Giáo trình Tài chính tiền tệ (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Tài chính tiền tệ (Phần 2): ...ó lãi suất thấp nhưng độ an toàn cao. - Thương phiếu: là chứng chỉ ghi nhận sự cam kết thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định. Thương phiếu bao gồm: hối phiếu và lệnh phiếu. - Các hợp đồng mua lại: là các hợp đồng mà người kinh doanh cam kết sẽ mua lại v...gười nhận tiền căn cứ HĐKT giao hàng hoá - dịch vụ cho người trả tiền. (2) Người nhận tiền lập uỷ nhiệm thu gửi đến NH bên nhận tiền nhờ thu hộ. (3) NH bên nhận tiền gửi bộ chứng từ đòi tiền đến ngân hàng bên trả tiền. (4a) Ngân hàng bên trả tiền ghi Nợ và gửi giấy báo Nợ cho người trả tiền. ...ày rất có hiệu lực vì trong một thời gian ngắn nó có thể giảm bớt được một khối lượng khá lớn tiền nhãn rỗi trong nền kinh tế, do đó giảm được sức ép lên giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. + Thi hành chính sách “tài chính thắt chặt” như cắt giảm những khoản chi chưa cần thiết trong ...

pdf34 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ gây hậu quả xấu. 
Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có tác 
hại lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc 
độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 
IV. Biện pháp khắc phục lạm phát: 
Khi lạm phát ở mức cao và kéo dài đã gây ra những hậu quả lớn trong đời sống xã 
hội và tăng trưởng kinh tế, Chính phủ các quốc gia cần có những biện pháp để phòng 
ngừa và khắc phục lạm phát. Bao gồm: 
1. Những biện pháp tình thế: 
Những biện pháp này được áp dụng với mục tiêu giảm tức thời “cơn sốt lạm phát”, 
trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài. Các biện pháp này thường 
được áp dụng khi nền kinh tế lâm vào tinh trạng siêu lạm phát. 
+ Các biện pháp tình thế được Chính phủ các nước áp dụng, trước hết là phải giảm 
lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền và lưu thông. 
Biện pháp này còn gọi là chính sách đóng băng tiền tệ. Tỷ lệ lạm phát tăng cao, 
ngay lập tức ngân hàng trung ương phải dùng các biện pháp có thể đưa đến tăng cung 
ứng tiền tệ như ngừng thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu đối với các 
tổ chức tín dụng, dùng việc mua vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, 
không phát hành tiền bù đắp bội chi NSNN. 
Áp dụng các biện pháp giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế như: Ngân 
hàng trung ương bán ra các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, bán ngoại tệ 
CP
D 
Co
lle
ge
và vay, phát hành các công cụ nợ của Chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế bù đắp 
cho bội chi NSNN..., tăng lãi suất tiền gửi đặc biệt là lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư. 
Các biện pháp này rất có hiệu lực vì trong một thời gian ngắn nó có thể giảm bớt được 
một khối lượng khá lớn tiền nhãn rỗi trong nền kinh tế, do đó giảm được sức ép lên giá 
cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. 
+ Thi hành chính sách “tài chính thắt chặt” như cắt giảm những khoản chi chưa 
cần thiết trong nền kinh tế, cân đối lại ngân sách và cắt giảm chi tiêu đến mức có thể. 
+ Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông 
bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch, giảm nhẹ thuế quan, và các biện pháp cần 
thiết khác để thu hút hàng hóa từ nước ngoải vào. 
+ Đi vay và xin viện trợ từ nước ngoài. 
+ Cải cách tiền tệ. Đây là biện pháp cuối cùng phải xử lý khi tỷ lệ lạm phát quá cao 
mà các biện pháp trên đây chưa mang lại hiệu quả mong muốn. 
2. Những biện pháp chiến lược: 
Đây là những biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc 
dân. Tổng hợp các biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế lâu dài của đất nước, làm 
cơ sở cho sự ổn định tiền tệ một cách bền vững. Các biện pháp chiến lược thường 
được áp dụng: 
+ Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng lưu thông hàng hóa. 
+ Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Thực hiện 
tốt biện pháp này sẽ góp phần to lớn vào việc giảm chi tiêu thường xuyên của NSNN 
trên cơ sở đó giảm bội chi NSNN. 
+ Tăng cường công tác quản lý điều hành NSNN một cách hợp lý, chống thất thu, 
đặc biệt là thất thu về thuế, nâng cao hiệu quả của các khoản chi NSNN. 
CP
D 
Co
lle
ge
Chương 8: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 
I. Tỷ giá hối đoái: 
1. Khái niệm: 
Hối đoái là nghiệp vụ trao đổi ngoại tệ giữa các nước. Muốn đổi tiền phải căn cứ 
vào quan hệ tỷ lệ nhất định giữa hai đồng tiền khác nhau gọi là hối đoái. 
Tỷ giá hối đoái là giá trị tiền tệ nước này biểu hiện bằng giá trị tiền tệ nước khác 
dùng trong quan hệ kinh tế quốc tế, là sự so sánh giữa hai đồng tiền với nhau hay nói 
cách khác giá cả tiền tệ nước này bằng đơn vị tiền tệ nước khác. 
Có 2 cách biều hiện tỷ giá hối đoái: 
+ Phương pháp trực tiếp: Lấy ngoại tệ làm đơn vị so sánh với đồng tiền trong nước. 
+ Phương pháp gián tiếp: Lấy đồng nội tệ là đơn vị so sánh với đồng tiền nước 
ngoài. 
2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái: 
 Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái là chế độ bản vị vàng: 
Trong chế độ bản vị vàng, cơ sở để định giá hối đoái là dựa trên cơ sở sự ngang 
nhau về hàm lượng vàng của hai đồng tiền đó. Hàm lượng vàng là khối lượng vàng do 
pháp luật quy định cho một đơn vị tiền tệ của mỗi nước. 
So sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền với nhau gọi là ngang giá vàng, hay nói 
cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong chế độ 
bản vị vàng. 
 Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái là hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods: 
Khi lưu thông tiền giấy phát triển thay thế lưu thông tiền vàng, thì vàng chủ yếu 
thực hiện chức năng tích lũy và để dành. Việc xác định tỷ giá hối đoái người ta không 
dựa hẳn vào tính chất ngang giá vàng của hai loại tiền so sánh với nhau, mà nó có thể 
lên xuống xoay quanh đồng giá vàng, do quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường 
quyết định. 
Từ thực tế trên, để thiết lập một hệ thống tiền tệ và thanh toán chung cho quốc tế 
nhằm tạo đà cho sự ổn định phát triển của thương mại quốc tế sau đại chiến thế giới 
thứ 2, tháng 9/ 1944 hơn 700 người từ 44 nước trên thế giới đã họp ở Hotel Bretton 
Woods Hoa Kỳ. Hội nghị Bretton Woods đã có 3 kết luận chủ yếu sau: 
CP
D 
Co
lle
e
+ Các nước thành viên cùng ký tên trong thỏa thuận đồng ý và sẽ cố gắng giữ tỷ 
giá giữa đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác ổn định. Các nước sẽ có những 
biện pháp can thiệp cần thiết để giữ cho tỷ giá dao động ± sơ với tỷ giá cố định. 
+ Các nước thành viên góp vốn để thành lập quỹ tiền tệ quốc tế nhằm mục đích cho 
nước mình không biến động giá với tiêu chuẩn quy định. 
+ Xác định tỷ giá cố định giữa đồng tiền các nước được tính thông qua bản vị vàng 
thế giới và giá vàng được chuẩn hóa và cố định. Cụ thể tỷ giá hối đoái chính thức của 
các nước được hình thành trên cơ sở so sánh với hàm lượng vàng chính thức của đồng 
Đôla Mỹ (1USD = 0.888671g vàng). Vàng được mua đi bán lại hoặc vay mượn lẫn 
nhau giữa các nước, có thể bán ra hoặc mua vào trong thị trường nội địa các nước kịp 
thời nhằm giữ giá đồng tiền không đổi. 
Hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods hoạt động tốt từ đầu năm 1950 đến đầu 
những năm 1970. 
Trên thế giới nhu cầu đồng Đôla giảm xuống sức mua của nó cũng giảm, theo cán 
cân thanh toán quốc tế của Mỹ thường xuyên bị thiếu hụt, trong khi đó Nhật Bản 
thường xuyên dư thừa. Sau 1970 hệ thông tỷ giá cố định Bretton Woods không phản 
ảnh được cũng cầu thực tế của thị trường, khi sức mua đồng đôla giảm thì các nước 
không muốn sử dụng đồng đôla làm đồng tiền chuẩn để xác định tỷ giá. Trước tình 
hình đó Mỹ buộc phải bán vàng ra để mua đôla vào để có giữ đồng đôla, nhưng Mỹ 
không thể bán mãi vàng ra (vì sợ nền kinh tế bị “chảy máu vàng”), đến năm 1971 
Tổng Thống Mỹ Nich -xơn buộc phải phá giá đồng đôla. Năm 1973 phá giá lần 2 và 
cuối cùng thả nổi đồng đôla, việc xác định tỷ giá tiền tệ của các nước không dựa vào 
đồng đôla nữa, hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods sụp đổ từ đó. 
 Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái là hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý: 
Có 2 loại tỷ giá thả nổi: thả nổi tự do và thả nổi có quản lý. 
Tỷ giá thả nổi tự do là một loại tỷ giá được hình thành do cung, cầu ngoại hối quyết 
định, không có sự can thiệp của Chính phủ. 
Tỷ giá thả nổi có quản lý là loại tỷ giá thả nổi nhưng thả nổi đến một mức độ nào 
đó thì có sự can thiệp của chính phủ. 
Từ năm 1973 sau hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods bị sụp đổ, hầu hết các 
đồng tiền đều thả nổi nhưng không thể thả nổi hoàn toàn. Nhiều nước kể cả Mỹ, sau 
khi thỏa hiệp Jamaica năm 1976, đều chấp nhận tiền thả nổi có quản lý vì hai lý do chủ 
CP
D 
Co
lle
ge
yếu: đề phòng suy thoái và đề phòng lạm phát. Nếu để tiền mất giá quá lớn xuất khẩu 
tăng, nhập khẩu giảm, nhưng nguy cơ lạm phát sẽ tăng. Ngược lại nếu để đồng tiền lên 
giá quá cao hậu quả sẽ ngược lại. 
Do đó tỷ giá thả nổi có sự can thiệp của nhà nước là một biện pháp quan trọng để 
tạo ra tỷ giá ngoại tệ hợp lý nhằm đảm bảo phát triển kinh tế lành mạnh, duy trì xuất 
khẩu để thu nhiều ngoại tệ, nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị cần thiết cho nền kinh 
tế, đồng thời góp phần điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. 
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái: 
Tỷ giá hối đoái luôn luôn biến động theo sự biến động của nền kinh tế, sự biến 
động này phụ thuộc vào các yếu tổ chủ yếu sau đây: 
 Tình hình cán cân thanh toán quốc tế: 
Nếu cán cân thanh toán quốc tế của 1 nước bội chi thì nhu cầu ngoại hối sẻ tăng lên 
làm cho tỷ giá hối đoái sẽ tăng theo. Ngược lại, nếu cán cân thanh toán bội thu thì tỷ 
giá hối đoái có xu hướng giảm. 
 Tình hình lạm phát: 
Lạm phát tiền tệ làm cho đồng tiền nội tệ bị sụt giá so với đồng tiền ngoại tệ tức là 
làm tăng tỷ giá hối đoái. 
 Lãi suất: 
Sự tăng lãi xuất ở 1 nước sẽ làm đồng tiền nước đó hấp dẫn hơn. Việc huy động 
vốn và cho vay của ngân hàng sẽ nhộn nhịp hơn do đó kích thích việc nhập khẩu vốn. 
việc tăng lãi xuất trong nước là phương pháp kinh điển và có tính chất “tình thế” đối 
với tỷ giá hối đoái, làm cho đồng tiền trong nước vững giá hơn trên thị trường. 
 Các nhân tố khác: 
- Sự can thiệp, điều chỉnh của chính phủ như: ấn định các thể thức cho phép chuyển 
vốn ra nước ngoài, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, miễn giảm thuế đối với các mặt hàng 
xuất nhập khẩu. 
- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh, thiên tai. 
CP
D 
Co
lle
ge
4. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái: 
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của nhiều 
nhân tố và biến động một cách tự phát. Nhà nước có thể áp dụng nhiều biện pháp để 
điều chỉnh tỷ giá hối đoái: 
 Nâng cao, hoặc giảm bớt, hoặc ổn định mức lãi suất chiết khấu: 
Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm, muốn làm cho tỷ giá hạ xuống thì 
ngân hàng trung ương nâng cao lãi suất chiết khấu lên, do đó lãi suất trên thị trường 
cũng tăng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường sẽ chạy vào nước mình để thu 
lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của nhu cầu ngoại hối, 
do đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng giảm và ngược lại. 
 Dùng biện pháp mua bán ngoại hối để tác động đến tỷ giá: 
Khi tỷ giá tiền trong nước bị sụt thì tung ngoại tệ ra bán. Khi tỷ giá ngoại tệ giảm 
thì ngân hàng tung tiền nội địa để mua ngoại tệ vào. Để thực hiện biện pháp này ngân 
hàng phải có dự trữ ngoại tệ dồi dào, biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời và hạn 
chế sự biến động của tỷ giá chứ không thay đổi được tình hình tiền tệ trong nước. Nếu 
tỷ giá tiền trong nước bị giảm sút do mất cân đối trong cán cân thanh toán (nhập siêu), 
nếu cứ tung ngoại tệ ra bán làm cho dự trữ ngoại tệ càng bị hao hụt nghiêm trọng thì tỷ 
giá giá tiền trong nước càng bị giảm sút nghiêm trọng hơn. 
 Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái: 
Có 2 phương pháp tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ bình ổn giá: 
Phương pháp 1: Dùng vàng để lập quỹ này, khi cán cân thanh toán thiếu hụt thì bán 
vàng ra thu ngoại tệ để cân đối thanh toán, khi tư bản chạy vào nhiều thì bán hàng lấy 
tiền trong nước để mua ngoại hối nhằm opopnr định tỷ giá hối đoái. 
Phương pháp 2: Phát hành trái phiếu kho bạc nhà nước để có tiền lập quỹ vàng, khi 
tư bản nước ngoài thì bán trái phiếu từ quỹ này ra để mau đôla, do đó hạn chế được tỷ 
giá hối đoại bị hạ xuống. Ngược lại khi tư bản chạy ra, thì xuất đôla đã mua được từ 
quỹ này để bán ra, số tiền bán đôla lại dùng mua trái phiếu kho bạc nhà nước đã phát 
hành do đó ngăn ngừa được tỷ giá hối đoái lên cao. 
 Phá giá tiền tệ: 
CP
D 
Co
lle
ge
Đó là trường hợp giá đôla cứ lên còn giá tiền nội địa lại giảm. 
Phá giá tiền tệ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu góp phần cải 
thiện cán cân xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế vì thế tỷ giá hối đoái sẽ bớt 
tăng lên, điều cần chú ý là tác dụng này phụ thuộc có tính quyết định vào mất giá hợp 
lý của đồng nội tệ. 
 Bán phá giá ngoại hối: 
Là nước có đồng tiền bị sụt giá ở ngoài nước cao hơn sự sụt giá trong nước (tức là 
đồng tiền có sức mua đối nôi lớn hơn sức mua của nói ở nước ngoài). Trường hợp này 
xảy ra khi hàng hóa của một nước đêm bán phá giá ở thị trường nước ngoài mà vẫn thu 
được lợi nhuận, do đó đẩy mạnh được xuất khẩu và góp phần cải thiện được cán cân 
thanh toán, ổn định được tỷ giá hối đoái. 
 Nâng giá tiền tệ: 
Là nâng cao tỷ giá hối đoái của đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ tức là hạ 
thấp tỷ giá hhoois đoái của một đơn vị ngoại tệ. Khi nâng giá đồng nội tệ có tác dụng 
hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu do đó làm cho tỷ giá hối đoái được ổn định. 
II. Các loại cán cân quốc tế: 
Các nước có quan hệ ngoại giao và ngoại thương, từ đó có những khoản thu và chi 
tiền tệ giữa các nước với nhau gọi là thu chi quốc tế. 
Thu chi quốc tế bao gồm nhiều quan hệ tiền tệ, có những khoản phải trả ngay hoặc 
không phải trả ngay, có những khoản vay dài hạn mới trả, có những khoản vay đến 
hạn phải trả ngay. 
Để phản ánh đầy đủ và chính xác tình hình thu chi quốc tế của mỗi nước, người ta 
dùng phương pháp cân đối giữa thu và chi để lập ra nhiều bảng cân đối như: cán cân 
ngoại thương, cán cân thanh toán quốc tế, cán cân công nợ quốc tế, cán cân lưu động 
tư bản. 
1. Cán cân thương mại quốc tế: 
Còn gọi là cán cân ngoại thương hay cán cân mậu dịch, nó là bảng đối chiếu giữa 
tổng số giá trị hàng xuất khẩu và tổng số giá trị hàng nhập khẩu trong một thời kỳ nhất 
định của một nước. 
CP
D 
Co
lle
ge
2. Cán cân công nợ quốc tế: 
Là bảng đối chiếu tất cả các khoản nợ phải đòi với những khoản nợ phải trả của 
một nước đối với nước ngoài phát sinh trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) 
hoặc trong một thời điểm nhất định. 
Nếu cán cân công nợ dư có phản ánh số nợ thu > nợ phải trả, tức là tiền đầu tư hoặc 
tín dụng của nước đó ra nước ngoài tăng lên và ngược lại. 
Thông qua cán cân công nợ quốc tế tại một thời điểm có thể đánh giá được một 
nước là chủ nợ hay khách nợ đối với nước ngoài. 
3. Cán cân thanh toán quốc tế: 
Là bảng đối chiếu giữa tổng số tiền thu được từ nước ngoài và tổng số tiền trả cho 
nước ngoài ở một thời kỳ nhất định hay tại một thời điểm nhất định. 
Trong cán cân thanh toán quốc tế nếu thu > chi – bội thu và ngược lại. Việc bội thu 
hay bội chi cán cân thanh toán quốc tế có liên quan mật thiết với cán cân ngoại thương 
và tỷ giá hối đoái. 
Khi cán cân thương mại nhập siêu hay xuất siêu đều ảnh hưởng tới tình hình bội 
thu, bội chi của cán cân thanh toán quốc tế. 
Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu hoặc bội chi đều ảnh hưởng đến tình hình 
tăng giảm giá giữa tiền trong nước và ngoại tệ, nhất là quan hệ tỷ giá hối đoái giữa tiền 
giấy bạc ngân hàng Nhà nước Việt Nam với đôla Mỹ và tình hình dự trữ vàng và ngoại 
tệ của mỗi nước. 
III. Các tổ chức tài chính quốc tế: 
1. Qũy tiền tệ quốc tế (INTERNATINAL MONEYTARY FOUND-IMF) 
IMF được thành lập từ tháng 07.1994, đi vào hoạt động chính thức tháng 03.1947 
với 44 nước thành viên của Quỹ là 182 và vốn điều lệ là 212 tỷ SDR. 
Cơ quan lãnh đạo cao nhất là hội đồng Thống đốc. Hội đồng Thống đốc quyết đinh 
trực tiếp những vấn đề cơ bản nhất của Quỹ như kết nạp nước thành viên mới, khai trừ 
nước thành viên hiện hữu, thay đổi mức góp vốn, quy quyền rút vốn đặc biệt, phê 
duyệt báo cáo hoạt động hằng năm của Quỹ. 
Hội đồng giám đốc điều hành là cơ quan quản lý thường xuyên của Quỹ. Hội đồng 
giám đốc họp nhiều lần trong tuần để xử lý các vấn đề chính sách, về nghiệp vụ và về 
CP
D 
Co
lle
ge
quản trị của Quỹ, như việc giám chính sách hối đoái của các nước thành viên và sự 
tiến triển của nền kinh tế thế giới. 
Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Quỹ là tiền đóng góp của các nước thành viên. 
Khi gia nhập Quỹ, các nước thành viên phải góp vốn với số lượng tiền tệ khác nhau 
tùy theo sức mạnh kinh tế - tài chính của mỗi nước thể hiện ở tỷ trọng xuất nhập khẩu 
hàng hóa và dịch vụ của nước đó trên thị trường quốc tế. Khoản đóng góp này trước 
đây gồm 25% là vàng, 75% bằng bản tệ. Ngày nay, khoản này gồm 25% bằng ngoại tệ 
mạnh và 75% bằng bản tệ. 
Nhằm mở rộng khả năng tài trợ các nước thành viên, từ năm 1962, Quỹ đã thực 
hiện huy động vốn dưới hình thức ký các hiệp định vay vốn tổng quát với một số nước 
kinh tế phát triển. Đến năm 1998, Quỹ lại ký với các nước này những hiệp định vay nợ 
mới. 
2. Ngân hàng thế giới (WORLD BANK-WB) 
WB ra đời trong khuôn khổ hiệp định tài chính quốc tế Bretton Wood tháng 7.1944 
và chính thức đi vào hoạt động ngày 25.06.1946. Ngoài hội sở chính đóng tại 
Washington DC, ngân hàng còn có cơ quan đại diện ở các nước thành viên. 
Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hôi đồng Thống đốc. Hằng năm HĐ Thống đốc họp 
1 lần để thông qua các chính sách lớn có liên quan đến việc sửa đổi hay bổ sung vốn 
điều lệ, kết nạp hoặc khai trừ các nước thành viên,  
Hội đồng giám đốc là cơ quan điều hành công việc thường ngày của WB với nhiệm 
vụ là điều hành việc xét duyệt các khoản cho vay, các dự án xin vay, quy chế và thủ 
tục mua sắm thiết bị. 
+ Nguồn vốn hoạt động: 
Vốn điều lệ 
Được hình thành từ các khoản đóng góp của các nước thành viên tùy thuộc vào 
thực lực kinh tế tài chính của mỗi nước. Số vốn góp của các nước thành viên được chia 
làm 2 phần. Một phần tương đương với tỷ lệ 10%, được nộp ngay bằng ngoại tệ mạnh, 
chủ yếu là bằng USD. Phần góp vốn khác chiếm khoảng 90@ được gọi là vốn góp 
chưa nộp được dùng làm đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu của WB trên thị 
trường vốn quốc tế. 
CP
D 
Co
lle
ge
Vốn huy động: 
Được hình thành bằng việc phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế. 
Vốn dự trữ 
Đây là các khoản thu từ hoạt động của WB sau khi đã trừ đi chi phí hoạt động của 
WB. Đến năm 1999, nguồn vốn này đạt mức 17 tỷ USD. 
+ Hoạt động tài trợ của WB 
- Cho vay đầu tư đặc biệt 
Loại cho vay này nhằm giúp nước vay thực hiện những dự án đầu tư mới hoặc mở 
rộng cơ sở sẵn có thuộc các lĩnh vực SXKD, cơ sở hạ tầng kinh tế XH 
Loại cho vay này được triển khai theo quy trình cho vay theo dự án đầu tư do WB 
quy định với sự giám sát chặt chẽ của WB 
- Cho vay lĩnh vực 
Đây là loại cho vay theo từng lĩnh vực nhằm mục tiêu tổng quát hơn về kinh tế-xã 
hội 
- Cho vay điều chỉnh lĩnh vực 
Nhằm tác động đến một ngành nhất định, giúp cho ngành đó hoạt động theo yêu 
cầu chung hiện tại của tương lai nền kinh tế quốc dân. Nước vay phải dùng tiền tài trợ 
để nhập khẩu hàng hóa cần thiết cho sự điều chỉnh của ngành dựa trên việc cụ thể hóa 
nơi sử dụng hàng nhập khẩu đó. 
- Cho vay điều chỉnh cơ cấu 
Loại cho vay này nhằm hỗ trợ những thay đổi ở nước vay về chính sách kinh tế và 
những cải cách thể chế để đạt mục tiêu sử dụng tốt hơn các nguồn lực và cân bằng 
được cán cân thanh toán về lâu dài. 
- Cho vay tái thiết khẩn cấp 
Loại cho vay này hỗ trợ việc phục vụ hoạt động và xây dựng lại nhanh chóng các 
cơ sở hạ tầng và cơ sở SX bị ảnh hưởng của một tai họa nào đó. 
3. Ngân hàng phát triển Châu Á (ASIAN DEVELOPMENT BANK-ADB) 
Đây là loại hình ngân hàng đầu tư liên quốc gia khu vực 
CP
D 
Co
lle
ge
Cơ quan cao nhất là Hội đồng Thống đốc. Mỗi năm Hội đồng Thống đốc họp 1 lần 
để giải quyết những vấn đề quan trọng: kết nạp nước thành viên mới, khai trừ nước 
thành viên hiện hữu, sửa đổi điều lệ của ngân hàng, quyết định tỷ lệ phân chia lời lỗ 
của NH,. 
Hội đồng giám đốc là cơ quan điều hành công việc hàng ngày của ngân hàng. 
Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng 
- Vốn điều lệ 
Mỗi nước thành viên phải góp vốn vào Ngân hàng với mức tương đương với 0,5% 
GDP của 5 năm liên tục tính đến thời điểm gia nhập. 
- Vốn huy động 
Bằng cách phát hành trái phiếu tại thị trường vốn quốc tế, ADB có thêm nguồn vốn 
bên cạnh điều lệ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nước thành viên 
- Vốn dự trữ 
Được hình thành từ lợi nhuận ròng của ADB 
- Vốn đặc biệt: 
Quỹ phát triển châu Á, Quỹ đặc biệt hỗ trợ kỹ thuật, Quỹ Nhật Bản 
Các loại tài trợ của ADB: tương tự như các loại tài trợ của WB. Tuy nhiên phạm vi 
tài trợ nằm trong khu vực châu Á và châu Đại Tây Dương. 
 CP
D 
Co
lle
ge

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_tien_te_phan_2.pdf
Ebook liên quan