Giáo trình Tìm hiểu công nghệ chế biến chè - Mã số MĐ 01: Nghề chế biến chè xanh, chè đen

Tóm tắt Giáo trình Tìm hiểu công nghệ chế biến chè - Mã số MĐ 01: Nghề chế biến chè xanh, chè đen: ...này kết tinh hình kim, không màu, có mùi thơm ngậy và hàm lượng 1-2% khối lượng chất khô. * Hợp chất gluxit: Trong lá chè non hàm lượng gluxit không vượt quá 20% lượng chất khô. Gluxit là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng và được tạo thành do kết quả của sự trao đổi chất, đồng thời là chất..................................................................................... Công suất hoạt động của dây chuyền (tấn/ ngày):.................................................. Số lượng công nhân tham gia sản xuất trực tiếp: .................................................................... 1.200.000.000 đồng x 0,53% x 12 tháng = 76.320.000 đồng. - Chi phí lãi vay phục vụ sản xuất trong năm là: 500.000.000 đồng x 0.9% x 12 tháng = 54.000.000 đồng. - Chi phí lãi phải trả cho 1 tấn sản phẩm là: (76.320.000 + 54.000.000)/ 650 = 200.492,31 đồng 5. Xác định chi phí quản lý sản...

pdf37 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Tìm hiểu công nghệ chế biến chè - Mã số MĐ 01: Nghề chế biến chè xanh, chè đen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm là: 
 26.845.957 đồng/ tấn sản phẩm x 5% = 1.342.297,8 đồng/ tấn sản phẩm. 
6. Tính giá thành sơ bộ cho sản phẩm. 
- Thống kê các khoản chi phí cấu thành giá của sản phẩm: Đảm bảo đầy đủ, 
chính xác. 
- Tính giá thành cho 1 tấn sản phẩm= Chi phí mục 1+ Chi phí mục 2+ Chi phí 
mục 3+ Chi phí mục 4+ Chi phí mục 5. 
*Lỗi thường gặp và biện pháp phòng tránh, khắc phục: Không xác định đầy đủ 
các khoản chi phí để tính giá thành sản phẩm. Phòng tránh bằng cách khi thực 
hiện xác định xong các khoản chi phí cần tiến hành rà soát lại toàn bộ để tìm ra 
các khoản còn thiếu. 
*Bài tập 1: Tính giá thành sơ bộ cho sản phẩm trong các ví dụ đã đưa ra. 
* Giải bài tập: 
- Vậy chi phí công lao động cho 1 tấn sản phẩm chè đen là 3.117.811 đồng. 
- Chi phí nguyên liệu để sản xuất ra 1 tấn sản phẩm chè là 16.650.000 đồng. 
- Tổng chi phí vật tư, nhiên vật liệu cho 1 tấn sản phẩm chè đen là 6.297.600 
đồng. 
- Chi phí khấu hao tài sản cố định cho 1 tấn sản phẩm là 269.230,8 đồng. 
- Chi phí sửa chữa lớn cho 1 tấn sản phẩm là 153.846,2 đồng. 
- Chi phí lãi phải trả cho 1 tấn sản phẩm là 200.492,31 đồng. 
- Chi phí quản lý cho doanh nghiệp tính trên 1 đơn vị sản phẩm là 1.342.297,8 
đồng. 
 Vậy tổng chi phí để sản xuất ra 1 tấn thành phẩm chè đen là: 
3.117.811 + 16.650.000 + 6.297.600 + 269.230,80 + 153.846,20 + 200.492,31 + 
1.342.297,80 = 28.031.278 đồng. 
28 
BÀI 3: TÌM HIỂU THỊ TRƢỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHÈ 
Mã bài: M1-03 
*Giới thiệu: Sau khi tính được giá thành sơ bộ cho sản phẩm chè được sản xuất 
ra cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm chè nhằm xác 
định giá bán của sản phẩm, nhu cầu của thị trường hiện đang có thiên hướng về 
loại sản phẩm nào từ đó xác định quy mô, phương án sản phẩm cho doanh nghiệp 
sao cho phù hợp với nhu cầu và tình hình tiêu thụ sản phẩm của thị trường. 
*Mục tiêu của bài: 
- Trình bày được các nội dung của việc tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm 
chè. 
- Xác định được phương án sản phẩm và quy mô sản xuất dựa trên số liệu thực 
tế. 
*Nội dung chính: 
1. Giới thiệu về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè. 
1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới. 
Cây chè có tên khoa học là camellia sinensis O.Kuntze, đây là một giống 
cây có ích với lịch sử có từ rất lâu đời khoảng hơn 4000 năm, chè được dùng 
làm nước uống từ thời cổ đại cách đây 2000- 3000 năm, đến nay đã trở thành 
thứ đồ uống được nhân dân trên thế giới ưa dùng. 
 Chè đã được trồng ở 58 quốc gia (trong đó có 30 nước trồng chè chủ yếu) 
với quy mô khác nhau phân bố ở cả 5 châu. Trong đó, châu Á vẫn chiếm vị trí 
chủ đạo về diện tích và sản lượng; sau đó là châu Phi và ít nhất là châu Đại 
Dương. Trên thế giới có đến 115 nước sử dụng chè làm đồ uống; nhu cầu tiêu 
thụ chè trên thế giới ngày càng tăng. 
Phân loại các quốc gia sản xuất chè theo sản lượng cho thấy: 
- Sản lượng đạt trên 20 vạn tấn/ năm gồm 3 nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca. 
Chiếm trên 60% tổng sản lượng chè trên thế giới. 
- Sản lượng đạt trên 10 vạn tấn/ năm gồm 5 nước: Indonexia, Kenia, Nhật Bản, 
Liên Xô cũ, Thổ Nhĩ Kỳ. 
- Sản lượng đạt trên 5 vạn tấn/ năm gồm 12 nước, trong đó có Việt Nam. 
 Bốn quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, 
Kenia, Srilanca. 
Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người: 
- Mức cao nhất là Quatar và Ailen trên 3kg/ năm. 
- Các nước tiêu thụ từ 2-3kg/năm: Anh, Irắc, Co oét, Thổ Nhĩ Kỳ 
- Các nước có mức tiêu thụ từ 1 đến dưới 2kg/năm: Braxin, Hồng Kông, 
Joocdani, Arập Xêut, Srilanca, Xiri, Ai Cập, Tuynidi, Australia, Niudilan, Nhật. 
29 
- Các nước khác có mức tiêu thụ bình quân đầu người thấp như: Việt Nam 0.3 
kg/năm; Trung Quốc 0.34 kg/năm. 
 Về chủng loại: Chè xanh truyền thống được tiêu thụ nhiều ở các nước 
châu Á, còn chè đen là sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu của thế giới. 
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam. 
Việt Nan được coi là quê hương của cây chè, tuy nhiên cây chè chỉ thực 
sự phát triển vào đầu thế kỷ 20. Lịch sử phát triển của ngàng chè Việt Nam như 
sau: 
Theo các tài liệu để lại, thì từ đời các vua Hùng dựng nước, các dân tộc 
Việt Nam đã hình thành 2 vùng chè lớn là: 
- Vùng chè tươi ở châu thổ sông Hồng và các vùng đồi núi thấp (dạng chè 
vườn), cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng. 
- Vùng chè rừng ở đồng bào các dân tộc Dao, Tày, Nùng, H’Mông ở miền 
núi cao phía bắc dùng làm thuốc và để uống. 
Ngay sau khi chiếm đóng Đông Dương, người Pháp đã phát triển chè, 
công ty thương mại Chaffanjon có đồn điền sản xuất chè đầu tiên trồng 60ha ở 
Tình Cương- Cẩm Khê- Phú Thọ. Năm 1918 thành lập trạm nghiên cứu nông 
nghiệp Phú Thọ đặt tại Phú Hộ chuyên nghiên cứu về phát triển chè. Sau đó hai 
trạm nghiên cứu về chè khác được thành lập tại Plây Cu năm 1927 và ở Bảo Lộc 
năm 1931. Đến tháng 8/1945 Việt Nam có 13.505ha chè, hàng năm sản xuất ra 
6000 tấn chè khô và xuất khẩu sang thị trường Bắc Phi. Chất lượng của chè Việt 
Nam được đánh giá tốt, tương đương với chè Ấn Độ, Srilanca và Trung Quốc. 
 Cuối thế kỷ 19, người Pháp xây dựng một số đồn điền trồng chè và du 
nhập công nghệ chế biến chè đen của châu Âu vào Việt Nam. Năm 1930, chè 
đen chế biến theo công nghệ Orthodox của Việt Nam đã được bán tại Anh, Hà 
Lan, Hoa Kỳ; được đánh giá ngang hàng với các loại chè tốt nhất của Ấn Độ, 
Srilanca. Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ 2, chè xanh Việt Nam được 
tiêu thụ tại bắc phi (Angeri, Tuynidi, Maroc) đã cạnh tranh được với chè xanh 
của Trung Quốc, Nhật Bản nhờ chất lượng tốt. 
Thời kỳ 1945 - 1954: Sản xuất chè của Việt Nam đã đứng thứ 6 thế giới 
sau: Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Indonexia, Nhật Bản (năm 1945). Diện tích 
trồng chè 1.3 vạn hecta; mỗi năm sản xuất 6100 tấn chè. Sau đó một thời gian 
sản xuất chè của Việt Nam bị gián đoạn do kháng chiến, đây có thể coi là thời 
kỳ suy thoái của ngành sản xuất chè Việt Nam: Các vườn chè bị bỏ hoang, sản 
xuất chè bị đình trệ từ đó làm cho diện tích và sản lượng chè đều giảm sút. 
 Thời kỳ 1954 - 1990: Hòa bình lập lại, cây chè ở miền bắc được đánh giá 
là cây có giá trị cao, có tầm quan trọng chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội. 
Hàng loạt các nông trường quốc doanh được thành lập với sự tham gia của các 
đơn vị bộ đội như: Nông trường Vân Lĩnh, Phú Sơn, Đoan Hùng (Phú Thọ), 
Nghĩa Lộ (Yên Bái), Tân Trào (Tuyên Quang), Sông Cầu, Quân Chu (Thái 
Nguyên)... Nhiều nhà máy chế biến chè xanh, chè đen cũng được thành lập với 
30 
các thiết bị tiên tiến, đồng bộ nhập từ Liên Xô, Trung Quốc. Các hợp tác xã 
chuyên canh cây chè cũng được thành lập, các cơ sở nghiên cứu chè ở Phú Hộ, 
Lâm Đồng cũng được khôi phục phát triển. Nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được ứng 
dụng vào sản xuất góp phần làm cho diện tích, năng suất, sản lượng chè ở miền 
bắc Việt Nam tăng nhanh. Từ năm 1980- 1990 diện tích chè tăng 28%, sản 
lượng tăng 53,3%. Sản phẩm chủ yếu là chè xanh và chè đen xuất khẩu sang các 
nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu. Cũng trong giai đoạn này, năm 1979 nhà 
nước ban hành TCVN về tiêu chuẩn chè đọt tươi. Giai đoạn này tổng diện tích 
trồng chè 2.69 vạn hecta. 
 Trong thập kỷ 90: Sản xuất chè ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn do xuất 
khẩu giảm sút do thị trường truyền thống là Liên Xô (cũ) và Đông Âu có biến 
động. Từ năm 1995, cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý ngành chè, nhiều 
hình thức liên doanh, liên kết được hình thành, nhiều công nghệ tiên tiến được 
đầu tư, đã khắc phục và phát triển ngành chè trở lại. Trong thời kỳ này giống 
mới năng suất, chất lượng cao đã trở thành tiêu chí hàng đầu trong chương trình 
đồng bộ và khu vực hoá giống, thay thế những dòng tạp năng suất, chất lượng 
thấp. Ngoài những dòng chè thu thập chọn tạo trong nước như: Giống Trung du, 
giống Shan, PH1, 777... còn nhập nội được nhiều dòng khác có nguồn gốc 
Trung Quốc, Đài Loan, Srilanca, Nhật, Ấn Độ như : Kim Tuyên, Bát Tiên, Ngọc 
Thuý, Vân Xương, Tứ Quý, Ybukita... đã được khảo nghiệm và khu vực hoá. 
 Đến năm 1999 cả nước có 75 nhà máy chế biến chè đen với tổng công 
suất 1.191 tấn tươi/ ngày. Ngoài ra còn có hơn 1200 xưởng chế biến quy mô nhỏ 
cùng hàng chục ngàn lò chế biến thủ công ở quy mô hộ gia đình. Hầu hết các 
nhà máy lớn sản xuất chè đen theo công nghệ OTD nhập của Liên Xô từ 1957- 
1977 đã trở nên cũ, sửa chữa, thay thế phụ tùng trong nước nhiều lần nên hoạt 
động kém hiệu quả, không đảm bảo vệ sinh công nghiệp, làm ảnh hưởng xấu 
đến chất lượng sản phẩm. Tại các cơ sở nhỏ thì thiết bị vừa thiếu vừa không đảm 
bảo những yêu cầu tối thiểu về quy trình chế biến và vệ sinh công nghiệp đó là 
yếu tố làm giảm chất lượng và uy tín chè xuất khẩu. 
 Sản phẩm chè Việt Nam thường xuất sang các nước như: 
- Sản phẩm chè xanh: Pakistan, Đài Loan, Nhật, Srilanca, Apganistan, 
Singapore, Ba Lan, Đức, Bỉ, Trung Quốc. 
- Sản phẩm chè đen gồm 10 thị trường lớn như: Đài Loan, Pakistan, Nga, Ba 
Lan, Ấn Độ, Mỹ. 
 Hiện nay Việt Nam là một trong 10 quốc gia đứng đầu thế giới về diện 
tích và sản lượng chè, đứng thứ 5 về xuất khẩu. Cả nước có 34 tỉnh, thành phố 
sản xuất chè với tổng diện tích là 120.000ha, tổng sản phẩm chế biến hàng năm 
trên 120.000 tấn. Trong đó khoảng 70% là chè đen, còn loại 30% là chè xanh và 
các loại chè khác. Cả nước có khoảng hơn 650 doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ và 
khoảng một vạn hộ sản xuất, chế biến ở quy mô hộ gia đình. Nhưng sản phẩm 
chè sản xuất ra vẫn còn 60- 70% các khuyết tật trong công nghệ vì việc đầu tư, 
chăm sóc chưa được đầy đủ, đúng đắn (phun thuốc sâu 3- 4 ngày đã thu hái, thu 
31 
hái không cần biết phẩm cấp nguyên liệu, vận chuyển chè bằng bao tải, rải chè 
trên nền đất, sấy chè cao lửa...). Nên biện pháp cần: 
- Đổi mới hoặc cải tiến thiết bị tiên tiến, hiện đại, phù hợp, đồng bộ. Con người 
chỉ kiểm soát tốt được quy trình khi có sự ổn định về chất lượng thiết bị. 
- Xây dựng thương hiệu, bao bì phải được đăng ký mã số, mã vạch và bảo hộ 
bản quyền sở hữu công nghiệp. 
- Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đủ năng lực tham gia vào lĩnh vực 
sản xuất nguyên liệu, chế biến sản phẩm, tổ chức thị trường theo hướng sử dụng 
có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có thông qua đào tạo lại và tiếp tục đào tạo 
theo yêu cầu quy hoạch phát triển sản xuất. 
- Xây dựng và mở rộng áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng 
(SSOP, GMP, GHP, HACCP, ISO 9001 và ISO 22.000, GAP và về quản lý môi 
trường (Iso 14001) nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. 
2. Tìm hiểu thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chè. 
2.1. Tìm hiểu nhu cầu của thị trường tiêu thụ chè. 
 Trước khi bước vào thời vụ sản xuất chè cần tìm hiểu xem thị trường tiêu 
thụ chè năm nay thiên về loại sản phẩm nào, giá cả của sản phẩm ở tại thời điểm 
đó là bao nhiêu để từ đó có kế hoạch sản xuất cho phù hợp. 
 * Tìm kiếm thông tin của thị trường tiêu thụ chè bao gồm các bước: 
- Lên kế hoạch tìm kiếm thông tin: thời gian, địa điểm, phương thức thu thập. 
- Theo dõi diễn biến tình hình của thế giới: Thế giới có chiến tranh, tình hình 
kinh tế thế giới suy giảm cũng ảnh hưởng đến sự tiêu thụ sản phẩm. 
- Thực hiện thu thập thông tin: Đảm bảo khẩn trương, chính xác. 
- Xử lý, đánh giá các thông tin thu được: Nhằm tìm ra được thông tin đặc trưng, 
phản ánh chân thực về thị trường. 
 * Lỗi thường gặp và biện pháp phòng tránh khắc phục khi thực hiện: 
- Thu thập thông tin qua loa, thông tin cũ không phản ánh chính xác và khách 
quan tình hình thực tế. Điều này phản ánh các thông tin thu được không có cùng 
một chiều hướng, xử lý thông tin không đưa ra được kết quả cuối cùng. 
- Biện pháp khắc phục: Tìm kiếm các địa chỉ đáng tin cậy trong hệ thống mạng 
lưới các địa chỉ đã thu thập thông tin để đưa ra kết quả cuối cùng. 
*Bài tập: Thiết kế phiếu khả 
o sát tìm hiểu nhu cầu của thị trường tiêu thụ chè. 
2.2. Khảo sát tình hình sản xuất hiện tại của các cơ sở, doanh nghiệp sản 
xuất chè. 
- Xác định phương án khảo sát và các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất chè để khảo 
sát tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp. 
32 
+ Qua mạng internet. 
+ Qua báo chí. 
+ Qua phiếu khảo sát. 
+ Qua điện thoại. 
- Xác định các thông tin cần thu thập; các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất chè để 
khảo sát tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp. 
+ Thông tin về chủng loại sản phẩm. 
+ Thông tin về sản lượng. 
+ Thông tin về nguồn cung cấp nguyên liệu. 
+ Thông tin về đầu tư trang thiết bị, nguồn vốn, kinh nghiệm sản xuất... 
- Thực hiện khảo sát: 
+ Thiết kế phiếu khảo sát. 
+ Tra cứu mạng internet. 
+ Gọi điện. 
+ Tìm hiểu báo chí. 
- Xử lý thông tin thu được: Đảm bảo thông tin thu được khác quan, phản ánh 
đúng tình hình sản xuất của ngành chè trong giai đoạn nhất định 
*Bài tập: Thiết kế phiếu khảo sát tình hình sản xuất tại các cơ sở, doanh nghiệp 
sản xuất chè. 
2.3. Xác định phương án sản phẩm và quy mô sản xuất. 
- Thống kê các kết quả đã thu thập được khi tìm hiểu, khảo sát về tình hình sản 
xuất, tiêu thụ sản phẩm chè. 
- Phân tích kết quả thu được để xác định phương án sản phẩm và quy mô sản 
xuất phải phù hợp với các thông tin về thị trường và thực tế của cơ sở, doanh 
nghiệp sản xuất. 
*Bài tập: Một doanh nghiệp qua tính toán sơ bộ đã xác định giá thành cho sản 
phẩm chè đen là 20.633.681 đồng/ tấn sản phẩm. Sau đó doanh nghiệp này tiến 
hành nghiên cứu, tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm chè và thu được kết quả 
như sau: 
- Giá bán sản phẩm chè đen trên thị trường là 21.970.000 đồng/ tấn. 
- Trên thị trường có xu hướng tiêu thụ sản phẩm chè xanh nhiều hơn. 
Hãy phân tích để xác định phương án sản phẩm và quy mô sản xuất cho doanh 
nghiệp? 
 Phân học sinh theo nhóm, mỗi nhóm sẽ tiến hành thảo luận, sau đó 
trưởng nhóm bảo vệ ý kiến cho nhóm của mình. 
2.4. Kiểm tra. 
33 
*Bài tập: Tính giá thành sơ bộ của sản phẩm cho một doanh nghiệp sản 
xuất chè đen biết: 
- Kế hoạch sản xuất trong năm của công ty là 650 tấn chè khô. 
- Lao động bậc 3/6 tương ứng với chi phí ngày công là 62.331 đồng/công. 
- Lao động phục vụ sản xuất được trả với mức lương 100.000 đồng/ công. 
- Chi phí lương phụ bằng 10% lương chính. 
- Chi phí cho các khoản bảo hiểm, công đoàn tính bằng 20% lương chính. 
- Chi phí cho 1 xuất bảo hộ lao động là 120.000 đồng. 
- Chi phí cho phụ cấp ca là 8.000 đồng/ xuất. 
- Chi phí cho ăn ca là 6.000 đồng/ xuất. 
- Chi phí cho phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng là 10.000 đồng/ tấn. 
- Chỉ tiêu tiêu hao nguyên liệu K= 4,3; Hệ số thu hồi sản phẩm 96%. 
- Giá nguyên liệu bình quân là 2.852 đồng/kg. 
- Giá than 1.100.000 đồng/ tấn; sử dụng 1,5 tấn than/ 1 tấn sản phẩm. 
- Giá điện 1.200 đồng/kW; sử dụng 700 kW/ 1 tấn sản phẩm. 
- Chi phí bổ trợ điện tính bằng 3% chi phí tiền điện lưới. 
- Chi phí củi, dầu nhóm lò 25.000 đồng/ tấn sản phẩm. 
- Dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng: 25.000 đồng/ tấn sản phẩm. 
- Bao bì luân chuyển 50.000 đồng/tấn sản phẩm. 
- Vật tư đóng bao, đóng thùng 120.000 đồng/tấn sản phẩm. 
- Sửa chữa thường xuyên 40.000 đồng/tấn sản phẩm. 
- Chi phí trả lãi tiền vay 200.000 đồng/tấn sản phẩm. 
- Chi phí quản lý và các chi phí khác: tính bằng 5% tổng chi phí trực tiếp. 
 Đáp án: 20.633.681 đồng/tấn SP. 
*Ghi nhớ: 
- Sự giống và khác nhau giữa quy trình chế biến chè xanh và chè đen từ đó 
hình thành nên tính chất đặc trưng của hai loại sản phẩm. 
- Tính sơ bộ giá thành sản phẩm. 
34 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun: 
- Vị trí của mô đun: Mô đun này được bố trí giảng dạy đầu tiên trong chương 
trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Chế biến chè xanh, chè đen. 
- Tính chất của mô đun: Đây là mô đun chuyên môn trong nghề Chế biến chè 
xanh, chè đen. Mô đun đề cập trực quan các quy trình sản xuất chè xanh, chè 
đen; tính giá thành sơ bộ sản phẩm và tìm hiểu thị trường tiêu thụ chè. 
II. Mục tiêu của mô đun: 
* Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng: 
- Phân biệt được sự khác nhau giữa các quy trình sản xuất chè xanh, chè đen 
OTD, chè đen CTC. 
- Tính được các khoản chi phí trong sản xuất chè làm cơ sở để tính giá thành sơ 
bộ của sản phẩm. 
- Xây dựng được phương thức tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm chè. 
- Tuân thủ nội quy, quy định của xưởng sản xuất. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã 
bài 
Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra
* 
M1-
01 
Giới thiệu về công 
nghệ chế biến chè 
Tích 
hợp 
- Lớp học 
- Phân 
xưởng sản 
xuất chè 
xanh, chè 
đen. 
18 6 11 1 
M1-
02 
Xác định các 
khoản chi phí 
trong sản xuất chè 
Tích 
hợp 
- Lớp học 
8 2 5 1 
M1-
03 
Tìm hiểu thị 
trường tiêu thụ sản 
phẩm chè 
Tích 
hợp 
- Lớp học 
6 1 5 
 Bài kiểm tra kết thúc mô đun 2 2 
 Cộng 34 9 21 4 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
35 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành: 
 Từng học viên thực hiện làm bài tập, sau đó giáo viên thu bài và chữa bài 
tập trong thời gian 3 giờ, theo 6 bước: 
- Xác định chi phí công lao động. 
- Xác định chi phí vật tư, nguyên, nhiên vật liệu. 
- Xác định chi phí khấu hao tài sản cố định và sửa chữa lớn. 
- Xác định chi phí trả lãi tiền vay. 
- Xác định chi phí quản lý sản xuất. 
- Tính giá thành sơ bộ cho sản phẩm. 
 Điều kiện thực hiện: Giấy, bút, máy tính. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
* Bài kiểm tra: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Các hợp chất hóa học có trong chè 
và 
- Dựa vào nội dung kiến thức người học 
trình bày được. 
- Các công đoạn của từng quy trình 
sản xuất chè. 
- Dựa vào tính chất đặc trưng của sản 
phẩm chè xanh, chè đen người học chỉ ra 
được từng công đoạn của các quy trình. 
- Làm bài tập tính giá thành sơ bộ, 
xác định phương án và quy mô sản 
xuất chè. 
- Đánh giá kết quả riêng của từng khoản 
chi phí. 
- Đánh giá kết quả cuối cùng. 
- Hệ số mô đun là 1. 
VI. Tài liệu tham khảo: 
[1]. Dự án phát triển chè và cây ăn quả (2003), Sổ tay Kỹ thuật chế biến chè, 
NXB Nông nghiệp. 
[2]. TS. Đỗ Văn Ngọc- PGS.TS Trịnh Văn Loan- Các biến đổi hóa sinh trong 
quá trình chế biến và bảo quản chè- NXB Nông nghiệp- 2008. 
[3]. Ngô Hữu Hợp, Hóa sinh chế biến chè, ĐH Bách khoa Hà Nội. 
[4]. Nguyễn Đăng Quân (2010), Quản lý sản xuất chè, Giáo trình lưu hành nội 
bộ- Trường Cao đẳng nghề cơ điện Phú Thọ. 
[5]. Trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm, Giáo trình Kỹ thuật chế biến 
chè. 
[6]. Vũ Thy Thư cùng cộng sự (2001), Các hợp chất hóa học có trong chè và 
một số phương pháp phân tích thông dụng trong sản xuất chè ở Việt Nam, NXB 
Nông nghiệp. 
36 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB, ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Minh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 
Cơ điện Phú Thọ 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán 
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Bà Nguyễn Thị Lưu - Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú 
Thọ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Đăng Quân, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú 
Thọ 
 - Bà Nguyễn Thị Tuyết Thanh, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện 
Phú Thọ 
 - Ông Ngô Xuân Cường, Trưởng bộ môn Viện Khoa học kỹ thuật Nông 
lâm nghiệp Miền núi phía Bắc - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
 - Ông Nguyễn Ngọc Kính, Chuyên gia Hiệp hội chè Việt nam./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 
3. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Đức Lợi - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ 
và Kinh tế Bảo Lộc 
 - Ông Đỗ Hồng Quân - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia./ 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tim_hieu_cong_nghe_che_bien_che_ma_so_md_01_nghe.pdf