Giáo trình Thiết kế sản phẩm nội thất - Nguyễn Thị Thuận

Tóm tắt Giáo trình Thiết kế sản phẩm nội thất - Nguyễn Thị Thuận: ...ản, không ô nhiễm. Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất Nguyễn Thị Thuận 16 - Không cần sử dụng keo khi dán, dễ chỉnh sửa, có thể sử dụng các loại sơn để trang sức tiếp lên bề mặt của nó. g. Tấm trang sức bằng kim loại Dùng những tấm kim loại có chiều dày từ 0.15-0.2mm rồi dùng keo dán l...ố về áp lực cơ thể lên bề mặt ngồi một cách hợp lý, thông qua các bề mặt cong hoàn chỉnh này để hoàn thành đƣợc nhiệm vụ nâng đỡ đối với các bộ phận của cơ thể, đồng thời cũng tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa công dụng và tạo hình của ghế. Căn cứ vào những đƣờng cong thích hợp của cơ con ngƣời ...ánh sáng chiếu lên nó, ngƣợc lại vật có màu trắng là vật phản chiếu lại hầu hết các ánh sáng chiếu lên nó. Chính từ những kiến thức này, chúng ta có thể giải thích đƣợc những hiện tƣợng xảy ra khi chúng ta pha trộn các chất màu với nhau. Nếu trộn tất cả các chất màu với nhau theo một tỷ lệ nhấ...

pdf56 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Thiết kế sản phẩm nội thất - Nguyễn Thị Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, ghép bằng mộng đút, ghép bằng đinh vít, ghép kiểu ốp 
đầu,  
- Ván không dán mặt: là ván nhân tạo chƣa qua xử lý dán mặt, đƣợc trực tiếp xẻ tạo 
thành những chi tiết dạng tấm 
- Ván có dán mặt: là ván nhân tạo đã xử lý dán mặt đƣợc xẻ tạo thành chi tiết dạng tấm 
- Ván ghép khung: bên trong khung gỗ đƣợc mở rãnh rồi ghép các loại ván mỏng, ván 
ghép, thủy tinh, gƣơng, vào trong nó. 
4.2.3. Cấu kiện dạng khung 
- Thƣờng dùng trong khung cửa chính, khung cửa sổ, khung gƣơng, khung chân đồ gia 
dụng,  
- Liên kết ở bộ phận góc của khung gỗ: kiểu lộ mặt, kiểu phủ mặt 
- Liên kết thanh giằng của khung gỗ 
Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất Nguyễn Thị Thuận 
45 
- Liên kết 3 chiều của khung gỗ 
4.3. Thiết kế kết cấu của sản phẩm nội thất 
4.3.1. Cấu trúc chung của một sản phẩm nội thất 
 Sản phẩm nội thất do một số chi tiết, cụm chi tiết và phụ kiện liên kết cấu thành 
 Chi tiết là bộ phận tổ thành phần cơ bản nhất của kết cấu sản phẩm nội thất, là 
đơn nguyên nhỏ nhất sau khi qua gia công lắp ráp thành cụm chi tiết hoặc sản phẩm 
 Cụm chi tiết là bộ phận lắp ráp độc lập, do một số chi tiết cấu thành thông qua 
lắp ráp mà trực tiếp hình thành sản phẩm, nhƣ: giá chân, mặt bàn, cửa, ... 
4.3.2. Phương thức liên kết cơ bản của sản phẩm nội thất 
a. Liên kết mộng 
Dùng cho sản phẩm bằng gỗ hay ván gỗ ghép. Nó do phần thân mộng đƣợc 
đóng vào lỗ mộng hoặc rãnh mộng để tạo thành liên kết. 
Các loại liên kết mộng 
- Dựa vào hình dạng đầu mộng: mộng thẳng góc, mộng đuôi én (mang cá), 
mộng ngón, mộng tròn, mộng bầu dục,  
- Dựa vào mối quan hệ giữa đầu mộng và thân của chi tiết: mộng chỉnh thể - gia 
công trực tiếp trên thân của chi tiết (mộng thẳng góc, mộng bầu dục, mộng đuôi én, 
mộng ngón) và mộng ghép – gia công độc lập rồi ghép vào chi tiết (mộng tròn, mộng 
tấm). 
- Dựa số lƣợng đầu mộng: mộng đơn, mộng đôi, mộng nhiều thân 
- Dựa vào độ sâu lỗ mộng: mộng lộ, mộng chìm 
- Dựa vào mức độ mở cạnh của lỗ mộng: mộng thông suốt miệng mở, mộng 
thông suốt miệng mở một nửa, mộng không thông suốt miệng mở một nửa, mộng 
thông suốt miệng kín, mộng không thông suốt miệng kín 
- Dựa vào hình dạng phần vai: mộng một vai, mộng 2 vai, mộng 3 vai, mộng 4 
vai, mộng vai nghiêng,  
b. Liên kết đinh 
- Đinh bằng kim loại: dễ tổn hại gỗ, cƣờng độ liên kết nhỏ, ít sử dụng độc lập, thƣờng 
dùng ở những vị trí bên trong 
- Đinh bằng gỗ, tre: dùng phổ biến trong sản xuất thủ công, mang tính trang sức 
- Liên kết đinh tiến hành phối hợp với keo dán, không tháo lắp nhiều lần 
c. Liên kết bằng vít 
- Lợi dụng phần thân vít xuyên qua 2 chi tiết để gắn kết chúng lại với nhau 
- Làm bằng kim loại, dùng khoan để tạo lỗ bắt vít 
- Dùng ở những vị trí không lộ ra ngoài, ảnh hƣởng tính thẩm mỹ sản phẩm 
d. Liên kết bằng keo 
Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất Nguyễn Thị Thuận 
46 
- Dùng keo dán để gắn kết các chi tiết với nhau 
- Tiết kiệm gỗ, từ gỗ nhỏ tạo thành gỗ lớn, từ gỗ xấu tạo thành gỗ tốt 
- Nâng cao chất lƣợng, cải thiện ngoại quan sản phẩm 
e. Liên kết bằng các chi tiết liên kết 
- Làm bằng kim loại, có thể tháo lắp nhiều lần, điều tiết đƣợc độ chặt – lỏng 
- Phân loại: kiểu lệch tâm, kiểu xoắn ốc, kiểu móc treo 
- Dùng chủ yếu cho sản phẩm dạng tấm 
4.4. Kết cấu của một số sản phẩm nội thất tiêu biểu 
4.4.1. Kết cấu sản phẩm nội thất loại dựa, tựa 
4.4.2. Kết cấu sản phẩm nội thất nội thất loại nằm 
4.4.3. Kết cấu sản phẩm nội thất nội thất loại ngồi 
4.4.4. Thiết kế theo modul kích thước 32mm 
- Hệ thống 32mm là lấy 32mm làm modul, có kết cấu đồ gia dụng và hệ thống cấu tạo 
“chỗ lắp” tiêu chuẩn. Yêu cầu khoảng cách lỗ trên chi tiết, cụm chi tiết là bội số chẵn 
của 32mm, tức là làm cho chỗ lắp đều ở vào giao điểm mạng lƣới ô vuông 32mm. 
- Lý do chọn 32mm làm modul: 
 + Thông qua thiết bị khoan chuyên dụng tạo ra nhiều lỗ trong 1 lần khoan 
 + Ngƣời Châu âu có thói quen dùng đơn vị Anh làm đơn vị đo kích thƣớc (inch) 
 + Nếu so sánh với giá trị 30mm thì 32mm là một giá trị có thể tính theo bội số 
hoàn toàn, linh hoạt, thích ứng cao 
 + Lấy trị số 32mm làm mô hình số học cho khoảng cách giữa các lỗ khoan mà 
nó không biểu thị về kích thƣớc ngoại hình của đồ gia dụng phải là bội số của 32mm, 
do đó nó không mâu thuẫn với mô hình số học 30cm trong kiến trúc 
- Nguyên lý thiết kế của “hệ thống 32mm” 
4.4.5. Kết cấu sản phẩm nội thất dạng mềm 
a. Ghế mềm 
- Kết cấu khung: thƣờng dùng gỗ, kim loại, polyme làm khung giá tạo nên ghế salon 
(chủ yếu) 
- Kết cấu lớp vật liệu mềm: 
+ Căn cứ độ dày mỏng: lớp vật liệu mềm dạng mỏng và lớp vật liệu mềm dạng 
dày 
+ Căn cứ vào việc cấu thành tính đàn hồi của vật liệu chủ thể: lò xo xoắn ốc, lò 
xo dạng gấp, vật liệu dạng bọt xốp 
b. Giường mềm 
- Kết cấu: thƣờng không có khung, gồm đệm giƣờng mềm dạng lò xo, đệm giƣờng 
mềm dạng vật liệu xốp, đệm giƣờng mềm bằng xơ cọ, đệm không khí, đệm nƣớc,  
Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất Nguyễn Thị Thuận 
47 
4.4.6. Kết cấu sản phẩm nội thất bằng tre trúc, song mây 
a. Khung giá 
- Lợi dụng phần thân của tre trúc, song mây. 
- Lực chịu kéo cao, đàn hồi tốt, dễ uốn, kết cấu đơn giản mà thuận tiện cho việc tạo 
hình 
- Hình thức: 4 loại gồm: tre trúc hoặc song mây độc lập; tre trúc song mây hỗn hợp; 
khung bằng kim loại; khung bằng gỗ 
- Phƣơng pháp liên kết: 
 + Liên kết cong: hơ lửa hoặc xẻ miệng 
 + Liên kết quấn: 
 + Liên kết chốt: chủ yếu dùng cho sản phẩm bằng tre 
b. Lớp mặt 
- Ván mặt bằng tre trúc: dùng những thanh tre trúc đan tết tạo thành tấm ván có đọ 
rộng nhất định. Độ rộng các thanh đan tết thƣờng từ 7 – 20mm là hợp lý (ảnh hƣởng 
bề mặt sản phẩm, quá thô hoặc không đủ bền) 
- Bề mặt đƣợc đan bằng song mây: dùng sợi vỏ hoặc lõi của song mây để đan tết tạo 
thành 
4.4.7. Kết cấu sản phẩm nội thất bằng kim loại 
- Phƣơng pháp liên kết: hàn, tán bu lông, đinh vít và bu lông – êcu, kẹp chặt 
- Kết cấu lắp ráp: dùng ren ốc, cài và chi tiết liên kết vật liệu định hình 
- Kết cấu gấp lại: 
 + Kiểu gấp: có 2 hay nhiều đƣờng liên kết gấp, mỗi đƣờng gấp bố trí điểm gấp 
có khoảng cách khác nhau , số lƣợng khác nhau nhƣng tổng khoảng cách giữa các 
điểm gấp và chiều dài đƣờng này bằng nhau 
 + Kiểu xếp chồng: đồ gia dụng có hình thức giống nhau thông qua xếp chồng 
để tiết kiệm diện tích, thuận lợi cho vận chuyển. 
4.4.8. Kết cấu sản phẩm nội thất bằng nhựa 
- Chiều dày thành: là chiều dày sản phẩm để đảm bảo cƣờng độ cơ học 
Phạm vi chiều dày thành chi tiết nhựa thƣờng dùng 
Tên vật liệu 
nhựa 
Phạm vi chiều dày 
chi tiết chế tạo/mm 
Tên vật liệu nhựa 
Phạm vi chiều dày 
chi tiết chế tạo/mm 
PE 0.9 – 4.0 Thuỷ tinh hữu cơ 1.5 – 5.0 
PP 0.6 – 3.5 PE (cứng) 1.5 – 5.0 
Polyamide 
(nylon) 
0.6 – 3.0 Polyeste carbon 1.5 – 5.0 
Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất Nguyễn Thị Thuận 
48 
(PA) 
Polystyrene (PS) 1.0 – 4.0 ABS 1.5 – 4.5 
- Độ nghiêng: sản phẩm nhựa phải qua khuôn, do nhựa co rút khi làm nguội nên để 
tiện cho việc tháo khuôn cần có độ nghiêng hợp lý. Độ nghiêng quá nhỏ thì tháo khuôn 
khó khăn, quá lớn thì ảnh hƣởng độ chính xác gia công 
- Gân tăng cƣờng 
- Mặt đỡ 
- Góc tròn 
- Lỗ 
- Ren ốc 
- Chi tiết khảm cấy 
Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất Nguyễn Thị Thuận 
49 
Chƣơng 5. PHƢƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ CÁC BƢỚC 
THIẾT KẾ SẢN PHẨM NỘI THẤT 
5.1. Các tình huống thiết kế sản phẩm nội thất 
5.1.1. Thiết kế theo đơn đặt hàng 
 Đối với tình huống này, đơn vị sản xuất sẽ nhận đơn hàng gồm các yêu cầu về: 
mẫu mã (phác thảo), chất liệu, liên kết,  và căn cứ vào tình hình cụ thể của đơn vị 
tiến hành phân tích thiết kế, cung cấp tƣ liệu về kỹ thuật, giá cả, tƣ vấn cho phía đặt 
hàng để sao cho sản phẩm tạo ra đáp ứng đƣợc chất lƣợng và cho năng suất cao. 
5.1.2. Thiết kế mô phỏng 
 Mô phỏng lại những sản phẩm đã có trên thị trƣờng, tiến hành thiết kế chỉnh 
sửa một số bộ phận về tạo hình, kết cấu, các chi tiết, vật liệu hay công nghệ để tạo sản 
phẩm đủ năng lực cạnh tranh về chất lƣợng, tính năng, giá cả. 
5.1.3. Thiết kế cải hình 
 Tiến hành thiết kế thay đổi về bố cục, kích thƣớc, bố trí kết cấu của sản phẩm 
hiện tại nhằm cải biến tính năng, nâng cao chất lƣợng hoặc tăng chủng loại sản phẩm 
hay hoa văn,  
5.1.4. Thiết kế thay thế 
 Trên cơ sở đã có, sử dụng vật liệu mới, kết cấu mới, chi tiết mới, kỹ thuật mới, 
công nghệ mới để tiến hành thiết kế nhằm thoả mãn những yêu cầu mới. 
5.1.5. Thiết kế mới 
 Đây là loại thiết kế có bƣớc đột phá lớn về nguyên lý, kỹ thuật, kế cấu, công 
nghệ, vật liệu, , nó không giống những sản phẩm hiện có, không có sản phẩm mẫu, 
nó là thiết kế mang tính sáng tạo, là sự ứng dụng của những phát minh mới về khoa 
học kỹ thuật. 
5.1.6. Thiết kế cho tương lai 
 Đây là thiết kế mang tính thăm dò nhằm thoả mãn nhu cầu con ngƣời trong 
tƣơng lai. Thiết kế này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật, phát triển sản 
xuất và mở rộng thị trƣờng. 
5.2. Phƣơng pháp thiết kế sản phẩm nội thất 
 Lịch sử phát triển của ngành thiết kế có thể phân thành 5 giai đoạn: 
5.2.1. Thiết kế theo trực giác 
 - Thể hiện đƣợc tính cá thể, sự sinh động mang tính thực nghiệm 
 - Là phƣơng pháp thiết kế tự phát, có tính chu kỳ dài, tính nắm bắt ít. 
5.2.2. Thiết kế theo kinh nghiệm 
 - Tham khảo các sản phẩm hiện có, sơ đồ hiện có 
 - Dựa vào số liệu kinh nghiệm tiến hành thiết kế 
Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất Nguyễn Thị Thuận 
50 
 - Không có tính đột phá sáng tạo 
5.2.3. Thiết kế nghiên cứu triển khai 
- Sử dụng các nghiên cứu phân tích, các sản phẩm mẫu, thí nghiệm cục bộ, thí 
nghiệm mô hình,  
5.2.4. Thiết kế trên máy tính 
- Sử dụng các phần mềm nhƣ: Cad, Inventer, Photoshop,  để hỗ trợ thiết kế 
- Thiết kế đƣợc sản phẩm, thí nghiệm sản phẩm và tiến hành sản xuất hàng loạt 
- Thông qua mô hình thiết kế, phản ánh kịp thời những vấn đề liên quan nhằm 
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả thiết kế. 
5.2.5. Thiết kế hiện đại 
 Vận dụng các phƣơng pháp luận về hệ thống, về điều khiển, về thông tin, về kỹ 
năng,  làm định hƣớng chỉ đạo về quy luật, nguyên tắc và phƣơng pháp thiết kế, 
nâng cao tính ổn định, tính phức tạp, tính chính xác, tính tốc độ của thiết kế. 
5.3. Trình tự các bƣớc thiết kế sản phẩm nội thất 
5.3.1. Thu thập thông tin 
Trong từng điều kiện thực tế, bƣớc này đƣợc thực hiện nặng hay nhẹ. Ví dụ: 
Xây dựng một phƣơng án thiết kế cải tạo tổng thể sản phẩm mộc trong một khách sạn 
năm sao, hay nhà khách Chính phủ, rõ ràng ta phải tìm hiểu hết sức cặn kẽ mọi vấn đề 
có liên quan nhƣ: phong tục, tôn giáo của các đối tƣợng có thể tham gia sinh hoạt 
trong khu nhà đó. Hay trƣớc khi tung ra thị trƣờng một loại sản phẩm mới với qui mô 
lớn, sản xuất hàng loạt, ngƣời thiết kế phải nghiên cứu rất kỹ về đối tƣợng khách hàng 
sẽ đƣợc phục vụ...Song cũng có những trƣờng hợp, bƣớc này đƣợc thực hiện nhẹ hơn. 
Ví dụ: khách hàng cụ thể đặt hàng theo những yêu cầu cụ thể. Trong trƣờng hợp này, 
rõ ràng những thông tin ngoài công nghệ đã đƣợc khách hàng cung cấp (thông tin 
thuộc công nghệ là bản chất vốn có của ngƣời thiết kế, không nằm trong thông tin cần 
thu thập). 
a) Điều tra tư vấn thị trường 
+ Đối với ngƣời tiêu dùng: tính cách, tuổi, sở thích, phong tục tập quán, tình 
hình kinh tế, trình độ văn hoá,  
+ Sự tiến bộ của kỹ thuật: tƣ liệu về công nghệ kỹ thuật và vật liệu liên quan 
đến sản phẩm trong và ngoài nƣớc. 
+ Điều kiện thị trƣờng: môi trƣờng kinh tế xã hội (tình hình thu nhập quốc dân 
và tổng giá trị sản phẩm quốc dân, quy mô đầu tƣ xây dựng cơ bản, số lƣợng và sự 
phân bố dân cƣ, tình hình thƣơng nghiệp mậu dịch, ); môi trƣờng địa lý tự nhiên 
(điều kiện khí hậu tự nhiên, giao thông, ); môi trƣờng văn hoá xã hội (trình độ 
Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất Nguyễn Thị Thuận 
51 
KHKT, tôn giáo tín ngƣỡng, quan niệm thẩm mỹ ngƣời dân); môi trƣờng chính trị 
(chính sách kinh tế, quy định liên quan, ) 
 + Đối với thị trƣờng: nghiên cứu về hàng hoá (tình hình cung cấp hàng hoá, vật 
liệu mới, khả năng ứng dụng kỹ thuật mới, triển khai sản phẩm mới, tuổi thọ sản 
phẩm), giá cả (giá thành sản xuất, giá bán, giá cả thị trƣờng, ), lƣu thông hàng hoá 
(mắt xích lƣu thông, tuyến lƣu thông, lƣợng dự trữ, vận chuyển hàng hoá, sự phân bố 
của mạng lƣới cung cấp và bán hàng), tình hình cạnh tranh (đối thủ và thủ đoạn cạnh 
tranh, tính năng – công dụng – chất lƣợng – giá cả của sản phẩm tham gia cạnh tranh). 
 + Với các sản phẩm tƣơng quan: thu thập ảnh chụp, sơ đồ, bản vẽ về các sản 
phẩm liên quan, công nghệ,  liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm. Tài liệu 
liên quan đến nguyên vật liệu, vật liệu bổ trợ, chi tiết kim loại,  để sản xuất ra sản 
phẩm. 
b) Phân tích chỉnh lý tư liệu 
 Sau khi hoàn thành công tác điều tra sơ bộ thị trƣờng, cần tiến hành điều tra đến 
kiểu dáng, tiêu chuẩn, quy phạm, chính sách pháp quy và các số liệu khác của sản 
phẩm rồi phân loại, chỉnh lý hệ thống, phân tích,  đƣa ra kết luận để triển khai thiết 
kế sản phẩm. 
c) Phân tích và dự tính về nhu cầu 
- Tính toán nhu cầu trong thời gian ngắn: 2 phƣơng pháp 
 (1) Tính toán lƣợng yêu cầu của các thị trƣờng riêng biệt rồi tiến hành cộng 
tƣơng ứng để đạt tổng lƣợng yêu cầu cho 1 khoảng thời gian ngắn. 
 (2) Tính toán cho nhu cầu của toàn bộ thị trƣờng rồi phân phối đến từng thị 
trƣờng riêng lẻ. 
- Dự tính nhu cầu cho tƣơng lai: 2 phƣơng pháp 
 (1) Thứ tự thời gian: căn cứ lƣợng tiêu thụ trƣớc kia, dựa vào biểu đồ tiêu thụ 
theo năm tháng để dự tính nhu cầu cho tƣơng lai 
 (2) Phân tích hồi quy: tìm ra mối quan hệ giữa nhu cầu thị trƣờng và các nhân 
tố liên quan 
d) Quyết sách cho sản phẩm 
 Căn cứ yêu cầu, điều kiện sử dụng sản phẩm để điều tra và phân tích thị trƣờng, 
đánh giá, dự đoán về nhu cầu sản phẩm, tiến hành đƣa ra quyết sách cuối cùng, xác 
định và triển khai đƣợc loại hình sản phẩm, đẳng cấp của sản phẩm, xu hƣớng thị 
trƣờng, lựa chọn phƣơng án giải quyết cuối cùng để thuận tiện cho bƣớc tiếp theo. 
5.3.2. Thiết kế ý tưởng 
a) Phƣơng pháp thiết kế ý tƣởng 
 - Sử dụng ý tƣởng bình thƣờng hay ý tƣởng đặc thù 
Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất Nguyễn Thị Thuận 
52 
 - Năng lực cơ bản của ý tƣởng mang tính sáng tạo gồm: khả năng hấp thụ - duy 
trì – thúc tiến – sáng tạo. Tức là quan sát đời sống xã hội – duy trì lƣu giữ thông tin 
liên quan và liên tƣởng theo nhiều hƣớng khác nhau – phân tích, phán đoán – tƣởng 
tƣợng mang tính sáng tạo. 
b) Biểu đạt ý tƣởng thiết kế 
 - Phác thảo sản phẩm bằng tay tạo nên bản vẽ dạng lập thể hoặc dạng hình 
chiếu 
- Vận dụng tối đa các nguyên tắc thẩm mỹ để thực hiện 
 - Kịp thời ghi lại các ý tƣởng mới nảy sinh để tạo nên 1 bản vẽ phác thảo đầy đủ 
và cụ thể hoá 
- Không cần lấy kích thƣớc chính xác nhƣng cần tƣơng đối về thị giác 
- Thƣờng đƣa ra nhiều phƣơng án, so sánh, lựa chọn ra phƣơng án phù hợp nhất 
5.3.3. Thiết kế sơ bộ 
a) Biểu đạt thiết kế sơ bộ 
- Dùng máy tính hỗ trợ để tạo nên các bản vẽ không gian 3 chiều, bản vẽ các hình 
chiếu, chú thích rõ ràng kích thƣớc chính xác của sản phẩm 
- Thể hiện đƣợc hình thái, màu sắc, các vật liệu cần dùng 
b) Đánh giá phƣơng án thiết kế 
- Tiến hành đánh giá, so sánh, phân tích các yếu tố của phƣơng án thiết kế sơ bộ thông 
qua các chỉ tiêu về: công năng, công nghệ, kinh tế, hiệu suất, thẩm mỹ, nhu cầu thị 
trƣờng, chất lƣợng, thân thiện môi trƣờng,  
- Hình thức đánh giá: điều tra, hội nghị, phiếu thăm dò,  
5.3.4. Thiết kế thi công 
- Là giai đoạn cụ thể hoá và tiêu chuẩn hoá thiết kế sơ bộ sau khi có mô hình sản phẩm 
hoặc sản phẩm mẫu 
- Kết quả là sơ đồ sản xuất thi công và các văn bản về thiết kế kỹ thuật 
a) Sơ đồ sản xuất thi công 
- Là văn bản kỹ thuật đƣa sản phẩm vào sản xuất hàng loạt 
- Phải dựa theo tiêu chuẩn quốc gia 
- Bản vẽ thi công gồm: bản vẽ lắp ráp kết cấu, bản vẽ chi tiết, bản vẽ cụm chi tiết, bản 
vẽ mẫu tỷ lệ 1:1, bản vẽ không gian 3 chiều và phải có thuyết minh cụ thể (vật liệu bề 
mặt, công nghệ gia công, xử lý màu, ) 
Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất Nguyễn Thị Thuận 
53 
b) Văn bản thiết kế kỹ thuật: giúp quản lý chặt chẽ, dễ dàng 
- Bảng chi tiết các bộ phận 
TT 
Tên bộ 
phận 
Tên chi 
tiết 
Vật 
liệu 
Đơn 
vị 
(chiếc, 
bộ) 
Số 
lƣợng 
Kích thƣớc 
phôi (dài, 
rộng, dày) 
Kích thƣớc 
tinh (dài, 
rộng, dày) 
Ghi chú 
- Bảng chi tiết tính toán nguyên vật liệu: căn cứ số liệu, kích thƣớc trong bảng chi tiết 
các bộ phận/bộ phận phối hợp bằng kim loại, tiến hành phân tích tính toán lƣợng tiêu 
hao vật liệu gỗ, ván ép, kim loại, keo dán, sơn, vật liệu dán mặt – bịt cạnh, kính, 
gƣơng, chi tiết kim loại,  
 Vẽ sơ đồ pha phôi để tiến hành thứ tự pha phôi nhằm sử dụng hợp lý nguyên 
vật liệu, tiêu hao thấp 
- Thuyết minh về yêu cầu kỹ thuật công nghệ và gia công: lập quy trình sản xuất và 
phân tích công nghệ. Lập thẻ công nghệ sản xuất các chi tiết của sản phẩm, yêu cầu kỹ 
thuật đối với chi tiết và sản phẩm, phƣơng pháp kiểm tra, kích thƣớc – định mức tiêu 
hao nguyên vật liệu. 
- Thuyết minh về lắp ráp sản phẩm: sử dụng hộp giấy cứng làm bao bì đóng gói, cần 
quan tâm đến kích thƣớc bao bì. Bên trong bao bì cần có sơ đồ hƣớng dẫn tháo lắp sản 
phẩm. 
- Thuyết minh thiết kế sản phẩm: bao gồm tên sản phẩm, số hiệu, kích thƣớc; đặc điểm 
về tính năng và đối tƣợng sử dụng; đặc điểm thiết kế ngoại quan; quy định về lựa chọn 
vật liệu sử dụng; trang sức bên trong – bên ngoài; yêu cầu về bao bì,  
5.3.5. Giai đoạn sau thiết kế 
a. Chuẩn bị sản xuất 
- Nguồn cung cấp nguyên liệu 
- Điều tiết máy móc, thiết bị để sản xuất và dụng cụ kiểm định chất lƣợng 
- Thiết kế, gia công các dụng cụ khuôn mẫu 
b. Kế hoạch bán hàng 
Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất Nguyễn Thị Thuận 
54 
- Xác định mục tiêu của khu vực thị trƣờng 
- Lập kế hoạch bán hàng trên thị trƣờng 
- Xác định giá của sản phẩm, lợi nhuận 
- Kế hoạch thiết kế bao bì và quảng cáo sản phẩm 
- Thiết kế trƣng bày, triển lãm sản phẩm 
c. Sản xuất thí điểm và bán hàng thí điểm 
- Sản xuất thí điểm với số lƣợng nhỏ 
- Quảng cáo sản phẩm: đƣa sản phẩm giới thiệu trong hội chợ triển lãm, bán ra thị 
trƣờng với giá hợp lý,  
d. Xử lý thông tin phản hồi 
- Nhanh chóng thu thập ý kiến từ ngƣời tiêu dùng 
- Phản hồi với bộ phận thiết kế 
- Tiến hành thiết kế chỉnh sửa để sản phẩm thoả mãn hơn với nhu cầu thị trƣờng 
BÀI TẬP 
TT Danh mục Số bài Số giờ 
BÀI TẬP 15 
Bài 1: Phân tích công năng của một sản phẩm mẫu 1 2 
Bài 2: Thiết kế tạo dáng (phác thảo) một sản phẩm nội thất 
bất kỳ theo ý tƣởng 
1 3 
Bài 3: Thiết kế kết cấu của sản phẩm nội thất đã phác thảo 1 5 
Bài 4: Thiết lập hồ sơ thiết kế của sản phẩm đã thiết kế 1 5 
BAN CN&KT 
Đồng Nai, ngày . tháng . năm 2015 
NGƢỜI SOẠN 
NGUYỄN THỊ THUẬN 
Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất Nguyễn Thị Thuận 
55 
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ SẢN PHẨM NỘI THẤT 
1: Thu thập thông tin cho quá trình thiết kế 
1.1 Thu thập thông tin 
1.2 Phân tích và xác định nhiệm vụ thiết kế 
2: Thiết kế tạo dáng sản phẩm 
2.1 Phác thảo ý tƣởng và thuyết minh ý tƣởng sản phẩm 
2.2 Phân tích- tổng hợp và đánh giá ý tƣởng sản phẩm 
3: Thiết kế cấu tạo sản phẩm 
3.1 Xây dựng hệ thống các bản vẽ cấu tạo 
3.2 Xây dựng hệ thống các bản vẽ bộ phận và các chi tiết (liên kết, chi tiết nhỏ) 
3.3 Dựng bản vẽ lắp ráp và phối cảnh sản phẩm 
4: Lựa chọn công nghệ và tính toán nguyên vật liệu 
4.1 Lập sơ đồ đƣờng công nghệ cho từng chi tiết 
4.2 Tính toán nguyên vật liệu sử dụng trên sản phẩm 
5. Tính toán năng suất máy gia công 
5.1 Tổng hợp loại hình máy và thiết bị 
5.2 Tính toán số lƣợng máy móc thiết bị cần thiết cho dây chuyền 
6. Tính toán giá thành sản phẩm 
6.1 Tính chi phí nguyên vật liệu 
6.2 Tính chi phí năng lƣợng và khấu hao máy 
6.3 Tính chi phí nhân công 
7. Hoàn thiện thuyết minh và báo cáo đồ án 
Đồ án đƣợc thực hiện theo phƣơng thức cuốn chiếu từng nội dung. Sau mỗi nội 
dung, GV nhận xét đánh giá phần bài chuẩn bị của sv. Đánh giá cuối kỳ bằng bảo vệ 
đồ án. 
BAN CN&KT 
Đồng Nai, ngày . tháng . năm 2015 
NGƢỜI SOẠN 
Bài giảng Thiết kế sản phẩm nội thất Nguyễn Thị Thuận 
56 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_ke_san_pham_noi_that_nguyen_thi_thuan.pdf
Ebook liên quan