Giáo trình Nuôi hàu thương phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương
Tóm tắt Giáo trình Nuôi hàu thương phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương: ...g nhất trong chọn giống hàu là kích cỡ phải đồng đều, thông thường hàu có kích thước tối thiểu từ 3-5mm là có thể nuôi thả. Nên chọn vỏ giống phấn bố đều trên hai mặt vỏ là tốt nhất. Tránh mua con giống trên cùng vỏ có kích cỡ chênh lệnh nhau quá lớn (2-3mm). Các kích cỡ lớn hơn (5-7, 7-10, ...h nhỏ hơn, chứa cột giấy có chia độ. 36 Hình 5.3.1: Tỷ trọng kế Cách đo như sau: - Cho mẫu nước vào đầy ống nhựa hoặc vào ly có độ cao thích hợp để tỷ trọng kế không chạm đáy khi đo Hình 5.3.2: Cho đầy nước vào ống nhựa - Cho tỷ trọng kế vào ống nhựa 37 Hình 5.3.3: Cho tỉ trọng k... Gỡ rối cho dây treo hàu theo nguyên tắc gỡ dây rối ít trước, dây rối nhiều sau Hình 5.3.56: Gỡ dây treo hàu rối - Nhẹ nhàng thả dây đã gỡ rối xong xuống mặt nước 67 3. Kiểm tra tăng trưởng 3.1.Chuẩn bị dung cụ và phương pháp thu mẫu Chuẩn bị dụng cụ: Trước khi thu mẫu cần chuẩn bị ...
2.3. Vệ sinh và loại bỏ sinh vật bám Nhằm làm cho dây hàu luôn sách sẽ, tạo điều kiện cho hàu sinh trưởng và phát triển bình thường. Biện pháp thực hiện như sau: - Kiểm tra định kỳ dàn hầu hàng ngày - Phát hiện dây hàu bị bám bẩn hay có bị sinh vật bám phát triển Hình 5.3.49: Vật bám của hàu giống bị bám bẩn 63 Hình 5.3.50: Hàu bị sinh vật bám phát triển - Trong tháng nuôi đầu tiên, sau 7-10 ngày, tiến hành rũ dây hàu bằng cách nhấc dây lên và đưa xuống nhẹ nhàng nhằm loại bỏ chất bẩm bám dính vào vật bám hầu nuôi. Hình 3.5.51: Rũ làm sạch dây treo hàu 64 Hình 5.3.52: Dây hàu đã và chưa được làm vệ sinh Thời gian nuôi sau, sau 2-3 tuần, kiểm tra dây hàu nuôi dung bàn trải, dao cùn loại bỏ rong rêu, hà, săn, sun,.. bám dính vào các vật bám có chứa hàu và trên hàu nuôi. Lưu ý thao tác nhẹ nhàng tránh hàu bị rơi rụng. Hình 5.3.53: Loại bỏ sinh vật bám trên dây và trên vật bám của hàu 65 2.4. Chống dây hàu rối Thời gian 02 tháng nuôi đầu tiên, dây hàu còn nhe rất dẽ bị rối khi nước thủy triều lên xuống. Hàng ngày cần kiểm tra và gỡi rối cho các dây hàu. Quá trình thực hiện cần thao tác nhẹ nhàng tránh hàu bị rời ra khỏi vỏ. Thời gian nuôi sau, định kỳ hàng tuần, kiểm tra bè hàu nuôi và gỡ rối cho bè hàu do dòng nước chảy quá mạnh hoặc do các loại dây, que củi vướng, bám vào. Các bước thực hiện như sau: - Chuẩn bị dụng cụ: gang tay, kéo, bè mảng - Kiểm tra phát hiện những điểm dây treo hàu bị rối Hình 5.3.54: Dây treo hàu bị rối - Nhấc dây treo hàu bị rối và loại bỏ những yếu tố gây rối đây hàu 66 Hình 5.3.55: Loại bỏ yếu tố gây rối dây treo hàu - Gỡ rối cho dây treo hàu theo nguyên tắc gỡ dây rối ít trước, dây rối nhiều sau Hình 5.3.56: Gỡ dây treo hàu rối - Nhẹ nhàng thả dây đã gỡ rối xong xuống mặt nước 67 3. Kiểm tra tăng trưởng 3.1.Chuẩn bị dung cụ và phương pháp thu mẫu Chuẩn bị dụng cụ: Trước khi thu mẫu cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau: - 02 đôi gang tay vải - 01 sổ ghi chép - Tấm gỗ đặt ngang (1,5m x 20 cm x1 cm) - Xô, chậu, thau, - Thước đo 10-20 cm - Bảng tính - Thuyền/bè mảng Phương pháp thu mẫu: - Xác định vị trí lấy mẫu: Kiểm tra ít 4-5 vị trí trên giàn/bè nuôi hầu bao gồm giữa giàn hàu, cạnh giàn hầu, đầu dòng nước, cuối dòng nước,.. . - Lấy mẫu: tại mỗi vị trí, nhẹ nhàng nhấc dây hàu lên và đặt lên tấm gỗ đặt ngang, sau kiểm tra cảm quan và ghi nhận kết quả đặt nhẹ nhàng đặt dây hàu trở lại vị trí cũ tránh dây hàu bị liệng vướng vào các dây xung quanh. 3.2. Kiểm tra cảm quan và do kích thước Kiểm tra màu sắc đặc trưng, vân sinh trưởng, độ phòng của vỏ trên, gai vòng gai sinh trưởng ngoài cùng. Hình 5.3.57: Kiểm tra yếu tố cảm quan của hàu 68 Mỗi vị trí do kích thước chiều dài và chiều ngang ngẫu nhiên của 8-10 con hàu tại 30 vị trí của vật bám khoảng trên, khoảng giữa và khoảng đáy. Hình 5.2.58: Đo kích thước hàu Cân khối lượng hàu Hình 5.3.59: Cân khối lượng hàu Tần xuất kiểm tra: định kỳ hàng tháng 69 3.3. Đánh giá kết quả Dựa trên kết quả phân tích sau: - Bảng kiểm tra kết các chỉ tiêu cảm quan - Kết qủa tính kích cỡ trung bình chiều dài, chiều rộng vỏ - So sánh kết quả tính kì trước. 4. Kiểm tra tỉ lệ sống 4.1. Chuẩn bị dung cụ và phương pháp thu mẫu Chuẩn bị dụng cụ: Trước khi thu mẫu cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau: - 02 đôi gang tay vải - 01 sổ ghi chép - Tấm gỗ đặt ngang (1,5m x 20 cm x1 cm) - Xô, chậu, thau, - Bảng tính - Thuyền/bè mảng Phương pháp thu mẫu: - Xác định vị trí lấy mẫu: Kiểm tra ít 4-5 vị trí trên giàn/bè nuôi hầu bao gồm giữa giàn hàu, cạnh giàn hầu, đầu dòng nước, cuối dòng nước,.. . mỗi vị trí kiểm tra 3-5 dây đảm bảo số lượng dây treo tối thiểu là 30. - Lấy mẫu: tại mỗi vị trí, nhẹ nhàng nhấc dây hàu lên và đặt lên tấm gỗ đặt ngang, sau kiểm tra tỉ lệ sống và ghi nhận kết quả đặt nhẹ nhàng đặt dây hàu trở lại vị trí cũ tránh dây hàu bị liệng vướng vào các dây xung quanh. 4.2. Kiểm tra tỉ lệ sống - Xác định trước vị trí lấy mẫu tại mỗi dây hàu dựa vào số lượng vật bám trên mỗi dây và dựa vào vị trí vật bám chia theo khoảng trên 50 cm, giữa từ 50- 100 cm và khoảng đáy dưới 100 cm. - Đếm số lượng hàu bám trên các vị trí vật bám đã xác định trước. - Đếm số lượng hầu mới chết thông qua số vỏ hầu bị há miệng, vẫn còn nguyên 02 vỏ trên và dưới. 70 Hình 5.3.60: Hàu vừa mới chết 4.3. Đánh giá kết quả Dựa trên kết quả phân tích sau: - Kết qủa tính tỉ lệ sống trung bình của đợt kiểm tra. Công thức tính tỉ lệ sống trung bình như sau: Tỉ lệ sống trung bình SR(%)= (SR1+SR2+SR3)/3 Trong đó: SR: tỉ lệ sống trung bình SR1: tỉ lệ sống trung bình khoảng trên 50 cm SR2: tỉ lệ sống trung bình khoảng giữa: 50-100cm SR3: tỉ lệ sống trung bình khoảng đáy: dưới 100 cm - So sánh kết quả kiểm tra kì trước. 5. Căng lưới đáy 5.1. Chuẩn bị dụng cụ Trước khi căng lưới cần chuẩn bị các dụng cụ sau: - Gang tay vải - Lưới căng - Dây buộc - Thuyền/bè mảng - Dao, kéo 71 5.2. Căng lưới đáy Căng lưới đáy nhằm mục đích thu giữ lại hàu bị dời khỏi vật bám do ảnh hưởng của sóng, gió và các hoạt dộng của con người. Căng lưới thường được tiến hành vào tháng nuôi thứ 4 trở đi. Hoặc tiến hành trước mùa mưa bão. Cách thức thực hiện như sau: - Chuẩn bị lưới căng theo các kích thước đa dạng. Hình 5.3.61: Chuẩn bị lưới căng đáy - Luồn lưới xuống dưới các dây hàu - Cố định 4 góc đảm bảo mặt lưới vừa chạm đáy dây hàu - Kiểm tra và gỡ rối cho dây hàu - Thu lưới căng đáy sau khi đã thu hết hàu B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: + Nêu phương pháp kiểm tra môi trường? + Phương pháp vệ sinh và gỡ rối dây hàu? + Phương pháp tính tỉ lệ sống hàu nuôi thương phẩm? 2. Bài tập thực hành: Bài 1. Kiểm tra môi trường bè hàu Bài 2. Vệ sinh bè và dây hàu Bài 3. Kiểm tra tỉ lệ sống Bài 4. Kiểm tra tỉ lệ sống bè hàu 72 C. Ghi nhớ: - Phương pháp kiểm tra môi trường bè nuôi hàu; - Phương pháp vệ sinh bè và dây hàu; - Phương pháp kiểm tra tỉ lệ sống và sinh trưởng. 73 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất c a mô đun - Vị trí: Mô đun Nuôi hàu thương phẩm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương; có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Nuôi hàu thương phẩm là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về kiểm tra môi trường bè nuôi hàu, vệ sinh bè, dây nuôi hàu, kiểm tra tăng trưởng và tỉ lệ sống cho hàu nuôi trên giàn. II. Mục tiêu mô đun Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Trình bày được mùa vụ, mật độ nuôi thả, chọn và treo giống hàu. - Mô tả được phương pháp chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi. - Xác định được mùa vụ và mật độ nuôi thả phù hợp. - Chọn và treo giống đảm bảo kỹ thuật nuôi. - Chăm sóc hàu nuôi, vệ sinh bè nuôi sạch sẽ. - Rèn luyện cho học viên tính cẩn thận, tỷ mỉ và tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi hàu thương phẩm. III. Nội dung chính c a mô đun Số TT Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Bài mở đầu Lý thuyết Phòng học 1 1 1 Bài 1: Xác định mùa vụ nuôi và chọn giống hàu Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 16 4 12 2 Bài 2: Thả giống hàu Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 24 4 18 2 3 Bài 3: Chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi Tích hợp Lớp học Cơ sở thực hành 36 8 26 2 74 Kiểm tra kết thúc mô đun Lớp học Cơ sở thực hành 4 2 Tổng cộng 80 16 56 8 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Xác định mùa vụ nuôi và lựa chọn giống hàu 4.1.1 Bài thực hành số 1: Lựa chọn giống hàu Thái Bình Dương. - Nguồn lực: + Chậu: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên. + Túi lưới: 2 chiếc/1 nhóm 5 học viên. + Thước: 3 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. + Găng tay: 5 đôi/ 1 nhóm 5 học viên. + Cân điện tử: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ. + Quan sát bằng cảm quan. + Đo chiều dài vỏ để xác định kích cỡ hàu. + Cân mẫu hàu để xác định kích cỡ. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Chậu 2 cái; dùng để đựng hàu giống Túi lưới 2 chiếc; dùng để đựng hàu. Cân điện tử: dùng để cân từng cá thể hàu. Găng tay để đeo để tránh xây xước khi thực hiện. 2 Quan sát bằng mắt Quan sát hình dạng, màu sắc. 75 thường Khả năng bám vào vật bám 3 Xác định kích hàu Quan sát trực tiếp hàu để ước lượng kích cỡ hàu; Đo kích thước hàu bằng thước đo; Cân mẫu để xác định chính xác. 4.1.2 Bài thực hành số 2: Xác định kích cỡ hàu Thái Bình Dương. - Nguồn lực: + Chậu: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên. + Túi lưới: 2 chiếc/1 nhóm 5 học viên. + Thước: 3 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. + Găng tay: 5 đôi/ 1 nhóm 5 học viên. + Dao, kìm: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. + Cân loại 2- 5kg: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. + Cân điện tử: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ. + Tiến hành thu mẫu hàu. + Đo chiều dài vỏ để xác định kích cỡ hàu. + Cân mẫu hàu để xác định kích cỡ. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Chậu 2 cái; dùng để đựng hàu từ dây treo lên kiểm tra kích cỡ. Túi lưới 2 chiếc; dùng để đựng hàu khi cân mẫu xác định khối lượng. Dao, kìm 1 chiếc; dùng để tách hàu ra khỏi vật bám. Cân loại 2- 5kg: 1 chiếc; dùng để cân mẫu 1kg hàu. Cân điện tử: dùng để cân từng cá thể hàu. 76 Găng tay để đeo để tránh xây xước khi thu mẫu. 2 Tiến hành thu mẫu hàu Kiểm tra khoảng 30 cá thể hàu. 3 Xác định kích hàu Quan sát trực tiếp hàu để ước lượng kích cỡ hàu; Đo kích thước hàu bằng thước đo; Cân mẫu để xác định chính xác từng cá thể mẫu hàu; Kết luận cỡ hàu đạt hay không. 4.2. Bài 2: Thả giống hàu 4.2.1 Bài thực hành số 1: Tạo dây treo giống. - Nguồn lực: + Dao, kéo: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên. + Lồ: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên. + Túi lưới: 2 chiếc/1 nhóm 5 học viên. + Dây nilon: 30 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. + Găng tay: 5 đôi/ 1 nhóm 5 học viên. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ. + Chuẩn bị dây treo + Tạo dây treo theo cách 1 + Tạo dây treo theo cách 2 + Tạo dây treo theo cách 3 - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Dao, kéo dùng để cắt dây. Lồ 2 cái; dùng để đựng hàu giống Túi lưới 2 chiếc; dùng để đựng hàu. Găng tay để đeo để tránh xây xước 77 khi thực hiện. 2 Chuẩn bị dây treo Quan sát thao tác cắt dây treo Số lượng dây treo hàu 50 cái 3 Tao dây treo theo cách 1 Số lượng tối thiểu 15 chiếc Khoảng cách vật bám đều, đảm bảo kỹ thuật Hầu không bị dập vỡ 4 Tao dây treo theo cách 2 Số lượng tối thiểu 15 chiếc Khoảng cách vật bám đều, đảm bảo kỹ thuật Hầu không bị dập vỡ 5 Tao dây treo theo cách 3 Số lượng tối thiểu 15 chiếc Khoảng cách vật bám đều, đảm bảo kỹ thuật Hầu không bị dập vỡ 4.2.2 Bài thực hành số 2: Buộc dây thả giống - Nguồn lực: + Dao, kéo: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên. + Thước: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Túi lưới: 2 chiếc/1 nhóm 5 học viên. + Dây nilon: 30 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. + Găng tay: 5 đôi/ 1 nhóm 5 học viên. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ. + Đo khoảng cách giữa các dây treo. + Buộc dây giống vào dây giống. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Dao, kéo dùng để cắt dây. 78 Thước dùng để đo khoảng cách dây hàu giống. Găng tay để đeo để tránh xây xước khi thực hiện. 2 Đo khoảng cách giữa các dây treo. Xác định khoảng cách giữa 2 dây giồng liền kề nhau; Đo trực tiếp khoảng cách. 3 Buộc dây giống vào dây giống. Buộc dây giống vào dây giống vào bè nuôi 45 dây hàu treo trên bè đảm bảo kỹ thuật 4.3 Bài 3. Chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi 4.3.1 Bài thực hành số 1: Kiểm tra môi trường bè hàu. - Nguồn lực: + Dụng cụ lấy mẫu nước: 1 bộ + Áo phao: 06 bộ + Các loại test: pH, độ kiềm, oxy hòa tan + Tỷ trọng kế + Khúc xạ kế, nhiệt kế, đĩa secchi + Máy đo môi trường - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo môi trường + Xác định được các yếu tố môi trường + Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo môi trường Sử dụng đúng cách, an toàn 2 Đo các yếu tố môi trường Ghi chép lại kết quả đo 79 Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ sau khi đo 3 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực. 4.3.2. Bài thực hành số 2: Vệ sinh bè và dây hàu. - Nguồn lực: + Bàn chải: 30 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. + Dao, kéo: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên. + Dây nilon: 30 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. + Găng tay: 5 đôi/ 1 nhóm 5 học viên. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ. + Vệ sinh bằng bản chải. + Gia cố thêm bè chắc chắn. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Bàn chải dùng để vệ sinh bè. Dao, kéo dùng để cắt dây. Găng tay để đeo để tránh xây xước khi thực hiện. 2 Vệ sinh bằng bản chải. Dùng bản chải vệ sinh 3 Gia cố thêm bè chắc chắn. Gia cố lại cho bè chắc chắn. 4.3.3 Bài 3. Kiểm tra sinh trưởng - Nguồn lực: + Bè nuôi hàu: 10m 2/ 1 nhóm 5 học viên. + Dao: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên. + Tấm gỗ nằm ngang: 1 tấm/ 1 nhóm 5 học viên. 80 + Thước do chiều dài 30 cm: 2 chiếc/1 nhóm 5 học viên + Cân đĩa cân khối lượng 0,5 kg: 1 chiếc/nhóm 5 học viên + Găng tay: 5 đôi/ 1 nhóm 5 học viên. + Bảng tính: 1 chiêc/nhóm 5 người + Xô/chậu: 1 chiếc/nhóm 5 người + Bè mảng/ thuyền nam: 01 chiếc/nhóm 5 người + Áo phao: 06 chiếc/nhóm 5 người - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ + Chọn vị trí lấy mẫu + Nhấc dây hàu tại vị trí lấy mẫu + Quan sát hình thái ngoài của hàu + Đo kích thước hàu + Thả lại dây hàu + Tính toán số liệu - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Đầy đủ 2 Chọn vị trí lấy mẫu Chọn vị trí đúng phương pháp 3 Nhấc dây hàu Đảm bảo kỹ thuật, không làm hàu rụng, rối dây treo 4 Quan sát hình thái bên ngoài Ghi chép dầy đủ Đánh giá được cảm quan hàu nuôi 5 Do kích thước hàu Do được chiều dài, chiều rộng, chiều sâu Ghi chép số liệu dầy đủ 6 Thả lại dây hàu Đảm bảo kỹ thuật, không làm hàu rụng, rối dây treo 81 7 Tính toán số liệu Chuẩn xác, có báo kết quả đầy đủ 4.3.4 Bài thực hành số 4. Kiểm tra tỉ lệ sống của hàu - Nguồn lực: + Bè nuôi hàu: 10m 2/ 1 nhóm 5 học viên. + Dao: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên. + Tấm gỗ nằm ngang: 1 tấm/ 1 nhóm 5 học viên. + Găng tay: 5 đôi/ 1 nhóm 5 học viên. + Bảng tính: 1 chiếc/nhóm 5 người + Xô/chậu: 1 chiếc/nhóm 5 người + Bè mảng/ thuyền nam: 01 chiếc/nhóm 5 người + Áo phao: 06 chiếc/nhóm 5 người - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu + Xác đinh trước vị trí lấy mẫu và số lượng dây lấy mẫu + Chọn vị trí lấy mẫu + Nhấc dây hàu tại vị trí lấy mẫu và đếm số lượng hàu + Đếm số lượng hàu mới chết + Chuyển đây hàu về vị trí cũ + Tính toán số liệu - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ Đầy đủ 2 Xác định trước vị trí lấy mẫu - Chỉ rõ được số lượng mẫu lấy, vị trí lấy mẫu ở 3 tầng trên, giữa và dưới 3 Chọn vị trí lấy mẫu Chọn đúng vị trí lấy mẫu 4 Nhấc dây hàu Đảm bảo kỹ thuật, không làm hàu rụng, rối dây treo 82 5 Nhấc dây hàu tại vị trí lấy mẫu và đếm số lượng hàu Đếm số lượng chính xác tại từng vị trí 6 Đếm số lượng hàu mới chết Đảm bảo số liệu chính xác 6 Thả lại dây hàu Đảm bảo kỹ thuật, không làm hàu rụng, rối dây treo 7 Tính toán số liệu Chuẩn xác, có báo kết quả đầy đủ V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Xác định mùa vụ nuôi và lựa chọn giống hàu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nắm được đặc điểm thông tin về thời tiết, đặc điểm sinh học của hàu để xác định được mùa vụ nuôi - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết - Tiêu chuẩn chất lượng giống trong chọn giống hàu - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết - Thực hiện thao tác lựa chọn giống hàu - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành 5.2. Bài 2: Thả giống hàu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thực hiện tạo dây treo giống hàu - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện thao tác treo giống hàu - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành 5.3. Bài 3: Chăm sóc và quản lý bè hàu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phương pháp kiểm tra môi trường, vệ sinh bè, dây nuôi, kiểm tra tăng trưởng và tỉ lệ sống - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi để đánh giá mức độ hiểu biết - Thực hiện các thao tác kiểm tra môi trường nuôi - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác vệ sinh bè, dây hàu - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện các thao tác kiểm tra tốc độ sinh trưởng - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành 83 - Thực hiện các thao tác kiểm tra tỉ lệ sống - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành - Thực hiện thao tác căng lưới đáy - Quan sát, đánh giá các thao tác thực hiện và kết quả thực hành 84 VI. Tài liệu tham khảo 1. Ngô Thế Anh & Nguyễn Huy Thông, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mền, NXB Nông nghiệp, năm 2007. 2. Ngô Anh Tuấn, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mền, NXB Nông nghiệp, năm 2012. 85 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 726 /BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Ông Lê Văn Thắng Chủ nhiệm 2. Bà Trần Thị Anh Thư Phó chủ nhiệm 3. Ông Đỗ Văn Sơn Thư ký 4. Ông Nguyễn Văn Tuấn Thành viên 5. Ông Đinh Quang Thuấn Thành viên 6. Ông Lê Văn Thích Thành viên 7. Ông Hà Thanh Tùng Thành viên 8. Ông Nguyễn Triều Dương Thành viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 1374 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Bà Lê Thị Minh Nguyệt Chủ tịch 2. Bà Đào Thị Hương Lan Thư ký 3. Ông Trần Thế Mưu Ủy viên 4. Bà Nguyễn Thị Phương Thanh Ủy viên 5. Ông Hà Văn Ninh Ủy viên
File đính kèm:
- giao_trinh_nuoi_hau_thuong_pham_ma_so_md_05_nghe_san_xuat_gi.pdf