Giáo trình Nuôi dưỡng và bảo về rừng tràm - Mã số MĐ 03: Nghề nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn
Tóm tắt Giáo trình Nuôi dưỡng và bảo về rừng tràm - Mã số MĐ 03: Nghề nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn: ...dung tuyên truyền: Vai trò rừng tràm trong đời sống cộng đồng; các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng tràm; các hành vi phá hại rừng tràm khác. 20 Hình thức tuyên truyền: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương như đài phát thanh ấp, xã, thông qua tranh ảnh. 3. Một số...chỉ huy PCCCR ...................................................................................................................................... ..................................................................................................... 2-Nhiệm vụ cụ thể của chủ rừng ..............a các loại vải khác nhau Loại vải Khả năng truyền nhiệt ( % ) Len và sợi cotton 5 Vải áo cotton 14 Vải may - ô 16 Vải sợi tổng hợp, tơ nhân tạo 60 Những người sử dụng thiết bị có tiếng ồn như máy bơm, xe bồn, cưa xăng, máy thổi gió, phải có chụp, bông bịt tai. Khi làm việc ở rìa đám...
- Đang ở nơi có nhiều vật liệu cháy; - Đang ở nơi có nhiều đám cháy nhỏ; - Thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là hướng gió và tốc độ gió; - Đang ở trên dốc, phía trước đám cháy; Hết sức chánh trường hợp bị lửa bao vây. Người chỉ huy luôn quan sát khu vực cháy chọn sẵn hướng lối thoát khi tình huống sấu xẩy ra. Khi bị lửa bao vây mà không có đường thoát hiểm thì phải thực hiện các nguyên tắc sau: - Bình tĩnh; - Không được băng qua ngọn lửa cao hơn 1m và sâu hơn 1m; - Đánh giá tình hình không có nhiều thời gian nhưng cần thiết phải tìm lối thoát; - Dùng ngay dụng cụ thủ công phát ngay thực bì xung quanh khu vực đứng giảm bớt khả năng cháy; - Lợi dụng tảng đá lớn, gỗ tươi để làm vật chắn sức nóng; - Có thể nằm ở nơi đất trũng dùng đất, bùn phủ nên người tránh bức xạ nhiệt. 50 Những mối nguy hiểm khác - Tại nơi xẩy ra cháy rừng lại có các công trình khác nằm trong khu vực xẩy ra cháy, người tham gia chữa cháy có thể lại bị ảnh hưởng các công trình này. - Có thể trong vùng cháy rừng vẫn còn lại lượng bom đạn sau chiến tranh là nguy cơ tiềm ẩn tai nạn khi chữa cháy. - Đối với khu vực có tầng than bùn dầy người chữa cháy đề phòng xụt, vướng lầy trong các hố than đã và đang cháy. d- Đề phòng tai nạn do dụng cụ thủ công. Dụng cụ thủ công sắc bén để nâng cao hiệu quả công việc, các dụng cụ này thường được mang theo người cho nên chúng ta luôn đề phòng tai nạn xẩy ra cho mình và những người xung quanh. Cuốc, xẻng, rìu, bàn dậpphải được tra cán chắc chắn, cán không dễ gẫy, các phần sắc bén phải được che chắn, bảo vệ cẩn thận. Khi mang vác dụng cụ sắc nhọn thì phải quay đầu nhọn xuống dưới và hướng ra ngoài người mình. Luôn giữ khoảng cách an toàn với người phía trước và người phía sau. Đề phòng trượt ngã khi lên, xuống dốc, nếu sườn dốc trên 20o không được đi lại ở phía cao hơn ngọn lửa đang cháy. Khi vận chuyển các dụng cụ thủ công bằng ô tô thì chúng ta xắp xếp chắc chắn không để xẩy ra va đập lăn lộn trên thùng xe, không để những lưỡi, đầu nhọn vào ống nước, dây và các loại máy móc khác. e- Đề phòng tai nạn khi làm việc gần các phương tiện cơ giới. Các thiết bị cơ giới phổ biến là xe bồn, máy bơm, máy cưa xăng, máy thổi gió, máy cắt thực bì, máy cầy, máy ủi, Mọi thành viên đều phải trải qua các lớp tập huấn về sử dụng máy móc đúng quy trình, được nhắc nhở về an toàn kỹ thuật khi sử dụng và luôn được thông báo tại hiện trường chẳng hạn như khi dùng máy cưa chặt hạ hoặc có máy ủi húc đổ cây thì những người xung quanh biết hướng đổ, biết khoảng cách an toàn cần thiết. Xe bồn: Lực lượng chữa cháy đi cùng theo có từ 2-4 người, phải ngồi trong ca bin, không ngồi trên nóc xe, bám sau thùng và chỉ khi xe dừng hẳn mới được lên xuống. Khi vận hành, chỉ có người điều khiển máy bơm ở trên sàn xe và người này kiểm tra và điều khiển hoạt động của máy bơm. Đối với người lái xe phải tuân thủ những quy định của pháp luật và một số quy tắc sau: - Kiểm tra xe, người đi cùng trước khi khởi hành; - Trên xe chữa cháy phải có nước và máy bơm sẵn sàng hoạt động; - Giữ tốc độ an toàn; - Dùng đèn vàng và còi ở những nơi nhiều khói; 51 - Không để các vật liệu dễ cháy ở trên thùng xe, lưu ý với xăng dầu mang theo; - Đảm bảo đủ sức khỏe khi lái xe đi và chữa cháy về mệt mỏi dẫn đến tai nạn. Máy bơm: Đối với công tác chữa cháy rừng bằng máy bơm nước, để thao tác an toàn cho người và máy, người tham gia vận hành máy cần chú ý đến các quy định sau: - Không tiếp xúc gần nguồn lửa, sau khi tắt máy mới được nạp nhiên liệu, không để nhiên liệu tràn ra ngoài. - Khi vận hành không được sờ vào bộ phận giảm thanh (ống xả) đang còn nóng đề phòng bỏng, không đặt máy trên những nơi có nhiều vật liệu cháy. - Khi tháo, lắp bình điện thì tháo cực âm trước và lắp cực dương trước. Đề phòng chập cháy. - Khi khởi động bằng giật dây khởi động phải cẩn thận quần áo, gang tay không để vướng vào, đề phòng va đập. Phía sau không có vật gì ảnh hưởng tới thao tác. - Đối với bộ phận xả nước là nơi có áp lực cao, phải kết lối chắc chắn với các bộ phận chống va đập. - Người vận hành máy bơm phải ăn mặc gọn gàng không uống rượu bia, chất kích thích trước khi vận hành. f- Mười nguyên tắc an toàn Mười nguyên tắc này nhằm tránh bị thương và thiệt mạng khi chữa cháy rừng. Chúng được sắp xếp theo mức độ quan trọng. - Giữ liên lạc với bộ phận theo dõi điều kiện khí tượng liên quan đến cháy rừng và dự báo diễn biến cháy rừng. - Luôn nắm được tình hình của vụ cháy - tự quan sát hoặc cử người trinh sát. - Tất cả các hành động phải dựa trên tính cách đám cháy hiện tại và ước đoán diễn biến của nó. - Luôn chọn sẵn và thông báo cho mọi người biết về các đường thoát và vùng an toàn. - Ở những nơi có thể nguy hiểm, phải bố trí người quan sát tình hình. - Sáng suốt, bình tĩnh, suy nghĩ cẩn thận và hành động dứt khoát. - Luôn giữ liên lạc với đồng đội, với chỉ huy và các tổ kế cận. 52 - Ra mệnh lệnh rõ ràng và phải chắc chắn rằng những người nhận lệnh hiểu rõ. - Luôn kiểm tra, theo dõi các đồng đội trong tổ. - Chữa cháy tích cực nhưng phải giữ an toàn là trên hết. g- Sơ cứu tại hiện trường Chữa cháy rừng là công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng đòi hỏi phải nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo an toàn. Trong quá trình chữa cháy rừng tai nạn có thể xẩy ra bất cứ lúc nào tại hiện trường chữa cháy rừng, ở những nơi mà những người có khả năng cấp cứu không đến kịp hoặc không thể có mặt. Để có thể bảo toàn tính mạng cho nạn nhân và có khi chính bản thân mình, hạn chế ảnh hưởng của vết thương. Bạn nên trang bị cho mình một kiến thức về sơ cứu thông thường để có thể khắc phục vết thương ngay tại chỗ, càng nhanh càng tốt. Túi y tế Túi y tế cơ bản gồm có: - Bông y tế (5 - 10 bịch), gạc khử trùng (10 - 20 miếng) - Các loại băng: Băng vải, băng thun (với các cỡ khác nhau, mỗi loại vài cuộn). - Thuốc chống sốt, thuốc giảm đau (Panadon, Cetamol, Aspirin,) - Thuốc kháng sinh (Ampicilline, Tetracyline, ) - Thuốc sát trùng, thuốc đỏ, thuốc tím, dung dịch Iốt, cồn 90o, nước muối 10%, ôxy già. - Thuốc chữa bỏng (tinh dầu quế, tinh dầu cá) - Thuốc chữa rắn cắn (huyết thanh chống nọc rắn, rượu hội, viên hội) - Chăn mềm - Kéo, nhíp, kim gút y tế, que thông ( thăm dò vết thương) Sơ cứu một số trường hợp thường gặp trong chữa cháy rừng - Cầm máu vết thương: Bất kỳ vết đứt, thủng da to hay nhỏ đều là vết thương. Đối với vết thương nhỏ thì cơ thể tự điều tiết và cầm máu, đối với vết thương lớn mà cơ thể không tự cầm máu được thì bạn phải tìm cách băng bó vết thương không để máu chẩy làm mất máu quá nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong. - Bỏng: Rất dễ xẩy ra trong quá trình chữa cháy, ngưới tham gia chữa cháy không chú ý va chạm phải hoặc quá mệt mỏi trượt ngã vào đám cháy hoặc có thể bị 53 lửa bao vây dẫn đến bỏng. Bạn có thể băng vết bỏng bằng các loại băng mềm co giãn. Băng lỏng vùng bỏng để đề phòng khi vết bỏng sưng nề gây chèn ép. - Ngạt: Xẩy ra khi người chữa cháy sử dụng dụng cụ thủ công tiếp cận gần đám cháy. Như chung ta đã biết đám cháy hút không khí xung quanh để duy trì quá trình cháy. Như vậy người chữa cháy có nguy cơ hết ô xy để thở dẫn đến ngạt thở. Khi gặp trường hợp này càn đưa nạn nhân ra khu vực thoáng mát tiến hành hô hấp thổi ngạt và ấn ngực cho nạn nhân thở trở lại. Ghi nhớ cần thiết để thực hiện công việc chữa cháy ở rừng tràm: 6. Ngăn ngừa các hành vi phá hại rừng tràm - Các hành vi phá hại rừng tràm khá do con người gây ra: Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong nhân dân; thường xuyên tuần tra ngăn ngừa các hành vi phá hại; xử lý nghiêm những trường hợp phá hại rừng tràm. - Ngăn ngừa gia súc phá hại rừng tràm: cấm chăn thả gia súc trong khu vực rừng tràm; sử dụng các hệ thống kênh mương phòng cháy rừng kết hợp ngăn ngừa gia súc phá hại. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu 1: Nêu các tóm tắt các bước công việc trong phòng cháy rừng? Câu 2: Nêu tóm tắt các bước công việc trong chữa cháy rừng? 2. Các bài tập thực hành 2.1. Bài tập 3.2.1: Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rửng tràm - Mục tiêu: + Rèn luyện kỹ năng xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng tràm - Nguồn lực: Tính cho một nhóm 3 – 5 học viên Xác định tọa độ đám cháy và huy động lực lượng cứu chữa Chữa cháy ngầm và cháy dưới tán bằng đào rạch Dùng nước chữa cháy Dùng đất chữa cháy giữ nước Dùng cành cây chữa cháy rừng phòng cháy Xử lý hiện trường sau khi cháy 54 + Rừng tràm 04 ha; + Ghe (xuồng): 01 cái/nhóm; + Quần áo bảo hộ lao động, ủng, mũ bảo hộ: đảm bảo mỗi học viên được trang bị đầy đủ; + Máy tính tay: 01 cái/nhóm + Biểu mẫu phương án phòng cháy, chữa cháy rừng: 01 biểu/nhóm + Giấy A4: 20 tờ/nhóm - Cách thức tiến hành: + Chia học viên thành các nhóm ( 3-5 học viên/nhóm); + Mỗi nhóm hoàn thiện đầy đủ các bước công việc xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tràm. - Nhiệm vụ của các nhóm: + Thu thập thông tin liên quan để xây dựng phương án + Lập phương án phòng chống cháy rừng theo mẫu + Cử đại diện báo cáo phương án. - Thời gian hoàn thành: Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian 16 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành của các nhóm: Hoạt động Số lượng Tiêu chuẩn 1. Thu thấp thông tin liên quan để xây dựng phương án 01 biểu thông tin liên quan/nhóm Đủ thông tin cần thiết để xây dựng phương án 2. Lập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo mẫu 01 phương án/nhóm Phương án được lập đủ nội dung và đúng mẫu 3. Báo cáo phương án 01 đại diện nhóm báo cáo Báo cáo đúng kết quả phương án mà nhóm đã xây dựng 2.2. Bài tập 3.2.2: Diễn tập chữa cháy rừng tràm bằng đất và cành cây - Mục tiêu: 55 + Rèn luyện kỹ năng chữa đám cháy nhỏ hoặc mới phát sinh bằng đất và cành cây sẵn có - Nguồn lực: Tính cho một nhóm 3 – 5 học viên + Làm đám cháy nhỏ khoảng 100m2/ nhóm; + Ghe (xuồng): 01 cái/nhóm; + Quần áo bảo hộ lao động, ủng, mũ bảo hộ: đảm bảo mỗi học viên được trang bị đầy đủ; + Dao phát 03 cái/nhóm; + Xẻng 02 cái/nhóm; + Nước uống đầy đủ. - Cách thức tiến hành: + Chia học viên thành các nhóm ( 3 - 5 học viên/nhóm); + Tạo hiện trường đám cháy khoảng 100 m2. Chú ý chuẩn bị đầy đủ lực lượng công cụ hỗ trợ khác phòng trường hợp nhóm học viên thực hành không kiểm soát được đám cháy gây cháy lan. + 02 học viên sử dụng xẻng dập đám cháy, 03 học viên dùng cành cây tươi dập đám cháy. + Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và rừng khu vực xung quanh. - Nhiệm vụ của các nhóm: + Phân công thành viên dập đám cháy bằng đất, bằng cành cây + Chuẩn bị đầy đủ xẻng, cành cây tươi để dập lửa + Tạo hiện trường đám cháy + Tiến hành dập đám cháy - Thời gian hoàn thành: Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian 02 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành của các nhóm: Hoạt động Số lượng Tiêu chuẩn 1. Phân công thành viên 02 người dùng xẻng, 03 người dùng Các thành viên rõ nhiệm vụ, có người chỉ huy của nhóm 56 cành cây 2. Chuẩn bị xẻng, cành cây tươi 02 xẻng, 12 cành cây tươi Đủ số lượng, cành cây tươi nhiều lá vừa sức cầm 3. Tạo hiện trường đám cháy 01 hiện trường Đảm bảo là đám cháy nhỏ 4. Dập đám cháy Dập tắt đám cháy triệt để bằng đất và cành cây tươi Đảm bảo về thời gian Đảm bảo an toàn C. Ghi nhớ - Mẫu phương án phòng cháy, chữa cháy rừng - Các biện pháp chữa cháy rừng, an toàn lao động trong khi chữa cháy rừng. 57 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun Mô đun bảo vệ và nuôi dưỡng rừng tràm là một mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nhân giống và trồng tràm trên đất ngập phèn, mô đun này được giảng dạy sau mô đun trồng và chăm sóc rừng tràm. Đây là mô đun quan trọng trong chương trình dạy nghề nhân giống và trồng tràm trên đất ngập phèn, mô đun này cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng và thái độ liên quan đến bảo vệ, nuôi dưỡng rừng tràm. II. Mục tiêu - Liệt kê được các công việc nuôi dưỡng rừng tràm; - Thực hiện được công việc kiểm tra tỷ lệ cây sống ở rừng tràm - Nêu được nội dung công tác tuần tra, công tác tuyên truyền bảo vệ rừng tràm; - Nêu được nguyên nhân, tác hại của cháy rừng; - Nêu được các công việc liên quan đến phòng chống cháy rừng tràm và nguyên tắc an toàn lao động trong phòng chống cháy rừng; - Lập được phương án phòng cháy rừng tràm trước mùa khô; - Sử dụng được các dụng cụ, phương tiện tham gia chữa cháy rừng; - An toàn tuyệt đối cho người, phương tiện và giảm thiệt hại tối đa trong công tác chữa cháy rừng. III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ03- 01 Nuôi dưỡng rừng tràm Tích hợp Lớp học & rừng tràm trưởng thành 32 06 24 2 MĐ03- 02 Bảo vệ rừng tràm Tích hợp Lớp học & rừng tràm trưởng thành 34 08 24 2 58 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* Kiểm tra hết mô đun 04 04 Cộng 70 14 48 08 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi kiến thức Câu hỏi 1: Kết quả điều rừng tràm trên 05 ô tiêu chuẩn như sau: Tổng số cây đếm được là 300 cây, trong đó có 270 cây sống. Vậy tỷ lệ cây sống là: a. 80 % b. 85% c. 90% b. 95% Trả lời: Câu trả lời đúng là câu c Câu hỏi 2: Cường độ tỉa thưa rừng tràm lần 1 là 30%, biết trữ lượng rừng tràm 400m3/ha. Vậy khối lượng gỗ tràm lấy ra ở lần tỉa thưa này là: a. 110 b. 120 c. 130 b. 140 Trả lời: Câu trả lời đúng là câu b Câu hỏi 3: Nêu các tóm tắt các bước công việc trong phòng cháy rừng? Trả lời: Các bước công việc trong phòng cháy rừng tràm bao gồm Xây dựng phương án PCCCR tràm Tổ chức lực lượng tuần tra phòng chống cháy rừng Làm hệ thống các biển báo PCCCR tràm Gia cố hệ thống đập, quai đê bao giữ nước Bố trí cây trồng trên kênh mương phòng cháy Vệ sinh rừng 59 Câu hỏi 4: Nêu tóm tắt các bước công việc trong chữa cháy rừng? Trả lời: Các bước công việc trong chữa cháy rừng tràm bao gồm 4.2. Đánh giá bài thực hành 3.1.1: Kiểm tra tỷ lệ cây sống ở rừng tràm sau khi trồng 20 – 30 ngày. - Các nhóm tự nhận xét quá trình thực hiện bài tập: thái độ từng thành viên trong nhóm, các thành viên làm tôt, chưa làm tốt, sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. - Các nhóm khác đều phải có ý kiến đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên nhân xét quá trình và kết quả thực hiện của từng nhóm được chọn, đánh giá nhóm làm làm tốt, nhóm nào chưa làm tốt. Đánh giá theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Lập biểu mẫu điều tra tỷ lệ cây sống đúng, đủ số lượng biểu So sánh biểu mẫu của nhóm với biểu mẫu của giáo viên đưa ra Đếm số lượng biễu đều tra 2. Bố chí ô tiêu chuẩn: đủ số lượng, đúng sơ đồ, đủ diện tích, đúng hình dạng Quan sát quá trình thực hiện của nhóm Kiểm tra diện tích và hình dạng bằng thước dây 3. Đếm số cây sống ghi vào biểu mẫu: đảm bảo chính xác, rõ ràng và sạch Quan sát quá trình thực hiện của nhóm 4. Tính tỷ lệ phần trăm cây sống đúng theo Kiểm tra lại kết quả Xác định tọa độ đám cháy và huy động lực lượng cứu chữa Chữa cháy ngầm và cháy dưới tán bằng đào rạch Dùng nước chữa cháy Dùng đất chữa cháy giữ nước Dùng cành cây chữa cháy rừng phòng cháy Xử lý hiện trường sau khi cháy 60 công thức 5. Các hoạt động: báo cáo kết quả của nhóm, thời gian thực hiện, sự phối hợp các thành viên trong nhóm Quan sát quá trình thực hiện, ghi chép thời gian thực hiện 4.3. Đánh giá bài thực hành 3.2.1: Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rửng tràm - Các nhóm tự nhận xét quá trình thực hiện bài tập: thái độ từng thành viên trong nhóm, các thành viên làm tôt, chưa làm tốt, sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. - Các nhóm khác đều phải có ý kiến đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên nhân xét quá trình và kết quả thực hiện của từng nhóm được chọn, đánh giá nhóm làm làm tốt, nhóm nào chưa làm tốt. Đánh giá theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Thu thập đủ các thông tin liên quan để xây dựng phương Kiểm tra lại các thông tin nhóm thu thập, so sánh thông tin giữa các nhóm với nhau 2. Lập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đúng theo mẫu Kiểm tra phương án các nhóm về nội dung và hình thức 3. Báo cáo phương án Theo dõi nhận xét báo cáo kết quả của các nhóm 4. Các hoạt động: báo cáo kết quả của nhóm, thời gian thực hiện, sự phối hợp các thành viên trong nhóm Quan sát quá trình thực hiện, ghi chép thời gian thực hiện 4.4. Đánh giá bài thực hành 3.2.1: Diễn tập chữa cháy rừng tràm bằng đất và cành cây - Các nhóm tự nhận xét quá trình thực hiện bài tập: thái độ từng thành viên trong nhóm, các thành viên làm tôt, chưa làm tốt, sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. - Các nhóm khác đều phải có ý kiến đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn 61 - Giáo viên nhân xét quá trình và kết quả thực hiện của từng nhóm được chọn, đánh giá nhóm làm làm tốt, nhóm nào chưa làm tốt. Đánh giá theo bảng sau: Hoạt động Cách thức đánh giá 1. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên: các thành viên đều rõ nhiệm vụ, có người chỉ huy Quan sát quá trình thực hiện của nhóm 2. Chuẩn bị xẻng, cành cây tươi đủ, cành nhiều lá không quá nặng Quan sát quá trình thực hiện của nhóm 3. Tạo hiện trường đám cháy đủ diện tích Kiểm tra diện tích đám cháy sau kho dập 4. Dập đám cháy tắt đám cháy triệt để Kiểm tra lại 5. Các hoạt động: báo cáo kết quả của nhóm, thời gian thực hiện, sự phối hợp các thành viên trong nhóm Quan sát quá trình thực hiện, ghi chép thời gian thực hiện 62 V. Tài liệu tham khảo - Phân viện Nghiên cứu Khoa học lâm nghiệp Nam bộ, 2006. “Phát triển rừng tràm (Melaleuca) ở ĐBSCL”. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. - Dương Công Chinh, 2009, Đề tài “Nghiên cứu và đề xuất chế độ nước thích hợp cho hồ rừng khu vực rừng tràm U Minh Thượng”. Viện khoa học thủy lợi VN. - - 63 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874 /BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Lê Văn Định - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh – Chuyên viên chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: - Ông Nguyễn Xuân Thanh - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Trần Đức Thưởng, Phó giám đốc Trung tâm Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Bà Nguyễn Thái Hiền, Giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Bà Bùi Thị Tú Quyên, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Lê Quang Thanh, Nghiên cứu viên Viện khoa học Lâm nghiệp Miền Nam. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Ngọc Thụy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc 2. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giáo viên Trường CĐN Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ - Bà Nguyễn Hồng Thắm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Phan Văn Trung, Phó trưởng phòng Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ./.
File đính kèm:
- giao_trinh_nuoi_duong_va_bao_ve_rung_tram_ma_so_md_03_nghe_n.pdf