Giáo trình Thu hoạch và bảo quản - Mã số MĐ 05: Nghề trồng xoài, ổi, chôm chôm

Tóm tắt Giáo trình Thu hoạch và bảo quản - Mã số MĐ 05: Nghề trồng xoài, ổi, chôm chôm: ... trái ít chảy mủ. Hái từng quả một. Chôm chôm có hai cách thu hoạch, nếu trái gần mặt đất thì dung kéo cắt ngang và toàn bộ phần nhánh cho trái, nếu cây quá cao thì sử dụng thang để thu hoạch. Cây ổi: thường thì cây ổi có chiều cao tương đối thấp nên có thể thu hoạch bằng tay, dung kéo cắ...ư đã thỏa thuận trong hợp đồng theo các nội dung sau: Stt Nội dung Số người Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 1 Thu hoạch trái 2 Vận chuyển về kho Tổng cộng II. GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG ĐÃ THỰC HIỆN: Số tiền nhân công sau khi thức hiện các công việc được tính là: ...........đồng (Bằng số:..............phấn trên trái. Dùng nước phèn chua thấm vào vải mềm để tẩy vết mủ trên trái xoài. 1.2.2 Xử lý chôm chôm để bảo quản Sau khi thu hoạch chôm chôm. Tiến hành cắt tỉa những trái không đạt yêu cầu, công việc cắt tỉa được thực hiện như sau: - Dùng kéo mũi nhọn tỉa bỏ những trái sâu, trái teo,...

pdf69 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Thu hoạch và bảo quản - Mã số MĐ 05: Nghề trồng xoài, ổi, chôm chôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
(hình 4.15). 
Hình 5.4.15 Đóng gói quả ổi 
1.3.3. Đóng gói quả chôm chôm 
Chôm chôm là loại trái không đòi hỏi kỹ thuật cao trong đóng gói, thông 
thường sau khi thu hoạch chôm chôm sẽ được xếp vào trong sọt gỗ, trái hướng ra 
ngoài và cành sẽ hướng vào trong. Sau đó, dùng lá chuối che lại phần trên của sọt. 
Xếp trái vào cần xé hoặc rổ nhựa được lót lá chuối tươi hoặc lá sen tươi để 
giữ ẩm và tránh làm dập chôm chôm. (20 kg/cần xé hoặc 10 kg/rổ nhựa). Phủ kín 
cần xé bằng lá chuối tươi hay bao ẩm. Đặt chôm chôm nhẹ nhàng vào cần xé hoặc 
rổ nhựa. Một lớp cuống trái quay vào giữa, lớp sau cuống trái quay ra ngoài. 
Hình 5.4.16 Đóng gói chôm chôm vào 
rổ nhựa 
Hình 5.4.17 Đóng gói chôm chôm vào 
thùng giấy 
53 
Hình 5.4.18 Đóng gói chôm chôm xuất 
khẩu 
Hình 5.4.19 Đóng gói chôm chôm vào 
cần xé 
1.4. Bảo quản xoài, ổi, chôm chôm 
1.4.1 Bảo quản xoài 
Phần lớn xoài tiêu thụ trên thị trường hiện nay đều đựng trong sọt tre, thùng 
gỗ, thùng carton để trong điều kiện tự nhiên, vì vậy bị tác động bởi nhiệt độ, ẩm độ 
cao lại vận chuyển đi xa nên chỉ bảo quản được 7 – 10 ngày, tỷ lệ dập nát đến 20 – 
25%, có khi tới 30%. 
Các viện nghiên cứu, trường đại học đã nghiên cứu và ứng dụng thành công 
một số phương pháp bảo quản nhãn, xoài tươi như sau: 
- Bảo quản quả tươi ở nhiệt độ phòng: 
Công nghệ bảo quản quả tươi ở nhiệt độ bình thường có sử dụng chất diệt 
nấm, vi sinh vật và côn trùng bằng xông khí SO2 và các phương pháp thay đổi 
thành phần môi trường bảo quản. Công nghệ này có thể bảo quản được 15 – 16 
ngày, tỷ lệ hao hụt 10 – 12%, có thể vận chuyển đi xa từ các tình Nam Bộ ra miền 
Bắc. 
Công nghệ bảo quản quả tươi đối với xoài ở nhiệt độ thấp 10 – 12oC, là 
phương pháp bảo quản hiệu quả nhất, thời gian bảo quản kéo dài trên 30 ngày, tỷ lệ 
hao hụt do dập nát 5 – 7%, có thể vận chuyển đi xa và xuất khẩu (trước khi bảo 
quản ở nhiệt độ thấp phải loại bỏ những quả thối, dập nát và xử lý các biện pháp 
như đã nêu trên). Với xoài bảo quản ở nhiệt độ tự nhiên (như ở nước ta) thời gian 
giữ được rất ngắn. Song bảo quản ở nhiệt độ thấp dưới 10oC, quả xoài gặp nhiều 
hạn chế: dễ bị tổn thương do nhiệt độ lạnh làm trái chuyển màu, thịt mềm, mùi vị 
không đặc trưng như chín bình thường. 
Về bao bì bảo quản xoài: 
1. Một loại truyên thống dùng sọt tre, nứa, thùng gỗ (đóng từng thanh) có giá 
thành thấp nhưng tỷ lệ dập nát, thối nhũn cao. 
54 
2. Dùng thùng carton có đục lỗ thoát ẩm, giá thành tuy có cao hơn loại 
truyền thống song tỷ lệ hao hụt, dập nát, thối ít hơn nhiều nên hiệu quả cuối cùng 
vẫn cao. 
Do qui trình công nghệ sấy còn lạc hậu nên chất lượng sản phẩm chưa cao, 
không đồng đều về màu sắc, hình dạng, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường của một 
số nước khó tính. 
- Bảo quản bằng hóa chất 
Xoài sau khi thu hoạch, phân loại, rửa sạch rồi ngâm trong dung dịch CaCl2 
hoặc Ca(NO3)2, nồng độ sử dụng 4 – 6%, vớt ra để khô ở điều kiện tự nhiên, sau đó 
đựng trong túi nilông kích thước 15 x 25 cm, có 20 lỗ thoát ẩm trên túi. Bảo quản ở 
nhiệt độ 11 – 11,5oC là tốt nhất, thời gian bảo quản trên 30 ngày, xoài vẫn giữ được 
màu sắc, chất lượng tốt (VNCCAQ MN). 
- Bảo quản bằng phương pháp bọc màng: 
Màng chitosan, xoài được bao gói với màng chitosan có tỷ lệ trao đổi O2 
thấp hơn giúp làm chậm quá trình chín và ngăn chặn sự đọng nước, giúp kéo dài 
thời gian bảo quản tới trên 20 ngày ở 27oC, 65% RH. Quy t nh xử lí: Chần nước 
nóng để ngăn bệnh thán thư và ruồi đục trái. Nhúng vào dung dịch Chitosan, tạo 
nên một lớp màng bao phủ mỏng. Tồn trữ ở nhiệt độ lạnh từ 10-12oC, ẩm độ 80-
90% 
Màng sáp: Sau khi làm mất lớp sáp tự nhiên, xoài được bọc lớp sáp nhân tạo 
để làm giảm quá trình chín, mất nước, kéo dài thời gian tồn trữ. Lớp sáp phải nhẹ, 
thoáng được dùng là: Dung dịch shellac 6% (hay dung dịch sáp 7%) chứa 0,25% 
diphenyl. Nhũ tương lưu huỳnh có 2,7% chất khô. Dung dịch sáp 2,7% chất khô có 
0–fenyfenol. Nhúng trong parafin nóng 80oC trong 10 giây, giảm cường độ hô hấp 
và bốc 
Màng PE, quy trình: Xử lý bằng nước nóng 550C trong vòng 5 phút với 
Benomyl nồng độ 1g/lít nước để phòng bệnh trên trái. Bảo quản ở nhiệt độ thấp 
(10-13
0C ) làm cho trái chín chậm hơn, dưỡng chất trong trái được duy trì lâu hơn, 
hạn chế các loại nấm bệnh phát triển, vỏ trái ít bị nhăn nheo. Bao quả bằng màng 
PE có 10 lỗ kim thì thời gian tồn trữ có thể lên đến 22 ngày.Tác dụng: hạn chế sự 
bốc hơi nước, làm giảm bớt cường độ hô hấp và sinh tổng hợp ethylene... giúp kéo 
dài thời gian tồn trữ trái 
- Bảo quản bằng phương pháp đông lạnh: 
Mục đích của phương pháp: tiêu diệt hoặc ngưng sự phát triển của tất cả vi 
sinh vật ở nhiệt độ lạnh đông. Làm ngưng hoạt động của enzyme. Hạn chế thối 
hỏng, bảo quản được thời gian lâu hơn, tạo ra sản phẩm mới. Quy trình: Xoài được 
chứa trong bao bì PE và được làm lạnh gián tiếp bằng chất tải lạnh CaCl2. Yêu cầu 
lạnh đông nhanh, nhiệt độ môi trường lạnh <-35 độ C.Nếu dùng khí làm chất tải 
55 
lạnh thì v=3-5m/s, nếu dùng CaCl2 làm chất tải lạnh thì v=1m/s. Xoài chín được 
cắt hai má và cho vào túi PE trọng lượng 0,5KG,thời gian làm lạnh đông mất 2-2,5 
giờ sau đó được bảo quản ở -18 độ C. Quá trình đóng băng trong tế bào và gian bào 
phải xảy ra cùng lúc để tránh tế bào bị mất nước 
1.4.2 Bảo quản chôm chôm 
Chôm chôm sau khi thu hoạch, rửa sơ qua nước để trôi đi những phần dơ 
(nếu có rệp bám), với nhiệt độ bình thường thì trái có thể bảo quản được 1 tuần. 
Chôm chôm được bảo quản tốt nhất trong các chum, vại bằng sành. Chum có thể 
giữ ẩm và mát khi ta đặt chúng vào trong chậu có đựng ít nước. Nước sẽ thấm qua 
thành chum và bay hơi làm mát trong chum. Do đáy chum bị ướt nên cần lót một 
lớp bẹ chuối hoặc vỉ tre hoặc các vật liệu khác để trái không bị ướt. 
1.4.3 Bảo quản ổi 
Nhúng xoài vào trong nước ấm (520C) trong vòng 5 phút trước khi bảo quản 
để ngăn chặn bệnh thán thư. Có thể xử lý nhiệt ở 46,5 0C trong 20 phút nhằm bảo 
đảm an toàn sạch bệnh và giảm tổn thương lạnh. Trái xoài sau xử lý được bao màn 
chitosan và đem bảo quản ở 10-12 0C, ẩm độ 80-90%. 
 Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ 
được vài ngày ở nhiệt độ bình thường. Xử lý bằng một số hóa chất như GA3 có thể 
giữ được lâu hơn. Ở phòng lạnh: độ nhiệt 5 – 15oC độ ẩm không khí 85 – 90% có 
thể bảo quản được 3 – 4 tuần lễ. 
1.5. Xử lý những bất thường trong quá trình bảo quản 
Trong quá trình bảo quản, có những lúc điều kiện bảo quản không đạt yêu cầu 
vì nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng của 
trái cần phải chú ý đến vấn đề bảo quản này. phải thường xuyên theo dõi điều kiện 
trong bảo quản (nhiệt độ, ẩm độ). Nếu có sự cố bất thường phải báo ngay với 
người quản lý để có biện pháp xử lý kịp thời. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Câu hỏi: 
Câu hỏi 1: Trong phân loại trái, xoài có thể được phân làm mấy loại nào sau đây/; 
a. Xoài cơi và xoài loại I 
b. Xoài loại II 
c. Xoài loại III 
d. Cả ba câu trên đều đúng 
Câu hỏi 2: Tỷ lệ xoài loại II, chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số lượng xoài thu 
hoạch: 
a. Khoảng 30%, 
56 
b. Khoảng 50% 
c. Khoảng 20%. 
d. Cả ba câu đều sai 
Câu hỏi 3: Tỷ lệ xoài loại III, chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số lượng xoài thu 
hoạch: 
a. Khoảng 30%, 
b. Khoảng 50% 
c. Khoảng 20%. 
d. Cả ba câu đều sai 
Câu hỏi 4: Trái xoài được sơ chế như thế nào trước khi được bảo quản: 
a. Dùng giấy mịn lau sạch vết bẩn, bồ hóng trên trái, tránh lau mạnh tay dễ làm 
mất phấn trên trái. 
b. Dùng nước phèn chua thấm vào vải mềm để tẩy vết mủ trên trái xoài. 
c. Cả hai câu đều đúng 
d. Cả hai câu đều sai 
Câu hỏi 5: Trái xoài được sơ chế như thế nào trước khi được bảo quản: 
a. Dùng kéo mũi nhọn tỉa bỏ những trái sâu, trái teo, thối, khô trên chùm chôm 
chôm. 
b. Dùng kéo sắc cắt bỏ các lá chôm chôm tránh làm mát nước 
c. Cắt bỏ phần cuống quá dài. Cuống chỉ chừa 20 – 30 cm. 
d. Cả ba câu đều đúng 
Câu hỏi 6: Nếu trái thu hoạch có trọng lượng 200-300g thì dùng túi kích cỡ bao 
nhiêu là phù hợp: 
a. 10-15cm x 20-30cm 
b. 15-20cm x 50-60cm 
c. Cả hai câu đều đúng 
d. Cả hai câu đều sai 
Câu hỏi 7: Nếu trái thu hoạch có trọng lượng 0,5-1,5kg thì dùng túi kích cỡ bao 
nhiêu là phù hợp: 
a. 10-15cm x 20-30cm 
b. 15-20cm x 50-60cm 
c. Cả hai câu đều đúng 
57 
d. Cả hai câu đều sai 
Câu hỏi 8: Câu nào sau đây là đúng khi nới đến thu hoạch trái xoài: 
a. Với số lượng nhỏ có thể dùng giấy mềm hoặc bao xốp có lỗ bọc từng trái 
trước khi cho vào thùng. 
b. Đóng hàng vào thùng phải nhẹ nhàng, sạch sẽ, tránh làm trái bầm dập, xây 
xát, không xếp xoài quá đầy thùng. 
c. Chọn nơi thoáng mát để đóng xoài vào thùng, khi sang thùng phải bốc từng 
trái, không nên đổ ào một lượt. 
d. Cả ba câu đều đúng 
Câu hỏi 9: Đối với chôm chôm, một cần xé có thể chứa bao nhiêu kg: 
a. 10 kg 
b. 20 kg 
c. 30 kg 
d. 40 kg 
Câu hỏi 10: Nếu đựng xoài trong sọt tre, thùng gỗ, thùng carton trong điều kiện tự 
nhiên thì thời gian bảo quản là bao lâu: 
a. 5 – 7 ngày 
b. 7 – 10 ngày 
c. 10 – 15 ngày 
d. Cả ba câu trên đều sai 
Câu hỏi 11: Nếu đựng xoài trong sọt tre, thùng gỗ, thùng carton trong điều kiện tự 
nhiên thì tỷ lệ dập nát là bao nhiêu khi vận chuyển đi xa: 
a. 10 – 20% 
b. 20 – 30% 
c. 30 - 40% 
d. Cả ba câu trên đều sai 
Câu hỏi 12: Công nghệ bảo quản tươi đối với xoài ở nhiệt độ 10 – 12oC thì thời 
gian bảo quản là bao lâu: 
a. Khoảng 10 ngày 
b. Khoảng 20 ngày 
c. Khoảng 30 ngày 
d. Khoảng 40 ngày 
58 
Câu hỏi 13: Xoài sau khi thu hoạch, phân loại, rửa sạch rồi ngâm trong dung dịch 
CaCl2 hoặc Ca(NO3)2, được sử dụng với nồng độ là bao nhiêu: 
a. 2 – 4% 
b. 4 – 6% 
c. 6 – 8% 
d. Cả ba câu trên đều sai 
Câu hỏi 14: Hãy cho biết các loại màng nào được sử dụng trong quá trình bảo quản 
xoài: 
a. Màng chitosan 
b. Màng PE 
c. Màng sáp 
d. Cả ba câu trên đều đúng 
2. Bài tập thực hành 
Thực hành bảo quản xoài, ổi, chôm chôm sau thu hoạch 
C.Ghi nhớ 
- Xử lý quả trước khi bảo quản 
 - Đóng gói và tiến hành bảo quản 
59 
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 
I. Vị tr , t nh chất c a mô đun 
1. Vị tr : Mô đun Thu hoạch và bảo quản được dạy sau mô đun chuẩn bị trước 
khi trồng, Trồng và chăm sóc chôm chôm, Trồng và chăm sóc ổi, Trồng và chăm 
sóc xoài và sau mô đun Tiêu thụ sản phẩm trong chương trình. 
2. T nh chất: Là một trong các mô đun quan trọng trong chương trình dạy nghề 
trình độ sơ cấp nghề của nghề, thực hiện chủ yếu ở ngoài thực địa. 
II. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Nêu được cách xác định thời điểm và cách thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm ; 
- Hiểu biết cách bảo quản sau khi thu hoạch trái xoài, ổi, chôm chôm. 
2. Kỹ năng 
- Xác định được thời điểm thu hoạch và phương thức thu hoạch xoài, ổi, chôm 
chôm phù hợp với điều kiện trồng trọt thực tế; 
- Thu hoạch, bảo quản xoài, ổi, chôm chôm đúng yêu cầu kỹ thuật . 
3. Thái độ 
- Có trách nhiệm an toàn lao động và sản phẩm mình cung cấp cho người tiêu 
dùng. 
III. Nội dung ch nh c a mô đun 
Mã 
bài 
Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ4-
01 
Xác định thời điểm thu 
hoạch xoài, ổi, chôm 
chôm 
Lý thuyết Phòng học 8 2 5 1 
MĐ4-
02 
Chuẩn bị thu hoạch xoài, 
ổi, chôm chôm. 
Tích hợp 
Phòng học 
và vườn 
cây 
8 2 5 1 
MĐ4-
03 
Thu hoạch xoài, ổi, 
chôm chôm 
Tích hợp 
Phòng học 
và vườn 
cây 
16 2 13 1 
MĐ4-
04 
Bảo quản xoài, ổi, chôm 
chôm 
Thực hành 
sản xuất 
Cơ sở sản 
xuất 
16 2 13 1 
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 
Cộng 52 8 36 8 
60 
IV. Hướng dẫn thực hiện câu hỏi và bài tập thực hành 
4.1 Bài 1. Xác định thời điểm thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm 
Câu hỏi: 
 - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. 
 - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. 
 - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn 
vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. 
 - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án. 
Bảng câu hỏi Đáp án đúng 
1 c 
2 c 
3 a 
4 b 
5 d 
6 c 
7 b 
8 b 
9 a 
10 c 
11 b 
12 c 
Bài 2. Chuẩn bị thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm 
Câu hỏi: 
 - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. 
61 
 - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. 
 - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn 
vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. 
 - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án. 
Bảng câu hỏi Đáp án đúng 
1 d 
2 c 
3 d 
4 c 
5 b 
6 c 
7 d 
8 a 
9 a 
Bài tập 1: Thực hành chuẩn bị các dụng cụ, vật tư cần thiết cho thu hoạch 
xoài, ổi, chôm chôm 
- Các nguồn lực cần thiết: 
+ Vườn trồng xoài, ổi chôm chôm 
- Cách tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 3 – 5 học viên) 
+ Mỗi nhóm phụ trách chuẩn bị các dụng cụ, vật tư cần thiết để thu hoạch từng 
laọi cây khác nhau 
- Thời gian để hoàn thành công việc là 1 giờ 
- Tiêu chuẩn đánh giá 
+ Chuẩn bị đúng và đầy đủ các vật tư, dụng cụ cần thiết để thu hoạch xoài, ổi, 
chôm chôm 
+ Áp dụng phương pháp thu hoạch phù hợp cho từng trường hợp cụ thể 
62 
 + Tùy theo mức hoàn thành công việc mà mỗi học viên có điểm thực hành 
khác nhau. 
 Bài 3. Thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm 
 Câu hỏi: 
 - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. 
 - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. 
 - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn 
vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. 
 - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án. 
Bảng câu hỏi Đáp án đúng 
1 b 
2 d 
3 d 
4 c 
5 d 
6 d 
Bài tập 1: Xác định các chỉ tiêu sau: Thời điểm thu hoạch trái, biểu hiện của trái 
đạt yêu cầu thu hoạch, các kỹ thuật cần phải nhớ khi tiến hành thu hoạch. 
- Các nguồn lực cần thiết: 
+ Dụng cụ, vật tư, trang thiết bị; 
+ Vườn trồng xoài, ổi chôm chôm đang trong giai đoạn thu hoạch 
- Cách tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 3 – 5 học viên) 
+ Mỗi nhóm phụ trách một khu vực (mỗi khu có diện tích 500 m2) 
- Thời gian để hoàn thành công việc là 1 giờ 
- Tiêu chuẩn đánh giá 
+ Xác định đúng thời điểm thu hoạch trái 
+ Lựa chọn trái đạt yêu cầu thu hoạch 
63 
+ Áp dụng phương pháp thu hoạch phù hợp cho từng trường hợp cụ thể 
 + Tùy theo mức hoàn thành công việc mà mỗi học viên có điểm thực hành 
khác nhau. 
Bài tập 2: Thực hành thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm. 
- Các nguồn lực cần thiết: 
+ Dụng cụ, vật tư, trang thiết bị; 
+ Vườn trồng xoài, ổi chôm chôm đang trong giai đoạn thu hoạch 
- Cách tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 3 – 5 học viên) 
+ Mỗi nhóm phụ trách một khu vực (mỗi khu có diện tích 500 m2) 
- Thời gian để hoàn thành công việc là 1 giờ 
- Tiêu chuẩn đánh giá 
+ Thu hoạch đúng thời điểm 
+ Lựa chọn trái thu hoạch phù hợp 
+ Áp dụng phương pháp thu hoạch phù hợp cho từng trường hợp cụ thể 
 + Tùy theo mức hoàn thành công việc mà mỗi học viên có điểm thực hành 
khác nhau. 
Bài 4. Bảo quản xoài, ổi, chôm chôm 
Câu hỏi : 
 - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. 
 - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. 
 - Thời gian hoàn thành: 3 – 5 phút/1 học viên. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn cho học viên khoanh tròn 
vào câu hỏi mà học viên cho là có đáp án đúng. 
 - Kết quả cần đạt được: Học viên khoanh tròn vào câu hỏi đúng đáp án. 
Bảng câu hỏi Đáp án đúng 
1 d 
2 b 
3 c 
64 
4 c 
5 d 
6 a 
7 b 
8 d 
9 b 
10 b 
11 b 
12 c 
13 b 
14 d 
Bài tập: Thực hành bảo quản xoài, ổi, chôm chôm sau thu hoạch 
- Các nguồn lực cần thiết: 
+ Dụng cụ, vật tư, trang thiết bị, hóa chất cần thiết cho quá trình bảo quản 
+ Nhà bảo quản 
- Cách tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 3 – 5 học viên) 
+ Mỗi nhóm phụ trách một loại cây trồng khác nhau 
+ Tiến hành bao trái, bảo quản tùy theo từng loại trái, kích thước trái và tùy 
theo mục đích bảo quản trái. 
- Thời gian để hoàn thành công việc là 2 giờ 
- Tiêu chuẩn đánh giá 
+ Lựa chọn đúng phương thức bảo quản trái sau thu hoạch 
+ Thực hành đúng cách bảo quản trái cho từng trường hợp cụ thể 
65 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Xác định thời điểm thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm 
Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Tìm hiểu và xác định thời điểm 
chín của quả 
1. Theo dõi và kiểm tra, đánh giá quá 
trình thực hiện 
2. Xác định thời điểm thu hoạch 
xoài, ổi, chôm chôm 
2. Dựa vào quy trình 
5.2. Bài 02: Chuẩn bị thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm 
Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị 
để thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm 
1. Theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện 
2. Chuẩn bị nơi bảo quản xoài, ổi, 
chôm chôm sau thu hoạch 
2. Theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện 
5.3. Bài 03: Thu hoạch xoài, ổi, chôm chôm 
Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Thu quả xoài, ổi, chôm chôm 1. Theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện 
2. Xếp quả đã thu vào dụng cụ 2. Theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện 
3. Vận chuyển quả về nơi chứa 3. Theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện 
5.4. Bài 4: Bảo quản xoài, ổi, chôm chôm 
Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Phân loại quả xoài, ổi, chôm 
chôm 
1. Theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện 
2. Xử lý quả xoài, ổi, chôm chôm 
để bảo quản 
2. Theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện 
3. Đóng gói quả xoài, ổi, chôm 
chôm 
3. Theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện 
4. Bảo quản xoài, ổi, chôm chôm 4. Bảo quản xoài, ổi, chôm chôm 
66 
 VI. Tài liệu cần tham khảo 
 [1]. Viện cây ăn quả Miền Nam, 2003. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn và 
kỹ thuật nhân giống cây ăn quả Miền Nam, dùng cho dự án phát triển chè và cây ăn 
quả. NXBNN, Hà Nội. 
 [2]. Viện cây ăn quả Miền Nam, 2009. Cẩm nang sản xuất và quản lý chất 
lượng cây giống cây ăn quả. NXBNN TP Hồ Chí Minh. 
 [3] Phạm Văn Duệ, 2005. Kỹ thuật trồng cây ăn quả, NXB Hà Nội. 
 [4] Nguyễn Văn Kế, 2001. Cây ăn quả nhiệt đới quyển, NXBNN TP Hồ CHí 
Minh. 
 [5] Lê Thanh Phong, Nguyễn Bảo Vệ, 2005. Giáo trình cây ăn trái. Tủ sách 
Đại Học Cần Thơ. 
 [6] Trần Văn Hậu và Ngô Thanh Điền, 2011. Đặc điểm ra hoa và phát triển 
trái xoài Cát Chu tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học 
2011:20b 122-128 Trường Đại học Cần Thơ 
67 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM 
 (Kèm theo Quyết định số 726 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
 1. Ch nhiệm: Ông Nguyễn Tiến Huyền - Phó hiệu trưởng Trường Cao 
đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 
 2. Phó ch nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán 
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
 3. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng 
Nông nghiệp Nam Bộ 
 4. Các y viên: 
 - Ông Nguyễn Thanh Bình - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam 
Bộ 
- Bà Trần Thị Thu Tâm - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam 
Bộ 
 - Ông Nguyễn Văn Vượng - Trưởng phòng Trường Đại học Nông - Lâm Bắc 
Giang 
 - Ông Lương Vũ Sơn - Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Cây ăn quả Miền 
Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam./. 
68 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM 
(Kèm theo Quyết định số 1374 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
 1. Ch tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng 
Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 
 2. Thư ký: Bà Nguyễn Thị Phương Nga, Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
 3. Các y viên: 
 - Ông Lê Trung Hưng, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Bà Đoàn Thị Chăm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp 
Nam Bộ 
 - Ông Hàn Tần Trướt, Kỹ sư Trung tâm giống cây trồng Bến Tre./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thu_hoach_va_bao_quan_ma_so_md_05_nghe_trong_xoai.pdf