Giáo trình Thực hiện quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới vây - Mã số MĐ 03: Đánh bắt hải sản bằng lưới vây

Tóm tắt Giáo trình Thực hiện quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới vây - Mã số MĐ 03: Đánh bắt hải sản bằng lưới vây: ...oài ra giềng chì còn được buộc thêm các vòng khuyên để luồn dây giềng rút thu giềng chì và tăng lực chìm cho lưới. Các vòng khuyên được lắp vào giềng chì được gọi là vòng khuyên rút. Một dây giềng được luồn qua các vòng khuyên rút gọi là dây giềng rút chính. 15 Hai đầu lưới vây được lắ...p lưới như sau: - Tùng lưới được xếp ở trên cùng, cánh lưới xếp ở dưới cùng - Giềng chì xếp ở mạn phải phía mũi tàu - Giềng phao đươc khoanh tròn xếp ở phía lái tàu (phía trước ca bin). Hình 3.4.9. Xếp giềng phao trên tàu - Thịt lưới xếp ở giữa - Vòng khuyên được treo vào một thanh đặt ...ch thức đánh giá Thực hiện được các thao tác lấy cá trong quá trình đánh bắt bằng lưới vây - Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước thao tác của học viên để đánh giá mức độ đạt được của học viên. - Có 2 mức đánh giá: + Đạt khi thực hiện được các thao tác lấy cá trong quá trình đá...

pdf76 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Thực hiện quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới vây - Mã số MĐ 03: Đánh bắt hải sản bằng lưới vây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn và có xu hướng giảm dần từ năm 2003 đến năm 
2005. Trong năm 2003 tỷ lệ sản lượng của cá bạc má là 5,6% đến năm 2005 
giảm còn 4,7%. 
 Ở Khánh Hoà, thành phần sản lượng của cá bạc má đánh bắt được bằng 
nghề lưới vây rất thấp so với các tỉnh trên, chỉ chiếm 2,1% trong tổng sản lượng 
và biến động lớn qua các năm khai thác. Trong năm 2003, thành phần sản 
lượng cá bạc má chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng sản lượng khai thác, 
năm 2004 thành phần sản lượng cá bạc má chiếm 4,2%, năm 2005 chiếm 1,8%. 
 Thành phần sản lượng của cá bạc má đánh bắt được bằng nghề lưới vây 
của tỉnh Bình Thuận tương đối cao so với các tỉnh trên, chiếm 12,4% đứng thứ 
3 sau cá nục sồ (34,8%) và cá nục thuôn (27,4%). Tỷ lệ sản lượng của cá bạc 
má từ năm 2003 - 2005 biến động lớn và có xu hướng tăng dần: năm 2003 
chiếm 7,8%, năm 2004 chiếm 11,9% và năm 2005 chiếm 17,6% trong tổng sản 
lượng khai thác của nghề lưới vây. 
64 
 Thành phần sản lượng của cá bạc má đánh bắt được bằng nghề lưới vây 
của tỉnh Bến Tre chỉ chiếm 4,0% trong tổng sản lượng khai thác, nhưng vẫn 
đứng thứ 3 sau cá nục sồ (32,8%) và cá nục thuôn (12,2%). Tỷ lệ sản lượng 
biến động không lớn, năm 2003 chiếm 3,6%, năm 2004 chiếm 2,9% và năm 
2005 chiếm 5,5%. 
 2. Biến động sản lượng theo mùa gió mùa 
 Trong mùa gió Đông Bắc thì khu vực khai thác có sản lượng cá bạc má 
cao chủ yếu tập trung ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và Tây Nam Bộ. ở vịnh Bắc Bộ 
trong mùa này do thời tiết lạnh nên cá tập trung nhiều ở giữa vịnh, ở độ sâu trên 
50 m và có xu hướng di chuyển từ phía Bắc vào phía Nam. Còn trong mùa gió 
Tây Nam vào khoảng tháng 4 nhiệt độ bắt đầu tăng lên, cá phân bố rộng hơn, 
rải rác khắp các vùng biển và hướng di chuyển của cá ngược với hướng di 
chuyển trong mùa gió Đông Bắc, cá đi theo hướng từ phía Nam lên phía Bắc và 
vào khu vực gần bờ hơn để đẻ. 
 3. Ngư trường khai thác lưới vây 
 Nguồn lợi hải sản ở Việt Nam vô cùng phong phú nên việc đánh bắt thủy 
sản của nước ta có nhiều thuận lợi. Trong thời gian này, khai thác nghề lưới 
vây sẽ cho sản lượng khai thác cao ở các ngư trường: 
 - Ngư trường Vịnh Bắc Bộ tập trung ở vùng biển Thanh Hóa đến Nghệ An 
từ 106 đến 107 độ Kinh Đông và từ 18,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc 
 - Ngư trường Trung Bộ: khu vực vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi 
từ 106,5 đến 109,5 độ Kinh Đông và từ 15 đến 17 độ Vĩ Bắc. 
 - Khu vực vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận từ 109,5 đến 110,5 độ 
Kinh Đông và từ 11,5 đến 14 độ Vĩ Bắc 
 Cụ thể, trong tháng 3, với nghề lưới vây (khai thác cá ngừ, cá nục) ở 2 ngư 
trường: từ 14 độ 50’ đến 16 độ vĩ Bắc - 111 độ 50’ đến 113 độ 50’ kinh Đông; 
từ 15 độ đến 16 độ vĩ Bắc - 108 độ 30’ đến 109 độ 30’ kinh Đông. 
 4. Mùa vụ khai thác chính của nghề lưới vây 
 Mùa vụ khai thác chính kéo dài từ cuối vụ cá bắc (tháng 2) đến hết tháng 
10 hàng năm. Nhóm tàu có công suất lớn (>300 CV), chủ yếu khai thác ở vùng 
biển xa bờ, Trường Sa, Nam Trường Sa, từ Đông nam mỏ Đại Hùng đến Đông 
nam đảo Phú Quý. 
 Với nhóm tàu có công suất lớn, thời gian chuyến biển thường kéo dài trên 
2 tháng, thời gian bám biển dài hơn do có tàu chuyển tải sản phẩm khai thác 
vào bờ, mua bán sản phẩm đánh bắt được và tiếp nhận nhiên liệu, nhu yếu 
phẩm, thực phẩm trên biển. Vì vậy, việc bám biển dài ngày sẽ giảm thiểu được 
chi phí đi lại, thời gian di chuyển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác 
hải sản của đội tàu. Thông thường, tàu lưới vây xa bờ sử dụng nhiều hình thức 
65 
đánh bắt khác nhau trên cùng một phương tiện như: kết hợp sử dụng ánh sáng 
để dụ cá, chà cố định, vây ngày 
Phụ lục 4 
Lưới vây khai thác cá ngừ 
Quy trình kỹ thuật khai thác 
(Tuna Purse seine Fishing Technology Process) 
 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng 
 1.1. Đối tượng 
Tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật khai thác lưới vây để đánh bắt một số đối 
tượng cá ngừ trong tiêu chuẩn 28 TCN....2002. 
1.2. Phạm vi áp dụng 
 Áp dụng cho tất cả tàu thuyền có thông số cơ bản được qui định trong tiêu 
chuẩn 28 TCN....2002, khai thác cá ngừ bằng lưới vây có thông số và kích 
thước cơ bản theo 28 TCN....2002. 
 Áp dụng cho những tàu có từ 20 - 22 thủy thủ, khai thác theo hình thức 
vây tự do kết hợp máy dò cá ngang (sonar) hoặc dùng chà rạo để dẫn dụ cá. 
 2. Thiết bị khai thác 
2.1. Thiết bị hàng hải 
Tàu thuyền khai thác cá ngừ bằng lưới vây cần trang bị một số thiết bị 
hàng hải như: La bàn, máy định vị vệ tinh, máy thông tin liên lạc (Icom 77, 
Icom 707 Super star 2400, radio,...), máy dò cá ngang (SONAR) và máy dò cá 
đứng. 
 2.2. Thiết bị khai thác 
Tàu thuyền khai thác cá ngừ bằng nghề lưới vây cần trang bị các thiết bị 
khai thác như sau: 
- Máy tời thu dây (tang ma sát) có công suất thu dây từ 5 - 10 tấn; 
- Máy tời thu lưới (tời thủy lực) có công suất thu lưới từ 1,5 - 3,0 tấn; 
- Hệ thống cần cẩu có sức nâng từ 1,0 - 1,5 tấn; 
Ngoài ra, còn trang bị các ròng rọc, con lăn hướng cáp, hệ thống dây, khóa 
móc,...để hổ trợ trong quá trình thao tác lưới vây. 
2.3. Thiết bị tập trung cá 
- Hệ thống ánh sáng: dùng máy Yanmar 30cv, đinamô 10kw để tạo ra 
nguồn điện thắp sáng 16 bóng đèn cao áp (mỗi bóng có công suất 500 w) nhằm 
tập trung cá. 
66 
 - Tập trung cá bằng chà: sử dụng các loại chà dây (loại chà ngư dân đang 
dùng), chà bè tre, chà dù để tập trung cá và đánh bắt. 
 2.4. Thiết bị hạn chế cá trốn thoát 
- Trống gõ (môtơ điện): tạo ra tiếng động ngay vị trí cửa lưới khi thu giềng 
rút nhằm hạn chế cá trốn thoát về phía cửa lưới. 
- Trọng vật: để hạn chế khoảng cách hai cánh lưới nhằm hạn chế cá trốn 
thoát về phía cửa lưới khi thu giềng rút chính. 
- Đèn chớp: tạo ra ánh sáng chớp nháy mờ ảo nhằm hạn chế cá di chuyển 
đến cửa lưới khi thu giềng rút chính. 
 3. Ngư trường và mùa vụ khai thác 
 3.1. Ngư trường 
Ngư trường hoạt động của tàu lưới vây khai thác cá ngừ trong phạm vi 
vùng biển Việt Nam, nơi có độ sâu lớn hơn 30m. 
 3.2. Mùa vụ khai thác 
Mùa vụ khai thác cá ngừ chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 7 và từ tháng 10 
đến tháng 11. Riêng ở Vịnh Bắc Bộ mùa vụ khai thác chủ yếu trong mùa gió 
Tây Nam thịnh hành. 
4. Quy trình kỹ thuật khai thác 
Qui trình kỹ thuật khai thác này áp dụng cho tàu lưới vây khai thác cá ngừ 
thả và thu lưới mạn phải. Sơ đồ quy trình như sau: 
Hình 1: Sơ đồ qui trình kỹ thuật khai thác tàu lưới vây cá ngừ 
 4.1. Chuẩn bị chuyến biển 
- Chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, nước đá, lương thực, thực phẩm và các vật tư 
thiết bị cần thiết cho chuyến biển. 
- Kiểm tra hệ thống máy và trang thiết bị trên tàu như: máy chính, máy 
phụ, hệ thống máy tời, máy thu lưới, hệ thống neo. Kiểm tra các loại máy điện 
hàng hải, máy SONAR. 
Dò tìm và đánh giá 
tính chất đàn cá 
Chuẩn bị 
chuyến biển 
Hành trình tàu 
ra ngư trường 
Lập phương án 
vây bắt 
Kỹ thuật thả lưới Chuẩn bị thả lưới 
Thu cá và bảo quản 
sản phẩm 
Thu giềng rút và 
giềng chì 
Kỹ thuật thu lưới và 
 gỡ cá 
Chuẩn bị mẻ sau 
67 
- Sắp xếp lưới vào đúng vị trí bên mạn phải tàu. Kiểm tra trật tự của các 
dây giềng rút, vòng khuyên và các phụ tùng khác. 
 4.2. Hành trình tàu ra ngư trường 
- Dựa vào mùa vụ và vị trí ngư trường cá ngừ thường xuất hiện, điều khiển 
tàu đến ngư trường theo kế hoạch đã dự kiến. 
- Căn cứ vào vị trí chà đã thả để điều khiển tàu tới điểm thả chà và kiểm 
tra mật độ đàn cá tập trung quanh chà. 
4.3. Dò tìm và đánh giá tính chất đàn cá 
4.3.1. Kỹ thuật dò tìm đàn cá 
Công tác dò tìm và xác định tính chất đàn cá là bước quan trọng đối với 
nghề lưới vây khai thác cá ngừ. Tiêu chuẩn này giới thiệu hai phương pháp dò 
tìm cá như sau: 
- Dò tìm đàn cá bằng máy sonar: cho tàu hành trình tự do với tốc độ 
khoảng 4  5 hải lý/giờ, dùng máy SONAR để dò tìm đàn cá. Tùy thuộc vào 
điều kiện thời tiết, độ sâu ngư trường mà chọn thang đo, độ khử nhiễu cho phù 
hợp. Tập trung điều chỉnh máy để nhận được tín hiệu rõ ràng nhất. 
- Dò tìm đàn cá bằng mắt thường kết hợp ống nhòm: điều chỉnh tầm nhìn 
qua ống nhòm sao cho 2/3 nước và 1/3 chân trời. Tầm nhìn này, vừa quan sát 
được đàn chim, vừa quan sát được đàn cá hoặc các vật trôi nổi trên biển. Cách 
nhận biết tín hiệu đàn cá bằng mắt thường như sau: 
 Khi phát hiện đàn chim đang bay lượn trên mặt nước theo những hướng 
khác nhau thường đang có đàn cá phía dưới. Hướng bay của đàn chim là hướng 
di chuyển của đàn cá. Khi đàn cá lặn sâu thì đàn chim bay lên cao và chậm lại. 
Nhưng khi đàn cá nổi trở lại mặt nước thì đàn chim hoạt động mạnh hơn. 
 Thay đổi màu nước: khi có một đàn cá ở gần mặt nước sẽ làm xuất hiện 
màu nước ở vùng đó khác với vùng nước xung quanh (thường có màu sẫm hơn và 
có lăn tăn gợn sóng). Nếu mật độ đàn cá lớn có thể làm cho cả vùng nước sôi 
động hẳn lên. 
 4.3.2. Đánh giá tính chất đàn cá 
Đánh giá tính chất đàn cá cần xác định các yếu tố: phương vị, khoảng 
cách, độ sâu, tốc độ, hướng di chuyển và mật độ tập trung của đàn cá. Những 
yếu tố này sẽ được thể hiện trên màn hình máy sonar. Mật độ của đàn cá tập 
trung nhiều hay ít phụ thuộc vào màu sắc của tín hiệu trên màn hình sonar. Tín 
hiệu càng lớn và có màu đỏ đậm, thể hiện đàn cá tập trung lớn. 
Quan sát trực tiếp đàn cá nổi trên mặt nước, cũng có thể đánh giá được tính 
chất đàn cá như: mật độ, tốc độ và hướng di chuyển của đàn cá. Khi cá nổi 
nhiều và phân bố rộng, thể hiện đàn cá có mật độ tập trung lớn. 
68 
Có thể đánh giá tính chất đàn cá quanh chà bằng cách câu lông để xác định 
mật độ và vị trí tập trung của đàn cá. Cá cắn câu nhiều điều đó thể hiện mật độ đàn 
cá lớn. 
Khi thắp sáng dụ cá nên thường xuyên kiểm tra đàn cá trên màn hình sonar để 
biết được thời điểm, mật độ của đàn cá, đồng thời biết được phương vị và độ sâu 
mà đàn cá đang tập trung so với vị trí thắp sáng, từ đó có kế hoạch đánh bắt cho 
phù hợp. 
 4.4. Lập phương án vây bắt 
Căn cứ vào tính chất đàn cá và các yếu tố ngoại cảnh (gió, nước, sóng,...) 
để lập kế hoạch vây lưới cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu suất mẻ lưới. Khi 
chọn vị trí, thời điểm và quỹ đạo thả lưới cần đảm bảo các nguyên tắc: 
- Chọn vị trí thả lưới sao cho sau khi kết thúc vòng vây, mạn làm việc của 
tàu (mạn thả lưới) ở dưới gió so với lưới. 
- Hướng thả lưới, tốc độ tàu vây lưới đảm bảo ngăn chặn được đàn cá ở cự 
ly nhất định. Tốc độ tàu thả lưới từ 6,5 - 8,0 hải lý/giờ. 
- Xác định bán kính thả lưới để bảo đảm vây được đàn cá theo chiều dài 
vàng lưới vây. Nếu đàn cá phân bố rộng thì thả thêm dây đầu cánh. 
 Tiêu chuẩn này qui định một số phương án thả lưới trong thực tế khai thác 
cá ngừ bằng lưới vây như sau: 
69 
Hình 2: Một số sơ đồ thả lưới của tàu lưới vây cá ngừ 
Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và thời điểm trong ngày mà chọn vị trí và 
hướng thả lưới cho hợp lý để vây bắt được đàn cá. Nếu gió mạnh hơn nước, chọn 
vị trí thả phụ thuộc vào gió nhiều hơn và ngược lại. 
Tàu luôn thay đổi hướng thả lưới cho phù hợp với hướng di chuyển của 
đàn cá (có thể sử dụng hình thức vây theo quĩ đạo elip). Căn cứ vào sự phân bố 
của đàn cá mà điều chỉnh tốc độ tàu, hướng thả lưới nhằm vây bắt được đàn cá. 
 4.5. Chuẩn bị thả lưới 
 4.5.1. Chuẩn bị lưới 
- Kiểm tra các dây giềng, áo lưới; so giềng rút biên và vòng khuyên biên 
cho bằng giềng biên và xếp ngay ngắn theo từng vị trí; liên kết giềng rút biên 
vào khuyết đầu tùng ở giềng phao. 
- Kéo đoạn giềng rút chính ở đầu tùng, khoanh thành hai đoạn trên áo lưới, 
liên kết đầu giềng rút chính với khuyết đầu tùng ở giềng phao (hình 3). 
- Thả lưới vào ban đêm hay trời tối, buộc đèn tín hiệu vào dây đầu lưới. 
Hình 3: Sơ đồ chuẩn bị lưới và nhân lực khi thả 
 4.5.2. Chuẩn bị nhân lực 
70 
- Thuyền trưởng (vị trí 1 - hình 3): là người quyết định thời điểm, vị trí thả 
lưới cũng như điều hành các hoạt động trong quá trình thả và thu lưới. 
- Thuỷ thủ 2 (hình 3): là người điều khiển máy dò đứng, máy SONAR để 
xác định vị trí đàn cá và cung cấp thông tin cho thuyền trưởng thả lưới. 
- Thủy thủ 3 và 4 (hình 3): thả đầu phao đầu lưới và kéo hỗ trợ giềng phao 
trong quá trình tàu thả lưới. 
- Thủy thủ 5 và 6 (hình 3): thả hai đoạn giềng rút khi có lệnh thả lưới, tháo 
gỡ những nơi lưới bị rối nhằm đảm bảo độ an toàn trong quá trình thả lưới. 
- Thủy thủ 7, 8 và 9 (hình 3) có nhiệm vụ thả vòng khuyên và giềng chì. 
- Thủy thủ 10 (hình 3): quan sát sự di chuyển của đàn cá để giúp thuyền 
trưởng định vị được đàn cá khi thả lưới. 
- Một số thủy thủ khác hỗ trợ cho việc thả lưới như: thả phao tiêu, thả giềng 
chì và chuẩn bị vớt dây đầu lưới. 
 4.6. Kỹ thuật thả lưới 
Căn cứ vào tình hình thời tiết và đặc điểm đàn cá để chọn phương án thả 
lưới cho phù hợp. Các thủy thủ phải kết hợp với nhau nhuần nhuyễn, đồng thời 
thao tác nhanh gọn nhằm hạn chế tai nạn trong quá trình thả lưới. 
Kỹ thuật thả lưới này áp dụng cho những tàu khai thác cá ngừ bằng lưới 
vây có thông số và kích thước theo tiêu chuẩn 28 TCN....2002. Trình tự thả 
lưới như sau: 
Thả phao tiêu, đồng thời thả hai đoạn giềng rút (Nếu thả lưới vào ban đêm 
hay trời tối thì thả thêm đền chớp). Sau đó lần lượt thả Lưới tùng  Lưới thân 
1  Lưới thân 2  Lưới cánh 1  Lưới cánh 2 (hình 4). Trường hợp thả hết lưới 
mà vòng vây chưa khép kín thì tiếp tục thả dây đầu cánh. 
Hình 4: Mô phỏng qui trình thả lưới vây cá ngừ 
71 
Khi thả xong phao tiêu, người điều khiển tàu phụ chạy về phía đầu lưới 
nhằm hạn chế cá di chuyển về phía cửa lưới. Tàu phụ tiếp tục hổ trợ tàu chính 
trong quá trình thu giềng rút và thu lưới. 
 4.7. Thu giềng rút và giềng chì 
Giềng rút chính được thu ngay sau khi kết thúc thả lưới, tốc độ thu giềng rút 
từ 1,2  1,5 m/s; đồng thời không gây chấn động mạnh đến đàn cá. Kỹ thuật thu 
giềng rút ở tàu thả lưới mạn phải: 
- Vớt dây đầu tùng (bắt mé), tháo giềng rút chính ra khỏi khuyết đầu tùng, 
đưa vào con lăn phía trái mũi tàu và quấn vào tang masat bên trái cabin. Đầu giềng 
rút cánh lưới được đưa vào con lăn phía phải mũi tàu và quấn vào tang masat bên 
phải cabin. 
- Liên kết hai đầu dây của trọng vật vào hai bên giềng rút chính (nếu tàu có 
trọng vật). Thả trọng vật xuống nước, trọng vật sẽ được giữ bởi dây chịu lực ở 
giữa (hình 6) . 
Sau khi thả trọng vật, tiến hành thu giềng rút bằng hai tang masat. Sơ đồ 
và cách bố trí nhân lực khi thu giềng rút được thể hiện hình 5. 
Hình 5: Sơ đồ bố trí nhân lực khi thu giềng rút của tàu lưới vây cá ngừ 
 - Thuyền trưởng (vị trí số 1) điều khiển tàu để lưới không bị trôi dạt vào 
chân vịt và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu giềng rút. 
- Thủy thủ 2: điều khiển máy SONAR để quan sát sự di chuyển của đàn cá 
trong lưới và sự làm việc của giềng rút. 
- Thuỷ thủ 3 và 4: thu giềng rút chính bằng tang masat. Hai thuỷ thủ này 
chịu sự điều khiển của thuyền trưởng và người đứng ở mũi tàu. 
- Thuỷ thủ 5 và 6: kéo giềng rút và xếp gọn gàng thành hai đống dây trên 
boong tàu. 
- Thuỷ thủ 7 và 8: quan sát hai đầu giềng rút nhằm hạn chế lưới rối vào 
giềng rút. Nếu có biểu hiện không bình thường, cho ngừng thu giềng rút. 
72 
 Thuỷ thủ số 9  12: thu giềng rút biên đầu tùng và cố định đầu dây này 
vào cọc bích ở mạn phải gần mũi tàu. 
 Hình 6: Sơ đồ thu giềng rút của tàu lưới vây cá ngừ 
Nếu mẻ lưới có thả thêm dây đầu cánh thì dây đầu cánh và giềng rút biên cũng 
được thu cùng lúc với giềng rút chính. Khi thu xong giềng rút, tiến hành cẩu vòng 
khuyên và giềng chì lên tàu, kết thúc quá trình thu giềng rút. 
 4.8. Thu lưới và gỡ cá 
 Sau khi cẩu toàn bộ vòng khuyên chính và giềng chì lên boong tàu, tiến 
hành thu lưới và gỡ cá. Phần áo lưới ở giữa sẽ được thu bằng tời thủy lực hoặc 
bằng hệ thống cần cẩu (cá đóng quá nhiều); phần lưới gần giềng chì và giềng 
phao sẽ được thu bằng tay. Giềng phao và phao sẽ được kéo vào mạn tàu bằng 
tang masat. Trình tự các bước tiến hành thu lưới vây cá ngừ như sau: 
- Di chuyển tời thủy lực ra be tàu (vị trí A chuyển sang vị trí B - hình 7); 
- Cẩu toàn bộ giềng phao, giềng chì và áo lưới cánh 2 và đưa vào giữa tời 
thủy lực; 
- Đưa giềng phao và giềng chì ra khỏi tời thủy lực (giềng phao đưa về phía 
cabin, giềng chì đưa về phía mũi tàu, rồi tiến hành thu lưới. 
Để bảo đảm thu lưới an toàn và nhanh chóng, cách bố trí nhân lực khi thu 
lưới của tàu lưới vây cá ngừ thể hiện trên hình 7. 
73 
Hình 7: Sơ đồ bố trí nhân lực khi thu lướivây cá ngừ 
- Vị trí số 1: điều khiển tốc độ thu lưới của tời thủy lực, đồng thời điều 
khiển tàu chính cho phù hợp với hướng gió. 
- Thủy thủ 2: thu dây kéo giềng phao bằng tang masat, để kéo giềng phao 
về mạn tàu (gần vị trí xếp giềng phao). 
- Thủy thủ 3: chuyển giềng phao cho thủy thủ số 4 xếp gọn gàng vào vị trí 
gần cabin. 
- Thủy thủ 4: xếp giềng phao cho ngay ngắn theo vòng tròn ở vị trí gần 
cabin. 
- Thủy thủ 5  7: thu phần lưới gần giềng phao (phần lưới này không thu 
được bằng máy tời). 
- Thủy thủ 8  11: xếp phần lưới mà máy tời thu lên, đồng thời gỡ cá (nếu 
có). 
- Thủy thủ 12  14: thu phần lưới gần giềng chì (phần lưới này không thu 
được bằng máy tời). 
- Thủy thủ 15  18: xếp giềng chì, vòng khuyên theo thứ tự từng phần 
lưới. 
- Thủy thủ số 19  20: chuyển giềng rút chính, vòng khuyên và giềng chì 
cho các thủy thủ khác xếp. 
Trong quá trình thu lưới, tàu phụ thường xuyên kéo hổ trợ giềng phao để 
lưới không ép sát vào tàu chính. 
74 
Hình 8: Sơ đồ thu lưới của tàu lưới vây cá ngừ 
 Nếu cá đóng nhiều vào lưới, sử dụng hệ thống càn cẩu và tang ma sát để 
thu lưới lên tàu. Khi đó, buộc dây liên kết vào áo lưới, rồi dùng tang ma sát và 
cần cẩu để thu lưới lên boong tàu. Phương pháp thu lưới bằng tang masat và 
cần cẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gỡ cá và thu lưới được nhẹ nhàng 
hơn. 
 4.9. Thu cá và bảo quản sản phẩm 
4.9.1.Thu cá 
 Khi thu gần xong lưới và đã dồn cá về phần tùng, tiến hành thu cá lên tàu: 
- Khi thu gần hết lưới (đến cheo 2), buộc dây đầu tùng vào đầu cần cẩu 4 
m, cho cần cẩu vươn ra vuông góc với mạn phải của tàu. 
- Buộc một đầu giềng phao còn lại vào trụ cột ngay mạn phải của cabin. 
- Tiếp tục kéo lưới phần tùng dưới để cá gom về lưới tùng trên; dùng vợt 
xúc cá và cẩu lên boong thao tác bên mạn trái. Cứ tiếp tục cẩu cho đến khi nào 
đưa hết cá lên tàu. 
Sau khi thu xong cá, đưa cần cẩu vào và tháo đầu tùng ra khỏi cần cẩu, sau 
đó xếp lưới theo đúng vị trí. 
 4.9.2. Bảo quản sản phẩm 
 Khi đã thu hết cá lên tàu, dùng nước biển để rửa sạch cá, sau đó tiến hành 
phân loại cá và cho vào từng kết (mỗi kết từ 10  11 kg). Cá được bảo quản 
bằng hai cách như sau: 
 - Muối theo kết (theo lớp): cho cá vào từng ket trung bình 10  11 kg/kết). 
Dùng một lớp đá 100 mm lót dưới đáy tàu, cho lớp kết cá lên trên, đến lớp đá,... 
Cứ tiến hành như thế cho đến khi muối xong cá (lớp đá - lớp cá - lớp đá), công 
75 
việc được tiếp tục cho đến khi muối đầy hầm thì chuyển sang hầm khác hoặc 
cho đến khi hết cá. 
 - Muối xóa: cho cá xuống hầm tàu rồi trộn chung lẫn lộn cá với đá cho đến 
khi muối hết cá. Phương pháp này thường dùng để muối các loại cá có giá trị 
kinh tế thấp. 
 4.10. Chuẩn bị mẻ sau. 
 - Sắp xếp lưới vào đúng vị trí bên mạn phải tàu. Kiểm tra trật tự của các 
dây giềng rút, vòng khuyên và các phụ tùng khác. 
 - Rửa sạch boong thao tác, điều động tàu tới vị trí đánh bắt mới. Dò tìm 
đàn cá bằng máy dò cá ngang, mắt thường kết hợp với ống nhòm. 
76 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB, ngày 05 tháng 4 năm 2013 của 
 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Hồ Đình Hải 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn văn Lân 
3. Thư ký: Ông Đỗ Ngọc Thắng 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Trần Thế Phiệt 
 - Ông Lê Văn Hướng 
 - Ông Nguyễn Duy Bân 
 - Ông Phạm Văn Vĩnh. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB, ngày 17 tháng 6 năm 2013 của 
 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Huỳnh Hữu Lịnh 
2. Thư ký: Ông Vũ Trọng Hội 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Trần Ngọc Sơn 
 - Ông Vương Tuấn Tài 
 - Ông Nguyễn Quý Thạc. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuc_hien_quy_trinh_danh_bat_hai_san_bang_luoi_va.pdf