Giáo trình Những kiến thức hàng hải cơ bản - Mã số MH 01: Nghề điều khiển tàu cá

Tóm tắt Giáo trình Những kiến thức hàng hải cơ bản - Mã số MH 01: Nghề điều khiển tàu cá: ... lái mà mặt của tấm lái nằm cả về hai phía trục bánh lái. Diện tích phía trước trục lái khoảng 15  30% diện tích toàn bộ mặt lái (hình 1-6 (b)). - Bánh lái nửa bù trừ: Bánh lái nửa bù trừ là loại bánh lái bù trừ nhưng chỉ bù trừ một nửa phía dưới (hình 1-6 (c)). Do đó, ngoài những ưu điểm c...30 4.2. Phương vị la bàn Phương vị la bàn là góc hợp giữa Bắc kinh tuyến la bàn với đường ngắm từ tàu đến mục tiêu. Về giá trị, phương vị la bàn được tính từ điểm bắc la bàn theo chiều kim đồng hồ tới đường ngắm từ tàu đến mục tiêu, giá trị từ 00 - đến 3600. Hình 3-8: Phương vị từ tàu ng...ũng như ngày tháng hiệu chỉnh phải là thời điểm gần nhất. 43 - Vùng biểu thị mặt biển trên hải đồ, ở những chỗ bỏ trống không có nghĩa là ở đó không có chướng ngại vật. Tại những vị trí như vậy, thường được ghi chú là khu vực chưa đo đạc, có thể tồn tại chướng ngại vật , cần hết sức thận ...

pdf63 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Những kiến thức hàng hải cơ bản - Mã số MH 01: Nghề điều khiển tàu cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các thanh nam châm 
dùng để hiệu chỉnh độ lệch, được chế tạo bằng loại vật liệu phi từ tính. Hai bên 
trái và phải của chân đế có hai quả cầu sắt non, đặt trên hai vai la bàn. Trên đỉnh 
chân đế la bàn có lắp la bàn làm bằng đồng có cửa ở phía trước và phía sau. Bên 
trong, ngay đường tâm, phía dưới chậu la bàn có một ống đồng thẳng đứng, dùng 
để lắp thanh nam châm đứng khử độ lệch nghiêng. Ở ngay phía trước chân la bàn 
lắp một ống đồng trong đó lắp một thanh sắt non dùng để khử độ lệch do các trụ 
thẳng đứng sinh ra. Trong chân la bàn chân la bàn lắp một bóng đèn điện có bộ 
 46 
phận điều chỉnh độ sáng. phần phía dưới chân có cửa, trong đó đặt giá đỡ gồm 
nhiều lỗ ngang để đặt các thanh nam châm khử độ lệch. 
Hình 6-1: Hình thức bên ngoài của la bàn 
3.2. Chậu la bàn 
Chậu la bàn gồm các bộ phận: đĩa khắc độ (đĩa la bàn), kim nam châm, quả 
nổi bằng đồng, bệ trục, trụ đỡ, chậu, mặt thuỷ tinh đáy, bộ phận đàn hồi, vật đối 
trọng. 
Đĩa khắc độ gắn với kim nam châm và phao nổi đặt trên trụ đỡ và ngâm trong 
dung dịch lỏng, gồm cồn trộn với nước cất chứa trong chậu la bàn. Đĩa la bàn 
quay tự do quanh trụ đỡ và chịu tác động của từ trường trái đất, ổn định theo 
hướng Bắc Nam của từ trường trái đất và chỉ ra hướng bắc địa từ. 
Toàn bộ chậu la bàn được đặt trên một giá đỡ chuyển động tự do để giữ cho 
la bàn luôn luôn cân bằng khi tàu thuyền lắc. Chậu và giá đỡ la bàn cùng được đặt 
trên chân la bàn. 
Hiện nay, trên các tàu cá vỏ gỗ người ta không sử dụng chân đế la bàn. Chậu 
và giá đỡ la bàn được gắn lên bàn trong ca bin tàu, trước vô lăng lái. 
 47 
Hình 6-2: Các bộ phận của chậu la bàn 
Hình 6-3: Chậu la bàn được đặt trên giá đỡ và gắn lên thân la bàn 
 48 
4. Chuẩn bị la bàn 
4.1. Lắp đặt la bàn lên tàu 
Đối với tàu vỏ gỗ, chỉ dùng chậu và giá đỡ la bàn ta thực hiện như sau: 
Bước 1: Cho tàu ở trạng thái cân bằng. Đặt chậu và giá đỡ la bàn tại vị trí trên 
bàn trong ca bin phía trước vô lăng lái. 
Bước 2: Dùng mắt ngắm vạch chuẩn la bàn (là vạch cố định trên chậu biểu 
thị hướng mũi tàu) xuyên qua vị trí trung tâm của mũi tàu, chúng nằm trên cùng 
một đường thẳng có nghĩa là la bàn đã đặt chính xác. Nếu chúng không nằm trên 
cùng một đường thẳng thì quay giá đỡ la bàn qua lại cho đến khi ngắm vạch chuẩn 
la bàn và vị trí trung tâm của mũi tàu cùng nằm trên một đường thẳng mới thôi. 
Bước 3: Dùng vít cố định giá đỡ la bàn với bàn trong ca bin tàu. 
4.2. Kiểm tra la bàn 
2.2.1. Thử độ nhạy của la bàn 
Bước 1: Tàu cập cầu cố định, ghi lại chính xác hướng đi la bàn trên vạch 
chuẩn của la bàn. 
Bước 2: Dùng một thỏi nam châm nhỏ đưa vào gần chậu la bàn để hút kim 
nam châm la bàn (đĩa la bàn) lệch khỏi vị trí cân bằng của nó về phía phảỉ hoặc 
phía trái chừng 2 đến 30, sau đó đưa thỏi nam châm ra xa. 
Bước 3: Quan sát xem đĩa la bàn có trở về vị trí cũ không, độ lệch cho phép 
không quá 0,2
0
 so với hướng đi ban đầu. Nếu hướng đi lúc này lệch quá 0,20 so 
với hướng đi ban đầu đã ghi lại, thì có nghĩa là độ nhạy của la bàn kém, nên kiểm 
tra lại bệ đỡ của đĩa la bàn. 
2.2.2. Cách khử bọt khí trong chậu la bàn 
Bước 1: Đặt nghiêng chậu la bàn sao cho lỗ thông chậu la bàn xoay lên trên. 
Bước 2: Dùng tuốc nơ vít mổ lắp lỗ. 
Bước 3: Lắc nhẹ chậu la bàn cho bọt khí trong chậu thoát ra lỗ thông. 
Bước 4: Cho thêm dung dịch vào cho đầy chậu rồi đóng nắp lại 
Chú ý: Dung dịch của la bàn gồm 45% cồn và 55% nước cất. 
B. Câu hỏi và Bài tập 
Câu hỏi 1: Hãy nêu chức năng và các bộ phận chính của la bàn từ? 
Câu hỏi 2: trình bày các bước lắp đặt la bàn từ trên tàu? 
C. Ghi nhớ: 
- không để các vật làm bằng sắt thép gần la bàn từ. 
- Kiểm tra độ nhạy của la bàn từ trước khi sử dụng. 
 49 
Bài 7: Ảnh hƣởng của gió, nƣớc 
Mục tiêu: 
- Giải thích ảnh hưởng của gió, nước đến hành trình của tàu trên biển 
- Mô tả cách xác định hướng gió, nước. 
- Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị đo độ giạt 
- Thực hiện đo độ giạt do gió và nước gây nên 
Tính toán hướng đi la bàn của tàu khi đã loại trừ ảnh hưởng của gió và nước 
A. Nội dung 
1. Dạt gió 
1.1. Một số khái niệm 
Toàn bộ phần nổi của con tàu là một vật cản gió. Gió thổi vào thân tàu gây ra 
lực tác dụng đẩy tàu đi chệch hướng đã định. Sự chuyển động chệch khỏi đường 
đi đã định của con tàu người ta gọi là trôi dạt. Nếu nguyên nhân trôi dạt do gió gây 
ra người ta gọi là dạt gió. 
Gió tác dụng lên tàu và gây dạt là gió tổng hợp, bao gồm gió thật và gió do 
tàu chuyển động gây ra. Gió thật được xác định bằng hướng gió và tốc độ gió. 
Hướng gió được quy định là hướng từ phía chân trời thổi tới. Tuỳ thuộc vào 
hướng gió tác dụng vào phần nào của thân tàu, người ta có các tên gọi của gió 
như: 
- Gió vát: là gió thổi từ phía trước vào mạn của thân tàu, nếu thổi vào mạn 
trái thì gọi là vát trái, nếu thổi vào mạn phải thì gọi là vát phải. Nếu trong phạm vi 
10 độ trái và phải trục dọc tàu thì gọi là gió ngược. 
- Gió chếch: là gió thổi từ phía sau vào mạn tàu, cũng có gió chếch trái và 
chếch phải, nếu trong phạm vi 10 độ trái và phải trục dọc tàu thì gọi là gió xuôi. 
- Gió ngang: là gió thổi trong phạm vị 10 độ trái và phải trục ngang của tàu. 
Trong lúc tàu chuyển động ta đo được hướng và tốc độ của gió là gió tổng 
hợp, người ta gọi là gió biểu kiến. 
1.2. Góc dạt gió 
Góc dạt gió là góc hợp bởi hướng hành trình (hướng mũi tàu) và hướng di 
chuyển thực tế của tàu do gió gây ra. Nếu không có bất kỳ ngoại lực nào tác dụng 
thì con tàu sẽ di chuyển theo hướng hành trình đã được chọn. Song, khi gió thổi 
vào thân tàu gây lực dạt thì trọng tâm con tàu sẽ di chuyển theo hướng khác, người 
ta gọi đó là hướng thực tế do gió. 
Hay ngược lại, khi có gió tác dụng thì con tàu không còn di chuyển trên 
hướng đã chọn nữa. 
 50 
Để con tàu tiếp tục di chuyển theo hướng đã định thì ta phải lái con tàu theo 
hướng khác. Hướng để dẫn tàu lúc này ta phải chọn để sao cho mặc dù bị gió tác 
dụng thì trọng tâm tàu vẫn luôn luôn di chuyển trên hướng đã định. 
Hình 7-1: Các hướng gió 
Hình 7-2: Tàu bị dạt do gió tác dụng 
1.3. Xác định góc dạt gió 
Ta dùng một đoạn dây dài khoảng 3-4 chiều dài thân tàu có buộc phao nhỏ, 
cho kéo theo tàu (chú ý thả sao cho không bị cuốn vào chân vịt). Vì phao nhỏ nên 
không bị ảnh hưởng của gió. Dùng la bàn đo phương vị tới phao và lấy giá trị 
ngược, ta có: Phương vị la bàn + (-) 1800. 
Góc dạt gió = [Phương vị la bàn + (-) 1800] - Hướng la bàn 
ngoài ra, người ta cũng có thể dùng la bàn đo phương vị của vệt nước sau tàu. 
 51 
Hình 7-3: Cách xác định góc dạt gió 
2. Dạt nƣớc 
2.1. Khái niệm 
Sự dịch chuyển của khối nước biển theo phương ngang dưới tác dụng thường 
xuyên của các yếu tố bên ngoài như gió, thuỷ triều... được gọi là hải lưu. 
Hải lưu được đặc trưng bởi hai yếu tố: tốc độ dòng chảy và hướng của dòng 
chảy. 
Hướng dòng chảy là hướng được tính từ tâm la bàn ra ngoài biên, tính theo 
hệ nguyên vòng (nó được tính ngược với hướng gió) 
Toàn bộ phần chìm của con tàu là một vật cản dòng nước. Dòng nước tác 
dụng vào thân tàu đẩy tàu đi chệch hướng đã định. Sự chuyển động chệch khỏi 
đường đi đã định của con tàu do dòng nước gây ra người ta gọi là dạt nước. 
2.2. Góc dạt nước 
Góc dạt nước là góc hợp bởi hướng hành trình (hướng mũi tàu) và hướng di 
chuyển thực tế của tàu do hải lưu gây ra. Nếu không có bất kỳ ngoại lực nào tác 
dụng thì con tàu sẽ di chuyển theo hướng hành trình đã được chọn. Song, khi hải 
lưu tác dụng vào phần chìm của tàu gây lực dạt thì trọng tâm con tàu sẽ di chuyển 
theo hướng khác, người ta gọi đó là hướng thực tế do nước. 
Hay ngược lại, khi có hải lưu tác dụng thì con tàu không còn di chuyển trên 
hướng đã chọn nữa. 
Để con tàu tiếp tục di chuyển theo hướng đã định thì ta phải lái con tàu theo 
hướng khác. Hướng để dẫn tàu lúc này ta phải chọn để sao cho mặc dù bị hải lưu 
tác dụng thì trọng tâm tàu vẫn luôn luôn di chuyển trên hướng đã định. 
 52 
Hình 7-4: Tàu bị dạt do tác dụng của nước 
3. Góc dạt tổng hợp 
3.1. Định nghĩa 
Thực tế trên biển, khi tàu hành trình sẽ chịu tác động đồng thời của gió và 
nước và sẽ chuyển động lệch khỏi hướng đã định. Góc hợp bởi hai hướng trên gọi 
là góc dạt tổng hợp. 
Hướng dịch chuyển của tàu khi chịu tác dụng của cả gió và nước gọi là 
hướng đi tổng hợp 
Tuỳ thuộc vào quan hệ của gió và hải lưu (hướng và cường độ của mỗi yếu 
tố) mà tàu bị dạt trái hoặc dạt phải. 
Hình 7-5: Tàu bị dạt do ảnh hưởng của cả gió và nước 
 53 
3.2. Xác định góc dạt tổng hợp 
Dẫn tàu đi theo đường chập tiêu, đường đi đó chính là Hướng đi tổng hợp. 
Khi đó, ta có: Góc dạt tổng hợp = Hướng của chập tiêu - Hướng thật 
Hình 7-6: Sơ đồ xác định góc dạt tổng hợp 
B. Câu hỏi và bài tập 
Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm về hướng gió, hướng nước, góc dạt gió, góc 
dạt nước, góc dạt tổng hợp? 
Câu hỏi 2: Trình bày cách đo góc dạt gió, góc dạt tổng hợp? 
C. Ghi nhớ: 
- Ghi nhớ ảnh hưởng của gió và nước tới hành trình của t àu. 
- Biết đo góc dạt và loại trừ ảnh hưởng của gió nước tới hành trình của tàu 
Kiểm tra định kỳ lần 2 
Kiểm tra hết môn học 
 54 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC 
I. Vị trí, tính chất của môn học : 
- Vị trí: Môn học Những kiến thức hàng hải cơ bản là một môn học chuyên 
môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Điều khiển tàu 
cá; được giảng dạy đầu tiên. 
- Tính chất: Đây là môn học quan trọng, giúp người học tiếp cận với kiến 
thức cơ bản nhất về hàng hải và làm quen với tàu thuyền; Môn học này được đào 
tạo ở cơ sở đào tạo kết hợp với thực địa, thời gian thích hợp để tiến hành giảng 
dạy là ban ngày. 
II. Mục tiêu của môn học: 
Học xong môn học này người học có: 
- Kiến thức: 
 + Nhận biết được phương hướng trên biển. 
+ Giải thích được khái niệm hướng đi, toạ độ địa l ý. 
+ Mô tả được chức năng của bánh lái, chân vịt; tính năng hàng hải của tàu 
thuyền. 
+ Giải thích được ảnh hưởng của gió và dòng nước tới đường đi của tàu. 
- Kỹ năng: 
 + Phân biệt được các thiết bị trên tàu như: hệ thống lái, chân vịt, hệ thống 
neo. 
 + Tiến hành đo được góc giạt và loại trừ ảnh hưởng của gió, nước tới đường 
đi của tàu. 
+ Biết phân loại hải đồ 
- Thái độ: 
 Nghiêm túc trong khi làm việc, sáng tạo, tuân thủ theo quy định. 
III. Nội dung chính của môn học: 
Mã bài Tên bài 
Loại 
 bài dạy 
Địa 
 điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MH01-1 
Bài 1. Tính năng 
hàng hải của tàu 
thuyền 
Lý 
thuyết 
Phòng 
học 
9 
8 
1 
MH01-2 
Bài 2. Toạ độ địa 
lý, đơn vị đo 
lường dùng trong 
hàng hải 
Lý 
thuyết 
Phòng 
học 
3 
2 
1 
 55 
Mã bài Tên bài 
Loại 
 bài dạy 
Địa 
 điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MH01-3 Bài 3. Phương 
hướng trên biển 
Lý 
thuyết 
Phòng 
học 
3 
2 
1 
MH01-4 Bài 4. Tiêu hàng 
hải 
Lý 
thuyết 
Phòng 
học 
5 
2 
1 
2 
MH01-5 Bài 5. Hải đồ Lý 
thuyết 
Phòng 
học 
6 5 1 
MH01-6 Bài 6: La bàn từ Lý 
thuyết 
Phòng 
học 
4 3 1 
MH01-7 Bài 6. Ảnh 
hưởng của gió, 
nước 
Lý 
thuyết 
Phòng 
học 
7 5 1 1 
 Kiểm tra hết môn học 3 3 
 Cộng 40 27 7 6 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
- Phải có 01 phòng thực hành, trong đó có tối thiểu 01 mô hình tàu cá và mô 
hình (hoặc vật thật) các thiết bị như: bánh lái, chân vịt, neo, tiêu hàng hải... phục 
vụ cho thực hành. 
- Cách tổ chức thực hiện: 
Bài 1: Tính năng hàng hải của tàu thuyền 
Câu hỏi 1: Trình bày các chức năng hàng hải của tàu thuyền? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 20 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: trình bày được các chức năng hàng hải của tàu 
thuyền. 
Câu hỏi 2: Trình bày chức năng của bánh lái, chân vịt và neo của tàu thuyền? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 20 phút 
 56 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: trình bày được chức năng của bánh lái, chân vịt, neo 
của tàu thuyền. 
Câu hỏi 3: Mô tả hình dạng của bánh lái, chân vịt và neo mà anh quan sát 
được trên tàu? 
- Cách thức: Cả lớp thực hành quan sát, nhận dạng các loại bánh lái, neo, 
chân vịt sau đó mô tả chúng. 
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ 
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ 
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi 
học viên và thái độ thực hành của học viên. 
- Kết quả cần đạt được: nhận dạng và mô tả được hình dạng các loại bánh 
lái, neo, chân vịt. 
Bài 2: Toạ độ địa lý, đơn vị đo lƣờng dùng trong hàng hải 
Câu hỏi 1: Trình bày các khái niệm về kinh độ, vĩ độ địa lý? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 20 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: trình bày được các khái niệm về kinh độ, vĩ độ địa lý 
Câu hỏi 2: Trình bày các đơn vị đo lường dùng trong hàng hải? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 10 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: trình bày được các đơn vị đo lường dùng trong hàng 
hải 
Bài 3: Phƣơng hƣớng trên biển 
Câu hỏi 1: Trình bày cách phân chia phương hướng? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 20 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
 57 
- Kết quả cần đạt được: trình bày được cách phân chia phương hướng 
Câu hỏi 2: Trình bày các khái niệm về hướng đi của tàu? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 20 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: trình bày được các đơn vị đo lường dùng trong hàng 
hải 
Bài 4: Tiêu hàng hải 
Câu hỏi 1: Nêu tên các loại tiêu hàng hải và tác dụng của từng loại? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 20 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: Nêu được tên các loại tiêu hàng hải và tác dụng của 
từng loại. 
Câu hỏi 2: Quan sát và nhận dạng các loại tiêu hàng hải ? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ 
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ 
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi 
học viên và thái độ thực hành của học viên. 
- Kết quả cần đạt được: nhận dạng được các loại tiêu hàng hải 
Bài 5: Hải đồ 
Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm và tác dụng của hải đồ? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 20 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: Trình bày được khái niệm và tác dụng của hải đồ 
Câu hỏi 2: Làm quen và giải thích ký hiệu hải đồ và nêu ý nghĩa các ký hiệu 
trên hải đồ? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
 58 
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ 
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ 
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi 
học viên và thái độ thực hành của học viên. 
- Kết quả cần đạt được: giải thích được ký hiệu hải đồ và nêu được ý nghĩa 
các ký hiệu trên hải đồ. 
Bài 6: La bàn từ 
Câu hỏi 1: Hãy nêu chức năng và các bộ phận chính của la bàn từ? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 20 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: Nêu được chức năng và các bộ phận chính của la bàn 
từ. 
Câu hỏi 2: Trình bày các bước lắp đặt la bàn từ trên tàu? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 20 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: Trình bày được các bước lắp đặt la bàn từ trên tàu. 
Bài 7: Ảnh hƣởng của gió, nƣớc 
Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm về hướng gió, hướng nước, góc dạt gió, góc 
dạt nước, góc dạt tổng hợp? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: Trình bày được khái niệm về hướng gió, hướng 
nước, góc dạt gió, góc dạt nước, góc dạt tổng hợp? 
Câu hỏi 2: Trình bày cách đo góc dạt gió, góc dạt tổng hợp? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 30 giờ 
 59 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: Trình bày được cách đo góc dạt gió, góc dạt tổng 
hợp 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 - Trình bày được các chức năng 
hàng hải của tàu thuyền. 
 - Trình bày được chức năng của 
bánh lái, chân vịt, neo của tàu 
thuyền. 
 - Mô tả hình dạng của bánh lái, 
chân vịt và neo 
 Xem bài làm của học viên và đối 
chiếu với nội dung đã giảng. 
5.2. Bài 2: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 - Trình bày được các khái niệm về 
kinh độ, vĩ độ địa lý. 
 - Trình bày được các đơn vị đo 
lường dùng trong hàng hải 
 Xem bài làm của học viên và đối 
chiếu với nội dung đã giảng 
5.3. Bài 3: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 - Trình bày được cách phân chia 
phương hướng. 
 - Trình bày được các đơn vị đo 
lường dùng trong hàng hải 
 Xem bài làm của học viên và đối 
chiếu với nội dung đã giảng 
5.4. Bài 4: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 - Nêu được tên các loại tiêu hàng 
hải và tác dụng của từng loại. 
 - Nhận dạng được các loại tiêu 
 - Xem bài làm của học viên và đối 
chiếu với nội dung đã giảng 
 - Đánh giá ý thức của học viên khi thực 
 60 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
hàng hải hành nhận biết các loại tiêu tại phòng 
thực hành kết hợp với trả lời nhận dạng 
các loại tiêu của học viên. 
5.5. Bài 5: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 - Trình bày được khái niệm và tác 
dụng của hải đồ 
 - Giải thích được ký hiệu hải đồ và 
nêu được ý nghĩa các ký hiệu trên 
hải đồ. 
 - Xem bài làm của học viên và đối 
chiếu với nội dung đã giảng 
 - Đánh giá ý thức của học viên khi thực 
hành làm quen với hải đồ tại phòng thực 
hành kết hợp với trả lời giải thích ký hiệu 
hải đồ và các ký hiệu trên hải đồ của học 
viên. 
5.6. Bài 6: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Nêu được chức năng và các bộ 
phận chính của la bàn từ. 
- Trình bày được các bước lắp đặt la 
bàn từ trên tàu. 
 - Xem bài làm của học viên và đối 
chiếu với nội dung đã giảng 
 - Đánh giá ý thức của học viên khi thực 
hành làm quen với la bàn từ tại phòng 
thực hành. 
5.7. Bài 7: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 - Trình bày được khái niệm về 
hướng gió, hướng nước, góc dạt gió, 
góc dạt nước, góc dạt tổng hợp 
 - Trình bày được cách đo góc dạt 
gió, góc dạt tổng hợp 
 - Xem bài làm của học viên và đối 
chiếu với nội dung đã giảng 
VI. Tài liệu tham khảo 
- Giáo trình Hàng hải địa văn, Trường Cao đẳng nghề Thuỷ sản Miền Bắc. 
 61 
- Phòng Bảo đảm hàng hải, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bảng chắp bản đồ biển, 
1994. 
- Phòng Bảo đảm hàng hải, Bộ Tư lệnh Hải quân, Ký hiệu bản đồ biển, 1987. 
- Các tài liệu khác có liên quan.
 62 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Ông Phạm Văn Khoát Chủ nhiệm 
2. Ông Hoàng Ngọc Thịnh Phó chủ nhiệm 
3. Ông Trần Thế Phiệt Thư ký 
4. Ông Hồ Đình Hải Ủy viên 
5. Ông Đỗ Ngọc Thắng Ủy viên 
6. Ông Nguyễn Quý Thạc Ủy viên 
7. Ông Nguyễn Văn Bôn Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 (Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết Chủ tịch 
2. Bà Đào Thị Hương Lan Thư ký 
3. Ông Nguyễn Duy Bân Ủy viên 
4. Ông Đỗ Văn Nhuận Ủy viên 
5. Ông Phạm Văn Vĩnh Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhung_kien_thuc_hang_hai_co_ban_ma_so_mh_01_nghe.pdf