Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sinh học cá - Trần Đắc Định

Tóm tắt Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sinh học cá - Trần Đắc Định: ... cho vi lưng, vi ngực, vi bụng, vi hậu môn, vi đuôi, vảy đường bên, và vảy ngang đường bên. Dấu gạch chéo (/) được dùng để tách biệt giữa gai vi cứng và tia vi mềm. Thỉnh thoảng những gai cứng được biểu thị bằng chữ số La mã và tia vi mềm được biểu thị bằng chữ số A rập. Thông thường phần ph...c biệt của 2 qui trình xử lý mẫu thông thường (mẫu đúc vùi trong paraffin) và qui trình xử lý mẫu lạnh 2. Mục đích của việc cố định mẫu, các loại dung dịch cố định mẫu và cách chọn dung dịch cố định mẫu thích hợp. 3. Khi cố định mẫu cho nghiên cứu mô học cần phải chú ý đến các yếu tố nào? ... chiếm hầu hết thể tích xoang bụng. Noãn sào căng phồng với trứng to và trong mờ. Tinh sào to, mềm có màu trắng kem Phương pháp nghiên cứu sinh học cá 47 V Thoái hóa Tuyến sinh dục có nhiều khoảng trống rỗng và bắt đầu co lại. Noãn sào còn sót lại vài trứng chín có màu sậm hay trong mờ...

pdf69 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sinh học cá - Trần Đắc Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng trưởng (growth parameters), chúng được xác định 
bằng phương pháp phân tích (hay phương pháp bình phương nhỏ nhất) hoặc phương 
pháp đồ họa (hay phương pháp Ford-Walford). Trong đó phương pháp bình phương nhỏ 
nhất được xem là một phương pháp chuẩn và nó đòi hỏi cần phải có tất cả các số liệu đầu 
vào. Ngược lại, phương pháp đồ họa không đòi hỏi phải biết tất cả các số liệu đầu vào 
như phương pháp bình phương nhỏ nhất; tuy nhiên nếu dùng phương pháp này sẽ gặp 
phải một số sai số 
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá  59
Hình 6.3: Đường biểu diễn phương trình tăng trưởng von Bertalanffy 
VI.10. CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày các phương pháp xác định tuổi của cá. 
2. Trình bày nguyên lý xác định các tham số của đường cong tăng trưởng von Bertalanffy 
dựa vào số liệu tần suất chiều dài. 
VI.11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bagenal, T.B. and F.W. Tesch, 1978. Age and growth. In Methods for assessment of 
fish production in freshwaters. IBP Handbook no.3. Blackwell scientific 
publications, Oxford, pp. 101 – 136 
2. Beatriz, M., 1992. Determination of growth in bony fishes from otolith microstructure. 
FAO Fisheries Technical Paper 322: 51 p. 
3. Biswas, S.P., 1993. Manual of Methods in Fish Biology. South Asian Publishers, Pvt 
Ltd., New Delhi. 157 pages. 
4. Lagler, K.F., 1978. Freshwater fishery biology. Second Edition, WM. C. Brown 
Company Publishers. Iowa. 421 p. 
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá  60
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH HỌC QUẦN 
THỂ 
VII.1. CẤU TRÚC QUẦN THỂ: TUỔI, CHIỀU DÀI VÀ GIỚI TÍNH 
Quần thể cá được xác định là một nhóm những cá thể của cùng một loài. Quần thể 
cũng có thể bao gồm những đàn cá khác nhau của cùng một loài nhưng do sự tách đàn từ 
các ngư trường khai thác hoặc thủy vực khác nhau. Một quần thể có một cấu trúc nhất 
định qui định bởi thành phần tuổi và kích cở của các cá thể trong quần thể đó. Vì vậy tại 
bất kỳ một thời điểm nào, một quần thể được đặc trưng bởi tỉ lệ về giới tính, sự chiếm ưu 
thế về thành phần tuổi và nhóm năm (year-class). 
Nhóm năm (year-class) biểu thị quần thể của một loài thuộc cùng một mùa vụ sinh 
sản hay được sinh ra trong cùng một năm. Người ta biểu thị nhóm năm bằng năm mà 
nhóm đó được sinh ra (1988 year class) hoặc bằng tuổi (1+ year class, 2+ year classs, ...) 
của nhóm đó. 
Thành phần tuổi và kích cở của một quần thể thì không hoàn toàn giống nhau từ 
năm này qua năm khác, vì có sự biến động về số lượng cá thể của các nhóm tuổi khác 
nhau trong quần thể. Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do tỉ lệ sống tổng của chúng 
thay đổi từ năm này qua năm khác. Ngoài ra ảnh hưởng của việc khai thác bừa bãi và các 
điều kiện bất lợi về thời tiết cũng ảnh hưởng đến cấu trúc của quần thể. 
Thành phần tuổi (age composition) của một loài nói lên tỉ lệ giữa các nhóm tuổi 
khác nhau trong quần thể của loài đó. Thường chiều dài cá liên quan trực tiếp với tuổi 
của chúng, vì vậy người ta có thể nhận biết được các nhóm tuổi thông qua các nhóm 
chiều dài. Tuy nhiên mặc dù ở cùng một nhóm tuổi nhưng cũng có sự khác biệt về kích 
thước giữa con đực và con cái, con sinh ra trước và sinh ra sau. Vì vậy chúng ta cũng cần 
phải chú ý khi xác định thành phần tuổi từ phân bố tần suất chiều dài. 
Tỉ lệ giới tính hay tỉ lệ đực-cái (sex ratio) là tỉ số giữa số lượng con đực trên số 
lượng con cái trong một quần thể. Tỉ lệ đực-cái thường được biểu diễn bằng phần trăm 
của số con đực trên số con cái dựa vào kết quả quan sát trên một số lượng các cá thể đã 
thành thục. 
VII.2. ƯỚC LƯỢNG KÍCH THƯỚC QUẦN THỂ 
Khi đề cập đến biến động quần thể ta cần phải biết khái niệm đàn cá. Ở đây đàn cá 
được xem là một tập hợp các cá thể của một loài có các tham số tăng trưởng và tử vong 
như nhau và cùng cư trú ở một vùng địa lý riêng. Hay nói cách khác đàn là nhóm động 
vật riêng biệt, ít pha trộn với các nhóm lân cận và vì vậy các tham số sinh trưởng và tử 
vong vẫn không đổi trên toàn bộ khu vực phân bố của đàn. Việc xác định các đàn riêng 
biệt là một việc làm phức tạp, thường phải thu thập và phân tích số liệu nhiều năm. 
Kích thước quần thể được xác định bởi nhiều phương pháp khác nhau, trong đó 
phương pháp dựa vào tần suất tuổi (age frequency method) là một trong những phương 
pháp thường được áp dụng. Nguyên lý của phương pháp này là dựa vào tỉ lệ chết tổng cộng 
(do điều kiện tự nhiên và do khai thác) và tổng sản phẩm khai thác là hai yếu tố liên quan 
đến sự phong phú của quần thể. Để xác định được tỉ lệ chết tổng cộng (r) người ta dựa vào 
đường cong tần suất tuổi, từ đó kích thước quần thể được xác định theo công thức sau: 
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá  61
 P = C/r 
Trong đó: 
P: Kích thước của quần thể 
C: Tổng sản phẩm khai thác 
r: Tỉ lệ chết tổng cộng được xác định dựa vào đường cong tần suất tuổi 
Trong phương pháp này giả thiết là lượng bổ sung hàng năm và tỉ lệ chết tự nhiên là 
không đổi trong suốt thời gian nghiên cứu. Ngoài ra việc thu mẫu không chỉ thực sự đặc trưng 
cho nhóm tuổi mà còn phải đủ lớn để đại diện được cho tất cả các nhóm tuổi trong quần thể. 
VII.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH DẤU CÁ 
VII.3.1. Mục đích 
Đánh dấu cá nhằm nhận ra được một hoặc nhiều cá thể trong quần thể cần nghiên 
cứu, nhất là sau một thời gian nhất định. Có nhiều phương pháp đánh dấu khác nhau 
được dùng trong nghiên cứu quần thể cá nhằm xác định tuổi và tăng trưởng, sự di cư, sự 
khai thác và mức chết, tập tính, .... Khi thực hiện việc đánh dấu cần chú ý khả năng sống 
và tăng trưởng bình thường của cá, cũng như không làm tăng nguy cơ cho cá do việc khai 
thác hoặc các yếu tố tự nhiên khác. 
VII.3.2. Các phương pháp đánh dấu 
Việc đánh dấu có thể thực hiện bằng các cách như sau: 
VII.3.2.1.Dùng hóa chất và thuốc nhuộm: 
Các loại hóa chất như Dioxide Crom, Acetate chì, ... đưa vào trong cơ thể của cá. 
Hóa chất thường được bơm vào dưới da hoặc phần bụng của cá. 
VII.3.2.2. Cắt một phần của cơ thể cá: 
Thường người ta cắt một phần nhỏ của vi để đánh dầu, đặc biệt là vi lưng. 
VII.3.2.3. Gắn trên cá một vật có ký hiệu riêng: 
Phương pháp này được dùng khá rộng rãi, mặc dù khá tốn kém so với các phương 
pháp trên. Thường trên vật đánh dấu chứa các thông tin như ngày tháng và vị trí đánh 
dấu, chiều dài - trọng lượng cá, địa chỉ liên hệ, ...Tuy nhiên vật đánh dấu càng nhỏ càng 
tốt để nó không làm ảnh hưởng đến tập tính sống bình thường của cá. Vật đánh dấu có 
thể mang bên ngoài hoặc đưa vào bên trong cơ thể cá. 
 Việc đánh dấu không chỉ áp dụng để nghiên cứu cá trưởng thành mà còn có thể 
được áp dụng cho các nghiên cứu trên cá còn ở các giai đoạn rất nhỏ và thậm chí trên 
trứng. Khi đó người ta thường dùng các chất như "Neutral Red", "Bismark Brown" hoặc 
"Sudan Black" để đánh dấu cá. Trong trường hợp này người ta đánh dấu bằng cách ngâm 
cá vào trong các dung dịch trên hoặc trộn vào thức ăn để cho cá ăn. 
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá  62
Người ta thường sử dụng các loại đánh dấu như sau: 
- Đĩa Petersen: Đây là một trong những vật đánh dấu được sử dụng thông dụng và 
được mang tên người sáng chế ra nó. Đĩa Petersen gồm 2 nút nhỏ và mang vào 2 
bên của cá, thường chúng được mang vào phần vây đuôi. 
- Thẻ Atkins: Thẻ này được nghĩ ra bởi Charles Atkins năm 1873. Đây là một loại 
đánh dấu rất đơn giản, nó là một tấm thẻ nhỏ và dùng chỉ để buột vào cá cần 
đánh dấu. 
- Thẻ Spaghetti: Là một ống nhựa nhỏ, các thông tin cần thiết được in trực tiếp 
trên ống nhựa hoặc để vào bên trong ống nhựa. Ống nhựa này được khâu vào 
phần lưng của cá. Ngày nay người ta có thể dùng các thiết bị để đưa vật đánh dấu 
tương tự như thẻ Spaghtti nhưng có kích thước rất nhỏ vào thẳng trong cơ thể cá. 
- Thẻ Lea: Đây cũng là một ống nhựa nhỏ trong đó có thể chứa các thông tin đánh 
dấu. Thẻ này thường được buột vào phía trước vi lưng của cá. 
- Thẻ nhựa: Thẻ này là một tấm nhựa tổng hợp và có kích cỏ khác nhau tùy theo 
kích thước cá cần đánh dấu. Thẻ này cũng thường được buột vào phía trước vi 
lưng của cá. 
VII.4. SỰ BIẾN ĐỔI QUẦN THỂ VÀ CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO QUẦN THỂ 
Biến động quần thể là quá trình thay thế các thế hệ một cách liên tục theo thời gian, 
cũng như sự sản sinh, tăng trưởng và tử vong của chúng. Các yếu tố của quá trình này 
chịu ảnh hưởng bởi sự thích nghi và liên quan đến sự thay đổi của các yếu tố môi trường 
biến đổi trong năm. 
Trong một hệ sinh thái không bị xáo trộn, một quần thể sẽ tăng trưởng đến kích cở 
tối đa theo như khả năng mà chúng có thể đạt được, nhưng thực sự thì điều đó không 
được xãy ra, vì do có rất nhiều tác động lên quần thể. Kích thước mà một quần thể cuối 
cùng có thể đạt được là kết quả tổng hợp của quá trình tăng trưởng và sự suy giãm do ảnh 
hưởng của việc sinh sản, tử vong và di cư. Trong đó việc khai thác là một trong những 
nguyên nhân gây nên tử vong. Vì vậy, nghiên cứu sự biến động quần thể là nhằm đánh 
giá sự ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên cũng như sự tác động do con người lên quần 
thể; đồng thời làm cho yếu tố trên phù hợp trong những mô hình sản lượng nhằm thu 
được lợi nhuận ổn định từ quần thể đó. 
Các nhà khoa học nghề cá thường quan tâm đến sự biến động về mức độ phong phú 
của quần thể. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của các nhà khoa học nghề cá hiện nay 
là làm thế nào khai thác được sản lượng tối đa mà không làm ảnh hưởng đến sự cân bằng 
của quần thể. Sự biến đổi về kích thước của quần thể được nghiên cứu bằng các mô hình 
toán học hay còn gọi là mô hình quần thể. Mô hình quần thể là phương pháp có rất nhiều 
ưu điểm để dự báo sự ảnh hưởng của việc khai thác đối với quần thể đó. 
Trong quản lý nghề cá, người ta chia nghề cá ra làm 3 phần cơ bản là đầu vào (năng 
lực khai thác), đầu ra ( sản lượng khai thác) và các quá trình liên kết giữa đầu vào và đầu 
ra (quá trình sinh học và hoạt động đánh bắt). Việc đánh giá đàn cá là nhằm mô tả các 
quá trình này, mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, và công cụ được sử dụng cho công 
việc này được gọi là các "mô hình". Như vậy mô hình gồm một chuỗi các thông tin chỉ 
dẫn cách thực hiện các tính toán và được cấu trúc lại trên cơ sở những thông tin mà ta xác 
định hoặc quan sát được. 
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá  63
 Mô hình là phần chủ yếu trong việc nghiên cứu để hiểu rỏ cơ chế biến động của 
một quần thể. Một mô hình được xem là tốt nhất khi nó cung cấp được nhiều thông tin 
hữu ích cho việc dự báo. Ngoài ra một mô hình được xem là tốt khi mô hình đó đơn giản 
nhưng lại phù hợp cho nhiều trường hợp nghiên cứu phổ biến. Hơn nữa, mô hình cũng 
còn có thể được cập nhật trong những trường hợp cụ thể để có thể cho ra những dự báo 
tốt hơn. Vì vậy khi xây dựng một mô hình cần phải quan tâm đến việc thu thập số liệu, 
trong thực tế những mô hình được sử dụng phổ biến khi việc thu các số liệu đầu vào là có 
thể thực hiện được. Tuy nhiên cũng cần nên nhớ rằng kết quả từ các mô hình toán học 
trong nghề cá chỉ là những ước lượng, bởi vì chúng ta không thể đánh giá một hệ sinh 
thái một cách toàn diện. 
 Có rất nhiều kiểu mô hình được sử dụng bởi các nhà sinh học nghề cá như mô hình 
sản lượng, mô hình lượng bổ sung, mô hình dinh dưỡng, mô hình phân tích, mô hình sản 
lượng thông thường, ...Khi sử dụng các mô hình toán học nói trên, các nhà khoa học nghề 
cá nên xem các giả định của mô hình có thỏa mãn hay không. Trong các mô hình trên thì 
mô hình sản lượng là một trong những mô hình thường được sử dụng trong nghiên cứu 
biến động quần thể cá. 
Mô hình sản lượng có thể là mô hình đơn giản nhất, nó xem xét quần thể như là một 
thực thể độc lập. Mô hình sản lượng dựa theo qui luật chung của sự tăng trưởng quần thể 
là tỉ lệ tăng trưởng tăng đến một giá trị tối đa sau đó giảm dần đến 0. Như vậy một trong 
những nhiệm vụ của việc đánh giá biến động quần thể là phải ước tính được bao nhiêu cá 
có thể khai thác hàng năm nhằm đảm bảo cho sản lượng khai thác nhiều nhất trong 
khoảng thời gian lâu dài hay còn gọi là sản lượng khai thác bền vững tối đa. 
VII.5. SỰ KHAI THÁC BỀN VỮNG QUẦN THỂ 
Mục đích của việc áp dụng các mô hình là xác định mức tối đa của năng lực, đó là 
năng lực sản xuất ra sản lượng cực đại và sản lượng đó có thể được ổn định không ảnh 
hưởng đến sức sản xuất lâu dài của đàn cá và được gọi là sản lượng khai thác bền vững 
tối đa (MSY- Maximum Sustainable Yield). 
Để xác định mức độ khai thác bền vững một quần thể thường được dựa trên các 
nguyên lý như sau: 
- Nguyên lý kết hợp tăng trưởng và lượng sống sót: Ta khảo sát sự tăng trưởng và 
lượng sống sót của một quần thể chưa được khai thác, nếu tỉ lệ chết ban đầu cao 
sau đó giãm dần trong suốt vòng đời của chúng, thì khi đó cấu trúc tần suất chiều 
dài của quần thể sẽ có rất nhiều cá với kích thước nhỏ, một ít cá thể có kích 
thước trung gian và khá nhiều cá có kích thước lớn. 
- Sự khai thác và sự phát triển ổn định của quần thể: Một quần thể với nhiều cá thể 
có kích thước còn nhỏ sẽ có khả năng tạo ra một quần thể có trữ lượng lớn với 
các cá thể có kích thước to. Ta biềt rằng duy trì nguồn lợi cá là nhằm để khai thác 
sử dụng, tuy nhiên nếu chúng ta khai thác ở mức độ vừa phải thì sẽ không gây 
nguy hại cho quần thể đó (Hình 7.1). Mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên khi mà sự 
khai thác tăng đến giới hạn mà đàn cá bố mẹ có thể bị hủy diệt. 
Ngoài ra người ta còn xác định sản lượng khai thác bền vững tối đa (MSY) theo các 
biểu thức toán học như công thức Gulland như sau: 
 MSY = 0.5*M*B 
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá  64
Trong đó: 
M: là hệ số tử vong tự nhiên 
B: là sinh khối, được xác định phương pháp diện tích lưới quét qua. 
Hình 7.1: Quan hệ giữa trữ lượng và hệ số khai thác 
VII.6. CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày cấu trúc của một quần thể cá. 
2. Trình bày các phương pháp đánh dấu cá và các ứng dụng trong nghiên cứu sinh học cá. 
VII.7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lagler, K.F., 1978. Freshwater fishery biology. Second Edition, WM. C. Brown 
Company Publishers. Iowa. 421 p. 
2. Pauly, D., 1987. A review of the system for analysis of length data in fish and 
invertebrates. In: Pauly, D. Morgan, R. (Eds.), Length based methods in fisheries 
research, pp. 7 – 34. ICLARM Conference Proceeding, ICLARM, Manila, 
Philippines, 
3. Sparre, P., and Venema, S.C., 1992. Đánh giá trữ lượng đàn cá vùng nhiệt đới. Phần I: 
Sách hướng dẫn, 337 trang. 
4. Sparre, P., and Venema, S.C., 1992. Introduction to tropical fish stock assessment. Part 
I- Manual. FAO Press, 376 p. 
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá  65
CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG CÁ 
VIII.1. MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG 
Trữ lượng cá được xem là số lượng cá thể của một loài phân bố ở một khu vực nhất 
định. Việc xác định trữ lượng là một trong những nội dung của việc đánh giá biến động 
quần thể. Trong đó nghiên cứu sự biến động quần thể là ước tính các thông số của quần 
thể như sự phong phú, tăng trưởng, lượng bổ sung và tử vong. Vì vậy mục tiêu cơ bản 
của việc xác định trữ lượng là xác định được (i) số lượng hoặc trọng lượng của đàn cá, và 
(ii) mức độ khai thác tối ưu, nghĩa là số lượng tối đa cá có thể khai thác được mà không 
làm ảnh hưởng đến quần thể. 
Có hai phương pháp để xác định trữ lượng: (i) phương pháp trực tiếp nhằm xác định 
số lượng hoặc trọng lượng đàn cá, (ii) phương pháp gián tiếp thì sản lượng cá được biểu 
thị gián tiếp thông qua các thông số của việc khai thác. Trong 2 phương pháp trên, người 
ta phát triển ra các phương pháp với các điều kiện áp dụng cụ thể khác nhau. 
VIII.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH DẤU VÀ BẮT LẠI 
VIII.2.1. Điều kiện áp dụng 
Phương pháp này thường áp dụng cho các thủy vực kín hoặc các loài ít di cư. 
VIII.2.2. Nguyên lý 
Phương pháp này được thực hiện bằng cách đánh dấu một số cá thể và thả trở lại 
quần thể. Sau đó cá thể đánh dấu được bắt trở lại và xác định trữ lượng (Hình 8.1). 
 T/N = R/C 
hay N = TC/R 
Trong đó: 
N: Trữ lượng 
T: Số cá thể được đánh dấu 
C: Tổng số cá thể đánh bắt lại 
R: Số cá thể đánh dấu được đánh bắt lại 
VIII.3. PHƯƠNG PHÁP ĐẾM TRỨNG 
VIII.3.1. Điều kiện áp dụng 
 Thường dùng để xác định trữ lượng các quần thể cá bố mẹ tập trung tại các bãi đẻ. 
VIII.3.2. Nguyên lý 
 B = E / F*P 
Trong đó: 
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá  66
E: Số lượng trứng ước tính của 1 ngày. Được ước tính bằng cách sử dụng lưới 
phiêu sinh cho một đơn vị thể tích nước lọc qua. 
F: Sức sản xuất 
P: Tỉ lệ cá cái sinh sản 
Như vậy để xác định trữ lượng toàn bộ quần thể ta cần phải biết thêm về tỉ lệ đực và cái 
trong quần thể đó. 
Hình 8.1: Nguyên lý xác định trữ lượng trong phương pháp đánh dấu và bắt lại 
 VIII.4. PHƯƠNG PHÁP DÙNG SÓNG ÂM 
VIII.4.1. Điều kiện áp dụng 
Thường được áp dụng cho các loài cá tầng mặt. 
VIII.4.2. Nguyên lý 
Dùng sóng phản xạ của sóng âm để xác định kích cở và mật độ của quần thể. Dựa 
vào tần suất và biên độ của sóng phản xạ mà người ta có thể ước tính được trữ lượng của 
quần thể. Đặc trưng của sóng cho từng loài thường được xác định trong phòng thí 
nghiệm. 
VIII.5. PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN DIỆN TÍCH QUÉT CỦA LƯỚI KÉO 
VIII.5.1. Điều kiện áp dụng 
Phương pháp này tốt nhất áp dụng cho các loài phân bố ở vùng ven bờ và sống tầng 
đáy. Địa điểm nghiên cứu phải có địa hình bề mặt tương đối bằng phẳng. 
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá  67
VIII.5.2. Nguyên lý 
Phương pháp này dựa vào số trung bình của sản lượng tại các vị trí lấy mẫu của 
quần thể. Trong nghiên cứu thường sử dụng lưới kéo để xác định trử lượng như sau 
(Hình 8.2): 
VIII.5.2.1.Xác định diện tích quét của lưới 
 a = W * TV * D 
Trong đó: 
W: Chiều rộng của lưới 
TV: Tốc độ dắt lưới 
D: Thời gian dắt lưới 
a: Diện tích quét của lưới 
VIII.5.2.2. Ước tính trữ lượng 
 B = Cw/v * (A/a) 
 Trong đó: 
B: Trữ lượng 
Cw: Sản lượng của 1 mẻ lưới kéo 
v: Hệ số xác suất khai thác được 
A: Tổng diện tích mà quần thể phân bố 
Hình 8.2: Xác định trữ lượng dựa vào phương pháp diện tích quét của lưới kéo 
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá  68
VIII.6. PHƯƠNG PHÁP DỰA VÀO SỰ SUY GIẢM 
VIII.6.1. Điều kiện áp dụng 
Phương pháp này thường áp dụng cho các thủy vực kín. Hoặc các loài không di cư 
và trong suốt thời gian áp dụng phương pháp này không có lượng bổ sung cũng như chết 
do điều kiện tự nhiên. 
VIII.6.2. Nguyên lý 
 Nt = N∞ - ∑C 
Trong đó: Nt : Số lượng cá thể trong quần thể ở thời điểm t. 
 Nt = CPUEt / q 
Do đó: CPUE t = q * N∞ - q * ∑C 
Ta thấy phương trình này là phương trình đường thẳng theo biến C, do đó bằng 
phương pháp hồi qui ta sẽ xác định được hệ số a = -q và tung độ gốc ß = q * N∞ (Hình 8.3) 
Từ đó ta có: N∞ = ß/q 
Hình 8.3: Xác định trữ lượng dựa vào sự suy giãm 
VIII.7. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT 
VIII.7.1. Điều kiện áp dụng 
Phương pháp này thường được áp dụng đối với các loài cá rạn san hô. Phương pháp 
này có được kết qủa đánh giá nhanh hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên đòi hỏi 
phải có trang thiết bị hiện đại, độ sâu của khu vực nghiên cứu không quá lớn. Thường 
được áp dụng để khảo sát sự phân bố của loài theo độ sâu. 
Phương pháp nghiên cứu sinh học cá  69
VIII.7.2. Nguyên lý 
Sử dụng máy quay hình để quan sát trên một mặt cắt ngang hoặc một diện tích nhất 
định. Hình ảnh được hiển thị trên màn hình hoặc ghi vào băng video để lưu trữ. Diện tích 
quan sát thường là một hình chữ nhật có diện tích 5m x 50m. 
VIII.8. CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Nêu mục tiêu và các phương pháp đánh giá trữ lượng cá. 
2. Trình bày điều kiện áp dụng và nguyên lý của phương pháp đánh dấu và bắt lại. 
3. Trình bày điều kiện áp dụng và nguyên lý của phương pháp diện tích quét của lưới kéo. 
4. Trình bày điều kiện áp dụng và nguyên lý của phương pháp dựa vào sự suy giãm. 
VIII.9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. King, M., 1995. Fisheries biology, assessment and management, Fishing News Books, 
341 p. 
2. Lagler, K.F., 1978. Freshwater fishery biology. Second Edition, WM. C. Brown 
Company Publishers. Iowa. 421 p. 
3. Ricker, W.E., 1975. Computation and interpretation of biological statistics of fish 
populations. Bulletin Fisheries Research Board of Canada, 191: 382 p. 
. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_nghien_cuu_sinh_hoc_ca_tran_dac_dinh.pdf
Ebook liên quan