Giáo trình Tai mũi họng

Tóm tắt Giáo trình Tai mũi họng: ... hôn mê rồi hôn mê, thiếu dưỡng khí từ nhẹ đến rất nặng. 3. Phân loại mức độ khó thở thanh quản Cấp 1: Chỉ biểu hiện khó thở khi gắng sức, toàn trạng bình thường, tiếng nói tiếng khóc hơi khàn, tiếng ho chưa thay đổi.. Cấp 2: Khó thở TQ điển hình, khó thở chậm, khó thở vào, có tiếng rít, h...anh thực quản cổ. 3.1.3.1. Viêm tấy Ap xe quanh thực quản cổ Triệu chứng nhiễm trùng gia tăng.Toàn thân sốt cao, suy sụp, nhiễm trùng, nhiễm độc rõ, không còn ăn uống được, miệng chảy nhiều nước bọt, hơi thở hôi, cổ nghoẹo sang 1 bên, quay cổ khó khăn, sưng cổ 1 bên (thường bên trái), máng c...ome, rối loạn nội tiết tăng trưởng ở trẻ trai. 3.3. Vô căn: Theo tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam, khoảng 70% số bệnh nhân chảy máu mũi là vô căn ( không tìm thấy nguyên nhân) 4. Xét nghiệm cận lâm sàng - Công thức máu, máu chảy, máu đông - Chức năng đông máu toàn bộ - Công thức tiểu c...

pdf61 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Tai mũi họng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nhiễm trùng ở răng không được biết, trong viêm xoang mạn tính vi trùng kỵ khí đóng vai 
trò quan trọng. 
- Dị ứng mũi xoang 
- Vẹo vách ngăn, cuốn mũi quá phát ảnh hưởng đến dẫn lưu và gây nên viêm mũi xoang. 
3.2. Nguyên nhân toàn thân 
- Cơ thể suy nhược sức chịu đựng kém 
- Rối loạn chuyển hoá can xi, photpho 
- Rối loạn chuyển hoá nước 
- Rối loạn vận mạch, nội tiết 
- Bệnh mãn tính như lao, đáI đường, viêm phế quản mạn, viêm thận 
- Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản( GERD: Gastro Esophageal Reflux Disease): do 
dịch vị axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản, họng, thanh quản gây ra viêm nhiễm vùng mũi 
họng trong đó có viêm xoang. 
3.3. Nguyên nhân khác: chấn thương, khối u, bệnh viêm mũi xoang nghề nghiệp do hít các 
hơi bụi, axit bazơ lâu ngày 
50 
Hình 26. Tầm quan trọng của khe giữa trong viêm xoang 
1. Lỗ dẫn lưu của xoang trán; 2. Lỗ dẫn lưu của xoang hàm; 3. Cuốn giữa (đầu bị cắt); 
4 Xoang bướm; 5. Vòm mũi họng; 6 Lỗ vòi; 7. Khe dưới; 8 Lỗ ống lệ mũi 
Hình 27: Hai phương thức chính của viêm xoang 
A. Do mũi; B. Do răng 
Theo Manuel pratique d’ORL- F.Legent 
4. Triệu chứng lâm sàng 
4.1. Triệu chứng viêm mũi mạn tính: lúc đầu là nghẹt mũi một bên, sau đó là nghẹt liên tục 
dữ dội cả hai bên, xuất tiết ít, nhầy dai dính không màu, ít khi có mủ, có xu hướng phát triển 
phía mũi sau xuống họng, viêm họng thứ phát, bệnh nhân hay đằng hắng, nói giọng mũi kín, 
chảy nước mắt, có thể có viêm túi lệ, nhức đầu mất ngủ. Lâm sàng có 3 giai đoạn 
4.1.1. Giai đoạn sung huyết đơn thuần: nghẹt mũi liên tục cả ngày lẫn đêm, xuất tiết ít, niêm 
mạc cuốn mũi to, đỏ, đôi khi tím bầm nhưng đặt thuốc co mạch còn co hồi tốt. 
4.1.2. Giai đoạn xuất tiết: chảy mũi là dấu hiệu cơ bản, nhầy hoặc mủ, chảy hàng tháng, nghẹt 
mũi thường xuyên, giảm hoặc mất khứu giác. Niêm mạc mũi phù nề nhợt nhạt, cuốn mũi nề 
mọng, đặt thuốc co mạch còn có tác dụng nhưng chậm và tái sưng nề nhanh. Sàn mũi và các 
khe có chất xuất tiết ứ đọng. 
4.1.3. Giai đoạn quá phát: là hậu quả của một quá trình quá sản niêm mạc cuốn dưới. Nghẹt 
mũi liên tục, ngày càng tăng, đặt các loại thuốc co mạch không còn tác dụng, nói giọng mũi 
kín, thở miệng nên viêm họng mạn tính, giảm hoặc mất khứu giác, xuất tiết ít dần. Khám cuốn 
dưới quá phát gần sát vách ngăn, cứng sần sùi, màu xám nhạt, đôi khi phát triển phía đuôi 
cuốn, chỉ soi mũi sau mới thấy. 
4.2. Triệu chứng viêm xoang mạn tính 
51 
Viêm xoang mạn tính thường gặp ở nhóm xoang sau hơn là nhóm xoang trước, ít khi gặp một 
xoang đơn thuần mà thường là viêm nhiều xoang một lúc, gọi là viêm đa xoang. 
4.2.1. Triệu chứng toàn thân 
Viêm xoang mạn tính ít ảnh hưởng đến toàn trạng, không có biểu hiện nhiễm trùng, trừ những 
đợt hồi viêm. Triệu chứng toàn thân nghèo nàn, chỉ biểu hiện: mệt mỏi, cơ thể suy nhược, 
nhức đầu hoặc rối loạn ở đường hô hấp hay đường tiêu hoá do mủ xoang gây nên nếu viêm 
xoang kéo dài. 
4.2.2. Triệu chứng cơ năng 
- Chảy mũi: là triệu chứng chính, thường xuyên có, chảy một bên hoặc hai bên, chảy mũi kéo 
dài hàng tháng nhiều vào buổi sáng. Lúc đầu chảy mủ nhầy trắng, sau đặc xanh hoặc vàng, 
mùi tanh hoặc thối do bội nhiễm. Mủ thường chảy ra cửa mũi sau xuống họng hoặc xì ra cửa 
mũi trước. 
- Nghẹt mũi: tăng dần và ngày càng rõ rệt dẫn đến tắc mũi hoàn toàn do mủ ứ đọng, niêm mạc 
phù nề, cuốn giữa thoái hoá, cuốn dưới quá phát hoặc do polype. Thường nghẹt mũi cả hai 
bên, nhưng có thể một bên nếu viêm xoang do răng. 
- Rối loạn về ngửi: ngửi kém từng lúc, tăng dần hoặc mất ngửi hoàn toàn. 
- Nhức đầu: âm ỉ hay thành cơn ở vùng trán, hai bên má hoặc đau nhức xung quanh ổ mắt, 
sâu trong ổ mắt, đau vùng chẩm phía sau nếu là viêm xoang sau. 
Ngoài ra, bệnh nhân thường có biểu hiện viêm mũi họng mạn tính hay viêm đường hô hấp 
như: ho khan, ngứa họng, đằng hắng hoặc khạc nhổ liên tục. 
4.2.3. Triệu chứng thực thể 
- Nhìn ngoài: thường không có biểu hiện sưng nề 
- ấn vùng xoang viêm: không có phản ứng đau 
- Soi mũi trước: 
+ Niêm mạc hốc mũi nhạt màu, phù nề hoặc thoái hoá thành gờ Kaufmann ở khe giữa, polype 
khe giữa do niêm mạc xoang hàm thoái hoá tạo thành hoặc do niêm mạc của mỏm móc, khe 
giữa thoái hoá. 
+ Khe giữa hai bên: thường có mủ đặc ứ đọng hoặc chảy từ khe giữa qua lưng cuốn dưới tới 
sàn mũi. Khe giữa có polype. 
+ Cuốn mũi: cuốn dưới hai bên thường quá phát, nhạt màu, đặt thuốc co mạch co hồi kém. 
Cuốn giữa hai bên thường thoái hoá, niêm mạc màu trắng hoặc mọng và trông giống polype. 
+ Dị hình ở vách ngăn như mào vách ngăn, vẹo vách ngăn, gai vách ngănhoặc ở khe giữa 
như mỏm móc quá phát, đảo chiều, xoang hơi ở cuốn giữa (concha bullosa). 
- Soi mũi sau: 
+ Mủ đọng ở cửa mũi sau hoặc chảy từ khe trên xuống cửa mũi sau, xuống họng. 
+ Các đuôi cuốn thường quá phát và đổi màu, niêm mạc vách ngăn cùng dày lên. 
+ Polype che khuất cửa mũi sau. 
5. Chẩn đoán 
5.1. Chẩn đoán xác định viêm mũi xoang mạn tính dựa vào các tiêu chuẩn sau đây 
5.1.1. Triệu chứng lâm sàng 
5.1.2. Triệu chứng X quang 
- Phim Blondeau - Hirtz: xoang viêm sẽ mờ đặc hơn độ sáng của hốc mắt và xoang bình 
thường. 
52 
- CT Scan xoang: rất cần thiết để xác định những hiện tượng bệnh lý mà không thể phát hiện 
được qua khám lâm sàng, được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị viêm mũi xoang mạn tính, 
đặc biệt khi tiến hành phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang. 
5.1.3. Nội soi mũi xoang 
Bằng ống nội soi quang học nguồn sáng lạnh, có thể thực hiện ngay tại phòng khám bệnh tai 
mũi họng, bằng thuốc tê và không làm cho bệnh nhân khó chịu nhiều. Nội soi mũi xoang giúp 
ta có thể thấy được các cuốn mũi, các khe, các lổ ostium.. xem có mủ chảy ra hoặc có polype 
và có thể lấy thẳng mủ của xoang để cấy vi trùng làm kháng sinh đồ. 
5.1.4. Chọc dò xoang 
Chỉ áp dụng với viêm xoang mạn tính, chống chỉ định với viêm xoang cấp hay đợt cấp của 
viêm xoang mạn tính. Thường được áp dụng đối với xoang hàm và xoang trán. Nếu chọc dò 
có mủ chẩn đoán chắc chắn có viêm xoang. Nếu không có mủ, chưa thể kết luận là không có 
viêm xoang. 
5.1.5. Siêu âm xoang: 
Ở nước ta ít làm. 
5.2. Chẩn đoán phân biệt 
5.2.1. U nhú ( Papilloma) mũi 
Phân biệt nhờ giải phẫu bệnh lý 
5.2.2. Ung thư sàng hàm: 
Viêm mũi xoang mạn tính hay nhìm với ung thư sàng hàm giai đoạn đìu. Cần nhớ ở người 
lớn tuổi viêm xoang một bên, chảy mũi lẫn máu, phải nghĩ tới ung thư sàng hàm. 
5.2.3. U nang do răng 
Chụp X quang giúp cho chẩn đoán phân biệt 
5.2.4. Bệnh polypose 
Rất hay tái phát, chụp X quang và sinh thiết giúp cho chẩn đoán phân biệt 
5.3. Chẩn đoán thể lâm sàng 
5.3.1. Viêm xoang phù nề 
Ở những cơ địa đặc biệt như dị ứng, suy gan, rối loạn nội tiết, tạng khớp, viêm mũi xoang 
mạn tính diễn biến không giống như người bình thường mà niêm mạc luôn luôn bị phù nề 
nhiều và biến thành polype. Bệnh diễn biến chậm và bắt đầu bằng nghẹt mũi ngày càng tăng. 
Bệnh nhân có cảm giác nặng đầu và thường hay mất khứu giác hoặc hắt hơI chảy nước mũi. 
Những triệu chứng này hay thay đổi tuỳ theo thời tiết như trời lạnh thì bệnh nhân khó chịu 
nhiều. 
5.3.2. Viêm xoang mạn tính và giãn phế quản (hội chứng Munier- Kuhn) 
Bệnh này có thể gặp ở trẻ em hoặc ở người lớn. Bệnh nhân ho nhiều, khạc ra đờm mủ, đôi khi 
ra máu. Thể trạng gầy xanh, ngón tay có thể biến dạng hình dùi trống. Chụp phim xoang và 
chụp phế quãn có thể giúp chúng ta phát hiện hiện tượng trên. 
5.3.3. Viêm liên xoang mạn tính 
Là viêm cả hai nhóm xoang. Viêm liên xoang thường bắt đầu bằng một trận cảm nắng hoặc 
cúm ở một bệnh nhân đã có tiền sử viêm xoang. Sau khi khói cúm, viêm xoang tiếp tục kéo 
dài. Chẩn đoán dựa vào X quang và điều trị thử, phảI điều trị tất cả các xoang mới có kết quả. 
5.3.4. Viêm xoang tiềm tàng 
Đây là loại viêm xoang không có triệu chứng về xoang mà chỉ có triệu chứng ị những bĩ phịn 
khác. Soi mũi trước và sau không thấy mủ. Chụp X quang thấy các xoang sáng gần như bình 
53 
thường. Nhưng xoang sau thường dễ bị viêm tiềm tàng. Viêm xoang tiềm tàng có thể gây ra 
nhức đầu hoặc mí mắt do viêm thần kinh thị giác hậu nhãn cầu. 
6. Biến chứng 
- Biến chứng mũi họng: viêm mũi họng mạn tính 
- Biến chứng đường hô hấp: viêm thanh quản, viêm phế quản 
- Biến chứng mắt: viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm thị thần 
kinh hậu nhãn cầu 
- Biến chứng tai: viêm tai giữa 
- Biến chứng nội sọ: viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm màng não, áp xe não 
- Viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc bán cấp Osler 
7. Điều trị 
7.1. Nguyên tắc chung: đảm bảo dẫn lưu và thông khí xoang tốt. 
7.2. Điều trị viêm mũi xoang mạn tính: kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa 
7.2.1. Điều trị nội khoa: thường điều trị trong các đợt hồi viêm, điều trị nội khoa được tiến 
hành trước và sau khi phẫu thuật. 
7.2.1.1. Điều trị tại chỗ: 
- Xì sạch mũi, nhỏ mũi bằng thuốc co mạch, thuốc sát khuẩn 
- Khí dung mũi bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm 
- Xông hơi nước nóng pha tinh dầu 
- Di chuyển 
7.2.1.2. Điều trị toàn thân: 
- Làm lỏng chất xuất tiết 
- Điều trị cơ địa bằng các thuốc có iode, can xi, photpho, lưu huỳnh, vitamin A, D. Các thuốc 
nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng. 
- Corticoid và kháng histamin trong các thể viêm mũi xoang dị ứng. 
7.2.2. Điều trị ngoại khoa: 
Áp dụng trong trường hợp điều trị nội khoa tích cực không đỡ hoặc có biến chứng. Điều trị 
ngoại khoa gồm các phương pháp sau 
7.2.2.1. Chọc rửa xoang: thường áp dụng với viêm xoang hàm, viêm xoang trán mạn tính. 
7.2.2.2. Phương pháp di chuyển (Proetz): thường áp dụng với viêm xoang sau mạn tính. 
7.2.2.3. Phẫu thuật xoang 
- Phẫu thuật tiệt căn xoang cổ điển: phẫu thuật mổ xoang hàm Caldwell-Luc, nạo sàng hàm, 
nạo sàng qua mũi, mổ xoang trán, cắt polypeMục đích của các phẫu thuật này là lấy niêm 
mạc xoang và tạo đường dẫn lưu chất xuất tiết 
- Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang hiện nay được áp dụng rộng rãi ở nước ta. Phương 
pháp mổ mũi xoang bằng ống nội soi, thời gian hậu phẫu được rút ngắn và kết quả điều trị cao 
hơn do các xoang được quan sát kỹ càng trong khi phẫu thuật, tránh được nhiều tai biến. 
8. Phòng bệnh 
- Giải quyết triệt để các ổ viêm nhiễm ở mũi họng, răng, miệng 
- Bảo vệ đường thở bằng cách tích cực điều trị các loại viêm mũi trong các bệnh nhiễm khuẩn 
lây đường hô hấp, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với lạnh và hoá chất 
- Nâng cao thể trạng, tăng cường sức chống đỡ của niêm mạc. 
- Tránh các tác nhân gây dị ứng. 
54 
Bài 10 
CÁC ÁP XE QUANH HỌNG 
1. Đại cương 
Các áp xe quanh họng có thể gặp ở trẻ em và người lớn. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp 
thời có thể khỏi bệnh, ngược lại bệnh có thể gây các biến chứng nặng thậm chí tử vong. Aùp 
xe quanh họng là cấp cứu trong Tai Mũi Họng. 
Các áp xe quanh họng có thể gặp là: 
- áp xe thành sau họng. 
- Viêm tấy và áp xe quanh amidan. 
- Áp xe amidan 
- Áp xe thành bên họng 
2. Sơ lược về giải phẫu họng 
Họng là một ống cơ và màng, đi từ mỏm nền đến đốt sống cổ VI. Từ trong ra ngoài cấu trúc 
họng gồm: niêm mạc, cân hầu trong, lớp cơ, cân hầu ngoài. Họng được chia ra ba phần: họng 
mủi - họng miệng - họng thanh quản. Xung quanh họng có nhiều tổ chức lymphô tập trung 
thành những amidan, gọi là vòng Waldeyer. ở xung quanh họng: phía sau và bên, có những 
khoảng có thể bóc tách được gọi là những khoảng quanh họng hay bên họng. Có ba khoảng 
chính: 
2.1. Khoảng I : Còn gọi là khoảng sau họng Hencké. 
Trong khoảng I có hạch Gilette. Hạch này hình thành ngay sau khi trẻ sinh ra và bắt đầu thoái 
triển khi trẻ lên 2 tuổi. Khi hạch này bị viêm và hóa mủ sẽ tạo thành áp xe thành sau họng. 
2.2. Khoảng II: Còn gọi là khoảng dưới tuyến mang tai sau của Sébileau. 
Trong khoảng II có các cơ quan chính sau: Động mạch cảnh trong, tĩnh mạch cảnh trong, các 
dây thần kinh IX, X, XI, XII, hạch thần kinh giao cảm cổ, các hạch bạch huyết. 
2.3. Khoảng III: Còn gọi là khoảng dưới tuyến mang tai trước của Sébileau. 
Trong khoảng III có những cơ quan chủ yếu sau: Phần trên của tuyến nước bọt mang tai và 
động mạch cảnh ngoài. 
Hình 29: Khoang quanh amidan và các khoang quanh họng (M. Portmann) 
1. Amidan khẩu cái; 2. Trụ trước của màn hầu; 3. Trụ sau; 4. Cơ khít họng trên; 5. Khoang liên kết dễ 
bọc tách quanh amiđan (vỏ amiđan); 6. Động mạch khẩu cái đi lên với nhánh động mạch amiđan; 
 7. Hạch Gillette nằm trong khoang l; 8. Động mạch cảnh trong; 9. Tĩnh mạch cảnh; 10. Động mạch 
55 
cảnh ngoài; 11. Hàng rào các cơ trâm (trâm họng trâm móng, trâm lưỡi, nhị thân); 
12. Xương hàm dưới với các cơ nhai; 13. Tuyến mang tai; 14. Cơ ức đòn chùm 
I. Khoang thành sau họng; II. Khoang dưới sau trâm; III. Khoang dưới trước trâm 
3. Áp xe thành sau họng 
Áp xe thành sau họng là sự viêm tấy mủ của hạch Gilette ở trước cổ trong khoảng sau họng 
Henké. 
Bệnh hay gặp ở trẻ em (2 tuổi) (> 2 tuổi hạch Gilette thường teo dần ) 
3.1. Nguyên nhân 
Thường do biến chứng của viêm VA, viêm mũi, sau các bệnh nhiễm trùng lây như sởi-cúm-
ho gà..., hoặc do hóc xương. 
Tùy vị trí của hạch Gilette mà áp xe có thể ở cao hoặc thấp trong họng. 
3.2. Triệu chứng lâm sàng 
Trên cơ sở một bệnh nhi đang bị viêm mũi, viêm VA..., có các triệu chứng: 
3.2.1. Toàn thân 
- Sốt - quấy khóc - nhát ăn - gầy sút. 
- Có thể sốt cao gây co giật. 
3.2.2. Cơ năng 
- Khó nuốt: Lúc đầu do đau họng, về sau khối áp xe to càng gây nuốt khó khăn và đau. Bệnh 
nhi đói, muốn ăn nhưng khi bú thì bị sặc hoặc không bú liên tục được, phải nhr vú luôn. 
- Khó thở: Lúc đầu nhẹ sau thành nặng. Khó thở xuất hiện khi áp xe đã khá lớn, khó thở xuất 
hiện sớm khi u nằm thấp. Có trường hợp gây co thắt thanh quản làm khó thở tăng lên, có thể 
tử vong. Khó thở kiểu thanh quản: khó thở vào, có tiếng rít và co kéo. 
- Tiếng khóc khàn: Tiếng khóc giọng mũi kín và khàn giọng. 
3.2.3. Thực thể 
- Hạch góc hàm: Thường sưng và đau 
- Khám: Thành sau họng niêm mạc đỏ và căng phồng. Lúc đầu túi mủ nằm một bên, nhưng 
dần dần lan vào giữa. Cần chú ý khi đè lưỡi khám họng cần làm nhẹ nhàng, tránh đè mạnh và 
thô bạo có thể gây co thắt thanh quản làm ngừng thở đột ngột. Khi sờ nhẹ bằng ngón tay có 
cảm giác căng phồng. 
- Chụp phim cổ nghiêng thấy cột sống cổ mất độ cong sinh lý, phần mềm trước cột sống cổ 
dày, có thể có mức hơi nước. 
- Chọc dò thường hút ra mủ. 
3.3. Tiến triển 
- Nếu không phát hiện được, túi mủ sẽ to dần lên, làm cho bệnh nhi suy kiệt vì không ăn uống 
được, gây nhiễm trùng nặng. Nguy hiểm nhất là ổ áp xe tự vở, mủ tràn ngập khí phế quản gây 
ngạt thở và từ vong. 
- Nếu phát hiện kịp thời, chích rạch dẫn lưu mủ thì bệnh sẽ khỏi nhanh chóng. 
3.4. Điều trị 
- Chủ yếu là chích dẫn lưu ổ áp xe qua đường miệng. 
- Nên thực hiện việc chích dẫn lưu ở phòng mổ hoặc nơi có điều kiện để xử trí khi có tình 
huống cấp cứu xảy ra. 
- Cho trẻ nằm đầu thấp, giữ chặt hoặc quấn vào một khăn to thật gọn, dùng dao lá lúa rạch túi 
mủ ở đường giữa, sau rạch dốc ngược đầu bé xuống không cho mủ tràn vào đường thở gây 
ngạt thở hoặc viêm phổi về sau. Cần banh rộng cho mủ chảy ra. 
56 
- Những ngày sau cần khám lại theo dõi sự dẫn lưu, nếu cần có thể rach rộng thêm. 
- Dùng kháng sinh toàn thân 
- Khi khỏi bệnh nên nạo VA. 
Hình 30: Áp xe thành sau họng (A.G. Likhachev) 
Hình 31: Chích áp xe thành sau họng (A.G. Likhachev) 
4. Viêm tấy và áp xe quanh amidan 
Viêm tấy và áp xe quanh amidan là sự viêm tấy tổ chức liên kết lỏng lẻo bên ngoài bọc 
amidan. Khi đã thành mủ thì gọi là áp xe quanh amidan. 
Bệnh hay gặp ở thiếu niên và người trẻ tuổi. Bệnh có nhiều thể lâm sàng: thể trước trên, thể 
sau, thể dưới và thể ngoài. Thể điền hình hay gặp trên lâm sàng là thể trước trên. 
4.1. Nguyên nhân 
Thường do viêm A mạn tính đợt cấp, hoặc biến chứng của răng khôn hàm dưới. 
Vi khuẩn hay gặp là liên cầu. 
4.2. Triệu chứng lâm sàng 
4.2.1. Toàn thân 
Sốt cao 38-39 C, tình trạng nhiễm trùng: mệt mỏi và bơ phờ. 
4.2.2. Cơ năng 
- Đau họng: Thường đau một bên nhiều, đau nhói lên thấu tai nhất là khi nuốt nên người bệnh 
thường để nhước bọt ứ đọng trong miệng hoặc rệu ra ngoài. 
- Há miệng hạn chế 
- Tiếng nói lúng búng và ngột ngạt như có dị vật to trong họng: “giọng ngậm hạt thị”, hơi thở 
hôi. 
57 
4.2.3. Thực thể 
Thường gặp thể trước trên 
- Họng mất cân xứng: lưỡi gà và màn hầu bị phù nề đẩy lệch sang một bên 
- Trụ trước A sưng phồng, đỏ nhất là 1/3 trên. Amidan bị đầy vào trong, xuống dưới và ra 
sau. Trụ sau bị che lấp. Bề mặt amidan chỉ hơi sung huyết, đôi lúc có ít xuất tiết . 
- Hạch góc hàm có thể sưng to và đau. 
- Chọc dò thấy có mủ (áp xe) hoặc chỉ có ít xuất tiết không có mủ (viêm tấy). 
4.3. Tiến triển 
- Nếu để tự nhiên, bệnh nhân phải chịu đựng đau kéo dài và mủ sẽ vở ở chổ phồng nhất và có 
thể khỏi dần. Nếu chổ vở không đủ rộng để dẫn lưu, bệnh sẽ kéo dài và dễ tái phát làm cho 
bệnh nhân suy nhược mệt mỏi. 
- Nếu được chích rạch và dẫn lưu tốt, sẽ lành nhanh sau vài ngày dùng kháng sinh. 
- Bệnh có thể gây các biến chứng phù nề thanh quản, viêm hạch dưới góc hàm, áp xe thành 
bên họng, Đối với thể sau có thể gây nhiễm trùng huyết hoặc tổn thương động mạch cảnh 
trong. 
4.4. Điều trị 
- Giai đoạn viêm tấy: Dùng kháng sinh toàn thân liều cao, giảm viêm, giảm đau 
- Giai đoạn có mủ: Phải chích rạch đủ rộng, kháng sinh toàn thân. Thường chích rạch ở vị trí 
1/3 trước trên của trụ trước (chổ phồng nhất), sau đó mở rộng để dẫn lưu mủ. 
- Cắt amidan để tránh tái phát. 
5. Áp xe amidan 
Áp xe amidan là sự nung mủ ngay trong tổ chức amidan, thường gặp một bên. Bệnh gặp cả 
người lớn và trẻ em. 
Trên cơ sở một viêm amidan mạn, các khe và các hốc bị bít tắt lại, chất ứ đọng bị bội nhiễm 
tạo thành túi mủ ngay trong nhu mô amidan. 
5.1. Nguyên nhân 
Thường do viêm amidan mạn đợt cấp. Sau khi viêm amidan, các triệu chứng tạm bớt rồi đau 
trở lại, đau chỉ một bên. 
5.2. Triệu chứng lâm sàng 
5.2.1. Toàn thân 
Có thể sốt nhẹ hay sỗt cao, người mệt mỏi 
5.2.2. Cơ năng 
Nuốt đau, không ăn uống được. Có cảm giác như bị hóc xương. 
5.2.3. Thực thể 
- Khi khám họng miệng thấy amidan sưng to, một phần hoặc toàn bộ amidan bị căng phồng 
lên làm căng trụ trước. 
- Các trụ không viêm, màn hầu có vẻ bình thường. 
- Sờ vào amidan có cảm giác lùng nhùng, đau. Chọc dò có mủ. 
- Hạch góc hàm có thể sưng hoặc không. 
5.3. Tiến triển 
- Nếu được dẫn lưu mủ và dùng kháng sinh toàn thân, bệnh sẽ khỏi nhanh. 
- áp xe sẽ tự vỡ khoảng năm sáu ngày sau nhưng để lại một hốc. Chổ vở sẽ lành nhưng hay tái 
phát. 
58 
5.4. Điều trị 
- Khi chọc dò có mủ nên xẻ dẫn lưu, dùng kháng sinh toàn thân 
- Nên cắt amidan để tránh tái phát. 
6. Áp xe thành bên họng 
6.1. Nguyên nhân 
Thường do viêm nhiễm từ amidan khẩu cái lan ra ngoài theo đường tĩnh mạch hoặc do viêm 
tấy và hóa mủ của các hạch khoảng bên họng. 
Có thể do thủng thành họng vì chấn thương hay dị vật 
6.2. Triệu chứng lâm sàng 
6.2.1. Toàn thân 
Sốt cao, mạch nhanh, tình trạng nhiễm trùng. Người mệt mỏi, bơ phờ. 
6.2.2. Cơ năng 
- Đau họng, đau tăng lên khi khi quay cổ, khi sờ vào chổ sưng và há miệng. 
- Nuốt đau và khó nuốt, khi nuốt đau lan lên tai. 
- Nước bọt chảy nhiều, tràn ra miệng, có thể gây ho khi chảy vào thanh quản. 
- Giọng nói nặng và ồm ồm. 
6.2.3. Thực thể 
- Sưng cổ ở vùng máng cảnh, bờ dưới góc hàm hoặc vùng dưới hàm. Bờ trước cơ ức đòn 
chũm có thể bị đẩy phồng lên. 
- Sờ vào vùng cổ bị sưng gây đau, có mủ thì có cảm giác căng hoặc lùng nhùng. 
- Hạch cổ sưng to và có hiện tượng viêm xung quanh hạch. 
- Bệnh nhân thường ngoẹo cổ về bên bệnh. 
- Khám họng: A và các trụ bị đẩy vào trong. Màn hầu và lưỡi gà không bị phù nề. 
6.3. Tiến triển 
Túi mủ ngày một lớn, nếu không xử trí có thể vở ra ngoài cổ hoặc lan vào trong rồi vở vào 
họng, đôi khi lan xuống thượng đòn rồi đi xuống trung thất nhưng rất hiếm. 
6.4. Điều trị 
- Khi chưa có mủ, cần dùng kháng sinh toàn thân, giảm viêm, giảm đau. 
- Cần chích rạch sớm ngay khi bắt đầu có mủ. Có thể mổ cạnh cổ để dẫn lưu. Cần cho kháng 
sinh liều cao và theo dõi cẩn thận sau khi chích rạch. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_mui_hong.pdf