Giáo trình Tâm lý học quản lý - Vũ Dũng
Tóm tắt Giáo trình Tâm lý học quản lý - Vũ Dũng: ...ột quá trình kĩ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn tác động tới hoạt động con người, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Theo nghĩa chung nhất từ góc độ của Tâm lí học, quản lí được hiểu như sau: Quản lí là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin ...- Leader Behavior Description Questionnaire). LBDQ đầu tiên được thiết kế để đo 9 loại hành vi lãnh đạo, sau đó thực tế chỉ đo hai dạng hành vi của người lãnh đạo. Đó là hành vi quan tâm và hành vi sáng kiến của người lãnh đạo. - Hành vi quan tâm Hành vi quan tâm được phân biệt bởi mức độ qu...hương mại và sự lãnh đạo linh hoạt có những đặc điểm khác nhau. Hai kiểu lãnh đạo này không có chiến lược giống nhau, nhưng không có nghĩa là chúng không có mối liên hệ với nhau. Trong thực tế ở nhiều trường hợp hai, kiểu lãnh đạo này có thể bổ sung cho nhau. Chẳng hạn, nhiều người lãnh đạo li...
GƯỜI LÃNH ĐẠO Chương 5: QUYỀN LỰC TRONG LÃNH ĐẠO Bản thân quyền lực vốn không tốt, không xấu. Bởi vì, nó là công cụ, là phương tiện để quản lí xã hội. Công cụ này được sử dụng như thế nào phụ thuộc vào những người nắm quyền lực đó, những người có được quyền lực đó trong tay. Khi quyền lực không được sử dụng để phục vụ lợi ích của số đông trong tập thể, của đông đảo quần chúng nhân dân xã hội mà phục vụ cho lợi ích của một cá nhân, của một số người, tức là việc sử dụng quyền lực này không được số đông và xã hội ủng hộ thì khi ấy chúng ta nói quyền lực đã bị suy đồi, bị tha hoá. Sự suy đồi của quyền lực trong đời sống xã hội được thể hiện ở những khía cạnh khác nhau. Có thể nêu ra một số biểu hiện suy đồi của quyền lực như sau: 1. Sự lạm dụng quyền lực Khi nói đến chuyển đổi quyền lực trong xã hội, Allvin Tomer cho rằng: "Khi nói đến quyền lực, trong tâm thức chúng ta không khỏi có ấn tượng xấu, vì nhân loại có khuynh hướng lạm dụng quyền lực" (Allvin Tomer, 1990). Khuynh hướng lạm dụng quyền lực là khuynh hướng có tính phổ biến trong đời sống xã hội, là khuynh hướng mang tính lịch sử, vì nó tồn tại và đồng hành với lịch sử nhân loại. Từ những bộ tộc đầu tiên của con người đến xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay, quyền lực luôn luôn bị những người nắm lạm dụng. Trong cuốn "Vật thờ và sự cấm kị" (Totem & Tabu), S. Freud cho rằng: ở những bộ tộc đầu tiên của con người, người cha - người đứng đầu bộ tộc đã dùng sức mạnh (quyền lực) để chiếm đoạt tất cả những người phụ nữ của bộ tộc, cũng như dành cho mình nhiều đặc quyền, đặc lợi khác. Chính điều này đã là cho những người con trai trong bộ tộc căm giận, phản đối và đứng lên chống lại người cha (S. Freud, 1913). 80 Khi sự phát triển của xã hội càng cao thì sự lạm dụng quyền lực của con người càng đa dạng, phong phú hơn và càng tinh vi hơn. Đối với nhiều người lãnh đạo, sự lạm dụng quyền lực thường không diễn ra khi người đó mới bắt đầu nắm quyền lực, mà diễn ra sau một thời gian quản lí nào đó. Điều này có nghĩa là khi mới có quyền lực thì người lãnh đạo thường sử dụng nó đúng với giới hạn mà người đó được phép, sử dụng nó phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Khi vị trí quyền lực của mình được củng cố và khẳng định thì sự lạm dụng quyền lực mới bắt đầu. Trong xã hội phong kiến nhiều triều đại, nhiều vị vua khi đánh đuổi được kẻ thù, bình ổn được xã hội (những việc làm hợp lòng dân) thì giai đoạn đầu của triều đại đó họ là các vị vua anh minh, vì dân, chăm lo đến muôn dân, nhưng càng về sau, đặc biệt là các thế hệ con cháu kế tiếp, các vị vua trở nên lạm dụng quyền lực tạo cho mình cuộc sống sa đoạ, hưởng thụ, có lối sống trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội, xa rời trách nhiệm quản lí xã hội của mình. Điều này đã là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ của triều đại đó. Khi nói về xã hội tư bản, K. Mác đã chỉ ra: ở những buổi ban đầu, các nhà tư bản là những người cần cù lao động, tiết kiệm, nhưng khi đã trở nên giàu có, có quyền lực to lớn trong tay thì họ trở nên những kẻ sống xa hoa, hưởng thụ. Sự lạm dụng quyền lực có thể vượt ra ngoài hàng rào của pháp luật. Điều đó có nghĩa là những người lãnh đạo sử dụng quyền lực của mình quá giới hạn của các chuẩn mực luật pháp của xã hội. Điều này thể hiện ở chỗ họ tự tạo ra cho mình những quyền hạn, những lợi ích mà ở vị trí đó người lãnh đạo không cho phép có được. Sự lạm dụng quyền lực này. trong cuộc sống của chúng ta hiện nay là rất đa dạng. Nó thể hiện trong việc sử dụng con người trong tổ chức (lựa chọn người thân tín tạo nên cánh hẩu, bè phái trong cơ quan, trù dập người cấp dưới), trong sử dụng tài sản, phương tiện của nhà nước (một số người lãnh đạo đã biến xe công thành xe phục vụ cho cá nhân và gia đình anh ta...), trong ban thưởng cho cấp dưới. Sự lạm dụng quyền lực vượt ra ngoài hàng rào pháp luật trên thực tế là sự vi phạm các chuẩn mực luật pháp. Trong những năm qua, đặc biệt là sau khi chúng ta chuyển sang cơ chế mới, một số cán.bộ lãnh đạo của ta đã lạm dụng quyền lực một cách nghiêm trọng, coi thường luật pháp của Nhà nước. 2. Sử dụng bạo lực để đạt được quyền lực Một biểu hiện khác của sự suy đồi về quyền lực là việc sử dụng bạo lực để đạt được quyền lực. Sử dụng bạo lực như một phương tiện quan trọng để đạt được quyền lực diễn ra ở hầu hết các giai đoạn phát triển của lịch sử con người. Nhưng mức độ và cách thức thể hiện ở mỗi giai đoạn có khác nhau, còn về bản chất của vấn đề là giống nhau. Đó là để khẳng định quyền lực của giai cấp thống trị hoặc của một nhóm người. Theo Alvill Tomer, ở chế độ phong kiến, các chủ nông nô dùng thủ đoạn cướp đoạt, bạo lực, cưỡng bức nông nô, nông dân để đoạt được của cải, ruộng đất, bóc lột sức lao động của họ... Trong cuộc cách mạng công nghiệp, bạo lực vẫn đóng vai trò trọng yếu: "Trẻ học nghề bị máy 81 móc nuốt chửng hoặc bị chủ quất roi, nữ công nhân thợ mỏ bị ngược đãi hoặc cưỡng hiếp, nam công nhân bị đánh đập đến bỏ việc." Trong xã hội hiện đại của chúng ta, sự dân chủ hoá trong đời sống xã hội ngày một tăng lên đã làm cho việc sử dụng bạo lực như là một biện pháp cơ bản để đạt được quyền lực không còn là phổ biến nữa. Xu hướng của xã hội là chuyển từ bạo lực sang tri thức để đạt được quyền lực đang trở thành phổ biến. Tuy vậy, việc sử dụng bạo lực trong đời sống xã hội vẫn chưa phải đã chấm dứt. Ở nước ta trong mấy năm qua đã có một số vụ các ông chủ nước ngoài đánh đập, ngược đãi, làm nhục, bóc lột sức lao động quá mức của công nhân... tại một số doanh nghiệp liên doanh ở các tỉnh phía Nam là minh chứng của việc dùng bạo lực trong quản lí. Một biểu hiện khác của việc dùng bạo lực là sử dụng các hình thức bạo lực ở mức độ tàn bạo hơn, ở quy mô lớn hơn như: khủng bố, trấn áp, ám sát, phá hoại... Những hình thức bạo lực này được sử dụng nhiều trong thế kỉ XX và cả thập kỉ đầu của thế kỉ XXI. Đầu thế kỉ XX, nước Mĩ đã dùng hình thức trấn áp hoặc khủng bô để ngăn cản các cuộc đình công của công nhân (chẳng hạn, cuộc tàn sát công nhân ở xưởng sắt thép Chicago, năm 1937). Vào thập niên 30, ở Mĩ vẫn còn có xí nghiệp thuê bọn lưu manh vũ trang để phá hoại những cuộc đình công, uy hiếp lãnh tụ công đoàn và đoàn viên. Ở Nhật, đầu Chiến tranh thế giới lần II, các xí nghiệp thuê mướn "bạo lực đoàn" (Yakura) để hăm doạ các lãnh tụ công đoàn và ngăn trở công việc của họ (Alvill Toffler, 1991). Ở nước ta, trước Cách mạng tháng Tám 1945, thực dân Pháp và giới chủ đã dùng các hình thức vũ trang để trấn áp các cuộc đình công của công nhân đòi tăng lương và giảm giờ làm. Ám sát là hình thức được sử dụng không ít trên chính trường chính trị trong những thập kỉ qua và hiện nay. Trong lịch sử có những cuộc ám sát chính trị đã trở nên nổi tiếng như: cuộc ám sát tổng thống Mĩ J. Kennedy năm 1963, cuộc ám sát hai mẹ con thủ tướng ân Độ R. Gan di. Ngày nay, các cuộc ám sát chính trị xảy ra phổ biến ở Pakixtan, Afganistan, Trung Đông, Nga và nhiều nước phương Tây khác. Chủ nghĩa khủng bố hiện nay trở thành một vấn đề đáng lo ngại có tính toàn cầu. Khủng bố trở thành nguy cơ và diễn ra thường xuyên ở tất cả các châu lục. Có thể nêu ra một số vụ khủng bố điển hình trong mấy năm qua: Vụ khủng bố nước Mĩ ngày 11 tháng 9 năm 2001 vào Toà nhà Trung tâm thương mại thế giới ở New York làm hàng nghìn người chết và bị thương là cuộc khủng bố đẫm máu nhất trong những thập kỉ gần đây trên thế giới. Vụ đánh bom tại nhà ga ở Madrid, Tây Ban Nha ngày 11 tháng 3 năm 2004 làm 191 người chết và bị thương 1900 người và vụ khủng bố tại đảo Ban, Indonesia năm 2002 làm hơn 200 người chết cũng là những vụ khủng bố lớn trong mấy năm gần đây. Vụ khủng bố gần đây nhất là vụ đánh bom thảm khốc vào hệ thống đường sắt ở Mumbai, ấn Độ ngày 12 tháng 7 năm 2006 làm hơn 200 người chết và 700 người bị thương. Các cuộc đánh bom liều chết xảy ra hàng ngày tại Iraq, Trung Đông. ỏ khu vực Đông Nam Á, khủng bố xuất hiện nhiều ở Indonesia, Philippin, miền Nam Thái Lan... 82 Việc sử dụng vũ lực để đạt được quyền lực chính trị nhiều khi được lồng trong luật pháp, được sử dụng dưới cái vỏ của luật pháp. Điều này thể hiện rõ nhất đối với nước Mĩ hiện nay. Với tư cách là siêu cường thế giới, Mĩ tự đặt ra cho mình nhiều quyền lực để áp đặt cho các nước, nhất là các nước yếu. Điều đáng chú ý là Mĩ thường làm việc này dưới chiêu bài nhân quyền, dân tộc, tôn giáo và sử dụng thông qua công cụ Liên hợp quốc Cuộc tấn công của Mĩ vào Nam Tư, Afganistan, Iraq thời gian qua và những đe doạ dùng vũ lực với trận, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên... hiện nay là những dẫn chứng sinh động cho điều này. Created by AM Word2CHM VI. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN LỰC Ở NƯỚC TA GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Phần 2: TÂM LÍ NGƯỜI LÃNH ĐẠO Chương 5: QUYỀN LỰC TRONG LÃNH ĐẠO Quyền lực là vấn đề xã hội có tính nhân loại. Nhưng nền văn hoá khác nhau, các dân tộc và các quốc gia khác nhau, quyền lực mang những đặc điểm đặc thù. Nói cách khác, quyền lực bị khúc xạ qua lăng kính của văn hoá, của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi nước. Ở nước ta, quyền lực cũng mang những đặc điểm chung của quyền lực con người, song nó cũng có những đặc điểm riêng. Có thể nêu ra một vài đặc điểm riêng của quyền lực ở nước ta. 1. Quyền lực và lợi ích Quyền lực và lợi ích là hai vấn đề luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Có lẽ vì vậy mà các cuộc đấu tranh vì quyền lực xảy ra một cách thường xuyên và ngay từ buổi bình minh của nhân loại đến xã hội hiện đại ngày nay. Ở nước ta, vấn đề quyền lực và lợi ích dường như có những nét riêng. Xã hội phong kiến kéo dài hàng ngàn năm ở nước ta đã đặt quyền lực vào tay giai cấp thống trị, tầng lớp địa chủ. Một xã hội mà vua chúa và những người trong hệ thống cai trị coi dân như con, tự cho mình quyền ban phát và chăn dắt dân chúng. Lợi ích của quyền lực tăng lên trong một xã hội với nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, tự cung, tự cấp, với trình độ dân trí vô cùng thấp kém như ở nước ta thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng cấu kết với tầng lớp quan lại phong kiến gia tăng sự bót lột người dân. Trong một xã hội mà giai cấp thống trị dùng chính sách ngu dân để cai trị, một xã hội không có không khí dân chủ cởi mở thì sự cam chịu của người dân với số phận của mình cao hơn xã hội tư bản. Chính điều này làm cho những kẻ thống trị nhận được nhiều lợi ích hơn từ quyền lực của mình. Thực trạng xã hội này đã là cơ sở để hình thành một định hướng giá trị trong xã hội và kéo dài từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước ta - Định hướng muôn làm quan, học để làm quan, tìm 83 mọi cách phấn đấu để làm quan. Tư tưởng muốn làm quan hiện diện trong phạm vi gia đình, dòng họ làng xã và xã hội Một người con đỗ đạt, được làm quan trở thành niềm hãnh diện, tự hào của gia đình và dòng họ với làng xã. Định hướng giá trị này không chỉ tồn tại trong xã hội cũ mà còn ảnh hưởng nhất định trong xã hội mới, khi Đảng và nhân dân ta xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và trong thời kì đổi mới hiện nay, tư tưởng này không phải là đã chấm dứt. Trong thời kì của cơ chế bao cấp, tư tưởng phấn đấu để trở thành cán bộ, được vào biên chế nhà nước đã trở thành suy nghĩ, thành quyết tâm của bao gia đình từ thành thị đến nông thôn. Các gia đình dành dụm, chắt chiu, những người con chăm chỉ học hành để phấn đấu cho con được vào đại học, để sau khi đỗ đạt trở thành cán bộ nhà nước và bắt đầu con đường đến với quan trường. Nhiều gia đình không muốn cho con đi học nghề để trở thành những người thợ, người công nhân lao động trực tiếp. Bởi lẽ, có một nguyên nhân quan trọng là con đường này khó đi đến với quyền lực và khó khăn trên con đường thăng tiến. Tư tưởng muốn vào đại học, muốn vào biên chế nhà nước ngày nay tuy đã giảm đi, nhưng vẫn còn ảnh hưởng đáng kể trong đời sống xã hội. Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp phố thông trung học, mặc dù khả năng khó có thể thi vào được đại học và cao đẳng, nhưng vẫn cố gắng thi vào đại học. Tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" là một vấn đề xã hội của chúng ta hiện nay. Ở nhiều tỉnh thành của nước ta hiện nay tình trạng thừa cử nhân, kĩ sư, nhưng lại thiếu những công nhân lành nghề, công nhân có tay nghề cao cho các khu công nghiệp, đặc biệt là các tỉnh thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, đặc biệt là các tỉnh thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Hưng Yên,... Mặc dù vậy, số gia đình muốn con em mình và số học sinh muốn vào học tại các trường học nghề hàng năm là rất khiêm tốn. Do quyền lực gắn chặt với lợi ích nên trong xã hội phong kiến Việt Nam đã xuất hiện hiện tượng "mua quan bán tước". Nhiều địa chủ, phú nông đã bỏ tiền ra để mua chức "ông nghị" để được có danh, có giá trong làng xã, được ngồi vào mảnh chiếu giữa đình để giải quyết các công việc của làng xã. Sự suy đồi của quyền lực này đã làm cho một số người có đủ năng lực, có đạo đức tốt nhưng không có hoặc ít có cơ hội để được giao cho các vị trí quản lí xứng đáng, trong khi đó một số người không có đức, có tài lại được nắm giữ, thậm chí cả những cương vị quản lí quan trọng trong xã hội. Tất nhiên, những con người này sẽ sử dụng quyền lực để đạt được các lợi ích cá nhân cho mình. Ở một số cơ quan của chúng ta, nhiều người tài giỏi lại ít được sử dụng, trong khi đó có người năng lực kém, nhân cách kém, nhưng do biết "quan hệ" tốt lại được trọng dụng. 2. Quyền lực và sự cục bộ Do quyền lợi luôn gắn với lợi ích nên hiện tượng bè phái, cục bộ để đạt được quyền lực đã xuất hiện ở nơi này nơi khác trong xã hội chúng ta. Trong làng xã Việt Nam thời xưa hiện tượng kéo bè, kẻo cánh để giành quyền lực cho dòng họ mình, cho làng mình là hiện tượng thường gặp. Người xưa có câu: "Một người làm quan cả họ 84 được nhờ". Có lẽ, do quan niệm xã hội như vậy mà các dòng họ, các phe phái ra sức tranh giành quyền lực với nhau để đem lại lợi ích cho dòng họ và những người cùng phe cánh với mình. Trong thời kì bao cấp và cả hiện nay chúng ta có thể vẫn gặp những chi bộ, chính quyền địa phương mang tính chất dòng họ, hay một vài dòng họ chia nhau quyền lực trong hệ thống quản lí của xã. Khi một người làm chủ tịch hay bí thư thì cố lôi kéo những người họ hàng hoặc cùng phe cánh vào làm việc để tạo “cánh hữu” của mình, khống chế những người khác, giành thế mạnh khi ra các quyết định quan trọng. Kết quả khảo sát 665 cán bộ lãnh đạo và 487 nhân viên của các doanh nghiệp do Khoa Tâm lí xã hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện tháng 2 năm 2002 cho thấy: Có 11,25% số người được hỏi cho rằng trong nhiều doanh nghiệp nhà nước của ta hiện nay vẫn còn tồn tại tư tưởng cục bộ, hẹp hòi, bè phái. Hiện tượng cục bộ, phe cánh đã tác động tiêu cực lớn đến hệ thống quản lí nhà nước. Nó có thể gạt bỏ ra ngoài hệ thống quản lí những người có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt. Những người lãnh đạo có thể dựa vào và thông qua những quyền lực hợp pháp được giao để mưu cẩu lợi ích cho cá nhân, gia đình và những người cùng phe cánh với mình. Có thể nói, động cơ chủ yếu của sự cục bộ, bè phái là vì lợi ích của chính những người lãnh đạo và những người thân của họ. Hiện tượng cục bộ, bè phái là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự mâu thuẫn, xung đột trong cơ quan, hình thành nên các nhóm đối lập, tạo nên bầu không khí căng thẳng trong tổ chức. Có thể nói sự suy đồi của quyền lực này ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội nói chung và hệ thống quản lí nhà nước nói riêng. Hạn chế, ngăn chặn hiện tượng này là một đòi hỏi, một yêu cầu của công cuộc đổi mới của chúng ta hiện nay. 3. Quyền lực tập thể và quyền lực cá nhân Trong một tổ chức, quyền lực thường tồn tại dưới hai dạng: Quyền lực của tập thể và quyền lực của cá nhân. Điều đáng nói ở đây là vấn đề này là một đặc điểm có tính đặc trưng của quyền lực ở nước ta. Sau cách mạng thành công, chúng ta xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong suốt một thời gian khá dài từ khi chúng ta bắt đầu xây dựng CNXH đến trước thời kì đôi mới, chúng ta quản lí kinh tế - xã hội theo cơ chế tập trung bao cấp. Cơ chế này trong giai đoạn lịch sử đó đã đóng góp quan trọng cho sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc. Bởi lẽ, nó đã tạo tinh thần cộng đồng, sức mạnh tập thể để tập trung sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ thắng lợi. Song, cũng chính cơ chế tập trung bao cấp này đã tạo nên một đặc điểm rất đặc thù về quyền lực ở nước ta. Đó là quyền lục mang tính tập thể cao độ. Trong những năm của cơ chế cũ, mọi quyết định quản lí của tổ chức đều phải thông qua tập thể, đặc biệt là bộ tứ (Bí thư Đảng uỷ thủ trưởng cơ quan về mặt chính quyền, Chủ tịch Công đoàn và Bí thư Đoàn Thanh niên). Điều này vẫn còn hiện diện ở không ít cơ quan hành chính sự nghiệp của chúng ta hiện nay. 85 Quyền lực mang tính tập thể này có những mặt tích cực và những mặt hạn chế. Mặt tích cực của nó thể hiện ở chỗ tạo nên phong cách lãnh đạo dân chủ, quá trình ra quyết định quản lí tranh thủ được trí tuệ của nhiều người, giảm bớt sự căng thẳng, xung đột trong tổ chức, hạn chế được sự độc đoán, chuyên quyền của những người lãnh đạo, nhất là những người lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Mặt hạn chế của dạng quyền lực này tạo nên cộng đồng về trách nhiệm, giảm bớt và trên thực tế triệt tiêu trách nhiệm cá nhân của những người lãnh đạo. Khi xảy ra sai lầm, khuyết điểm gì thì cả tập thể lãnh đạo chịu trách nhiệm và không có một cá nhân nào chịu trách nhiệm cả. Quyền lực mang tính tập thể dẫn tới tình trạng "cha chung không ai khóc", ai cũng làm chủ, nhưng trên thực tế không có ai làm chủ thực sự. Khi là việc gì quyết định vấn đề gì thì người lãnh đạo này nhìn người lãnh đạo kia, không ai dám mạnh dạn quyết định. Một số công trình nghiên cứu tâm lí học xã hội đã nhận định: Khi ở trong nhóm, trong tập thể thì cá nhân dễ thực hiện và dám thực hiện hành vi lệch chuẩn hơn là khi cá nhân đó hành động một mình. Khi trách nhiệm thuộc về một tập thể thì những người lãnh đạo dễ sử dụng quyền lực của mình để phục vụ cho mục đích cá nhân của họ (tức là làm những việc vi phạm các chuẩn mực luật pháp và đạo đức) hơn là khi họ phải chịu trách nhiệm cá nhân. Có lẽ, chính vì điều này mà ở nước ta ít thấy những trường hợp những người lãnh đạo từ chức vì họ thấy mình không hoàn thành chức trách, thấy mình mắc khuyết điểm trong hoạt động quản lí cơ quan. Việc chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường sẽ dần dần hình thành xu hướng giảm bớt quyền lực mang tính tập thể và tăng quyền lực cá nhân. Điều này cũng có nghĩa là những người lãnh đạo ngày càng phải nhận thấy trách nhiệm cá nhân của mình cao hơn và nhiều hơn. Quyền lực mang tính cá nhân không chỉ làm tăng trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo, mà còn làm cho người lãnh đạo mạnh dạn hơn, quyết đoán hơn trong việc ra các quyết định quản lí. Trên đây là những mặt hạn chế về quyền lực trong quá khứ và ảnh hưởng của chúng trong xã hội ngày nay. Song khi nói đến vấn đề quyền lực ở nước ta, cần khẳng định một điều là, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, thành lập Nhà nước Dân chủ nhân dân thì quyền lực đã chuyển về tay nhân dân. Người dân được làm chủ đất nước. Trong suốt quá trình cách mạng nước ta, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn phấn đấu cho một xã hội công bằng và dân chủ, làm sao để người dân được làm chủ đất nước ở mức độ cao nhất. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta phấn đấu để xây dựng một nhà nước pháp quyền "của dân, do dân và vì dân". Trên con đường đi tới xây đựng một nhà nước tốt đẹp, chúng ta đã gặp không ít những lực cản tâm lí, trong đó có những lực cản về mặt quyền lực - những biểu hiện tiêu cực của quyền lực và ảnh hưởng của chúng trong đời sống xã hội ngày nay. Khắc phục những lực cản này là một công việc không dễ dàng vì quyền lực luôn gắn với lợi ích.
File đính kèm:
- giao_trinh_tam_ly_hoc_quan_ly_vu_dung.pdf