Giáo trình Trồng và chăm sóc xoài - Mã số MĐ 02: Nghề trồng xoài, ổi, chôm chôm
Tóm tắt Giáo trình Trồng và chăm sóc xoài - Mã số MĐ 02: Nghề trồng xoài, ổi, chôm chôm: ... phun tia li tâm, phun tia cố định, nhỏ giọt (Hình 2.2.8). Có thể chế đầu nhỏ giọt bằng ống và van của hệ thống truyền "nước biển" trong bệnh viện. - Vật liệu làm bồn nước gồm: + 4 hoặc 6 trụ xi măng, cây vuông hay cây tròn cũng được, dài 3 - 4 m, kèm theo các tấm đan dày làm miếng kê chốn...y trồng và những bộ phân của cây trồng của vụ trước còn sót lại cũng có tác hại: - Là nơi trú ẩn của mầm móng sâu bệnh; 60 - Làm giảm độ thoáng khí của đất. Có nhiều cách dọn cỏ dại và tàn dư thực vật như: phương pháp vật lý 2.1.2. Trừ cỏ dại bằng phương pháp thủ công Những loại cỏ có... áp dụng công nghệ sản xuất trái cây sạch, kết hợp với kỹ thuật hạn chế, kìm hãm hô hấp của trái cây, nhằm nâng cao hiệu quả kéo dài thời gian bảo quản trái. 84 Hình 2.5.3. Bao quả để hạn chế sâu bệnh gây hại Nên bao trái ngay sau khi đã kết thúc giai đoạn rụng sinh lý ( là 45 ngày), h...
. Đặc trưng của vết bệnh là một lớp phấn phủ màu xám trắng của động bào tử nấm. Bệnh nặng làm cho hoa bị khô và rụng, trái non rụng sớm. Lá bị bệnh thường bắt đầu từ mặt dưới với những đốm màu trắng bao phủ bên ngoài vết bệnh, lá bị biến dạng, kích thước nhỏ. Bệnh cũng tấn công trên chồi non gây khô cháy, ngọn khó phát triển được. 102 Tác nhân: Do nấm Odium mangiferae phát triển và lan nhanh trong điều kiện mưa nhiều và ẩm độ cao. Phòng trừ - Mật độ trồng vừa phải, tránh giao tán. - Tỉa cành tạo tán thoáng, vệ sinh vườn. - Tỉa bỏ các bộ phận bệnh tiêu hủy. - Phun thuốc là biện pháp thiết yếu để phòng trừ bệnh phấn trắng; hiệu quả nhất là S (lưu huỳnh) bột tránh sử dụng ở giai đoạn trổ hoa (vì gây cháy hoa). Một số thuốc khác Tilt, Anvil, lần phun thuốc cách nhau từ 2-3 tuần. 2.3. Bệnh cháy lá - Triệu chứng Bệnh này phổ biến trên các xoài, đặc biệt là trên lá già. Triệu chứng là được ghi nhận nhiều trên lá già, bắt đầu là những đốm nhỏ bất dạng màu vàng đến nâu nhạt. Khi các vết bệnh liên kết lại tạo thành vết bất dạng màu vết bệnh chuyển từ nâu sang nâu vàng. Hình 2.6.19. Bệnh phấn trắng gây hại trên bông. Hình 2.6.20. Bệnh phấn trắng gây hại trên lá. 103 Hình 2.6.21. Triệu chứng bệnh cháy lá trên xoài Rìa vết bệnh có màu đen và tâm vết bệnh màu xám đục, vết bệnh biến động từ 3.5 đến 13 cm, làm cho lá rụng và trơ cành mà ta có thể nhận biết từ xa. Bào tử nấm Macrophoma có thể bị rửa trôi theo mưa làm lá bị khô đến nửa hoặc hơn nửa lá. Trên trái những đốm tròn nhũng nước. - Tác nhân gây bệnh: Do nấm Phoma sp. và Macrophoma sp. - Biện pháp phòng trừ: Bệnh này có thể phòng trừ bằng Benomyl (0.2 %) 2.4. Bệnh đốm đen vi khuẩn - Triệu chứng Bệnh thường tấn công trên lá, trái, cuống trái, cành non. Trên lá, thường chóp lá có những đốm nhỏ, xếp thành cụm.Đốm bệnh lớn dần có màu nâu hay đen và có quầng vàng xung quanh.Nhiều đốm liên kết thành mãng lớn sần sùi. Các mảng nầy khô đi, lá bị rụng nếu nhiễm nặng. Trên trái non cũng có vết bệnh tương tự như trên lá, vỏ trái bị những vết nứt và bị rụng khi còn non. Trái dễ bị tấn công ở những chỗ tiếp xúc giữa các trái trong chùm. 104 Hình 2.6.22. Triệu chứng bệnh đốm đen vi khuẩn trên lá xoài Hình 2.6.23. Triệu chứng bệnh đốm đen vi khuẩn trên quả xoài - Tác nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas campestris - Phòng trị - Vệ sinh vườn. - Cắt bỏ các lá bệnh. Phun các lọai thuốc như Cuproxat 345SC, Copper- Zine, Kasuran, Kocide - Hạn chế gây thương tích cho cây, nhất là trong mùa mưa. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Trình bày các biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại chính trên xoài. Câu 2: Nêu đặc điểm của một số sâu bệnh hại chính trên xoài. 2. Bài tập Bài 1: Thu thập các triệu chứng sâu hại xoài trên đồng ruộng và nhận dạng triệu chứng gây hại của từng loài sâu hại. Bài 2: Thu thập các triệu chứng bệnh hại xoài trên đồng ruộng và nhận dạng triệu chứng gây hại của từng loài bệnh hại. C. Ghi nhớ - Triệu chứng gây hại của các loài dịch hại. - Các biện pháp phòng trừ, hạn chế biện pháp hóa học. 105 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun Trồng và chăm sóc xoài được dạy sau mô đun Chuẩn bị trước khi trồng, có thể học song song các mô Trồng và chăm sóc ổi, Trồng và chăm sóc chôm chôm. Học trước mô đun Thu hoạch và bảo quản, Tiêu thụ sản phẩm. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề Trồng xoài, ổi, chôm chôm, một trong các mô đun trọng tâm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề, thực hiện chủ yếu ở ngoài thực địa. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Kiến thức + Mô tả các bước thao tác kỹ thuật của quá trình trồng cây xoài; + Trình bày được cách tưới nước, bón phân, tỉa cành-tạo tán cho xoài; + Mô tả được triệu chứng gây hại và hình thái của một số loại dịch hại chính; + Nêu được kỹ thuật xử lý ra hoa, tỉa hoa, tỉa quả cho xoài. - Kỹ năng + Tính đúng số cây giống xoài cần trồng và trồng cây đúng yêu cầu kỹ thuật; + Nhận biết được triệu chứng gây hại và hình thái của một số loại dịch hại chính; + Thực hiện được các bước phòng trừ dịch hại hiệu quả trên cây xoài; + Tưới nước, bón phân, tỉa cành-tạo tán cho xoài đúng yêu cầu kỹ thuật; + Xử lý ra hoa, tỉa hoa, tỉa quả cho xoài đúng kỹ thuật. - Thái độ + Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc. Có ý thức bảo vệ môi trường. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (Giờ chuẩn) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra * 1 Trồng mới xoài 20 4 15 1 106 2 Tưới và tiêu nước cho xoài 10 2 8 3 Làm cỏ, bón phân cho xoài 12 2 9 1 4 Tỉa cành, tạo tán 10 2 8 5 Xử lý ra hoa 16 4 11 1 6 Phòng trừ dịch hại chính trên cây xoài 28 8 19 1 Kiểm tra hết mô đun 8 8 Cộng 104 22 70 12 Ghi chú: * Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1 Câu hỏi 1: Thông tin về giá trị kinh tế và tình hình sản xuất xoài - Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 30 phút. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: chọn chính xác nguồn tin về giá trị kinh tế và tình hình sản xuất xoài. Câu hỏi 2: Đặc điểm của một số giống xoài trồng phổ biến hiện nay: - Nguồn lực: hình ảnh hặc mẫu vật các giống xoài , bảng trắc nghiệm. - Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 30 phút. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học mô tả giống theo hình ảnh hoặc mẫu vật và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả cần đạt được: mô tả đúng đặc điểm của các giống xoài theo màu sắc, hình dạng thông qua hình ảnh hoặc mẫu vật thật. Bài tập 1: Nhận dạng một số giống xoài. - Nguồn lực: hình ảnh hặc mẫu vật các giống xoài , bảng trắc nghiệm. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 107 - Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện giống theo hình ảnh hoặc mẫu vật và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả cần đạt được: nhận diện đúng giống xoài theo màu sắc, hình dạng thông qua hình ảnh hoặc mẫu vật thật. Bài tập 2: trồng mới cây con đúng quy trình. - Nguồn lực: vườn xoài , cây giống, các dụng cụ, phân bón, cóc tre, dây, rom rạ.. Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ làm 2 - 3 mô. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng theo quy trình trồng mới cây xoài - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Thực hiện các bước trồng xoài đúng theo quy trình; + Đảm bảo yêu câu: sau trồng 1 tuần cây sống. 4.2. Bài 2 Câu hỏi 1: tác hại của việc ngập úng tới cây xoài. - Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định đúng tác hại của việc ngập úng tới cây xoài. Câu hỏi 2: các giai đoạn cần nước của cây xoài. Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định đúng các giai đoạn cần nước của cây xoài. Bài tập 1: tưới nước cho cây xoài bằng biện pháp phun mưa bằng cơ giới. 108 - Nguồn lực: vườn xoài , máy bơm, vòi. Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 – 3 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ tưới 5 cây. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng tưới nước cho cây xoài bằng biện pháp phun mưa bằng cơ giới. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện các bước tưới nước cho xoài đúng theo quy trình. Bài tập 2: Tiêu nước cho cây xoài. - Nguồn lực: vườn xoài , máy bơm, vòi, cuốc xẻng. Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ tiêu nước cho 1 líp. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng tiêu nước cho cây xoài. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Thực hiện các bước tiêu nước cho xoài đúng theo quy trình; 4.3. Bài 3 Câu hỏi 1: tác hại của cỏ dại đối với cây trồng Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định đúng tác hại của cỏ dại đối với cây trồng Câu hỏi 2: triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây xoài. - Nguồn lực: hình ảnh hặc mẫu vật trái và lá xoài bị thiếu dinh dưỡng, bảng câu hỏi. - Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 30 phút. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên mô tả giống theo hình ảnh 109 hoặc mẫu vật và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả cần đạt được: mô tả đúng triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây xoài thông qua hình ảnh hoặc mẫu vật thật. Bài tập 1: làm cỏ cho xoài. - Nguồn lực: dụng cụ làm cỏ, thuốc, bình phun. - Cách thức: mỗi học viên thực hành 3 gốc. - Thời gian hoàn thành: 15 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng làm cỏ cho xoài. - Kết quả cần đạt được:Thực hiện việc làm cỏ đúng quy trình. Bài tập 2: Bón phân cho xoài. - Nguồn lực: dụng cụ bón phân, phân bón. - Cách thức: mỗi học viên trực tiếp bón phân, mỗi học viên bón cho 5 cây. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bón phân cho xoài. - Kết quả cần đạt được: Bón phân đúng quy trình. 4.4. Bài 4 Câu hỏi 1: Mục đích của tỉa cành tạo tán. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định đúng mục đích của tỉa cành tạo tán trên cây xoài. Câu hỏi 2: các phương pháp tỉa cành cho xoài. Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. 110 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định đúng các phương pháp tỉa cành cho xoài. Bài tập 1: tỉa cành cho vườn xoài. - Nguồn lực: Dụng cụ tỉa cành, vườn xoài, dụng cụ vệ sinh. - Cách thức: Mỗi học viên cùng thực hiện 1 cây. - Thời gian hoàn thành: 15 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng tỉa cành cho vườn xoài. - Kết quả cần đạt được: Chọn vị trí tỉa cành thích hợp, tỉa cành xoài đúng theo quy trình, vết cắt không bị trầy xước. Bài tập 2: tạo tán cho xoài. - Nguồn lực: Dụng cụ cắt cành, thức đo, vườn xoài , dụng cụ vệ sinh. - Cách thức: Mỗi học viên cùng thực hiện 1 cây. - Thời gian hoàn thành: 15 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng tạo tán cho vườn xoài. - Kết quả cần đạt được: Chọn vị trí tạo tán thích hợp, tạo tán xoài đúng theo quy trình. 4.5. Bài 5. Xử lý ra hoa trái vụ Câu hỏi 1: Mục đích của xử lý ra hoa trái vụ. Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định mục đích cơ bản của xử lý ra hoa trái vụ. Câu hỏi 2: Các phương pháp xử lý ra hoa trái vụ. - Nguồn lực: Bảng câu hỏi. - Cách thức: Mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. 111 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định đúng các phương pháp xử lý ra hoa trái vụ xoài. Bài tập 1: xử lý ra hoa trái vụ. - Nguồn lực: Dụng cụ vật liệu xử lý ra hoa cho vườn xoài , dụng cụ vệ sinh. - Cách thức: 5-7 học viên cùng thực hiện 1 cây. - Thời gian hoàn thành: 4 tiết /1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng xử lý ra hoa trái vụ. - Kết quả cần đạt được: hoàn thành quy trình xử lý ra hoa xoài đúng theo quy trình. Bài tập 2: bao quả cho xoài. - Nguồn lực: Dụng cụ bao quả, vườn xoài, dụng cụ vệ sinh. - Cách thức: mỗi học viên cùng thực hiện 1 cây. - Thời gian hoàn thành: 50 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bao quả cho xoài. - Kết quả cần đạt được: hoàn thành các bước ba quả xoài đúng theo quy trình. 4.6. Bài 6 Bài tập 1: - Nguồn lực: dụng cụ bắt côn trùng, kéo, túi nilong đựng mẫu vật. - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm). - Thời gian hoàn thành: 30 phút/nhóm. - Phương pháp đánh giá: Cho học viên thu thập và nhận diện hiện tượng sâu hại xoài . Nêu nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục. - Kết quả cần đạt được: + Xác định đúng tên sâu gây hại xoài; + Phân tích đúng nguyên nhân; + Đề xuất biện pháp phòng trừ thích hợp. Bài tập 2: - Nguồn lực: kéo, túi nilong đựng mẫu vật. 112 - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), - Thời gian hoàn thành: 30 phút/nhóm. - Phương pháp đánh giá: Cho học viên thu thập và nhận diện hiện tượng bệnh hại xoài . Nêu nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục. - Kết quả cần đạt được: + Xác định đúng tên bệnh gây hại xoài; + Phân tích đúng nguyên nhân; + Đề xuất biện pháp phòng trừ thích hợp. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chọn chính xác nguồn tin về giá trị kinh tế và tình hình sản xuất xoài Đối chiếu với bảng hỏi. Nêu đầy đủ đặc điểm của một số giống xoài trồng phổ biến hiện nay Đối chiếu với bảng hỏi. Nhận dạng đúng một số giống xoài Đối chiếu với mẫu vật, hình ảnh Trồng mới cây con đúng quy trình Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng theo quy trình trồng mới cây xoài 5.2. Bài 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá xác định đúng tác hại của việc ngập úng tới cây xoài Đối chiếu với bảng hỏi. xác định đúng các giai đoạn cần nước của cây xoài Đối chiếu với bảng hỏi. Thực hiện các bước tưới nước cho xoài đúng theo quy trình; Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng tưới nước cho cây xoài bằng biện pháp phun mưa bằng cơ giới 113 + Thực hiện các bước tiêu nước cho xoài đúng theo quy trình Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng tiêu nước cho cây xoài 5.3. Bài 3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng tác hại của cỏ dại đối với cây trồng Đối chiếu với bảng hỏi. Mô tả đúng triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây xoài Đốichiếu với mẫu vật, hình ảnh Thực hiện việc làm cỏ đúng quy trình Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng làm cỏ cho xoài Bón phân đúng quy trình Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bón phân cho xoài 5.4. Bài 4 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá xác định đúng mục đích của tỉa cành tạo tán trên cây xoài Đối chiếu với bảng hỏi. xác định đúng các phương pháp tỉa cành cho xoài Đối chiếu với bảng hỏi. Tỉa cành xoài đúng theo quy trình Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng tỉa cành cho vườn xoài Chọn vị trí tạo tán thích hợp, tạo tán xoài đúng theo quy trình, Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng tạo tán cho vườn xoài 114 5.5. Bài 5 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá xác định đúng mục đích của xử lý ra hoa trái vụ Đối chiếu với bảng hỏi. xác định đúng các phương pháp xử lý ra hoa trái vụ cho xoài Đối chiếu với bảng hỏi. Xử lý ra hoa trái vụ xoài đúng theo quy trình Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng xử lý ra hoa trái vụ xoài Chọn chọn giai đạon thích hợp và bao trái đúng theo quy trình hướng dẫn. Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bao quả xoài 5.6. Bài 6 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá + Xác định đúng tên sâu gây hại xoài + Phân tích đúng nguyên nhân + Đề xuất biện pháp phòng trừ thích hợp Phát vấn, đối chiếu với thực tế mẫu vật hoặc hình ảnh xoài bị sâu hại + Xác định đúng tên bệnh gây hại xoài + Phân tích đúng nguyên nhân; + Đề xuất biện pháp phòng trừ thích hợp. Phát vấn, đối chiếu với thực tế mẫu vật hoặc hình ảnh xoài bị bệnh hại VI. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Phước Tuyên và Võ Hùng Nhiệm, 2001. Kỹ Thuật trồng xoài. NXBNN. 2. Nguyễn Mạnh Chinh, 2001. Chất điều hòa sinh trưởng thực vật ứng dụng trong nông nghiệp, NXBNN. 3. Trần Thế Tục, Ngô Hồng Bình, 2004. Cây xoài và kỹ thuật trồng, NXB Lao động xã hội. 115 4. Võ Thế Truyền, Huỳnh Trí Đức, Huỳnh Văn Thành, 2003. Kỹ thuật trồng xoài, Sổ tay kỹ thuật trồng cây ăn quả miền Trung và miền Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 5. Trần Văn Hâu, 2008. Giáo trình xử lý ra hoa cây ăn trái. NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. 6. Viện cây ăn quả Miền Nam, 2009. Giới thiệu giống cây ăn quả phổ biến Miền Nam. NXBNN TP Hồ Chí Minh. 116 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM (Kèm theo Quyết định số 726 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Tiến Huyền - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ. 2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ. 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Thanh Bình - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ; - Bà Trần Thị Thu Tâm - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ; - Ông Nguyễn Văn Vượng - Trưởng phòng Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang; - Ông Lương Vũ Sơn - Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam./. 117 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM (Kèm theo Quyết định số 1374 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. 2. Thư ký: Bà Nguyễn Thị Phương Nga, Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Các ủy viên: - Ông Lê Trung Hưng, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ; - Bà Đoàn Thị Chăm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ; - Ông Hàn Tần Trướt, Kỹ sư Trung tâm giống cây trồng Bến Tre./.
File đính kèm:
- giao_trinh_trong_va_cham_soc_xoai_ma_so_md_02_nghe_trong_xoa.pdf