, tr. 193 - 238. 
3. Barbara J. Stoll, Robert M. Kliegman (2000), “The Newborn Infant” & “The High-Risk 
Infant”, Textbook of pediatrics - Nelson's 16th edition, p. 451 - 460 & p. 474 - 486. 
 58 
4. DeWayne M. Purley, John P. Cloherty (1998), “Identifying the High-Risk Newborn and 
Evaluating Gestinational Age, Prematurity, Postmaturity, Large-for-Gestinational-Age, and 
Small-for-Gestinational-Age Infant”, Manual of neonatal care - 4th edition, p. 37 - 52. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhi_khoa_dinh_duong_tre_em.pdf
Ebook liên quan