Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (Học phần II) - Phan Văn Bình

Tóm tắt Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (Học phần II) - Phan Văn Bình: ...ng hoá đó là sức lao động. Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. Sức lao động là cái có trước, là yếu tố tiềm năng, còn lao động là quá trình sử dụng sức lao động. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng ho... trong giai cấp tư bản: chủ công nghiệp, nhà buôn, chủ ngân hàng v.v chia nhau giá trị thặng dư. 2. Chu chuyển của tư bản Chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xem nó là một quá trình định cư đổi mới, và sự lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển của tư bản nói lên tốc độ vậ...uộng đất có độ màu mỡ tự nhiên trung bình và tốt (giả sử có P’ = 20%). Loại ruộng Tư bản đầu tư P’ Sản lượng (tạ) Giá cả sản xuất cá biệt Giá cả sản xuất chung Địa tô chênh lệch Của 1 tạ Của tổng sản phẩm Của 1 tạ Của tổng sản phẩm Tốt 100 20 6 20 1...

pdf94 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (Học phần II) - Phan Văn Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u 
đòi hỏi một hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể 
tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Hình 
thức mới đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. 
 2) Sự phát triển của phân công lao động xã hội đó làm xuất hiện một số 
ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn 
kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành 
thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên 
cứu khoa học cơ bảnNhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh các 
 84 
ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các 
ngành khác có lợi hơn. 
 3) Sự thống trị của độc quyền đó làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa 
giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có 
những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp, 
điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội v.v. 
 4) Cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của 
các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và 
xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi 
phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế, trong đó không thể 
thiếu vai trò của nhà nước. 
 5) Việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa 
xã hội hiện thực và tác động của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ cũng 
đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế. 
 b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 
 Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ 
chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một cơ chế 
thống nhất nhằm làm giàu cho các tổ chức độc quyền và giúp quan hệ sản xuất 
tư bản chủ nghĩa thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản 
xuất do cuộc cách mạng khoa học, công nghệ tạo ra. 
 Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ 
nghĩa tư bản độc quyền. Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ 
với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của 
nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh 
của nhà nước trong một cơ chế thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào 
các tổ chức độc quyền. 
 85 
 V.I.Lênin chỉ ra rằng “Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày 
đặc những quan hệ lệ thuộc để bao trùm hết thảy các thiết kế kinh tế và chính 
trị () đó là biểu hiện rừ rệt nhất của sự độc quyền ấy”11. Trong cơ cấu của 
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đó trở thành một tập thể tư 
bản khổng lồ. Nó cũng là chủ sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh 
doanh, bóc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản thông thường. Nhưng 
điểm khác biệt là ở chỗ ngoài chức năng một nhà tư bản thông thường, nhà 
nước còn có chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội như quân đội, 
cảnh sát, nhà tù v.v. Ph.Ănghen cho rằng nhà nước đó vẫn là nhà nước của các 
nhà tư bản, là nhà tư bản tập thể lý tưởng và nhà nước ấy càng chuyển nhiều 
lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại càng biến thành 
nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu. Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền 
nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải là một chính 
sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản. 
 Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà 
nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến 
đổi thích hợp đối với xã hội đó. Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu 
can thiệp bằng bạo lực và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế. Trong giai đoạn chủ 
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngoài quá trình 
kinh tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp 
luật. Ngày nay vai trò của nhà nước tư sản đã có sự biến đổi, không chỉ can 
thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và 
quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện 
pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, 
phân phối, lưu thông, tiêu dùng. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình 
thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn 
11 V.I.Lênin: Toàn tập, 2005, t.27, tr.535 
 86 
tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện 
lịch sử mới. 
 2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà 
nước 
 a. Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước 
 V.I.Lênin đó từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân của các ngân 
hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của ngân hàng 
và công nghiệp với chính phủ “Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân 
hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng”12. 
 Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các đảng phải tư sản và 
chủ các hội chủ xí nghiệp. Các đảng phái này đó tạo ra cho tư bản độc quyền 
một cơ sở xó hội để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công 
chức bộ máy nhà nước. Thông qua các hội chủ xí nghiệp, một mặt, các đại 
biểu các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương 
vị khác nhau; mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào 
các ban quan trị của các tổ chức độc quyền, nắm giữ những chức vụ trọng yếu 
chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ đầu các tổ chức độc 
quyền. Sự thâm nhập vào nhau này (còn gọi là sự kết hợp) đó tạo ra những 
biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà 
nước từ trung ương đến các địa phương ở các nước tư bản. 
 b. Sự hình thành khu vực kinh tế nhà nước và sở hữu nhà nước tư 
sản 
 Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực của 
đời sống, nhưng nét nổi bật nhất là sức mạnh của độc quyền và của nhà nước 
kết hợp với nhau trong lĩnh vực kinh tế. Cơ sở của những biện pháp độc quyền 
nhà nước trong kinh tế là sự thay đổi các quan hệ sở hữu. Nó biểu hiện không 
12 V.I.Lênin: Toàn tập, 2005, t.31, tr.275 
 87 
những ở chỗ sỡ hữu nhà nước tăng lên mà cả ở sự tăng cường mối quan hệ 
giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân, hai loại sở hữu này đan 
kết với nhau trong quá trỡnh chu chuyển của tổng tư bản xó hội. Sở hữu nhà 
nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cần cho hoạt động 
của bộ máy nhà nước, mà gồm cả những doanh nghiệp nhà nước trong công 
nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội như giao thông 
vận tải, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội v.v; trong đó ngân sách nhà nước là bộ 
phận quan trọng nhất 
 Sở hữu nhà nước hình thành dưới những hình thức 1) Xây dựng doanh 
nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách. 2) Quốc hữu hoá các xí nghiệp tư 
nhân bằng cách mua lại. 3) Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư 
nhân. 4) Mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích luỹ của các doanh 
nghiệp tư nhân. 
 c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản 
 Một trong những hình thức biểu hiện quan trọng của chủ nghĩa tư bản 
độc quyền nhà nước là sự điều tiết quá trình kinh tế. Hệ thống điều tiết của nhà 
nước tư sản hình thành một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà 
nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có 
khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá 
trình tái sản xuất xã hội. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới 
nhiều hình thức như: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc bằng các 
công cụ kinh tế và các công cụ hành chính-pháp lý, bằng cả ưu đãi và trừng 
phạt; bằng những giải pháp chiến lược dài hạn như lập chương trình, kế hoạch 
tổng thể phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường, bảo hiểm 
xó hội v.v và bằng cả các giải pháp ngắn hạn. 
 Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản là sự thể hiện rừ nột nhất sự 
điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Chúng bao gồm 
 88 
nhiều lĩnh vực như chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống lạm phát, 
chính sách về tăng trưởng kinh tế, chính sách xó hội, chớnh sỏch kinh tế đối 
ngoại. Các công cụ chủ yếu của nhà nước tư sản để diều tiết kinh tế và thực 
hiện các chính sách kinh tế như ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ-tín dụng, các 
doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hoá hay chương trình hoá kinh tế và các 
cụng cụ hành chính-pháp lý. Tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của 
từng nước, trong từng thời kỳ và sự vận dụng các học thuyết kinh tế, sự điều 
tiết kinh tế của nhà nước tư sản có các mô hình thể chế kinh tế khác nhau như 
mô hình trọng cầu, mô hình trọng cung, mụ hình trọng tiền v.v. Những học 
thuyết kinh tế quan trọng đó được vận dụng vào sự điều tiết kinh tế của chủ 
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước như học thuyết của Kenynes (J.Kenynes 
1854-1946) chiếm vị trí thống trị từ những năm 40-70 của thế kỷ XX, sau đó 
là học thuyết kinh tế của P. A.Samuelson đang là cơ sở lý luận cho sự điều tiết 
vĩ mô của nhà nước và quản lý vĩ mụ của cỏc doanh nghiệp. 
 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VAI TRÒ VÀ GIỚI HẠN LỊCH SỬ CỦA CHỦ 
NGHĨA TƯ BẢN 
 1. Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản 
xuất xã hội 
 Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn, từ chủ nghĩa tư bản tự do 
cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền mà nấc thang tột cùng của nó là 
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Trong suốt quá trình phát triển, chủ 
nghĩa tư bản đã có những mặt tích cực đối với phát triển sản xuất. Đó là 
 1) Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại. Sự ra đời 
của chủ nghĩa tư bản đó giải phóng loài người khỏi “đêm trường trung cổ” của 
xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển 
sang phát triển kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa, chuyển sản xuất nhỏ thành 
sản xuất lớn hiện đại. Dưới tác động của quy luật giá trị thăng dư và các quy 
 89 
luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, chủ nghĩa tư bản đó làm tăng năng suất lao 
động, tạo ra khối lượng của cải nhiều hơn các xã hội trước cộng lại. 
2) Phát triển lực lượng sản xuất. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản 
đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và 
công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên lên kỹ thuật cơ khí, sang tự 
động hoá, tin học hoá và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ 
thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả 
khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người. 
 3) Thực hiện xã hội hoá sản xuất. Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản 
xuất hàng hoá phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, 
cùng với nó là quá trình xã hội hoá sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó 
là sự phát triển của phân công lao động xó hội, sản xuất tập trung với quy mô 
hợp lý, chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc; mối liên hệ kinh 
tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ làm cho các quá 
trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành 
một hệ thống, một quá tránh sản xuất xã hội. Tuy nhiên, những thành tựu chủ 
nghĩa tư bản đạt được trong sự vận động đầy mâu thuẫn. Điều đó thể hiện ở 
hai xu hướng trái ngược nhau là xu thế phát triển nhanh chóng và xu thế trì trệ 
của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. 
 V.I.Lênin nhận xát, sự phát triển nhanh chóng và sự trì trệ thối nát là hai 
xu thế cùng song song tồn tại trong nền kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. Đó chính 
là một biểu hiện quan trọng thuộc bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền. 
Ngày nay, bản chất này biểu hiện rất nổi bật. Xu thế phát triển nhanh của nền 
kinh tế biểu hiện ở chỗ, sau chiến tranh thế giới thứ II, đặc biệt là vào những 
năm 50, 60 thế kỷ XX, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới đã xuất hiện 
thời kỳ tăng trưởng với tốc độ cao hiếm thấy. Trong thời gian 1948-1970, Mỹ, 
Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Canađa, Nhật bản v.v có tỷ suất tăng trưởng bình 
 90 
quân trong tổng giá trị thu nhập quốc dân đạt 5,1%. Đồng thời, việc nâng cao 
hiệu quả lao động sản xuất cũng rất rõ rệt. Sở dĩ như vậy là do a) yêu cầu nội tại 
và xu hướng tăng nhanh tốc độ phát triển lực lượng sản xuất do tác động của 
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. b) nền kinh tế tư bản chủ nghĩa có 
những nhân tố kích thích phát triển. c) việc mở rộng thị trường trong và ngoài 
nước. d) đặc biệt là tác dụng kích thích của hai hệ thống kinh tế thế giới. 
 Xu thế trì trệ của nền kinh tế hay xu thế kìm hãm mà V.I.Lênin đó chỉ ra 
có nguyên nhân cơ bản là do sự thống trị của độc quyền. Độc quyền đó tạo ra 
những nhân tố ngăn cản sự tiến bộ kỹ thuật và phát triển sản xuất như quy 
định giá cả độc quyền, hạn chế sản lượng và mua phát minh kỹ thuật. Ngày 
nay, các nhân tố gây trì trệ vẫn còn tồn tại và tiếp tục tác động. 
 Sự tồn tại song song của hai xu thế trong chủ nghĩa tư bản một mặt nói 
lên rằng chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn còn sức sống, quan hệ sản xuất tư bản 
chủ nghĩa còn có thể tự điều chỉnh và trong giới hạn nhất định nó còn có thể 
thích ứng với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy xã hội tư 
bản chủ nghĩa đang vấp phải những giới hạn nhất định, mâu thuẫn cơ bản của 
chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn chưa giải quyết được. 
 2. Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản 
 Bên cạnh mặt tích cực nói trên, trong quá trình phát triển, chủ nghĩa tư 
bản đã gây ra những hậu quả nặng nề cho loài người; hai cuộc chiến tranh thế 
giới đẫm máu và hàng trăm cuộc chiến tranh cục bộ khác; chạy đua vũ trang 
và ô nhiêm môi trường; nạn đói nghèo và bệnh tật của hàng trăm triệu người, 
nhất là ở các nước chậm phát triển. Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản bắt 
nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất và 
trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư 
bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đó có 
 91 
điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối nhưng không 
thể khắc phục được mâu thuẫn này. 
 Mâu thuẫn cơ bản nói trên biểu hiện thành những mâu thuẫn cụ thể sau 
đây 
 a) Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động thể hiện ở sự phân cực giàu - 
nghèo và tình trạng bất công xã hội tăng lên. Sự bần cùng hoá tuyệt đối lẫn 
tương đối của giai cấp công nhân vẫn đang tồn tại. Tuy đại bộ phần tầng lớp 
trí thức và lao động có kỹ năng đang có việc làm được cải thiện mức sống và 
gia nhập vào tầng lớp trung lưu, nhưng vẫn không xoá được sự phân hoá giàu-
nghèo ngày càng sâu sắc. Thu nhập của 358 người giàu nhất thế giới lớn hơn 
thu nhập hàng năm của hơn 45% dân số thế giới. Tình trạng công nhân, người 
lao động thất nghiệp ngày càng tăng. Trong xã hội tư bản ngày nay, sự bất 
bình đẳng và các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại một cách phổ biến- sự suy đồi về xã 
hội, văn hoá và đạo đức ngày càng trầm trọng. 
 b) Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế 
quốc. Ngày nay, mâu thuẫn này đang chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước 
chậm phát triển bị lệ thuộc với những nước đế quốc thành mâu thuẫn giữa các 
nước và tầng lớp thượng lưu giàu có ở phương Bắc với các nước và tầng lớn 
nghèo khổ ở phương Nam. Nếu so sánh thu nhập thời kỳ 1930-1993 ta thấy 
khoảng cách giàu nghèo của hai nhóm nước này tăng lên 280% GDP (của 550 
triệu dân châu Phi chỉ bằng GDP của nước Bỉ (10 triệu dân). Nhiều tài liệu 
công bố trên các phương tiện truyền thông đó chứng tỏ các nước thứ ba không 
những bị vơ vét cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà còn mắc nợ không 
thể nào trả được. Hàng năm, các nước chậm phát triển vay nợ phải trả cho các 
nước chủ nợ số tiền lãi từ 130 đến 150 tỷ USD. Chính vì thế, trong những năm 
80 của thế kỷ XX, thế giới thứ ba bị trì trệ, suy thoái. Điều này được Ngân 
hàng Thế giới khẳng định, ở châu Phi, Mỹ Latinh, hàng trăm triệu người đó 
 92 
nhận thấy, đi cùng với tăng trưởng là sự suy tàn về kinh tế, phát triển nhường 
chỗ cho suy thoái; ở một vài nước Mỹ Latinh, GNP theo đầu người hiện nay 
thấp hơn so với 10 năm trước đây. Trong nhiều nước châu Phi, nó còn thấp 
hơn cách đây 20 năm” (...) một thế giới mà trong đó từ 20 năm nay ở châu Phi, 
từ 9 năm nay ở Mỹ Latinh mức sống không ngừng giảm. Trong khi đó mức 
sống trong các vùng khác tiếp tục tăng lên tuy có chậm hơn, đó là điều hoàn 
toàn không thể chấp nhận được”13. 
 c) Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, chủ yếu là giữa 
ba trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản, giữa các tập đoàn 
tư bản xuyên quốc gia. Mâu thuẫn này có phần dịu đi trong thời kỳ còn tồn tại 
sự đối đầu giữa hai hệ thống thế giới tư bản chủ nghĩa và xó hội chủ nghĩa, 
nay có chiều hướng diễn biến phức tạp sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Một 
mặt, sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá và của cách mạng khoa học và công 
nghệ khiến các nước đó phải liên kết với nhau. Mặt khác, do tác động của quy 
luật phát triển không đều và lợi ích cục bộ của giai cấp thống trị ở mỗi nước, 
các nước đó đó trở thành đối thủ cạnh tranh với nhau, tranh giành quyền lực 
và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới, nhất là giữa ba trung tâm Mỹ, Nhật Bản 
và Tây Âu. Biểu hiện của mẫu thuẫn giữa các nước ấy trước hết là cuộc chiến 
tranh thương mại, chiến tranh về đầu tư kỹ thuật, tài chính cũng như sự cạnh 
tranh giữa TNCs dưới nhiều hình thức. 
 d) Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội 
 Mâu thuẫn này là mâu thuẫn xuyên suốt thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư 
bản lên chủ nghĩa xã hội trờn phạm vi toàn thế giới. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở 
Liênxô và Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, 
nhưng bản chất thời đại không hề thay đổi. Loài người vẫn ở trong giai đoạn 
13 Rơnê Đuymông: Một thế giới không thể chấp nhận được 
 93 
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mở đầu bằng Cách mạng 
Tháng Mười Nga vĩ đại; mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội 
vẫn tồn tại một cách khách quan. Trong thực tế, mâu thuẫn này biểu hiện trong 
mưu đồ của thế lực đế quốc lợi dụng sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở một số nước 
để đẩy mạnh cuộc phản kích quyết liết bằng mọi thủ đoạn (không loại trừ sự 
can thiệp bằng quân sự) nhằm xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. 
 Nhưng do điều kiện quốc tế có những thay đổi, do giữa một số nước xã 
hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đó thiết lập quan hệ chớnh thức về mặt nhà 
nước, có quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh về nhiều mặt cho nên mâu thuẫn 
giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản ngày nay biểu hiện chủ yếu bằng 
“diễn biến hoà bình” và chống “diễn biến hoà bình”. Tuy hình thức biểu hiện 
có khác trước, nhưng đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn 
là cuộc đấu tranh rất quyết liệt diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. 
 Chủ nghĩa tư bản ngày nay- với những thành tựu đáng kể của nó, là sự 
chuẩn bị tốt nhất những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội 
trên phạm vị toàn thế giới. Nhưng bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ 
nghĩa xã hội vẫn phải thông qua cuộc cách mạng xã hội. Dĩ nhiên, cuộc cách 
mạng xã hội sẽ diễn ra bằng phương pháp nào- hoà bình hay bạo lực, điều đó 
hoàn toàn tuỳ thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử-cụ thể của từng nước và bối 
cảnh quốc tế chung trong từng thời điểm, vào sự lựa chọn của các lực lượng 
cách mạng. 
Câu hỏi ôn tập 
1. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc 
quyền nhà nước ? 
2. Tại sao nói chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn độc quyền là chủ nghĩa 
tư bản của tư bản tài chính ? 
 94 
 3. Sự biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thăng 
dư trong giai đoạn độc quyền chủ nghĩa tư bản ? 
 4. Phân tích nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc 
quyền nhà nước. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có những biểu hiện 
chủ yếu nào ? 
 5. Phân tích vai trò và giới hạn của chủ nghĩa tư bản ? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_ho.pdf
Ebook liên quan