Giáo trình Quản trị Marketing - Chương VII: Lựa chọn thị trường mục tiêu

Tóm tắt Giáo trình Quản trị Marketing - Chương VII: Lựa chọn thị trường mục tiêu: ...trình dự đoán tốt nhất. II. PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG 1. Vì sao phải phân đoạn thị trường Nhiều tổ chức bán hàng cho các thị trường tiêu dùng và thị trường tư liệu sản xuất nhận thấy rằng họ không thể phục vụ được hết mọi khách hàng trong những thị trường đó, hay ít nhất phục vụ mọi khách hàn...n hóa Chuyên môn hóa Phục vụ toàn một phân đoạn có chọn lọc thị trường sản phẩm bộ thị trường Hình 8.5. Năm cách lựa chọn thị trường mục tiêu a. Tập trung vào một phân đoạn thị trường Đây là trường hợp doanh nghiệp chọn phục vụ một phân đoạn thị trường duy nhất do khả năng hạn chế của mì... duy trì chất lượng và hạ thấp chất lượng. Chất lượng đồng đều Chất lượng đồng đều là mức độ thiết kế và tính năng của một sản phẩm gần với tiêu chuẩn mục tiêu. Nó phản ánh các đơn vị sản phẩm khác nhau được làm ra đồng đều và đáp ứng được những yêu cầu kỷ thuật. Một trong những lý do làm ch...

pdf28 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Quản trị Marketing - Chương VII: Lựa chọn thị trường mục tiêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch vụ 
Ngoài việc tạo đặc điểm khác biệt cho các sản phẩm vật chất, doanh nghiệp 
cũng cần tạo đặc điểm khác biệt cho các dịch vụ kèm theo. Trong những trường hợp 
khó tạo ra đặc điểm khác biệt cho các sản phẩm vật chất , thì chìa khóa để thành 
công trong cạnh tranh là tăng thêm dịch vụ và chất lượng. Những yếu tố chính tạo 
đặc điểm khác biệt cho dịch vụ là giao hàng tận nơi, lắp đặt, huấn luyện khách hàng 
sử dụng, dịch vụ tư vấn, sửa chữa và một số công việc khác nữa. 
Giao hàng 
Giao hàng là việc đảm bảo tốt công việc chuyển giao sản phẩm hay dịch vụ 
đến cho khách hàng. Nó bao gồm tốc độ, sự chính xác và sự cẩn thận trong quá 
trình giao hàng. Người mua thường chọn những nhà cung cấp có uy tín về việc giao 
hàng đúng hạn. 
Lắp đặt 
Lắp đặt là những công việc phải làm để cho một sản phẩm hoạt động tại nơi 
cần thiết. Người mua những thiết bị hạng nặng rất mong đợi vào những dịch vụ lắp 
đặt của người bán. Người bán có thể khác nhau về chất lượng của dịch vụ lắp đặt. 
Huấn luyện khách hàng 
Huấn luyện khách hàng là hướng dẫn khách hàng hay nhân viên của họ cách 
sử dụng sản phẩm đúng qui tắc và đạt hiệu quả sử dụng cao. 
Dịch vụ tư vấn 
Dịch vụ tư vấn là những hệ thống dữ liệu, thông tin và cố vấn mà người bán 
cung cấp cho người mua miễn phí hay có trả tiền. Việc tư vấn tốt cho người mua có 
thể giúp họ cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ ,và do đó có thể trung thành hơn đối 
với sản phẩm và nhãn hiệu của người bán. 
Sửa chữa 
Sửa chữa đòi hỏi chất lượng của dịch vụ sửa chữa đảm bảo cho những người 
mua sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ, những người mua xe máy có thể lo ngại về 
chất lượng dịch vụ sửa chữa mà họ có thể trông đợi ở các đại lý đã bán xe cho họ. 
Các dịch vụ khác 
Doanh nghiệp có thể tìm thấy nhiều cách khác để làm tăng thêm giá trị cho 
khách hàng thông qua việc tạo đặc điểm khác biệt cho dịch vụ đối với họ và chất 
lượng dịch vụ của mình. Doanh nghiệp có thể đảm bảo việc bảo hành sản phẩm hay 
ký hợp đồng bảo trì với các điều kiện dê dàng hơn các đối thủ cạnh tranh, hay đặt ra 
chế độ thưởng cho các khách hàng thường xuyên. 
c. Tạo đặc điểm khác biệt về nhân sự 
Một trong những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể là chất lượng 
phục vụ của đội ngũ nhân viên. Ví dụ, hãng hàng không Singapor nổi tiếng vì có 
đội ngũ nhân viên xinh đẹp, duyên dáng và phục vụ hài lòng khách hàng. 
Nhân sự được huấn luyện tốt có những đặc điểm cơ bản: năng lực tốt (kỷ năng 
và kiến thức), nhã nhặn, có uy tín, tin cậy, nhiệt tình và biết giao tiếp. 
d. Tạo đặc điểm khác biệt về hình ảnh 
Ngay cả khi các sản phẩm cạnh tranh trông có vẻ giống nhau, người mua vẫn 
có thể có những phản ứng khác nhau đối với hình ảnh của doanh nghiệp hay của 
nhãn hiệu. 
Đặc điểm nhận dạng và hình ảnh 
Nét đặc trưng của một nhãn hiệu không tự nó hình thành nên mà là kết quả 
của một chương trình có ý thức nhằm tạo ra những đặc điểm nhận dạng. Đặc điểm 
nhận dạng là nhưng gì mà doanh nghiệp sử dụng để công chúng nhận ra mình. 
Công cụ để tạo nên đặc điểm nhận dạng là tên, biểu tượng, khung cảnh, các sự kiện. 
Còn hình ảnh là những gì mà công chúng thực sự nhận thức về doanh nghiệp. 
Doanh nghiệp phải thiết kế các đặc điểm nhận dạng để tạo nên hình ảnh mong 
muốn của mình trong công chúng. 
Người ta tìm kiếm những đặc trưng nhất định trong một hình ảnh. Nó phải 
truyền đạt một thông tin độc đáo tạo nên những nét chính của sản phẩm và vị trí của 
nó một cách khác biệt để không nhầm lẫn với những thông tin tương tự của các đối 
thủ cạnh tranh.Nó phải có sức truyền cảm để làm rung động trái tim và tâm trí 
người mua. Để có được hình ảnh sâu sắc cần phải có sự sáng tạo và rất nhiều công 
sức. 
Biểu tượng 
Một hình ảnh sâu sắc gồm một hay nhiều biểu tượng làm cho người ta liên 
tưởng đến doanh nghiệp hay nhãn hiệu. Logo của doanh nghiệp và nhãn hiệu phải 
được thiết kế để có thể nhận ra ngay. Ví dụ một số doanh nghiệp lựa chọn các hình 
tượng như con sư tử (Harris Bank), quả táo (máy tính Apple), cửa sổ được cách 
điệu (Microsoft) để biểu đạt một đặc trưng nào đó của mình, hay có thể lấy một 
nhân vật nổi tiếng làm nhãn hiệu, như nước hoa Passion (Elizabeth Taylor). Tiếp 
theo là chọn màu sắc đặc trưng để nhận dạng, như xanh lam nhạt (BP), màu đỏ 
(Total), hay một đoạn nhạc, một âm thanh nhất định. 
Các phương tiện quảng cáo 
Thông qua quảng cáo mà các biểu tượng truyền đạt nét đặc trưng của công ty 
hay nhãn hiệu. Quảng cáo phải truyền đạt một tình tiết, một tâm trạng, một mức độ 
công hiệu, hay một cái gì đó thật nổi bật. Thông điệp còn phải được đăng tải trong 
các ấn phẩm khác nhau, như tài liệu, catalog, hay trên bảng hiệu và danh thiếp của 
doanh nghiệp. 
Khung cảnh 
Không gian, trong đó diễn ra quá trình sản xuất hay cung ứng sản phẩm và 
dịch vụ của doanh nghiệp cũng là một yếu tố tạo hình ảnh rất công hiệu. Các khách 
sạn phải tạo nên một hình ảnh đặc trưng qua vị trí, kiến trúc của tòa nhà, thiết kế nội 
thất, cách bố trí mặt bằng, màu sắc, vật liệu và đồ đạc. 
Sự kiện 
Doanh nghiệp có thể tạo đặc điểm nhận dạng qua những loại hình sự kiện mà 
nó tài trợ, như Heinenken trong môn quần vợt, Dunhill và Tiger trong bóng đá. 
2. Xây dựng chiến lược định vị 
Định vị trí sản phẩm trên thị trường mục tiêu (gọi tắt là định vị) là thiết kế sản 
phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp sao cho nó có thể chiếm được một chỗ đặc biệt 
và có giá trị trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. 
Có nhiều cách để tạo đặc điểm khác biệt cho doanh nghiệp và nhãn hiệu của 
nó. Nhưng không phải tất cả các đặc điểm khác biệt của nhãn hiệu đều có ý nghĩa 
hay có giá trị. Mỗi đặc điểm khác biệt đều có thể gây ra chi phí cho doanh nghiệp 
và lợi ích cho khách hàng. Vì thế doanh nghiệp cần lựa chọn thận trọng để làm cho 
mình khác biệt với đối thủ cạnh tranh khi thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: 
- Quan trọng. Điểm khác biệt đó phải đem lại lợi ích có giá trị lớn cho số đông 
người mua. 
- Đặc biệt. Điểm khác biệt đó chưa có ai tạo ra hay đưọc doanh nghiệp tạo ra 
một cách đặc biệt. 
- Tốt hơn. Điểm khác biệt đó là cách tốt hơn so với những cách khác để đạt 
được lợi ích như nhau. 
- Dễ truyền đạt. Điểm khác biệt đó dễ truyền đạt và đập vào mắt người mua. 
- Đi trước. Điểm khác biệt đó không thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh sao 
chép. 
- Vừa túi tiền. Người mua có thể có đủ tiền để trả cho điểm khác biệt đó. 
- Có lời. Doanh nghiệp thấy rằng tạo điểm khác biệt đó là có lời. 
Tiếp theo, doanh nghiệp cần quyết định lựa chọn nên khuếch trương bao 
nhiêu điểm khác biệt trong sản phẩm và nhãn hiệu của mình. 
Nhiều người làm marketing chủ trương chỉ khuếch trương một lợi ích đối với 
thị trường mục tiêu . Họ cho rằng một doanh nghiệp cần xây dựng và thực thi một 
phương thức chào bán hàng độc đáo cho từng nhãn hiệu sản phẩm. Như thuốc đánh 
răng Crest được đề cao là chống sâu răng, còn Mercedes thì tuyên truyền kỷ thuật 
động lực tuyệt vời của nó. Mỗi nhãn hiệu cần tìm lấy một thuộc tính độc đáo rồi 
chào bán như là nhãn hiệu “số một”. 
Những vị trí“số một” cần khuếch trương chủ yếu là các thuộc tính “chất lượng 
tốt nhất”, “dịch vụ tốt nhất”, “giá thấp nhất”, “giá trị lớn nhất”, và “công nghệ tiên 
tiến nhất”. 
Không phải mọi người ai cũng nhất trí về việc định vị một lợi ích ở vị trí tốt 
nhất. Có người đề xướng hai hay nhiều lợi ích hơn theo mong muốn của khách 
hàng. Chẳng hạn, một công ty thiết bị điện tử có thể tạo đặc điểm khác biệt với các 
đối thủ cạnh tranh của mình bằng việc giao hàng đúng hẹn nhất và hỗ trợ lắp đặt tốt 
nhất, hay trường hợp Công ty Beecham đưa ra thị trường loại kem đánh răng 
Aquafresh có ba màu với hàm ý rằng nó có ba lợi ích là “ngừa sâu răng”, “thơm 
miệng” và “trắng răng”. 
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, khi đưa ra quá nhiều thuộc tính để định vị sản 
phẩm, doanh nghiệp có thể gặp nguy cơ làm cho người mua mất tin tưởng. Các 
doanh nghiệp cần nên tránh những sai lầm sau trong việc định vị: định vị quá cao, 
định vị quá thấp, định vị không rõ ràng và định vị đáng nghi ngờ. 
Việc định vị luôn gắn liền với việc lựa chọn marketing - mix cho sản phẩm và 
nhãn hiệu. Ví dụ một công ty đã đạt được “vị trí chất lượng cao”, thì nó phải sản 
xuất ra những sản phẩm chất lượng thực sự cao, định giá cao cho sản phẩm đó, 
phân phối nó qua các đại lý lớn có uy tín và quảng cáo nó trên những tạp chí danh 
tiếng. 
Những người làm marketing đã tổng hợp được bảy chiến lược định vị. Đó là: 
-Định vị theo thuộc tính của sản phẩm (như giá cả hay đặc điểm kỹ thuật). 
-Định vị theo lợi ích của sản phẩm (như các tạp chí nghiên cứu hay giải trí), 
-Định vị theo công dụng của sản phẩm. 
-Định vị theo người sử dụng. 
-Định vị bằng cách so sánh trực tiếp với một đối thủ cạnh tranh. 
-Định vị theo loại sản phẩm. 
-Định vị theo chất lượng/giá cả.Cuối cùng,doanh nghiệp phải chọn nên 
khuếch trương những điểm khác biệt nào. 
Giả sử một công ty đưa bốn đặc điểm để xem xét nên định vị theo đặc điểm 
khác biệt nào so với đối thủ cạnh tranh, bao gồm công nghệ, chi phí, chất lượng và 
dịch vụ. Nếu Công ty và đối thủ đều có công nghệ cao, đạt mức 9 điểm trong thang 
điểm 10, thì Công ty không nên tìm cách cải tiến công nghệ để mong tạo ra sự khác 
biệt với đối thủ. Đối thủ có lợi thế khá hơn về chi phí (7 thay vì 5) và điều này có 
thể gây khó khăn cho Công ty, nếu thị trường trở nên nhạy cảm hơn về giá. Công ty 
cung ứng chất lượng tốt hơn đối thủ (8 thay vì 6). Sau cùng cả hai công ty đều cung 
ứng dịch vụ dưới mức trung bình. 
Lợi thế cạnh 
tranh 
Vị thế của 
doanh 
nghiệp 
(1-10) 
Vị thế của đối 
thủ cạnh tranh 
(1-10) 
Tầm quan 
trọng của cải 
thiện vịthế 
(C,TB,T) 
Tính khả thi 
và tốc độ 
(C,TB,T) 
Khả năng cải 
thiện vị thế của 
đối thủ 
(C,TB,T) 
Biện pháp đề 
xuất 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 
Công nghệ 
Chi phí 
Chất lượng 
 Dịch vụ 
9 
5 
8 
3 
9 
7 
6 
4 
T 
C 
T 
C 
T 
TB 
T 
C 
TB 
TB 
C 
T 
 Giữ nguyên 
Theo dõi 
Theo dõi 
Đầu tư 
C - cao, TB - trung bình, T - thấp 
Cột thứ 4 cho thấy rằng việc cải thiện về chi phí và dịch vụ sẽ rất quan trọng 
đối với khách hàng. Cột thứ 5 cho biết việc cải thiện dịch vụ của Công ty có tính 
khả thi và tốc độ khá cao. Trong trường hợp này, Công ty cần tiên lượng xem liệu 
đối thủ có dự tính đến việc cải thiện dich vụ của họ không. Điều đó đưọc thể hiện ở 
cột thứ 6, rằng khả năng cải thiện dịch vụ của đối thủ rất thấp. Cuối cùng là dựa trên 
kết quả phân tích, Công ty sẽ chọn giải pháp đàu tư để cải thiện dịch vụ của mình 
nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. 
3. Tuyên truyền vị trí của doanh nghiệp 
Doanh nghiệp không chỉ phải thiết kế một chiến lược định vị rõ ràng, mà còn 
phải tuyên truyền vị trí của nó một cách thành công. 
Giả sử một doanh nghiệp chọn chiến lược định vị “chất lượng tốt nhất”. Chất 
lượng được xác định bằng cách chọn những dấu hiệu hữu hình nhất định mà người 
ta thường căn cứ vào đó để đánh giá chất lượng. Ví dụ, giá cao của những nhãn hiệu 
nổi tiếng thường báo hiệu cho người mua về một sản phẩm chất lượng cao. Hình 
ảnh sản phẩm chất lượng cao cũng được thể hiện qua chất lượng của bao bì, kênh 
phân phối, quảng cáo và danh tiếng của bản thân công ty làm ra chúng. 
Nhiều doanh nghiệp thành công đều tìm cách tuyên truyền chất lượng cao và 
cố gắng đảm bảo cho khách hàng sự thỏa mãn mà họ trông đợi. 
TÓM TẮT 
Để thiết kế chiến lược marketing phù hợp với thị trường mục tiêu, các doanh 
nghiệp phải tiến hành việc đo lường nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai 
của thị trường. 
Theo quan điểm marketing, thị trường là tập hợp những người hiện đang mua 
và những người sẽ mua một loại sản phẩm nhất định. Thị trường hiện có là tập hợp 
những khách hàng có quan tâm, có thu nhập và có khả năng tiếp cận một sản phẩm 
nhất định của thị trường. Thị trường hiện có đủ điều kiện khi nó đáp ứng đưọc 
những qui định pháp lý đối với một sản phẩm nhất định. Thị trường phục vụ (mục 
tiêu) là một phần của thị trường hiện có đủ điều kiện mà một doanh nghiệp quyết 
định theo đuổi. Thị trường đã thâm nhập là tập hợp những khách hàng đã mua một 
loại sản phẩm nhất định. 
Có nhiều phương pháp để ước lượng tổng nhu cầu thị trường, như phương 
pháp dựa vào mức cầu bình quân, phương pháp tỉ số chuỗi. Để ước lượng nhu cầu 
thị trường khu vực, có thể áp dụng phương pháp tạo dựng thị trường đối với tư liệu 
sản xuất, và phương pháp chỉ số đa yếu tố thị trường đối với hàng tiêu dùng. 
Ngoài việc ước lượng nhu cầu khu vực và tổng nhu cầu thị trường, các doanh 
nghiệp cần ươc lượng cả doanh số của ngành và thị phần của doanh nghiệp. Các 
doanh nghiệp thường sử dụng một quy trình dự đoán gồm ba công đoạn: dự đoán 
toàn bộ nền kinh tế, dự đoán ngành và dự đoán doanh số của doanh nghiệp. 
Dự đoán là nghệ thuật đoán trước những điều khách mua hàng sẽ làm trong 
những điều kiện nhất định. Có nhiều kỹ thuật chuyên môn được sử dụng để dự đoán 
doanh sô,ú như điều tra ý định mua của khách hàng, tổng hợp ý kiến của lực lượng 
bán, tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, phương pháp trắc nghiệm thị trường, 
những chỉ số hướng dẫn và phân tích thống kê nhu cầu. 
Không một doanh nghiệp nào có thể phục vụ được hết mọi thị trường, nó phải 
xác định được những phần thị trường hấp dẫn có thể phục vụ tốt nhất. 
Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động marketing theo 3 giai đoạn: Marketing 
đại trà (sản xuất, phân phối hàng loạt và quảng cáo hàng loạt một loại sản phẩm tới 
mọi khách hàng, nhằm đảm bảo chi phí và giá cả thấp nhất và tạo ra một thị trường 
tiềm năng rất lớn), marketing đa dạng hóa sản phẩm ( sản xuất hai hay nhiều mặt 
hàng có những đặc điểm, chất lượng, kích cỡ, kiểu dáng khác nhau để bán cho tất cả 
mọi khách hàng, do họ có xu hướng tìm kiếm sự thay đổi và đa dạng) và marketing 
mục tiêu (chọn một hay nhiều phân đoạn thị trường và triển khai các sản phẩm và 
phối thức marketing phù hợp). Marketing mục tiêu giúp cho người bán xác định 
những cơ hội thị trường tốt hơn, cung ứng sản phẩm, lập giá, thiết kế mạng lưới 
phân phối và quảng cáo để đạt tới thị trường mục tiêu một cách có hiệu quả hơn. 
Thay vì phân tán những nỗ lực marketing, họ có thể tập trung vào những khách 
hàng mà họ có khả năng thỏa mãn tốt nhất. 
Marketing mục tiêu được tiến hành qua ba bước: phân đoạn thị trường thành 
những nhóm người mua khác biệt nhau, lựa chọn thị trường mục tiêu (đánh giá mức 
hấp dẫn và chọn phân đoạn thị trường để xâm nhập) và định vị thị trường xác định 
vị trí cạnh tranh cho sản phẩm bằng những lợi ích đặc biệt). 
Các tiêu thức phân đoạn thị trường tiêu dùng chủ yếu là các yếu tố địa lý, dân 
số (độ tuổi, giới tính, nhân khẩu gia đình, chu kỳ sống gia đình, lợi tức, ngành nghề, 
học vấn, tôn giáo, chủng tộc và quốc tịch), tâm lý (tầng lớp xã hội, lối sống hoặc cá 
tính) và thái độ ứng xử (kiến thức, thái độ, tình trạng sử dụng, mức độ sử dụng, 
phản ứng trước sản phẩm). 
Phân đoạn các thị trường tư liệu sản xuất theo các yếu tố địa lý và ứng xử, như 
thái độ, sự tìm kiếm các lợi ích, loại khách,qui mô khách hàng, mức độ sử dụng, 
mức độ trung thành, mức độ sẵn sàng của người mua. 
Để phân đoạn thị trường có hiệu quả, các phân đoạn thị trường phải đáp ứng 
các yêu cầu như đo lường được, quan trọng và khả thi. 
Đánh giá các phân đoạn thị trường được tiến hành theo: qui mô, mức tăng 
trưởng và mức độ hấp dẫn về cơ cấu của phân đoạn thị trường. 
Có năm cách để xem xét lựa chọn thị trường mục tiêu là: tập trung vào một 
phân đoạn thị trường, chuyên môn hóa có chọn lọc (chọn một số phân đoạn thị 
trường hấp dẫn và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp), chuyên môn hóa sản 
phẩm (sản xuất một loại sản phẩm nhất định để bán cho một số phân đoạn thị 
trường), chuyên môn hóa thị trường (tập trung phục vụ nhiều nhu cầu của một 
nhóm khách hàng nhất định) và phục vụ toàn bộ thị trường (phục vụ tất cả các 
nhóm khách hàng tất cả những sản phẩm mà họ cần theo hai cách: marketing không 
phân biệt và marketing có phân biệt). 
Marketing không phân biệt là trường hợp doanh nghiệp theo đuổi toàn bộ thị 
trường bằng một loại sản phẩm. Trong marketing có phân biệt doanh nghiệp quyết 
định hoạt động trong nhiều phân đoạn thị trường, và đối với mỗi phân đoạn thị 
trường, cống hiến những sản phẩm khác nhau. 
Sau khi chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải xác định vị trí trong 
trong thị trường. Vị trí của một sản phẩm thể hiện mức độ đánh giá của khách hàng 
về sản phẩm đó, tức là vị trí sản phẩm chiếm được trong tâm trí khách hàng so với 
các sản phẩm cạnh tranh khác trên cơ sở so sánh những đặc điểm khác biệt chiếm 
ưu thế. 
Các doanh nghiệp cần tạo ra những đặc điểm khác biệt theo bố yếu tố: sản 
phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh. 
Những yếu tố chủ yếu tạo ra đặc điểm khác biệt cho sản phẩm là tính chất, 
công dụng, mức độ phù hợp, độ bền, độ tin cậy, khả năng sửa chữa, kiểu dáng và 
kết cấu của sản phẩm. Những yếu tố chính tạo đặc điểm khác biệt cho dịch vụ là 
giao hàng tận nơi, lắp đặt, huấn luyện khách hàng sử dụng, dịch vụ tư vấn, sửa 
chữa. Tạo đặc điểm khác biệt về nhân sự dựa trên những đặc điểm cơ bản: năng lực 
tốt (kỷ năng và kiến thức), nhã nhặn, có uy tín, tin cậy, nhiệt tình và biết giao tiếp. 
Tạo đặc điểm khác biệt về hình ảnh của doanh nghiệp hay của nhãn hiệu thông qua 
biểu tượng, các phương tiện quảng cáo, khung cảnh và các sự kiện. 
Tiếp theo doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược định vị, bao gồm: 1) Đánh 
giá các đặc điểm khác biệt theo các tiêu chuẩn: quan trọng, đặc biệt, tốt hơn, dễ 
truyền đạt, khó bắt chước, vừa túi tiền, và có lời. 2) Quyết định chọn khuếch trương 
bao nhiêu điểm khác biệt trong sản phẩm và nhãn hiệu của mình. Doanh nghiệp có 
thể định vị theo các yếu tố: thuộc tính của sản phẩm, lợi ích của sản phẩm, công 
dụng của sản phẩm, loại sản phẩm, người sử dụng, đối thủ cạnh tranh, chất 
lượng/giá cả. 3) Quyết định chọn khuếch trương những điểm khác biệt nào. 
Sau khi đã thiết kế một chiến lược định vị rõ ràng, doanh nghiệp cần phải 
tuyên truyền vị trí của nó một cách thành công. Nhiều doanh nghiệp thành công đều 
tìm cách tuyên truyền những điểm khác biệt có ưu thế của mình và cố gắng đảm 
bảo cho khách hàng sự thỏa mãn mà họ trông đợi. 
CÂU HỎI 
1. Hãy lấy một ví dụ và phân tích để làm rõ khái niệm thị trường theo quan 
điểm marketing, phân loại thị trường theo mức độ quan tâm, thu nhập và khả năng 
tiếp cận thị trường ? 
2. Vì sao khi nghiên cứu thị trường phải ước lượng nhu cầu ? Phân tích ưu 
điểm và nhược điểm của các phương pháp ước lượng nhu cầu thị trường ? 
3. Phân tích các phương pháp dự báo nhu cầu thị trường và khả năng, điều 
kiện áp dụng chúng ? 
4. Vì sao ngày nay trong thực hành marketing, các doanh nghiệp cần tiến hành 
phân đoạn thị trường ? Hãy lấy ví dụ thực tiễn minh họa cho ba cách tiếp cận thị 
trường: marketing đại trà, marketing đa dạng hóa sản phẩm và marketing mục tiêu ? 
5. Phân tích các lực lượng quyết định mức độ hấp dẫn của một phân đoạn thị 
trường ( các đối thủ cạnh tranh trong ngành, những kẻ thâm nhập tiềm ẩn, những 
sản phẩm thay thế, người cung ứng và người mua ) ? 
6. Phân tích những cách thức lựa chọn thị trường mục tiêu ? Có gì khác nhau 
cơ bản giữa marketing không biệt, marketing có phân biệt và marketing tập trung ? 
7. Thế nào là xác định vị trí sản phẩm trong thị trường mục tiêu ? Có ý kiến 
cho rằng chỉ cần phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu là đủ để triển 
khai các phối thức marketing thích ứng và có hiệu quả, không cần phải xác định vị 
trí sản phẩm. Điều này đúng hay sai ? Vì sao ? 
8. Làm thế nào để doanh nghiệp có thể phát hiện được những lợi thế cạnh 
tranh tiềm ẩn ? 
9. Tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm là gì ? Những yếu tố nào là cơ sở để 
tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm ? 
10. Vì sao để định vị trí sản phẩm trong thị trường mục tiêu, doanh nghiệp 
phải tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh ? 
11. Doanh nghiệp có thể xem xét những đặc điểm nào để xây dựng những 
chiến lược định vị sản phẩm ? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_marketing_chuong_vii_lua_chon_thi_truong.pdf
Ebook liên quan