Giáo trình Sự hình thành của chủ nghĩa khu vực Asean (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Sự hình thành của chủ nghĩa khu vực Asean (Phần 1): ... chống bất kỳ quốc gia thù địch nào theo quy định ở khoản 2 điều này hoặc những biện pháp quy định chiếu theo điều 107, hoặc trong những hiệp ước khu vực thi hành một lần nữa chính sách xâm lược cho đến khi Liên hiệp quốc có thể, theo lời yêu cầu của cá...anh giải phóng dân tộc, bước sang thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, ĐNÁ lại một lần nữa chứng kiến quá trình biến đổi lớn diễn ra trên toàn khu vực. Một loạt các quốc gia ĐNÁ giành độc lập, mở ra thời kỳ mới cho độc lập, tự do và... Quốc 30 năm qua, sđd, tr. 102. 2 Rajaratman S: ASEAN can not be alone. “The Ambassador”, May 1973, 108 Bắc Kinh và sau đó tới Mátxcơva (tháng 5/1972) cho thấy tình trạng phân chia thế giới thành hai phe đang dần biến mất. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là sự ch...

pdf146 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Sự hình thành của chủ nghĩa khu vực Asean (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ASEAN - 
Trung Quốc 16/12/98 tại Hà Nội, đã khẳng định lại lập trường 
giải quyết các tranh chấp bằng đường lối hòa bình, trên cơ sở 
luật pháp quốc tế, hành động theo tinh thần Tuyên bố chung 
Manila 1992 và Tuyên bố chung cấp cao ASEAN - Trung 
Quốc tháng 12/1997, nhằm duy trì sự ổn định trong vùng, 
không làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực 
hoặc đe dọa bằng vũ lực. 
- Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh 
Chiến tranh lạnh là khái niệm chỉ tình trạng đối đầu 
giữa hai khối xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, do Liên 
Xô và Mỹ đứng đầu, bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ 
hai và kết thúc vào năm 1989. Trong giai đoạn này, phần 
đông các nước đang phát triển và một số tổ chức khu vực đã 
thi hành đường lối không liên kết. Mục tiêu của đường lối này 
là giữ vững độc lập dân tộc, tránh bị lôi kéo vào các liên minh 
quân sự của hai khối. Mặt khác, đường lối này cũng phản ánh 
tính “tư lợi” của chủ nghĩa quốc gia - dân tộc nhằm tranh thủ 
cả hai khối để củng cố vị trí chính trị của mình trên trường 
quốc tế, phát triển nhanh chóng nền kinh tế dân tộc. Ai Cập 
và Ấn Độ được coi là hai thành công điển hình trong việc 
tranh thủ sự ủng hộ về chính trị và nhận viện trợ kinh tế của 
cả hai khối Xô - Mỹ. 
Như đã trình bày ở các phần trước, không liên kết cũng 
là một đường lối chính trị khu vực của ASEAN. Vì là sản 
phẩm của chiến tranh lạnh nên đường lối này không thể tự nó 
bứt khỏi hoàn cảnh sinh ra nó. Theo tinh thần ấy, ảnh hưởng 
 143
của chiến tranh lạnh đối với chủ nghĩa khu vực an ninh 
(security regionalism) ở ĐNÁ là một lẽ tự nhiên. 
Thuyết Domino của cựu ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles 
cho rằng, nếu một quốc gia ĐNÁ “lọt vào tay cộng sản” thì 
các nước khác trong khu vực lần lượt sụp đổ theo. Vì thế, Mỹ 
và các đồng minh của mình ký kết “Tổ chức hiệp ước ĐNÁ” 
(SEATO) nhằm chống lại “sự bành trướng của chủ nghĩa cộng 
sản”. Thái Lan, Philippines là thành viên của SEATO, cũng là 
những nước ĐNÁ đầu tiên tham gia hiệp ước và tổ chức quân 
sự với các nước ngoài khu vực. Họ mong muốn đón nhận an 
ninh khu vực từ bên ngoài. Lập trường này của họ kéo dài 
đến tận những năm 60, khi một số nước ĐNÁ muốn thành lập 
SEAFET. Lúc ấy, ngoài một số thành viên ĐNÁ, Philippines 
còn muốn cả Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn (đều là những 
đồng minh tích cực của Mỹ) trở thành thành viên của tổ chức 
này1. Đến năm 1966, để tiếp tục leo thang chiến tranh ở Việt 
Nam và tăng cường ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương, 
Mỹ đã vận động một số đồng minh châu Á thành lập “Hội 
đồng châu Á - Thái Bình Dương” (the Asian and Pacific 
Council - ASPAC), gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, 
Philippines, Australia, Đài Loan, New Zealand, Nam Việt 
Nam, Thái Lan. Đây là một tổ chức chính trị quốc tế, một 
hiệp ước an ninh theo ý thức hệ. Các nước ASEAN trong khi 
cố gắng thi hành đường lối không liên kết mà vẫn bấu víu vào 
các tổ chức quốc tế khác của các nước tư bản đế quốc, chính 
là một minh chứng rõ rệt nhất về tác động của chiến tranh 
lạnh trong khuôn khổ trật tự thế giới hai cực Yalta. Một lý do 
1 V.V. Samoilenko: ASEAN chính trị và kinh tế, sđd, tr. 9. 
 144
khác không kém phần quan trọng là thế lực quân phiệt trong 
các chính phủ của họ rất lớn, có lợi ích kinh tế, chính trị gắn 
liền với các quốc gia đồng minh - tư tưởng ở ngoài khu vực1. 
Theo cách lý giải trên thì “Hiệp ước phòng thủ năm nước” 
(Anh, Singapore, Australia, Malaysia, New Zealand) hình 
thành từ năm 1971 cũng không phải là ngoại lệ. Hiệp ước này 
vẫn được duy trì thường xuyên với các cuộc diễn tập quân sự 
giữa Singapore, Malaysia và các nước thành viên2. Bên cạnh 
đó, những hiệp ước an ninh song phương Mỹ - Philippines 
(1951), Mỹ - Thái Lan (1954), đều có chung ý nghĩa là tìm 
kiếm một sự bảo đảm nào đó về an ninh từ bên ngoài. 
Tuy nhiên, vấn đề an ninh khu vực ĐNÁ không phải là 
một dòng chảy đơn thuần như thế. Trong khi bị chi phối bởi 
ảnh hưởng của chiến tranh lạnh thì phần lớn các quốc gia ở 
đây vẫn mong muốn vượt ra ngoài khuôn khổ đó để đi theo 
con đường không liên kết. Theo đánh giá của một số học giả, 
đề nghị của Liên Xô (cũ) về việc xây dựng một hệ thống an 
ninh tập thể châu Á (1969) là ý định nhằm hóa giải sự hiện 
diện của tổ chức quân sự SEATO. Đề nghị này phản ánh ý đồ 
của các nước lớn can thiệp ngày càng sâu vào khu vực. Cho 
nên, chẳng có gì khó hiểu khi ZOPFAN Concept của các nước 
ASEAN ra đời đúng vào thời điểm các cường quốc có sự điều 
chỉnh trong chính sách của họ đối với khu vực này. Nhờ theo 
đuổi đường lối hòa bình, tự do, trung lập, ASEAN đã trở thành 
một tổ chức khu vực có vị thế độc lập nào đó, dù là rất tương 
1 Jeshurum. C: The Military and National security. “The ASEAN reader”, 
Institute of Sotheast Asian Studies, Singapore 1992, p. 118-124. 
2 Nguyễn Phương Bình: Vai trò của ASEAN trong việc xây dựng cơ chế an 
ninh khu vực. Tạp chí số 4(6), tháng 12/1994, tr. 30-34. 
 145
đối và mong manh với trật tự thế giới hai cực. Họ đã lợi dụng 
trật tự này như một phương tiện để đảm bảo an ninh và phát 
triển kinh tế đất nước mình. 
Như vậy, qua việc trình bày các yếu tố bản địa của an 
ninh ĐNÁ, chúng ta thấy an ninh của khu vực này là vấn đề 
cực kỳ phức tạp. Chỉ có thể đứng trên lập trường an ninh toàn 
khu vực mới có thể giải quyết thỏa đáng mối liên hệ hữu cơ 
giữa các yếu tố của an ninh bản địa. Các nước ASEAN đã 
thành công trong việc kiểm soát được các mâu thuẫn bên 
trong và bên ngoài tổ chức, tạo dựng được một cộng đồng an 
ninh khu vực, thích ứng với những điều kiện lịch sử cụ thể. 
2. ASEAN với việc củng cố, phát triển an ninh khu vực 
Trên tinh thần một cộng đồng an ninh, các nước ASEAN 
đã dần xóa bỏ được những nghi kị, đối đầu, từng bước xây 
dựng lòng tin. Nhờ vậy, họ đã xây dựng được một cơ cấu quan 
hệ ổn định, nhằm trước tiên, giải quyết các vấn đề an ninh nội 
bộ bao gồm các tranh chấp lãnh thổ, xung đột sắc tộc hoặc 
các vụ bạo loạn trong nước. Họ đã thành lập các ủy ban phối 
hợp hành động dọc biên giới, tiến hành các cuộc tập trận 
không quân chung. Giữa các nước còn trao đổi về việc xây 
dựng lực lượng vũ trang, phối hợp tin tức tình báo, sự di 
chuyển quân đội1. Sự hợp tác an ninh quân sự của các nước 
ASEAN mặc dù được tiến hành dưới danh nghĩa “song 
phương” và “ngoài khuôn khổ ASEAN” đã đóng vai trò quan 
trọng trong việc ổn định an ninh khu vực. 
1 Chung Heng Chee: Intra-ASEAN Political Security and Economic 
Cooperation. “The ASEAN reader”, Institute of Sotheast Asian Studies, 
Singapore 1992, p. 101-105. 
 146
Do nhu cầu an ninh quốc phòng ngày một tăng, hầu hết 
các nước ASEAN đều đã tiến hành việc hiện đại hóa quân 
đội của mình. Nhưng quá trình hiện đại hóa quân đội của họ 
không gây ra sự xáo trộn trong khu vực. Theo thống kê của 
Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), giai 
đoạn từ 1977 đến 1986 Indonesia đầu tư cho việc mua vũ khí 
hạng nặng, trung bình mỗi năm là 325 triệu USD, Malaysia - 
207 triệu USD, Singapore - 144 triệu USD, Thái Lan - 224 
triệu USD (tính theo thời giá USD năm 1985). Cũng theo 
SIPRI, chi phí quân sự của mỗi nước ASEAN đã tăng gấp hai 
lần trong một thập kỷ (từ 1972- 1981), cụ thể từ 2,72 tỉ USD 
lên 5,3 tỉ USD1. Riêng năm 1992 các nước ASEAN đã chi phí 
hơn 3,3 tỉ USD để nâng cấp các lực lượng không quân2. Rõ 
ràng, nếu thiếu đi sự hiểu biết chừng mực thì quá trình hiện 
đại hóa quân đội của các nước ASEAN có thể trở thành mục 
tiêu của một cuộc chạy đua vũ trang và gây ra tình tình đối 
đầu mới. 
Đối với môi trường an ninh bên ngoài, ASEAN nổi lên 
như một sức mạnh tập thể, tạo được một tâm lý “che chở” nào 
đó cho các nước thành viên. Tổ chức này tỏ ra đặc biệt nhạy 
cảm đối với các biến đổi trong an ninh toàn cầu. Từ nửa sau 
của thập niên 70, ASEAN đã có xu hướng đối thoại với các 
1 Mark J.N: ASEAN defence reorientation 1975-1992. ANV, Canberra, 
Australia 1993, p.28. 
2 - Sheldom S.W, Donaldk E: Regional issues in Southeast Asian security-
Scenarious and Region. The National Bureau of Asian Research, USA 
1993; 
 - Sheldon W.S: The Regionalization of Defence in Southeast Asia. Pacific 
Review, Vol 5, No2, 1992, p.112-123. 
 147
nước Đông Dương mặc dù chưa có dấu hiệu kết thúc của 
chiến tranh lạnh. Nhưng vì xảy ra “vấn đề Campuchia” nên 
tiến trình hợp nhất khu vực bị chặn lại. Suốt thời gian từ 1979 
đến 1991, “vấn đề Campuchia” trở thành trọng đề trong quan 
hệ quốc tế ở ĐNÁ. ASEAN lo ngại “vấn đề Campuchia” 
trước hết là vì trong nhận thức của họ, việc Việt Nam đưa 
quân sang Campuchia đã phá vỡ những mục tiêu và nguyên 
tắc của Hiệp ước Bali và Tuyên bố Kuala Lumpur (ZOPFAN 
concept). Thông qua khủng hoảng Campuchia, các cường 
quốc có thể can thiệp vào khu vực dưới những hình thức mới. 
Tình trạng an ninh của ASEAN có thể bị đe dọa. 
Quá trình dàn xếp, giải quyết tình trạng đối đầu ASEAN 
và ba nước Đông Dương là do thiện chí và nỗ lực của hai 
phía. Ngay từ tháng 1/1980 Việt Nam đã chủ động đề nghị 
các nước ASEAN ký hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa 
các nước ĐNÁ, ngỏ ý sẵn sàng thảo luận việc thiết lập một 
khu vực ĐNÁ hòa bình, độc lập, tự do, trung lập và ổn định. 
Tháng 9/1981, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thay mặt ba 
nước Đông Dương đưa ra bảy nguyên tắc chỉ đạo quan hệ 
giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN “vì ĐNÁ hòa 
bình, hữu nghị và hợp tác”1. Tháng 7/1982 Việt Nam tuyên bố 
bắt đầu quá trình rút quân đội của mình khỏi Campuchia đồng 
thời đề nghị tổ chức hội nghị quốc tế về ĐNÁ. Những nỗ lực 
của ba nước Đông Dương dần dần đã được ASEAN đáp lại. 
Tháng 12/1987, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần III, 
Tổng thống Philippines, Aquino tuyên bố không còn coi Việt 
Nam là một mối đe dọa đối với an ninh nước này. Tháng 
1 Nguyễn Văn Lịch: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), sđd, tr.103. 
 148
8/1988, thủ tướng Thái Lan, Chatichai Choonhavan đưa ra 
luận điểm nổi tiếng “biến Đông Dương từ chiến trường thành 
thị trường”1. Chuyến viếng thăm Việt Nam của tổng thống 
Indonesia Suharto tháng 11/1990 đã trở thành một sự kiện 
quan trọng, kéo theo các cuộc viếng thăm quan trọng khác 
của thủ tướng Thái Lan Panyarachun (tháng 1/1992), thủ 
tướng Malaysia Mahathir Mohammad (tháng 4/1992) đến Hà 
Nội. Việt Nam sau đó đã tham gia Hiệp ước Bali (tháng 
7/1992) và trở thành quan sát viên của ASEAN. 
Tháng 7/1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức 
của ASEAN. Cuối cùng, “cuộc chiến tranh lạnh lần II” ở 
ĐNÁ (theo cách nói của một số học giả phương Tây) cũng đã 
chấm dứt. Hố sâu ngăn cách giữa hai nhóm nước đã căn bản 
được khắc phục. Tình trạng đối đầu về ý thức hệ trong khu 
vực đến đây đã mất hết lý do tồn tại. 
Bên cạnh việc giải quyết thành công hậu quả của chiến 
tranh lạnh ở khu vực, ASEAN còn phấn đấu xây dựng những 
cơ chế hợp tác an ninh đa phương rộng lớn. Nhạy cảm với sự 
suy giảm đáng kể vai trò quân sự của Nga, Mỹ ở ĐNÁ, các 
nước ASEAN đã lo ngại về một “khoảng trống quyền lực” 
(a power vacuum) trong khu vực và một số cường quốc khác 
sẽ nhảy vào lấp khoảng trống đó. Do vậy, họ cho rằng cần 
phải xây dựng một số cơ chế an ninh được thể chế hóa và có 
sự tham gia của tất cả các nước lớn. Sự tùy thuộc của thế giới 
ngày nay khiến chính phủ các nước ASEAN phải tính đến một 
nền an ninh lâu dài và cơ chế an ninh rộng lớn, vượt ra ngoài 
1 Buszinski. L: New Aspirations and Old constrains in Thailand policy. 
Asian Survey, vol 29, no11, Nov 1989, p. 1057-1107. 
 149
khu vực. Kế thừa những kinh nghiệm của “Hội nghị an ninh 
và hợp tác ở châu Âu” (Conference on Security and 
Cooperation in Europe - CSCE), các nước ASEAN đã nêu ra 
sáng kiến về Diễn đàn khu vực của ASEAN (ASEAN Regional 
Forum- ARF). ARF ra đời như một phương tiện nhằm thúc 
đẩy hợp tác chính và an ninh cho cả khu vực châu Á - Thái 
Bình Dương1. Sáng kiến thành lập ARF trong chừng mực nhất 
định là sự đoạn tuyệt dần với tư duy chiến tranh lạnh. Bởi lẽ, 
đường lối ZOPFAN sinh ra từ chiến tranh lạnh, tỏ ra không 
còn phù hợp với tình hình toàn cầu hóa mọi phương diện của 
đời sống nhân loại. Ngoại trưởng Indonesia, Ali Alatas cho 
rằng cần phải đặt ZOPFAN concept trong một khung cảnh 
thay đổi nhanh chóng có tính toàn cầu và môi trường khu vực 
mà thanh lọc và điều chỉnh. Ông gọi ZOPFAN là “một bức 
họa màu xanh (blueprint) trong một khuôn mới vì hòa bình và 
hợp tác hòa bình, vì sự ổn định bền vững hơn và một nền an 
ninh rộng lớn hơn, bao trùm cả vùng Viễn Đông và Thái Bình 
Dương”2. 
ARF bắt đầu với 18 thành viên (1994) nay đã lên tới 21 
thành viên (1997). Hơn mười nước khác đang chờ được kết 
nạp. Chiều hướng này phản ánh uy tín và sức hấp dẫn của nó. 
Nội dung đối thoại an ninh của các bên tham gia ARF gồm ba 
bước: thứ nhất, xây dựng lòng tin (confidence - building); thứ 
hai, tiến hành ngoại giao phòng ngừa (preventive diplomacy); 
thứ ba, xây dựng khung cơ chế an ninh khu vực (regional 
1 ASEAN standing committee, Annual report 1993-1994, p.7. 
2 Ho Peter: The ASEAN regional Forum: the way forward? “ASEAN-VN 
Cooperation in preventive diplomacy”, edited by Sarasin Viraphon, 
Werner Pfennig, Bangkok 1995, p.251-257. 
 150
security framwork). Như vậy, việc thành lập ARF đã tạo ra 
những tình huống cho các cường quốc cam kết chia sẻ trách 
nhiệm an ninh khu vực. Mặt khác, nó còn dựng lên thế cân 
bằng lực lượng giữa các cường quốc tại châu Á - Thái Bình 
Dương. ASEAN đã đứng vững ở vị trí cầm lái trong suốt các 
hoạt động của ARF, tiến hành các đối thoại đa phương có lợi 
cho an ninh ở ĐNÁ. 
Tóm lại: do các yếu tố lịch sử, văn hóa và vị trí địa - 
chính trị quan trọng, an ninh ĐNÁ là một nền an ninh cực kỳ 
phức tạp. Tình trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, xung đột 
sắc tộc, những thách thức an ninh từ phía Trung Quốc và nguy 
cơ can thiệp từ bên ngoài của các cường quốc là những dòng 
chảy đan xéo, tạo nên “ba động” cho nền an ninh khu vực. 
Nhưng ASEAN đã sớm xác định được đường lối chính trị - an 
ninh của mình. Đó là đường lối hòa bình, tự do, trung lập, tôn 
trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc của 
tất cả các dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của 
nhau, giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa 
bình, không đe dọa hoặc dùng vũ lực, hợp tác với nhau có 
hiệu quả. Trong quá trình thực hiện đường lối an ninh khu 
vực, ASEAN đã tạo ra “một cộng đồng an ninh” và đã giải 
quyết khá thành công các vấn đề an ninh nội bộ. Đồng thời 
ASEAN cũng đảm bảo không để một cường quốc hay nhóm 
nước nào độc quyền gây ảnh hưởng hoặc thống trị khu vực. 
Trong xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa sau chiến tranh 
lạnh, và sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực, ASEAN đã kịp 
đưa ra sáng kiến thành lập ARF, tạo ra các đối thoại an ninh 
đa phương, mở rộng không gian ổn định và phát triển cho 
mình. Cho nên có thể nói rằng, cộng đồng ASEAN là ngọn 
 151
nguồn của chính sách an ninh khu vực, là một biểu hiện đặc 
biệt nổi bật của chủ nghĩa khu vực của ASEAN. 
* * 
* 
Như vậy, trong chương này chúng tôi đã trình bày một 
cách có hệ thống sự hình thành chủ nghĩa khu vực của 
ASEAN trên các bình diện địa – chính trị, địa – kinh tế và an 
ninh khu vực ở ĐNÁ. Thực chất của quá trình hình thành chủ 
nghĩa khu vực ASEAN là sự tìm kiếm, xây dựng đường lối, 
nguyên tắc hợp tác, hình thức hợp tác khu vực nhằm đảm bảo 
cho một ĐNÁ hòa bình, trung lập, ổn định và phát triển. Việc 
khảo sát sự hình thành chủ nghĩa khu vực của ASEAN hiển 
nhiên dẫn đến một hệ quả tất yếu là hiểu về nội dung bản 
chất chủ nghĩa khu vực của ASEAN như thế nào. Sự trình bày 
của chúng tôi trong chương này cho thấy bản chất chủ nghĩa 
khu vực của ASEAN - nói một cách cô đọng - là sự chấp nhận 
một thứ quyền lực siêu quốc gia ở ĐNÁ để có thể hợp tác, 
liên kết khu vực trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí xác định: 
- Về chính trị: đó là việc xây dựng và thực hiện đường 
lối đoàn kết, hợp tác, liên kết khu vực không phân biệt chế độ 
chính trị, trình độ phát triển kinh tế, sự khác biệt tôn giáo tín 
ngưỡng, phấn đấu cho một ĐNÁ hòa bình, tự do, trung lập, ổn 
định phát triển, phi vũ khí hạt nhân. 
- Về kinh tế: đó là cơ chế xây dựng một thị trường khu 
vực thống nhất để vừa tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các 
khối kinh tế khác, vừa đảm bảo tình trạng độc lập về kinh tế 
của mỗi quốc gia thành viên. 
- Về an ninh: đó là cơ chế hoặc nguyên tắc giải quyết 
 152
các vấn đề an ninh khu vực (như những biểu hiện của xung 
đột sắc tộc tôn giáo, vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh 
thổ, lãnh hải); nguyên tắc không liên minh với bất kỳ khối 
quân sự nào, tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, toàn 
vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia; 
nguyên tắc giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp 
hoà bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, từ 
bỏ việc đe dọa và sử dụng vũ lực 
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, chủ 
nghĩa khu vực ASEAN đã thực hiện nhiều chức năng, thông 
qua các hoạt động của Hiệp hội. Các chức năng chủ yếu đó 
là: 
- Thứ nhất, giải quyết các vấn đề toàn khu vực như vấn 
đề Biển Đông, vấn đề khủng hoảng tài chính khu vực năm 
1997. 
- Thứ hai, giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế, an 
ninh không chỉ của toàn khu vực, mà còn của riêng từng nước 
nhưng có thể liên quan đến khu vực (chẳng hạn vấn đề 
Campuchia, vấn đề Mỹ ngăn cản Myanmar gia nhập ASEAN 
vì “nhân quyền”). 
- Thứ ba, giải quyết, xử lý các mối quan hệ với bên 
ngoài khu vực (với các nước lớn, các bên đối thoại, các tổ 
chức quốc tế  ). 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_su_hinh_thanh_cua_chu_nghia_khu_vuc_asean_phan_1.pdf