Giáo trình Nuôi tắc kè thương phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè
Tóm tắt Giáo trình Nuôi tắc kè thương phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè: ...ô phỏng theo nơi thường ở của nó trong tự nhiên. Hình 5.2.1. Chuồng nuôi vách lưới B40 Hình 5.2.2. Chuồng nuôi vách kiếng Hình 5.2.3. Tắc kè quen chui vào bọng tổ 18 Bọng tổ là một khúc thân cây rỗng ruột hoặc đục cho rỗng ruột dài khoảng 1,2 - 1,5 m; đường kính 20 - 25 cm, ...o và di chuyển với tốc độ cao để tóm lấy con mồi. Tắc kè trưởng thành con đực có thể dài tới 30-40 cm, con cái 20–30 cm, với trọng lượng khoảng 150-300 g. Tuổi thọ trung bình 7-10 năm, tuy nhiên cá biệt có những con nuôi nhốt đã được ghi nhận sống đến 18 năm. Lưng màu xanh xám nhạt đ...g và trị bệnh - Phòng bệnh; Hình 5.6.6. Phổi sậm màu hơn bình thường Hình 5.6.7 Thuốc trị bệnh đường hô hấp 45 Hình 5.6.10. Phân lỏng dính lại nơi lỗ hậu môn + Xây dựng và thiết kế chuồng trại hợp, phù hợp với đặc điểm sinh học của Tắc Kè. + Mật độ nuôi hợp lý, + Dinh dưỡ...
so với nhu cầu B. Kích thước con mồi lớn C. Kích cở tắc kè thả nuôi không đồng đều D. Cả 3 đều đúng Câu 2.4. Hiện tượng khi thả mồi, tắc kè bò kín khu vực cho ăn là do: A. Mật độ nuôi cao B. Kích thước con mồi lớn C. Kích cở tắc kè thả nuôi không đồng đều D. Cho ăn tập trung ở một chổ Câu 2.5. Phòng bệnh thiếu dinh dưỡng bằng cách: A. chọn thức ăn phù hợp với tắc kè theo từng giai đoạn nuôi B. Cho ăn đầy đủ thức ăn và hợp lý C. Khi thả nuôi nên chọn những cá thể có cùng kích thước, cùng độ tuổi D. Cả 3 đều đúng Câu 2.6. Trị bệnh thiếu dinh dưỡng bằng cách: A. Tăng lượng thức ăn, cho ăn nhiều nơi B. Lựa chọn thức ăn phù hợp C. Khi thả nuôi nên chọn những cá thể có cùng kích thước, cùng độ tuổi D. Cả 3 đều đúng Câu 2.7. Nguyên nhân gây cho tắc kè bị bệnh đường hô hấp là: A. Nhiễm khuẩn đường hô hấp B. Thiếu thức ăn, chuồng dơ, nhiều bụi C. Mưa tạc, gió lạnh D. Cả 3 đều đúng Câu 2.8. Tắc kè thở thể bụng, mắt nhắm lại, quan sát kỹ thấy có một ít dịch mũi hơi nhầy, những cá thể bệnh thường hay mở miệng ra để thở là những biểu hiện của bệnh: A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng Câu 2.9. Khi chết xác rất gầy, da khô, quan sát kỹ vùng đầu sẽ thấy được một ít dịch mũi là biểu hiện của bệnh: 51 A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng Câu 2.10. Khi mổ khám sẽ thấy một ít dịch nhớt trong đường khí quản, phổi sậm màu, bình thường phổi có màu hồng nhạt là biểu hiện của bệnh: A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng Câu 2.11. Sử dụng 2 ống gentamicin (ống 2ml, 80mg) pha vào 0,5 lít nước phun ướt đều lên thức ăn và cho tắc kè ăn liên tục từ 4-5 ngày để trị bệnh: A. bệnh đường tiêu hoá C. bệnh đường hô hấp B. Cà 2 đúng D. Cả 2 sai Câu 2.12. Sử dụng Baytryl 0,5% dạng dùng cho gà uống, 1ml cũng pha với 0,5lít nước phun ướt đều lên thức ăn và cho tắc kè ăn từ 3-5 ngày để trị bệnh: A. bệnh đường tiêu hoá C. bệnh đường hô hấp B. Cà 2 đúng D. Cả 2 sai Câu 2.13. Lật ngửa bụng tắc kè quan sát kỹ lỗ hậu môn thấy có một ít phân lỏng còn dính lại nơi lỗ hậu môn, phân lỏng hơi nhầy, xung quanh lỗ hậu môn bị viêm nhẹ, hơi sưng là biểu hiện của bệnh: A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng Câu 2.14. Khi mổ khám sẽ thấy ruột bị sưng, mổ ruột thường không tìm thấy thức ăn, niêm mạc ruột bị viêm trên toàn bộ bề mặt ruột là biểu hiện của bệnh: A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng Câu 2.15. Dọn dẹp sạch sẽ nền chuồng, phun thuốc sát trùng lên nền chuồng, tuần/lần là cách để phòng bệnh: A. bệnh ký sinh trùng C. bệnh đường hô hấp B. bệnh đường tiêu hoá D. cả 3 đều đúng Câu 2.16. Trên da tắc kè có những vùng da bị sần sùi tróc vảy, mất màu da tự nhiên, vùng da bệnh có màu trắng mốc hay da bị ửng đỏ do viêm le biểu hiện của bệnh : A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng Câu 2.17. Một vùng da khác màu, da bị tróc lớp vảy da ửng đỏ, vùng da bình thường và vùng da bệnh có bờ. Nếu nhốt riêng quan sát kỹ sẽ thấy vùng da bệnh lan rộng là biểu hiện của bệnh: A. bệnh dinh dưỡng C. bệnh đường hô hấp B. bệnh đường tiêu hoá D. bệnh ký sinh trùng Câu 2.18. Trị bệnh ký sinh trùng bằng cách: A. Huỷ bỏ tất cả con bệnh, vệ sinh sát trùng chuồng nuôi B. Vệ sinh chuồng sạch sẽ, giữ chuồng khô ráo C. Cho ăn uống đầy đủ và hợp lý D. Tất cả đều đúng Câu 2.19. Thuốc VirKon’s là thuốc dùng để: A. Trị bệnh thiếu dinh dưỡng 52 B. Trị bệnh đường hô hấp C. Trị bệnh đường tiêu hoá D. Sát trùng chuồng trại Câu 2.20. Thuốc Ampicillin là thuốc dùng để: A. Trị bệnh thiếu dinh dưỡng B. Trị bệnh đường hô hấp C. Trị bệnh ký sinh trùng D. Sát trùng chuồng trại 2. Bài tập thực hành: Chọn và sử dụng thuốc điều trị bệnh cho tắc kè 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành việc chọn và sử dụng thuốc điều trị bệnh 2. Yêu cầu - Biết cách chọn đúng thuốc điều trị bệnh - Học viên nắm vững và thành thạo việc chọn và sử dụng thuốc điều trị bệnh cho tắc kè 3. Dụng cụ, vật tư - Các loại thuốc trị bệnh trên tắc kè - Dụng cụ để thực hiện pha thuồc, tiêm thuốc - Hóa chất xử lý, sát trùng dụng cụ tiêm, sát trùng vết tiêm, ... Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 6 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: Chọn, pha thuốc, tiêm thuốc cho tắc kè đúng kỹ thuật 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Thực hành các thao tác kỹ thuật chọn và sử dụng thuốc điều trị bệnh Bước 3: Chăm sóc, theo dõi vật bệnh sau khi tiêm C. Ghi nhớ: - Phòng bệnh: Dinh dưỡng đúng và đầy đủ; nước uống sạch và đầy đủ; mật độ nuôi hợp lý; kích thước tắc kè đồng đều; vệ sinh chuồng trại hàng ngày; che chắn chuồng khi điều kiện thời tiết bất lợi; theo dõi thường xuyên phát hiện con bệnh xử lý kịp thời - Chọn thuốc gentamicin và ampiciline để trị bệnh đường tiêu hoá; baytril 0,5% để trị bệnh đường hô hấp 53 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: 1. Vị trí Mô đun Nuôi tắc kè thương phẩm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè”; được giảng dạy trước các mô đun 06, 07. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất Nuôi tắc kè thương phẩm là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về chuồng trại, chọn con giống, chế biến thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho tắc kè; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị cần thiết. II. Mục tiêu: - Xác định được địa điểm, xây cất được chuồng trại, bố trí các phương tiện trong chuồng hợp lý - Thực hiện được các bước công việc chọn giống, chế biến thức ăn đúng yêu cầu kỹ thuật - Thực hiện được thao tác đúng theo qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng, định bệnh và phòng trị bệnh - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, trung thực III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ5-01 Bài 1. Nhận biết đặc điểm sinh học Tích hợp Phòng học +Phòng thí nghiệm 6 2 4 MĐ5-02 Bài 2. Chuẩn bị chuồng trại Tích hợp Phòng học +Trại thực nghiệm 10 2 8 MĐ5-03 Bài 3. Chuẩn bị thức ăn Tích hợp Phòng học +Trại thực nghiệm 8 2 4 2 MĐ5-04 Bài 4. Chuẩn bị con giống Tích hợp Phòng học +Trại thực nghiệm 10 2 8 MĐ5-05 Bài 5. Nuôi dưỡng chăm sóc Tích hợp Cơ sở sản xuất +Trại thực 12 2 10 54 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* nghiệm MĐ5-06 Bài 6. Phòng và trị bệnh Tích hợp Cơ sở sản xuất +Trại thực nghiệm 14 2 10 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 64 12 44 8 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Nhận biết đặc sinh học Bài tập thực hành: Phân biệt tắc kè đực và tắc kè cái - Nguồn lực: trại thực nghiệm, cơ sở nuôi tắc kè - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm 2-4 con tắc kè - Thời gian: 30 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá: cho học viên quan sát, nhận biết các đặc điểm của con đực và con cái - Kết quả cần đạt được: + Xác định được tắc kè đực và cái + Xác định số lượng đực và cái trên các cá thể quan sát - Tổ chức thực hiện + Có thể tiến hành tại các cơ sở chăn nuôi tắc kè. Học viên quan sát từng con tắc kè và đưa ra phương pháp thực hiện. + Từng nhóm thực hiện và đưa ra sản phẩm của mình. + Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. - Đánh giá cho điểm Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình thao tác của học viên. + Đánh giá lựa chọn các hình thức thực hiện và sản phẩm của từng nhóm. 55 4.2. Chuẩn bị chuồng trại Bài tập thực hành 1: Cách làm bọng tổ, làm kệ gỗ nuôi tắc kè - Nguồn lực: Chuồng trại, cơ sở nuôi tắc kè, thước dây - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 1 thước dây - Thời gian: 1 giờ/nhóm - Phương pháp đánh giá: cho học viên quan sát cấu trúc từng phần của bọng tổ, kệ gỗ, dùng thước để cho diện tích và kích thước các chiều. - Kết quả cần đạt được: + Xác định đúng kích thước, diện tích các thành phần cấu tạo nên bọng tổ + Cho nhận xét về tiêu chuẩn kỹ thuật của bọng tổ hiện có. Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành tại các cơ sở chăn nuôi tắc kè hoặc tại địa điểm thuận lợi. Học viên quan sát các kệ gỗ và bọng tổ mẫu, đánh giá và đưa ra phương pháp thực hiện. - Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình thao tác của học viên. + Đánh giá lựa chọn các hình thức thực hiện của từng nhóm. Bài tập thực hành 2: Tham quan trại, cơ sở nuôi tắc kè - Nguồn lực: chuồng trại, cơ sở nuôi tắc kè, thước dây - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 1 thước dây. - Thời gian: 1 giờ/nhóm - Phương pháp đánh giá: cho học viên quan sát cách thức bố trí trang thiết bị trong chuồng - Kết quả cần đạt được: + Xác định các trang thiết bị trong chuồng 56 + Cho nhận xét về yêu cầu kỹ thuật Tổ chức thực hiện - Tổ chức chuyến tham quan: thành phần, số lượng, ngày, giờ đi, địa điểm tham quan, .... - Xuất phát đi đến điểm tham quan - Vào cơ sở tham quan thảo luận, trao đổi cùng chủ cơ sở - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình thảo luận thống nhất của học viên trong nhóm. + Đánh giá các sản phẩm qui trình kỹ thuật ghi nhận được của từng nhóm. 4.3. Chuẩn bị thức ăn Bài tập thực hành: Xem video và thảo luận về kỹ thuật nuôi dế mèn cho tắc kè ăn. - Nguồn lực: trại, cơ sở chăn tắc kè, video, projector, máy tính - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), sau khi xem xong video mỗi nhóm tiến hành tóm tắt các bước khi nuôi dế mèn - Thời gian: 1 giờ/nhóm - Phương pháp đánh giá: căn cứ vào các bước do các tổ ghi chép lại so sánh với tiêu chí giáo viên đưa ra. - Kết quả cần đạt được: xác định, mô tả đúng trình tự các bước khi tiến hành nuôi dế mèn Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành tại phòng thí nghiệm hoặc phòng học có máy chiếu. Học viên quan sát phim, thảo luận và ghi nhận kết quả - Từng nhóm trình bày sản phẩm qui trình ghi nhận được của nhóm mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. Đánh giá cho điểm 57 - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình thảo luận, thống nhất và ghi nhận kết quả của học viên. + Đánh giá sản phẩm qui trình kỹ thuật nuôi dế mèn của từng nhóm quan sát, ghi nhận được 4.4. Chuẩn bị con giống Bài tập thực hành: Nhận dạng, phân biệt tắc kè dựa trên các đặc điểm ngoại hình phân nhóm tắc kè - Nguồn lực: trại thực nghiệm, cơ sở nuôi tắc kè - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm tìm 10-15 hình ảnh tắc kè - Thời gian: 30 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá: cho học viên quan sát, nhận biết các đặc điểm của con đực và con cái - Kết quả cần đạt được: + Tìm được trên 10 hình ảnh tắc kè + Phân loại tắc kè dựa trên các đặc điểm ngoại hình Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành tại phòng thí nghiệm hoặc các cơ sở chăn nuôi tắc kè. Học viên quan sát đặc điểm giống và đưa ra nhậ xét - Từng nhóm trình bày nhận xét của mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung đánh giá, phân nhóm. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Đánh giá sản phẩm của từng nhóm. 4.5. Nuôi dưỡng chăm sóc Bài tập thực hành 1: Chọn, pha chế, phun thuốc sát trùng chuồng trại nuôi tắc kè - Nguồn lực: trại thực nghiệm, cơ sở nuôi tắc kè 58 - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm chọn một loại thuốc sát trùng, pha chế và phun thuốc - Thời gian: 30 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá: cho học viên chọn, pha chế thuốc và phun sát trùng - Kết quả cần đạt được: + Chọn đúng thuốc sát trùng, pha chế đúng liều lượng + Phun sát trùng đúng cách Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành tại các cơ sở chăn nuôi tắc kè. Học viên quan sát chọn, pha chế và phun thuốc sát trùng, đánh giá và đưa ra phương pháp thực hiện. - Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình thao tác của học viên. + Đánh giá lựa chọn các hình thức thực hiện của từng nhóm. Bài tập thực hành 2: Xem video và thảo luận về kỹ thuật nuôi tắc kè - Nguồn lực: video kỹ thuật nuôi tắc kè - Cách thức: chia học viên thành từng nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/ nhóm) - Thời gian hoàn thành: 1 giờ /nhóm - Phương pháp đánh giá: quan sát học viên thảo luận và cho học viên viết thu hoạch. - Kết quả cần đạt được: nêu được ưu và nhược điểm qui trình chăm sóc nuôi dưỡng tắc kè. Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành tại các phòng thí nghiệm, lớp học. Học viên xem phim, ghi nhận lại quy trình - Từng nhóm thảo luận hoàn chỉnh quy trình của mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 59 Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung quan sát được - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình thảo luận của học viên. + Đánh giá quy trình hoàn chỉnh của từng nhóm. 4.6. Phòng và trị bệnh Bài tập thực hành: Chọn và sử dụng thuốc điều trị bệnh trên tắc kè - Nguồn lực: trại thực nghiệm, cơ sở nuôi tắc kè - Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm tìm dấu hiệu nghi bệnh dinh dưỡng, hô hấp, tiêu hoá, nấm da - Thời gian: 30 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá: cho học viên quan sát, nhận biết các dấu hiệu bệnh - Kết quả cần đạt được: + Nhận dạng được hấu hiệu + Xác định đúng bệnh, trị bệnh hiệu quả Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành tại các cơ sở chăn nuôi tắc kè. Học viên quan sát các đàn tắc kè, đánh giá và đưa ra phương pháp thực hiện. - Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên + Kiểm tra quá trình thao tác của học viên + Đánh giá lựa chọn các hình thức thực hiện của từng nhóm. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1. Nhận biết đặc điểm sinh học Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận biết được đặc điểm ngoại hình, tính năng sản xuất và các tập tính của tắc kè So sánh với đáp án câu hỏi 60 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Phân biệt được tắc kè đực và cái Quan sát và đánh giá kết quả sau khi nhận dạng đực và cái Nhận biết được các tập tính của tắc kè Quan sát và đánh giá kết quả sau khi xác định các tập tính 5.2. Bài 2. Chuẩn bị chuồng trại Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng vị trí, diện tích chuồng nuôi Quan sát và đánh giá kết quả sau khi xác định vị trí, diện tích chuồng Bố trí trang thiết bị trong chuồng nuôi cho phù hợp Quan sát và đánh giá kết quả sau khi sắp xếp trang thiết bị trong chuồng Thảo luận đúng qui trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng tắc kè So sánh qui trình giữa các cơ sở 5.3. Bài 3. Chuẩn bị thức ăn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận biết được tiêu chuẩn thức ăn và khẩu phần ăn cho tắc kè Quan sát và đánh giá kết quả sau khi xác định thức ăn và khẩu phần ăn Thảo luận đúng qui trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dế mèn So sánh với qui trình chung 5.4. Bài 4. Chuẩn bị con giống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Phân biệt được tắc kè đực và cái Quan sát và đánh giá kết quả sau khi nhận dạng đực và cái Sưu tầm được nhiều hình ảnh tắc kè (>10 hình), sơ bộ phân nhóm tắc kè Đánh giá kết quả dựa trên các hình ảnh tìm được và các nhóm phân loại 5.5. Bài 5. Chăm sóc nuôi dưỡng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận biết được qui trình chăm sóc nuôi dưỡng tắc kè So sánh với đáp án câu hỏi Thảo luận, nhận xét qui trình nuôi tắc kè tại cơ sở tham quan Quan sát và đánh giá kết quả sau khi thảo luận Thảo luận và chọn đúng thuốc sát trùng chuồng trại nuôi tắc kè Quan sát và đánh giá kết quả sau khi chọn thuốc, pha chế, tiến hành phun sát trùng 61 5.6. Bài 6. Phòng và trị bệnh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Phân biệt được dấu hiệu các bệnh dinh dưỡng, tiêu hoá, hô hấp và bệnh nấm da trên tắc kè So sánh với đáp án câu hỏi Thảo luận và chọn đúng thuốc điều trị cho từng bệnh Quan sát đánh giá kết quả sau khi thảo luận , chọn thuốc và cách thức điều trị 62 VI. Tài liệu cần tham khảo [1] Phạm Thị Xuân Vân, 2004. Giáo trình giải phẫu động vật. Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội. [2] Cù Xuân Dần, 1998. Giáo trình sinh lý động vật. Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội [3] Phạm Nhật, 2004. Sổ tay hướng dẫn định loại thực địa thú, chim, bò sát, ếch nhái Ba Bể- Na Hang. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. [4] Đặng Huy Huỳnh, 1997. Bảo vệ và phát triển lâu bền nguồn tài nguyên động vật rừng Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. [5] NUOI-TAC-KE-HOA,-KY-THUAT-NUOI-TAC-KE-NUI.html [6] 54 [7] [8] [9] 63 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Ông (bà): Nguyễn Tíến Huyền Chủ nhiệm 2. Ông (bà): Vũ Trọng Hội Phó chủ nhiệm 3. Ông (bà): Phan Văn Đầy Thư ký 4. Ông (bà): Phạm Chúc Trinh Bạch Ủy viên 5. Ông (bà): Trần Văn Lên Ủy viên 6. Ông (bà): Lâm Trần Khanh Ủy viên 7. Ông (bà): Vũ Ngọc Lương Uỷ viên 8. Ông (bà): Lê Khánh Đức Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Ông (bà): Nguyễn Đức Dương Chủ tịch 2. Ông (bà): Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký 3. Ông (bà): Phạm Vĩnh Trường Ủy viên 4. Ông (bà): Nguyễn Thị Chúc Ủy viên 5. Ông (bà): Nguyễn Việt Hùng Ủy viên.
File đính kèm:
- giao_trinh_nuoi_tac_ke_thuong_pham_ma_so_md_05_nghe_nuoi_ran.pdf