Giáo trình Sơn mài
Tóm tắt Giáo trình Sơn mài: ... son thếp vàng Hình 29. Tượng phủ sơn ta 4.2.2. Đồ gia dụng. Hộp và lọ sơn Hình 30. Họa tiết gắn vỏ trứng thếp vàng Hình 37. Sơn then Hình 38. Sơn cánh dán - Son: trai, nhì, thắm, tươi Son trai: Còn gọi là lòng trai, màu sắc tương tự màu vermillon. Son tươi: còn gọi là đào ba, là ba tươ... phát triển của tranh sơn mài Việt Nam, một số tác giả, tác phẩm góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật sơn mài: Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm... một số họa sĩ trẻ đang tìm tòi và phát triển sơn mài: Đinh Quân, Vũ Thăng...Qua phần này người học nắm được tính chất đặc đi... trang” (1958) Nguyễn Đức Nùng, “Đổi ca” (1962) – Nguyễn Sỹ Ngọc, “Chiều vàng” (1962) – Dương Bích Liên, “Vườn Đại phong” (1962) – Thanh Ngọc, “Nhớ một chiều Tây Bắc” - Phan Kế An. Hình 58. Nhớ một chiều Tây Bắc của Phan Kế An Bên cạnh đề tài hợp tác hóa nông thôn là mảng đề tài chiến tranh cách...
kỹ năng về chất liệu sơn mài, từ đó có thể chủ động sử dụng chất liệu để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật. Đối với sinh viên sư phạm mỹ thuật việc hiểu rõ về sơn mài còn giúp cho những bài giảng về các tác phẩm hội họa Việt Nam thêm sâu sắc hơn. Môn Bố cục – Chất liệu Sơn mài của chương trình Đại học Sư phạm Mỹ thuật gồm 02 học phần: 01 học phần chính thức và 01 học phần tự chọn. Giáo trình này tập trung vào nội dung của học phần chính gồm 4 đơn vị học trình (120 tiết). Nội dung giáo trình Bố cục – Chất liệu Sơn mài chia làm 2 chương. Chương 1 giới thiệu Nghề Sơn truyền thồng: Những đồ sơn, làng nghề, kỹ thuật cơ bản của sơn ta và bài tập chép vốn cổ bằng chất liệu sơn mài. Chương 2 khái quát lịch sử ra đời và phát triển của tranh sơn mài, các tác phẩm và họa sĩ tiêu biểu của nghệ thuật sơn mài, tính chất và đặc điểm của tranh sơn mài, phương pháp vẽ tranh sơn mài. Học xong học phần, này người học hiểu nghề sơn ta truyền thống, tranh sơn mài Việt Nam, thấy được giá trị và vẻ đẹp của nghệ thuật sơn mài. Người học nắm được kiến thức, kỹ thuật cơ bản từ đó sáng tác được tranh bằng chất liệu này. Người biên soạn Nội dung học phần IV: Bố cục – Chất liệu Sơn mài (75 tiết) Chương 1: Nghề sơn cổ truyền Việt Nam 1. MỞ ĐẦU Phần này giới thiệu về nghề sơn cổ truyền Việt Nam và nghề sơn lâu đời ở một số nước (Đông Á và Đông Nam Á): Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xrilanka.... Người học được giới thiệu về các sản sơn truyền thống như các đồ gia dụng lọ hoa, hộp sơn, đĩa... các đồ thờ như hoành phi, câu đối, bàn thờ... các tượng phủ sơn và các thành phần kiến trúc phủ sơn. Qua phần này người học cũng nắm được những vật liệu và kỹ thuật cơ bản của nghề sơn ta. 2. MỤC TIÊU Kiến thức: Nắm được những nét chính về nghề sơn cổ truyền Việt Nam. Biết được các sản phẩm sơn truyền thống, các vật liệu và kỹ thuật cơ bản của nghề sơn. Kỹ năng: Có thể phân biệt được các loại vật liệu cơ bản và thể hiện được các kỹ thuật của sơn mài qua các bài: Chép vốn cổ và tranh phong cảnh. 3. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP 1. Tài liệu và phương tiện cần thiết: - Tài liệu: + Phạm Đức Cường (1997), Kỹ thuật sơn mài, Nxb Mỹ thuật. + Lê Huyên (1995), Nghề sơn cổ truyền Việt Nam, Nxb Mỹ thuật. + Tranh Sơn mài Việt Nam (19940), Nxb Mỹ thuật. - Phương tiện: + Sơn cánh dán, then; Son trai, son nhì, son thắm + Thép, mo, bút tỉa + Bạc quì, bạc vụn, vỏ trứng, vỏ trai + Dầu hỏa (xăng), giẻ lau bút, giấy báo cũ, giấy ráp nước, bao tải cũ + Đĩa sứ, hộp đựng dầu rửa bút, giấy can 2. Điều kiện hỗ trợ học tập: Phòng học lý thuyết có đầy đủ trang thiết bị: Projecter, máy tính cá nhân Phòng học thực hành: Đủ ánh sáng, có phòng ủ, bể mài 4. NỘI DUNG Chương này có 3 nội dung chính: 1. Giới thiệu về nghề sơn. 2. Những sản phẩm sơn ta truyền thống 3. Kỹ thuật và chất liệu 4.1. Giới thiệu về sơn ta. - Là một trong những nghề thủ công mỹ nghệ lâu đời, xuất hiện tại nhiều nước: trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam... - Những phát hiện mộ thuyền Việt Khê (Hải Phòng), mộ thuyền La Đôi (Hải Hưng), mộ cổ Vinh Quang (Hà Tây), mộ cổ Đường Dù (Đông Sơn)... có niên đại từ thế kỷ IV trước Công nguyên trở lại cất giữ nhiều hiện vật phủ sơn và trang trí hoa văn cùng những đồ nghề làm sơn được tùy táng đã khẳng định sự có mặt lâu đời của một ngành nghề sơn cổ truyền - Nghề sơn thể hiện qua các tục ngữ người Việt: “Đẹp vàng son, ngon mật mỡ”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “ Sơn ăn tùy mặt, ma bắt tùy người” - Trên khắp các làng quê Việt Nam, nơi nào cũng có đình chùa với vô vàn các tượng, hoành phi câu đối, bàn ghế, cột, kèo và các đò vật phủ sơn son, thếp vàng. - Nghề sơn còn là nghề có từ lâu đời ở các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mianma Có một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng nó thậm chí còn lớn tuổi hơn 8.000 năm khai quật khảo cổ từ Trung Quốc Hình 1. Quan tài sơn mài từ đời Chu ( TK 4 – TCN) Hình 2. Quan tài được phủ sơn của Đại Hầu Phu Nhân thời Tây Hán Hình 3. Đĩa sơn ở thời kỳ Qin Dinasty (221 – 206) BC Hình 4. Đồ sơn Hàn Quốc Hình 15. Tượng Phật và Hoành phi sơn son thếp vảng 4.1.1. Nhựa sơn chất liệu chính của nghề sơn sơn nhựa có nguồn gốc từ một loài cây bản địa Trung Quốc, loài Toxicodendron vernicifluum (trước đây là Rhus vernicifluum), thường được gọi là cây dầu bong Hình 16. Cây sơn Hình 17. Lấy mủ cây sơn Nhựa cây sơn ở Thái Lan, Việt Nam, Miến Điện và Đài Loan, được gọi là Thitsi, không chứa urushiol, nhưng các chất tương tự được gọi là "laccol" hoặc "thitsiol". Kết quả cuối cùng là tương tự nhưng nhẹ nhàng hơn so với sơn Trung Quốc hoặc Nhật Bản xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, nơi được xem là “cái nôi” của cây sơn có chất lượng cao Hình 18. Lấy mủ cây sơn Hình 19. Sơn chín 4.1.2. Lịch sử phát triển của nghề sơn. Trong lịch sử dân tộc, nghề sơn xuất hiện khá sớm. Cư dân Việt cổ từ khoảng 2.500 năm trước đã tìm thấy cây sơn mọc hoang dã và đã biết cách sử dụng nhựa cây để trám thuyền hay dùng để phủ lên các vật dụng khác nhằm tăng độ bền chắc cho vật dụng Ở Thăng Long có phố Hàng Hòm và phố Nam Ngư là nơi tập trung buôn bán sơn và những người làm nghề sơn vẽ. Đồ sơn ở Thăng Long được dùng nhiều trong đền thờ, chùa tháp, lễ hội như kiệu, long đình, khay tráp, mâm bồng, giường tủ... Sơn sống được pha với dầu trẩu làm sơn quang dầu, tăng độ bóng, chống bụi, chống mưa cho đồ vật dụng. 4.1.3 Một số làng nghề nổi tiếng Làng nghề: Cát Đằng, Hạ Thái, Sơn Đồng... Hình 20. Mài vóc Hình 21. Dán vỏ trứng ở làng nghề Hình 22. Tượng phủ sơn ở láng Sơn Đồng Làng Kiêu Kị Hình 24. Xếp quì vàng 4.2. Những sản phẩm sơn ta truyền thống. 4.2.1. Đồ thờ Hình 28. Diềm võng sơn son thếp vàng Hình 29. Tượng phủ sơn ta 4.2.2. Đồ gia dụng. Hộp và lọ sơn Hình 30. Họa tiết gắn vỏ trứng thếp vàng Hình 37. Sơn then Hình 38. Sơn cánh dán - Son: trai, nhì, thắm, tươi Son trai: Còn gọi là lòng trai, màu sắc tương tự màu vermillon. Son tươi: còn gọi là đào ba, là ba tươi, màu sắc tương tự màu đỏ rouge delille. Son thắm: còn gọi là đào thắm, tương tự màu carmin. Son nhì: tương tự màu carmin foncé. Bột màu các loại: Trắng ti – tan, son nhật Dụng cụ vẽ sơn ta và công cụ để thể hiện sơn mài 1- Thép sơn các cỡ to nhỏ, từ các thép bản 2- 3 mm đến các bản 5- 6 cm dùng tô mảng màu 2- Bút lông tròn nhỏ dùng đi nét 3 - Bút lông tròn mềm dùng phẩy bạc, phẩy bột son 4 - Bút lông cứng để dùng vo bạc lá vụn thành bột 5 - Dây lượt, lưới nhôm đẻ rây hoặc rắc vàng, bạc vụn 6 - Dao trổ dùng để gọt sửa nét vẽ 7 - Mo sừng, bay xương dùng nhào trộn màu - Ngoài ra còn dùng miếng kính, đĩa, chén, bát để pha và đựng sơn, chiếu, tải, để ủ sơn, khăn lau sơn, vặn sơn, dầu tây để pha sơn, lau bút vv Hình 42. Thép các cỡ Đá mài, giấy giáp Hình 43. Đá mài và giấy ráp 4.3.2. Kỹ thuật cơ bản của nghề sơn truyền thống 4.3.2.1. Vóc Hàng mộc - Cốt mộc: Gỗ khô kiệt lâu năm, không ẩm ướt, vá, bít sơn cho phẳng - Bọc vải - Bó sơn - Mài bó - Quyét sơn (vài nước) Từ hàng mộc có 3 cách làm vóc: Vóc chay, Vóc hom đất thó, Vóc hom đất phù sa. Sơn thí Hình 44. Làm vóc 4.3.2.2. Gắn vỏ trứng, vỏ trai (xà cừ) Hình 45. Gắn vỏ trứng, vỏ trai 4.3.2.3. Cách dùng vàng, bạc và thiếc Hình 46. Dán vàng 4.3.2.4. Ủ 4.3.2.5. Mài 4.3.2.6. Toát và đánh bóng 5. KẾT LUẬN Nhựa cây sơn là chất liệu có từ lâu đời có mặt ở nhiều nước châu Á: Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam...Dầu sơn được sử dụng trong việc làm các đồ gia dụng bền, đẹp...phù hợp với khí hậu thời tiết của vùng nhiệt đới. Sơn ta không chỉ làm đồ gia dụng, sơn được dùng để làm tăng độ bền, làm đẹp cho các thành phần kiến trúc, đồ thờ cúng: hoành phi, câu đối, ban thờ, tượng phật...có mặt trong các gia đình, các đình, chùa, cung điện khắp các làng quê, đô thị Việt Nam. 6. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Nghề sơn có từ bao giờ? Hãy nêu tên một số nước có nghề sơn. 2 . Vật liệu chính của nghề sơn là gì? Nêu tên khoa học của cây sơn. Cây sơn được trồng chính ở địa phương nào? 3 . Hãy nêu những mốc chính về sự phát triển nghề sơn ở việt Nam. 4. Hãy nêu tên các sản phẩm chính của đồ sơn. 5. Hãy nêu tên vật liệu và dụng cụ chính của nghề sơn. 6. Hãy nêu những kỹ thuật cơ bản của nghề sơn. . 7. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG Thể hiện bài tập chép vốn cổ ( nêu yêu cầu cụ thể ) Bài 1: Chép tranh vốn cổ (15 tiết) Khuôn khổ: 20 cm x 25cm Cần thực hiện bài theo các bước: - Phác thảo - Thể hiện Hình 47. Sinh viên k3 Sư phạm Mỹ thuật đang thể hiện bài chép vốn cổ Hình 48. Bài chép vốn cổ của sinh viên Thể hiện bài sáng tác tranh chân dung (60 tiết) Bài 2: Chân dung Khuôn khổ: 30 cmx 40cm Cần thực hiện bài theo các bước: - Phác thảo Nên sử dụng tư liệu, ký họa phong cảnh từ những đợt đi thực tế chuyên môn, phác thảo theo các bước. - Thể hiện: Hình 49. Mẹ con dao đỏ của Nguyễn Thanh Bình Hình 50. Bạn của Nguyễn Thu Hương Hình 51. Chân dung bà lão 3. Thể hiện bài sáng tác tranh phong cảnh (60 tiết) Bài 3: Phong cảnh Khuôn khổ: 30cm x 40cm Cần thực hiện bài theo các bước: - Phác thảo Nên sử dụng tư liệu, ký họa phong cảnh từ những đợt đi thực tế chuyên môn, phác thảo theo các bước. - Thể hiện: Hình 52. Bài tranh phong cảnh của sinh viên k3 Sư phạm Mỹ thuật Hình 52. Bài tranh phong cảnh Hình 53. Bài tranh phong cảnh của sinh viên K1 Sư phạm Mỹ thuật 8. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN Học phần sơn mài được dạy sau khi hoàn thành học phần bố cục 1. Người học phải chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, phương tiện học tập, phòng ủ, phòng mài theo yêu cầu. Tài liệu để làm bài chép vốn cổ có thể chọn từ: Tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, tranh làng Sình, hoặc các mảng chạm khắc trang trí ở đình làng. Học phần VII. Bố cục chất liệu sơn mài 2 (75 tiết) Chương 2: Tranh sơn mài Việt Nam 1. MỞ ĐẦU: Phần này giới thiệu về sự ra đời và phát triển của tranh sơn mài Việt Nam, một số tác giả, tác phẩm góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật sơn mài: Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm... một số họa sĩ trẻ đang tìm tòi và phát triển sơn mài: Đinh Quân, Vũ Thăng...Qua phần này người học nắm được tính chất đặc điểm, một số thể loại tranh sơn mài. Người học nắm được những kiến thức cơ bản về chất liệu, kỹ thuật sơn mài, sáng tác được một bố cục theo chủ đề bằng chất liệu sơn mài. Qua đó hiểu được vẻ đẹp, giá trị của một chất liệu truyền thống. 2. MỤC TIÊU Học xong bài này, bạn cần đạt được những mục tiêu sau: Kiến thức: Nắm được sự hình thành và phát triển của sơn mài từ chất liệu mỹ nghệ trở thành chất liệu của hội họa. Hiểu được đặc điểm tính chất của tranh sơn mài truyền thống cũng như sự tìm tòi, thể hiện của các họa sĩ đương đại. Hiểu được qui trình thể hiện tác phẩm bằng chất liệu sơn mài. Kỹ năng: Nắm được các kỹ thuật cơ bản của chất liệu. Thể hiện được bố cục theo chủ đề bằng chất liệu sơn mài. 3. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP Tài liệu tham khảo - Tài liệu: + Phạm Đức Cường (1997), Kỹ thuật sơn mài, Nxb Mỹ thuật. + Lê Huyên (1995), Nghề sơn cổ truyền Việt Nam, Nxb Mỹ thuật. + Tranh Sơn mài Việt Nam (19940), Nxb Mỹ thuật. - Phương tiện: + Sơn cánh dán, then; Son trai, son nhì, son thắm + Thép, mo, bút tỉa + Bạc quì, bạc vụn, vỏ trứng, vỏ trai + Dầu hỏa (xăng), giẻ lau bút, giấy báo cũ, giấy ráp nước, bao tải cũ + Đĩa sứ, hộp đựng dầu rửa bút, giấy can 2. Điều kiện hỗ trợ học tập: Phòng học lý thuyết có đầy đủ trang thiết bị: Projecter, máy tính cá nhân Phòng học thực hành: Đủ ánh sáng, có phòng ủ, bể mài 4. NỘI DUNG Chương này có 5 nội dung chính: 1. Lịch sử ra đời và phát triển tranh sơn mài. 2. Tính chất và đặc điểm tranh sơn mài 3. Một số thể loại tranh sơn mài. 4. Phương pháp vẽ tranh sơn mài. Nội dung cụ thể: 4.1. Lịch sử ra đời và phát triển tranh sơn mài. Tranh sơn mài Việt Nam có nguồn gốc từ nghề sơn ta truyền thống. Thuật ngữ sơn mài ra đời cùng với kỹ thuật mài sơn.Tranh sơn mài Việt Nam với những kiệt tác đã khẳng định được vi trí của mình trong nền nghệ thuật thế giới. Từ khi ra đời cho đến nay, tranh sơn mài vẫn luôn xứng đáng là chất liệu được tôn vinh là quốc họa Việt Nam. 4.1.1. Giai đoạn (1930- 1945): Đây là thời kỳ phát hiện và đi tìm kỹ thuật chất liệu. Cuộc cách mạng đầu tiên là đi tìm kỹ thuật gắn vỏ trứng và đã để lại nhiều thành công qua những tác phẩm như: “Gió mùa hạ”- Phạm Hậu(1940), “Khoai nước”- Nguyễn Gia Trí, “Đánh cá đêm trăng”- Nguyễn Khang(1940) Hình 54. Trong vườn của Nguyễn Gia Trí Thể hiện qua hàng loạt tác phẩm thời kỳ ấy như: ”Bờ ao”- Trần quang Trân (1934). ” Hai thiếu nữ đi trên đồng lúa”- Nguyễn Tiến Chung (1940). “Đi chợ Tết qua đình”- Sỹ NgọcThời kỳ này, tranh sơn mài đã được khẳng định qua một số cuộc triển lãm, điển hình là triển lãm cá nhân đầu tiên của hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí (năm 1939), công bố về phong cách hiện thực nên thơ với những tác phẩm: “Lùm tre nông thôn”, “Bên hồ Hoàn kiếm”, “Vườn xuân”. Hình 55. Lùm tre nông thôn của Nguyễn Gia Trí Việc tìm ra màu trắng là bước nhảy vọt trong quá trình cách mạng kỹ thuật truyền thống. Sơn mài Việt Nam thoát khỏi lối bình phong trang trí trở thành chất liệu hội họa. 4.1.2. Giai đoạn (1945- 1975) Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945- 1954), do hoàn cảnh đất nước chiến tranh ảnh hưởng của chính trị, kinh tế, văn hóa nghệ thuật nhằm phục vụ tiền tuyến. Các loại hình tranh hầu như xuất hiện hết sức khiêm tốn. Hình 56. Mùa đông sắp đến của Trần Văn Cẩn Đó là: Họa sĩ Tô Ngọc Vân với “Bộ đội và dân công nghỉ trên đồi”- (1953). Nguyễn Sỹ Ngọc – “Cái bát”(1949), Nguyễn Sáng – “Niềm vui”, Nguyễn Tư Nghiêm – “Bộ đội thổi sáo dưới nhà sàn”(1948), “Chạy giặc trong rừng”. Giai đoạn (1954- 1975), hàng loạt tác phẩm sơn mài đỉnh cao của phong cách hiện thực đã ra đời như: “Con nghé quả thực” (1957) - Nguyễn Tư Nghiêm, “Tát nước đồng chiêm”(1958) Hình 57. Tát nước đồng chiêm của Trần văn Cẩn , “Mùa đông sắp đến”(1960) - Trần Văn Cẩn, “Tổ đổi công miền núi” (1958) – Hoàng Tích Chù, “Bình minh trên nông trang” (1958) Nguyễn Đức Nùng, “Đổi ca” (1962) – Nguyễn Sỹ Ngọc, “Chiều vàng” (1962) – Dương Bích Liên, “Vườn Đại phong” (1962) – Thanh Ngọc, “Nhớ một chiều Tây Bắc” - Phan Kế An. Hình 58. Nhớ một chiều Tây Bắc của Phan Kế An Bên cạnh đề tài hợp tác hóa nông thôn là mảng đề tài chiến tranh cách mạng vẫn đang được các họa sĩ thể hiện với ý chí mãnh liệt mang đầy tính sử thi hoành tráng. Đó là: “Trái tim và nòng súng”(1963) – Huỳnh Văn Gấm, “Kết nạp Đảng trên chiến trường Điện Biên Phủ” (1963) – Nguyễn Sáng. Hình 58. Kết nạp Đảng ở Điện biên Phủ của Nguyễn Sáng Thời kỳ này Nguyễn Tư Nghiêm cho ra đời một loạt tác phẩm “Múa cổ” và tranh con giống phỏng theo dân gian với hình ảnh của mươì hai con giáp. Hình 59. Điệu múa cổ của Nguyễn Tư Nghiêm Năm 1958 tại triển lãm quốc tế các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên xô, tranh sơn mài Việt Nam vẽ theo lối hiện thực đã được đánh giá cao. 4.1.3. Giai đoạn (1975- Nay) Có thể chia giai đoạn này thành hai thời kỳ: Từ (1975- 1985) và từ (1985- nay). Từ năm 1985 là thời điểm bắt đầu của thời kỳ đổi mới. Hình 60. Thiếu nữ của Nguyễn Sáng Bên cạnh một nhóm tác giả vẫn trung thành với kỹ thuật truyền thống với những tác phẩm hiện thực đầy chất trữ tình như: Phan Kế An với “Những đồi cọ” (1965). Nguyễn Tiến Chung với “Thiếu nữ với mùa xuân” (1975). Nguyễn Tư Nghiêm – “Chân dung” – (1989). Phạm Ngọc Sỹ - “Sưởi lửa” (1992). Đoàn Văn Nguyên – “Bác Hồ làm thơ” (1995) Một số tác giả trẻ đi tìm sự thể hiện mới cho tranh sơn mài tạo nên một vài phong cách mới lạ như: Họa sĩ Thành Chương – “Hai chị em” (1998). Đào Minh Tri – “Sự sống” (1999). Hồ Hữu Thủ - “Tiếng vọng của vật chất” (1999). Công Quốc Hà – “Phố trắng” (2003). Đinh Quân – “Chị em” (1999). Trịnh Quốc Chiến – “Tiếng chuông” (1999). Vũ Thăng- “Đánh cờ” Hình 61. Hóa thạch của Võ Xuân Huy Vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, do tác động của kỷ nguyên tin học và toàn cầu hóa, tính quốc tế của nghệ thuật được đề cao, tính truyền thống trong sơn mài đôi lúc bị biến hóa thậm chí bị phá hủy. Hình 62.Đinh Thắm Poong Một số tác phẩm thiếu căn bản về mặt nghiên cứu và chưa mang đặc tính của tranh sơn mài. Như màu sắc còn sống sượng, hay không diễn tả chất và thiếu sự nhuần nhị. 4.2. Tính chất và đặc điểm của tranh sơn mài Việt Nam: Cũng như các chất liệu hội họa khác, tranh sơn mài Việt Nam có những tính chất và đặc điểm riêng làm nên nét độc đáo cho chất liệu. Những tính chất, đặc điểm này mang giá trị của nguyên liệu, kỹ thuật thể hiện và hiệu quả biểu đạt của chất liệu. 4.2.1. Trường tồn với thời gian: Như chúng ta đã biết qua những minh chứng lịch sử, những sản phẩm của nghề sơn trường tồn qua nhiều thế kỷ. Sơn là chất nhựa cây được trồng, khai thác, chế tác tại Việt Nam có lẽ vậy đã rất phù hợp với khí hậu Việt Nam. Hình 64. Phong cảnh Bắc kỳ của Lê Phổ 4.2.2. Bề mặt phẳng, nhẵn, bóng: Hội họa từ khởi thủy đã nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của kỹ thuật trong quá trình tiến hóa. Độ bóng nhờ bàn tay người vẽ tạo nên từ dưới những lớp sơn đã giúp cho sơn mài có độ sâu thẳm, trong veo, lung linh huyền ảo và sang trọng mà không một chất liệu nào có được. 4.2.3. Biểu cảm: Sơn mài mang đầy đủ phẩm chất của chất liệu hội họa. Kỹ thuật sơn mài giúp họa sĩ thể hiện hết được những cung bậc tình cảm, chiều sâu của tâm hồn Việt Nam. “Cô gái bên hồ sen”, “Thiếu nữ và hoa phù dung” của Nguyễn Gia Trí, “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sánglà những tác phẩm đóng góp không nhỏ vào nền hội họa Việt Nam. Hình 65. Cô gái bên hồ sen của Nguyễn Gia Trí Hình 66. Thiếu nữ bên hoa phù dung của Nguyễn Gia Trí Hình 73. Cấy ở miền núi của Trần Đình Thọ 5. KẾT LUẬN Từ chất chất liệu sơn ta, sơn mài được các họa sĩ sử dụng làm chất liệu của hội họa. Đã có nhiều tác phẩm có chất lượng ra đời góp phần tạo nên giá trị của hội họa Việt Nam. Học và sáng tác tác phẩm bằng chất liệu sơn mài, từ đó hiểu cảm thụ cái đẹp của chất liệu. Đó là hành trang quí giá của người học trong sáng tác và giảng dạy mỹ thuật góp phần vào gìn giữ và phát huy vốn quí của dân tộc. 6. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ ( Các câu hỏi dành cho người học tự đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của bài học sau khi thực hiện các nhiệm vụ và đã được tiếp nhận phản hồi từ tác giả ) 1. Hãy nên những mốc chính về sự tìm tòi chất liệu từ mỹ nghệ trở thành chất liệu hội họa của các họa sĩ và nghệ nhân Việt Nam. 2. Hãy nêu những tên các họa sĩ và tác phẩm sơn mài tiêu biểu. 3. Hãy nêu tính chất, đặc điểm tranh sơn mài. 4. Hãy nêu khái niệm tranh sơn khắc. 7. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG 1. Thể hiện bài tranh sơn khắc (30 tiết) Bài 1: Tranh sơn khắc Khuôn khổ: 40cm x 50xm Những việc cần thực hiện: Thực hiện bài theo các bước: - Phác thảo - Thể hiện. Hình 79. Can hình và trổ sơn Hình 80. Tô màu 2. Thể hiện bài tranh Bố cục (HP - 45 tiết) Bài 2: Tranh bố cục: Đề tài tự do Khuôn khổ: 50cm x 70cm Những việc cần thực hiện: Thực hiện bài theo các bước: - Phác thảo - Thể hiện. Hình 81. Sinh viên k3 đang mài bài sơn mài Hình 82. Bài vẽ của sinh viên 8. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN Phần bài tập sáng tác bố cục Sơn mài được thực hiện sau khi người học hoàn thành bài chép vốn cổ, và phong cảnh, đã bước đầu làm quen với kỹ thuật vẽ sơn mài. Để học được phần này, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, công cụ, phòng ủ, phòng mài theo yêu cầu, người học phải có tư liệu phong phú từ những đợt thực tế chuyên môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Các tuyển tập tranh của Việt Nam và Thế giới của NXB Mĩ thuật, NXB Văn hoá Thông tin... - Phạm Đức Cường (1997), Kỹ thuật sơn mài, Nxb Mỹ thuật. - Lê Huyên (1995), Nghề sơn cổ truyền Việt Nam, Nxb Mỹ thuật. - Đoàn Thị Thu Hương, Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của tranh sơn mài Việt Nam, tạp chí Mỹ thuật số 166 (96) (12 – 2006). - Đàm Luyện. Giáo trình Bố cục hệ CĐSP. NXB GD 2006. - Nguyễn Xuân Thu (2007), Sơn mài chất liệu độc đáo của Hội họa Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật Hà Nội. - Tranh Sơn mài Việt Nam (19940), NXB Mỹ thuật. - Tạ Phương Thảo, Nguyễn Lăng Bỡnh. Giáo trình Bố cục và Ký hoạ hệ CĐSP NXB GD 1998 - Nguyễn Hải Yến, Tranh Sơn mài Việt Nam (tạp chí Mỹ thuật số 166 (90) (12 - 2006).
File đính kèm:
- giao_trinh_son_mai.doc