Giáo trình Ô nhiễm không khí và tiếng ồn (Phần 2)
Tóm tắt Giáo trình Ô nhiễm không khí và tiếng ồn (Phần 2): ...g thải khí của các phương tiện giao thông. Thêm vào nữa là một lượng aldehyde có dạng là chất ô nhiễm cấp 2, là do phản ứng quang hóa xảy ra khi chúng bay hơi vào trong khí quyển. Cây cảnh trồng trong các nhà kính sẽ bị hư hại lá khi chúng tiếp xúc với ald...ần cho quá trình cháy xảy ra. Những sản phẩm cuối cùng của quá trình cháy phụ thuộc vào việc cung cấp ôxy. Ví dụ khi metal cháy mà không đủ ôxy chúng sẽ tạo ra dạng cacbon rắn và dạng bụi khói và bồ hóng. Nếu đủ ôxy, cacbon sẽ cháy hoàn toàn và tạo ...y sẽ đề cập tới các kỹ thuật và thiết bị thường dùng cho việc lấy mẫu khí độc. - 268 - 7.4.1. Kỹ thuật và thiết bị lấy mẫu Bốn kỹ thuật cơ bản của việc lấy mẫu các khí thải là hấp thụ, hấp phụ, cô đặc và hút mẫu. a. Phương pháp hấp thụ Phươn...
Thứ nhất là vì người ta xây dựng nhà cửa, cầu cống, đường sá ở khắp nơi, không thể điều khiển, quản lý được. Hai là vì thiết bị dùng trong thi công xây dựng thường gây tiếng ồn lớn hơn, như là: Thiết bị Mức tiếng ồn ở điểm cách máy 15m Máy ủi 93 dB Máy khoan đá 87 dB Máy đập bêtông 85 dB Máy cưa tay 82 dB Máy nén diezel có vòng quay rộng 80 dB Máy đóng búa 1,5 tấn 75 dB Máy trộn bêtông chạy bằng diezel 75 dB Tăng hoặc giảm khoảng cách giữa người nghe và máy gấp đôi thì sẽ tăng hoặc giảm tiếng ồn là 6dB. Ví dụ mức ồn ở 7,5m cách máy ủi, máy kéo là 99 dB, còn mức ồn ở cách 30m cũng đối với các máy đó là 87 dB. - 313 - Đóng cọc là một loại gây tiếng ồn lớn trong thi công xây dựng. Riêng phần búa đập đã gây mức ồn ở khoảng cách 15m là 70 dB. Tiếng ồn của từng thiết bị gây ra ở trong khu xây dựng còn được tăng lên so với khu trống trải, vì có bổ sung âm phản xạ của các công trình lân cận. Có thể giảm mức ồn tới 12dB. Dùng đệm cao su hay là bộ đệm giảm âm có thể giảm tiếng ồn khoảng 4-6dB. Một số biện pháp làm giảm tiếng ồn thiết bị xây dựng là xây tường xung quanh cũng có thể giảm được 4-10dB. 8.2.3. Tiếng ồn công nghiệp Tiếng ồn công nghiệp được sinh ra từ quá trình va chạm, chấn động hoặc chuyển động qua lại do sự ma sát của các thiết bị và hiện tượng chảy rối của các dòng không khí và hơi. Có thể giảm đáng kể tiếng ồn va chạm và chấn động bằng cách đặt thiết bị trên đệm đàn hồi. Thêm vào đó, có thể giảm tiếng ồn dao động bằng cách tăng trọng lượng móng và máy, hoặc thiết kế các bộ phận máy cẩn thận để tránh được sự cộng hưởng. Khi cần thiết thì có thể dùng vật liệu hút âm bao bọc che phủ thiết bị. Tiếng ồn do dòng khí gây ra có thể loại trừ bằng cách sử dụng đường ống hợp lý, thiết kế và lắp đặt chính xác các miệng hút khí và miệng thổi khí. Ví dụ như ở hình (xem phần dưới): dùng vật liệu giảm âm bao bọc mặt trong buồng đặt máy và các đường ống thông gió để giảm tiếng ồn tại nguồn ồn công nghiệp. Để giảm tiếng ồn của nhà máy đối với vùng dân cư xung quanh phải chú ý ngay từ khâu thiết kế xây dựng nhà máy. Thiết bị gây ồn nhất của nhà máy cần để ở xa khu dân cư và xa chỗ công nhân làm việc cần yên tĩnh, vì cường độ âm thanh giảm đi theo tỷ lệ bình phương khoảng cách giữa nguồn âm đến người nghe. Các màn chắn – theo các dạng công trình xây dựng, tường cao và cây cối, nằm giữa nhà máy và khu dân cư có giá trị làm giảm tiếng ồn công nghiệp. 8.2.4. Tiếng ồn trong nhà Có hai dạng tiếng ồn trong nhà: tiếng ồn không khí và tiếng ồn va chạm. Tiếng ồn va chạm (như là tiếng giày, guốc đi trên sàn nhà) được phát sinh và lan truyền trong vật rắn và chỉ có một cách làm giảm nó là tạo ra các “cầu” mềm xốp giữa nơi phát sinh tiếng ồn và nơi cần cách tiếng ồn. Ví dụ điển hình cho vấn đề này - 314 - là sự truyền âm trong các căn hộ khi mà người ở tầng trên đóng đinh trên tường hay gõ trên sàn, kéo bàn ghế hoặc nhảy múa trên sàn. Tiếng ồn va chạm này có thể truyền qua lớp sàn bêtông cốt thép rồi truyền qua tường đến các phòng khác trong các căn hộ bên cạnh. Tiếng ồn va chạm thuộc dạng này phần lớn có thể được loại trừ, nếu sử dụng kết cấu sàn kiểu “sàn nổi”, tức là mặt sàn không có liên kết cứng với kết cấu chịu lực, như là dùng lớp đệm cao su, đệm chất dẻo hay các tấm sợi đá ngăn cách giữa mặt sàn và kết cấu chịu lực của sàn. Điều đặc biệt cần chú ý là đảm bảo sàn hoàn toàn “nổi”, thậm chí chỉ một chiếc đinh xuyên qua nó xuống kết cấu chịu lực đã vô hiệu cách âm tốt của nó. Nguyên tắc cơ bản cách âm không khí (âm phát sinh trong không khí) là dùng trọng lượng. Biện pháp này có ý nghĩa thực tế trong xây dựng. Như là tường ngăn giữa các căn hộ được làm đặc chắc để đảm bảo giảm nhỏ âm truyền qua. Tiếng ồn không khí từ bên ngoài truyền vào nhà chủ yếu là truyền qua các lỗ trống ở tường như cửa sổ, cửa đi, lỗ thông gió và các lỗ tương tự, còn qua tường rất ít, điều này phải hết sức chú ý. Cửa đơn một lớp kính có khả năng cách âm khoảng 15-18dB. Nếu tăng lên 2 lần kính thì cách âm được 18-21dB. Cửa kép bằng 2 lớp kính nặng, xung quanh cánh cửa có bọc vật liệu hút âm thì có thể tăng khả năng cách âm của cửa lên tới 40dB. Các phòng làm việc hiện đại được trang trí nội thất phù hợp, có trải thảm xung quanh tường và rèm cửa, đặt cây cảnh trong phòng, v.v không những gây cảm giác dễ chịu khi làm việc, mà còn có tác dụng giảm tiếng ồn, tạo nên yên tĩnh trong phòng. 8.3. TÁC HẠI CỦA TIẾNG ỒN Nĩi chung, bất cứ tiếng ồn nào trong mơi trường cũng đều là một loại ơ nhiễm vì nĩ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, tác động đến điều kiện sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi của con người. Mức độ ảnh hưởng xấu đối với con người phụ thuộc vào: mức ồn và phổ tiếng ồn; thời gian tác động và lứa tuổi, trạng thái và giới tính. Cĩ thể tĩm tắt một số tác hại của tiếng ồn đối với con người bao gồm: - 315 - - Quấy rối giấc ngủ của con người: Tiếng ồn gây phiền hà rất lớn đối với con người nhất là về ban đêm, trong thời gian con người cần nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Thơng thường tiếng ồn cứ lặp lại, quấy rối giấc ngủ của con người. Khi đang ngủ, tiếng ồn đánh thức con người dễ làm ức chế tâm, sinh lý, gây cảm giác khĩ chịu và rất khĩ ngủ lại. Qua khảo sát cho thấy 22 % dân cư sống gần sân bay thường rất khĩ ngủ, 55 % dân cư ở vùng tiếng ồn cao phàn nàn về tiếng ồn. - Gây ảnh hưởng tới thính giác: Khi tiếp xúc với tiếng ồn thời gian dài, mức âm cao dễ gây bệnh lãng tai hoặc giảm độ nhạy của thính giác, đơi khi cĩ thể gây điếc, đĩ chính là bệnh nghề nghiệp thường gặp. Tiếng ồn với cường độ mạnh cĩ thể gây chĩi tai, đau tai thậm chí thủng màng nhĩ. - Ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hố: Tiếng ồn ngăn cản khả năng tiết dịch và co bĩp của dạ dày. Nếu tiếp xúc lâu cĩ thể gây loét dạ dày. Qua khảo sát tại phân xưởng thử nghiệm máy bay cho thấy ở mức ồn 100 – 150 dB ở tần số 50 – 6400 Hz cĩ tới 70 % cơng nhân bị bệnh thần kinh, 24 – 33 % đau bao tử trong đĩ cĩ 10 % bị loét và 10 % mắc bệnh cao huyết áp. - Ảnh hưởng xấu đến truyền dẫn thơng tin: Âm thanh dùng để trao đổi và đàm thoại, rất quan trọng đối với người nghe. Tiếng ồn với mức âm và tần số khơng thích hợp dễ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng mơi trường khơng chỉ trong lĩnh vực nêu trên mà cịn ảnh hưởng xấu ngay cả trong việc truyền âm thanh. Bảng 8.3: Tác hại của tiếng ồn có cường độ cao đối với sức khoẻ của con người. Mức tiếng ồn (dB) Tác dụng đến người nghe 0 Ngưỡng nghe thấy 100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim 110 Kích thích mạch màng nhĩ 120 Ngưỡng chói tai 130-135 Gây bệnh thần kinh và nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp 140 Đau chói tai, nguyên nhân gây bệnh mất trí, điên 145 Giới hạn cực hạn mà con người có thể chịu được đối với tiếng - 316 - ồn 150 Nếu chịu đựng lâu sẽ bị thủng màng tai. 160 Nếu tiếp xúc lâu sẽ gây hậu quả nguy hiểm lâu dài 190 Chỉ cần tiếp xúc ngắn đã gây nguy hiểm lớn và lâu dài Tiếng ồn còn gây ảnh hưởng đến tim mạch và sự hình thành hệ thần kinh của bào thai. Nghiên cứu của Liên Xô cũ cho thấy công nhân trực tiếp chịu đựng mức ồn cao sẽ bị bệnh tăng huyết áp gấp đôi và bị bệnh về bộ máy tiêu hóa gấp 4 lần. Tiếng ồn có thể làm giảm khả năng nghe của tai và gây các bệnh về thính giác, vì vậy các chuyên gia y học hiện nay cho rằng sự suy giảm khả năng thính giác theo độ tuổi chính là vì con người đã thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, nhất là trong xã hội công nghiệp phát triển. Khi con người làm việc trong môi trường ồn (như là công nhân dệt), sau vài giờ làm việc phải mất một thời gian nhất định thì thính giác mới trở lại bình thường, khoảng thời gian này được gọi là thời gian phục hồi thính giác. Tiếng ồn càng to thì thời gian phục hồi thính giác càng dài. Có công nhân sau giờ làm việc chiều hôm nay về, sáng hôm sau thính giác mới phục hồi được, có trường hợp thời gian phục hồi thính giác còn dài hơn. Nếu con người chịu tác động của tiếng ồn to và quá lâu, hoặc tiếng ồn tác động quá to thì có thể còn gây ra bệnh thính giác mãn tính, như là làm thay đổi sự trao đổi chất trong ốc tai. Để bảo vệ thính giác, người ta quy định thời gian tối đa tác động của tiếng ồn trong mỗi ngày phụ thuộc vào mức ồn khác nhau. Ở bảng 8.4 giới thiệu các trị số giờ ồn khác nhau mà nó không gây ra hậu quả làm biến đổi thính lực lâu dài của con người. Bảng 8.4 Thời gian tác động tối đa cho phép đối với tiếng ồn Thời gian tác động (số giờ trong ngày) Mức tiếng ồn (dB) 8 90 - 317 - 6 92 4 95 3 97 2 100 1,5 102 1 105 0,5 110 0,25 115 8.4. KIỂM SỐT Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN Theo báo cáo của WHO tại Hội nghị về môi trường thế giới: tiếng ồn là ô nhiễm dễ kiểm soát nhất trong mọi vấn đề của ô nhiễm môi trường. Tuy vậy chỉ có giáo dục cho mọi người hiểu biết về sự cần thiết phải kiểm soát giảm nhỏ tiếng ồn và cơ quan Nhà nước có các biện pháp quản lý thích đáng mới phòng chống được ô nhiễm tiếng ồn. Có thể nêu một số biện pháp chống ô nhiễm ồn như sau: * Đầu tiên là áp dụng các biện pháp có thể được để giảm tiếng ồn tại nguồn ồn. Như là thiết kế và chế tạo các bộ phận giảm âm và ứng dụng chúng trong động cơ máy bay, xe vận tải, xe khách, môtô, máy móc cơ khí công nghiệp và các trang thiết bị cơ điện ở trong nhà, đó là biện pháp có hiệu quả nhất. Trường hợp đặc biệt không thể giảm nguồn ồn thì bảo vệ công nhân làm việc ở môi trường ồn bằng cách sử dụng các dụng cụ chống ồn cá nhân như là nút tai và bao tai. * Cải tiến thiết kế máy và quy trình vận hành máy, kiểm soát chấn động, tăng cường học nguồn âm bằng các vật liệu hút ẩm. * Hạn chế tiếng ồn do xe cộ vận chuyển gây ra bằng cách quy hoạch tổ chức các đường giao thông hợp lý. Thiết lập phân khu công nghiệp, tăng cường vành đai ngăn tiếng ồn ở xung quanh khu ở, trường học và bệnh viện. Thiết kế cách âm để làm cho tiếng ồn không xuyên qua kết cấu bao che vào phòng. Giảm cường độ giao thông trong vùng cần yên tĩnh. - 318 - * Thiết lập các vành đai cây xanh trong thành phố. Phát triển trồng cây xanh hai bên đường, chú ý chọn các cây có khả năng hút ẩm tốt. * Kiểm soát tiếng ồn trong nhà: - Bố trí công trình ở xa nguồn ồn trong điều kiện có thể. - Bố trí cây xanh xung quanh nhà để hút ẩm. - Bố trí các phòng phụ như hành lang, bếp, phòng tắm, phòng phục vụ, ở phía gần nguồn ồn, các phòng ngủ, phòng làm việc ở phía yên tĩnh. - Phòng tắm, phòng vệ sinh, phòng bếp và khu cầu thang nên tập trung vào một phía và tăng cường cách âm giữa chúng với các phòng ở, phòng làm việc. - Tường, sàn và trần phòng tắm nên dùng kết cấu cách âm tốt. - Khu vệ sinh thường gây ồn, có thể dùng loại hố xí, ít tiếng ồn là giảm được âm từ nguồn ồn. Loại xí bệt có hệ thống xiphông kép có khả năng giảm nhỏ tiếng ồn vệ sinh. * Nhà nước ban hành “Luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn”, thiết lập cơ quan quản lý và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn ở các thành phố lớn. * Giáo dục nhân dân bằng truyền thanh, vô tuyến truyền hình, phim ảnh về chống ô nhiễm tiếng ồn. Ở gia đình cần giáo dục trẻ em không được bật to radio, nói to, không nên hò hét, nói quá mức to ở đường phố, đặc biệt là ban đêm. 8.4.1. Tính chất hút âm của vật liệu và các loại vật liệu hút âm xốp: Tính chất hút âm của vật liệu: Hút âm và phản xạ âm là hai tính chất quan trọng của các vật liệu và kết cấu xây dựng. Năng lượng âm bị hút bao gồm năng lượng bị mất mát trong vật liệu, năng lượng lan truyền theo kết cấu và năng lượng âm truyền qua kết cấu. Sự mất mát năng lượng âm trong vật liệu và kết cấu xảy ra do bốn nguyên nhân chính sau đây: - Do ma sát: năng lượng âm biến thành năng lượng nhiệt. Sóng âm tạo ra ma sát giữa không khí với thành lỗ vì vậy năng lượng âm bị tổn thất do biến thành năng lượng nhiệt. - Do không khí bị nén: không khí trong các lỗ rỗng bị sóng âm nén lại theo từng chu kỳ, làm cho nó nóng lên. Nhiệt lượng mới xuất hiện này sẽ truyền ra các - 319 - thành lỗ và giảm dần cùng với áp suất cho đến chu kỳ tiếp theo. Như vậy dạng mất mát năng lượng này cũng dưới dạng năng lượng nhiệt. - Các thành lỗ bị biến dạng nóng lên: do sự khác nhau trong cấu trúc của vật liệu, nên khi bị sóng âm tác động, trong chu kỳ nén các thành mỏng hơn bị biến dạng và nung nóng nhiều hơn. Năng lượng âm cũng bị biến thành năng lượng nhiệt. - Do biến dạng dư: năng lượng âm mất mát dưới dạng cơ năng. Sóng âm gây ra biến dạng trong vật liệu, sự mất mát này qui về dạng năng lượng cơ học. Các loại vật liệu hút âm xốp: Gồm hai loại: - Loại có thành lỗ cứng, không đàn hồi, hút âm do ma sát của không khí với thành cứng và do sự lan truyền nhiệt của vật liệu. Ví dụ: bêtông bọt, gạch xốp, - Loại có các thành lỗ đàn hồi, sự hút âm xảy ra theo cả bốn nguyên nhân kể trên. Ví dụ: bông khoáng, bông thuỷ tinh, các tấm sợi ép mềm, thảm dệt,. 8.4.2. Chống tiếng ồn trong thành phố, các thiết bị và trong công nghiệp: Chống tiếng ồn trong thành phố: Muốn chống tiếng ồn trong thành phố một cách hiệu quả cần phải áp dụng tổng hợp các biện pháp qui hoạch kiến trúc, qui hoạch giao thông, kiến trúc công trình và các biện pháp kỹ thuật xây dựng khác. - Biện pháp qui hoạch kiến trúc giao thông. Một biện pháp có hiệu quả rất cao là phân vùng quy hoạch thành phố theo mức ồn cho phép. Thành phố được phân thành bốn vùng xây dựng như sau: Vùng I: Vùng công nghiệp – ồn nhất thành phố (75dB-90dB). Vùng II: Trung tâm công cộng và thương nghiệp, mức ồn tối đa 75dB. Vùng III: Vùng nhà ở, là vùng tương đối yên tĩnh của thành phố, mức ồn cho phép tối đa 60dB. Vùng IV: Vùng yên tĩnh của thành phố, mức ồn cho phép tối đa 50dB, vùng này gồm có các công trình: thư viện, trường học, bệnh viện, - 320 - Khi qui hoạch tổng thể mặt bằng thành phố cần phải phân vùng xây dựng hợp lý, có biện pháp cách ly các vùng có mức ồn cao với vùng dân cư và vùng yên tĩnh. Hướng gió cũng có ảnh hưởng lớn đến sự lan truyền tiếng ồn. Khi lan truyền theo chiều gió, tiếng ồn đi nhanh hơn và ít bị tổn thất hơn. Vì vậy, khi qui hoạch thành phố, các khu công nghiệp cần bố trí ở rìa thành phố, cuối hướng gió chính vào mùa nóng. Khi qui hoạch thành phố và các tiểu khu cần hết sức lợi dụng khoảng cách để chống tiếng ồn, gọi là “dải cách ly”. - Giải pháp kỹ thuật : cây xanh, tường chắn tiếng ồn. Sử dụng cây xanh để chống tiếng ồn là biện pháp có hiệu quả và kinh tế. Ngoài ra cây xanh còn có tác dụng cải tạo khí hậu, chống bụi và ô nhiễm môi trường. Một biện pháp có hiệu quả cao để chống tiếng ồn thành phố là sử dụng các công trình làm tường chắn tiếng ồn. Các công trình làm tường chắn tiếng ồn đơn giản nhất là các bờ đất, vách đất đắp dọc theo các đường giao thông. Biện pháp phổ biến nhất trong qui hoạch thành phố là sử dụng các ngôi nhà phục vụ một hai tầng (cửa hàng ăn uống, bách hoá,) hai bên đường phố làm tường chắn tiếng ồn. Khi thiết kế cần chú ý rằng các tường chắn tiếng ồn càng đặt gần nguồn ồn thì càng có hiệu quả cao. Chống ồn cho các thiết bị và trong công nghiệp: Khi sử dụng các thiết bị phục vụ đời sống và sản xuất công nghiệp ta có thể gặp các loại ồn sau: a/ Tiếng ồn khí động: tạo thành do sự chuyển động của các chất khí hoặc lỏng. b/ Tiếng ồn cơ khí: sinh ra do sự va đập các bộ phận, chi tiết máy móc khi vận hành. c/ Tiếng ồn va chạm: tạo thành do các quá trình sản xuất cần sử dụng các lực va chạm ( búa, búa máy, ) d/ Tiếng ồn từ trường: do sự biến đổi từ trường của các thiết bị vận hành hoặc sản xuất điện tạo ra. - 321 - Các biện pháp có thể sử dụng để giảm tiếng ồn đối với các thiết bị và nhà công nghiệp: - Dùng vật liệu hút âm để bao bọc các nguồn phát ra âm thanh như các loại bông thuỷ tinh, bông khoáng, (dùng cho các ống của bộ phận điều hoà không khí). Các vật liệu hút âm này phải có khả năng chống cháy tốt, phù hợp với yêu cầu phòng cháy chữa cháy của công trình. Khi vận tốc gió trong đường ống lớn có thể mang cả các sợi bông của lớp hút âm vào phòng làm việc, ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh không khí trong phòng. - Biện pháp công nghệ: nghiên cứu đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất theo hướng giảm nhỏ tiếng ồn do chúng sinh ra. - Biện pháp kiến trúc – xây dựng: qui hoạch, sắp xếp hợp lý các vùng công nghiệp, các thiết bị gây ồn đặt ở vị trí xa các nhà xưởng, - Biện pháp kỹ thuật âm học: đây là biện pháp thụ động, giảm nhỏ tiếng ồn sau khi chúng sinh ra trong một phân xưởng. Dùng các lớp vật liệu hút âm ốp vào các bề mặt trong phòng sản xuất. Hiệu quả giảm tiếng ồn do ốp vật liệu hút âm còn phụ thuộc vào hình dạng phòng. Hiệu quả đối với phòng dạng hình hộp không cao bằng các phòng có chiều dài hơn chiều cao 5 lần. Dùng vỏ cách âm hoặc buồng cách âm: thường dùng cho các nguồn sinh tiếng ồn lớn như máy phát điện, môtơ điện, . Vỏ cách âm được chế tạo từ nhôm sắt, chất dẻo, mặt trong của lớp vỏ này được lót một lớp vật liệu hút âm, ở mặt ngoài bọc thêm một lớp vật liệu hút chấn động (cao su, chất dẻo,). Màn chắn tiếng ồn: sử dụng thích hợp cho những vị trí khi mức ồn trực tiếp từ nguồn khảo sát vượt quá mức ồn từ các nguồn bên cạnh và mức ồn phản xạ cùng truyền tới vị trí đó. Màn chắn được đặt giữa nguồn ồn và vị trí cần bảo vệ. Màn chắn được cấu tạo bởi một tấm cứng có ốp vật liệu hút âm (chiều dày không dưới 50 – 60dB) bề mặt hút âm hướng về nguồn.
File đính kèm:
- giao_trinh_o_nhiem_khong_khi_va_tieng_on_phan_2.pdf