Giáo trình Ương ấu trùng và hàu - Mã số MĐ 04: Nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương

Tóm tắt Giáo trình Ương ấu trùng và hàu - Mã số MĐ 04: Nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương: ...ước dịch trong ở bên trên. 7. Thu hoạch tảo 7.1. Xác định thời điểm thu hoạch - Khi nước trong bể bắt đầu chuyển sang màu vàng sậm và nâu đậm thì thu hoạch tảo - Khi tảo đạt mật độ 14 – 15 triệu tb/ml (với tảo Nanochloropsis và tảo Isochrysis 7.2.Thu hoạch * Nuôi trong túi nilon (60l...ớc 2 lần vào lúc: 5-6 sáng và 13-14 giờ chiều. + Khi thời tiết thay đổi, mưa bão cũng cần theo dõi diễn biến độ mặn nước ao nuôi. - Độ mặn thích hợp cho ấu trùng hàu sinh trưởng và phát triển là từ 23- 26‰. a. Đo độ mặn bằng tỉ trọng kế Tỷ trọng kế là ống thủy tinh phần dưới có đường kính...04 Mục tiêu: - Chọn được nơi ương giống cấp 2; - Chăm sóc và quản lý tốt để ấu trùng hàu đạt tỷ lệ sống cao; A. Nội dung 1. Xác định nơi ương 1.1. Ương trong bể Bể được dùng ương ấu trùng có thể là bể xi măng, bể composite có dung tích 20- 50m 2 , chiều cao bể ≥ 1m Hình 4.4.123:...

pdf96 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Ương ấu trùng và hàu - Mã số MĐ 04: Nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và vận chuyển hàu giống đúng 
kỹ thuật; 
- Thực hiện được việc thu và vận chuyển hàu giống đúng kỹ thuật; 
A. Nội dung 
1. Xác định thời điểm thu hoạch hàu giống 
1.1. Tìm hiểu, xác định thị trường tiêu thụ 
 Hiện nay trên thị trường hàu giống cấp 1 cỡ 3-5 mm và giống cấp 2 là 
10-15mm. 
 - Thị trường là nơi người mua và người bán gặp gỡ trực tiếp hoặc gián 
tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. 
 + Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa 
nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị 
trường chứng khoán, thị trường thủy sản  
 + Thị trường có một nghĩa hẹp khác là một địa điểm nhất định nào đó, tại 
đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị 
trường Hà Nội, thị trường Quảng Ninh  
- Thành phần tham gia vào thị trường: 
 + Người bán: được hiểu là người cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị 
trường. Những sản phẩm này có thể do họ trực tiếp làm ra hoặc do mua của 
người khác để bán lại. 
 + Người mua: là người có nhu cầu về một loại hàng hóa, dịch vụ nhất 
định. Người mua tìm đến thị trường (chợ) hoặc người bán để tiến hành trao đổi 
sản phẩm theo nhu cầu của mình. Mục đích của người mua có thể để sử dụng, 
hoặc mua để bán lại. 
 + Người phân phối: là những người mua hàng từ những nơi sản xuất để 
bán lại cho người tiêu dùng ở một nơi khác. 
 + Người tiêu dùng: là người có nhu cầu tiêu dùng một loại hàng hóa, dịch 
vụ nhất định. Họ tìm đến thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đó. 
 Mỗi cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường có thể là người 
bán, người mua, trung gian đóng vai trò phân phối hoặc là người tiêu dùng. 
Những vai trò này có thể hoán đổi phụ thuộc vào đặc điểm và mục đích khi 
tham gia thị trường. 
- Những thông tin khi tham gia thị trường: 
82 
 Có rất nhiều loại thông tin thị trường như sản phẩm, người bán, người 
mua, đối thủ cạnh tranh Trong đó, đối với sản phẩm hàng hóa, bà con có thể 
quan tâm nhiều đến các thông tin như giá cả, chất lượng, mẫu mã, chi phí sản 
xuất, vận chuyển 
 + Chi phí sản xuất là số tiền mà bà con phải chi để mua các yếu tố đầu vào 
cần thiết cho quá trình sản xuất: con giống, thức ăn, thuốc phòng, trị bệnh 
Việc giảm chi phí sản xuất ở mức thấp nhất sẽ giúp bà con tăng lợi nhuận. 
 + Khi bà con là người sản xuất, bà con cần quan tâm đến các thông tin thị 
trường như nhu cầu của thị trường, giá cả và chi phí sản xuất, bán sản phẩm 
cho ai?, khi nào? Cách thức vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ ra sao v.v. 
 + Khi bà con là người mua, bà con nên quan tâm đến các thông tin về giá 
cả vật tư nông nghiệp, giống, kỹ thuật sản xuất, chất lượng và mẫu mã sản 
phẩm 
- Có 2 loại thị trường chính: 
+ Thị trường bán lẻ: là thị trường được biết đến rộng rãi và rõ ràng nhất, 
người mua và người bán trực tiếp mua bán, thỏa thuận giá cả, phục vụ nhu cầu 
tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng. 
+ Thị trường bán buôn: Đây là thị trường không bán sản phẩm cho người 
sử dụng cuối cùng, thay vào đó, người bán buôn là “người trung gian” mua số 
lượng sản phẩm với số lượng lớn từ người nuôi, rồi phân phối thành những 
lượng nhỏ hơn cho người bán lẻ, đây là những người giao dịch trực tiếp với 
người tiêu dùng cuối cùng. 
- Những thông tin cần biết khi tìm hiểu về thị trường: 
+ Giá cả thị trường: Đối với bà con nông dân khi bán sản phẩm nông sản, 
thông tin về giá bán là thông tin quan trọng nhất. 
Thông thường, khi bà còn đến vụ thu hoạch, thương lái địa phương sẽ tìm 
đến để thu mua. Thương lái trả bà con một mức giá nhất định. Khi đó bà con 
làm thế nào để biết được mức giá đó là thấp hay cao? Bà con cũng không biết 
được mình có bị thương lái ép giá hay không? 
Sự hiểu biết về thông tin thị trường sẽ giúp bà con có cơ hội bán sản phẩm 
của mình với mức giá cao hơn. Trước khi quyết định bán, bà con hãy tham 
khảo giá bán của hàng của hàng xóm, giá mua của các thương lái khác, hoặc 
giá cả hàng hóa về loại sản phẩm đó được phổ biến trong bản tin thị trường trên 
tivi. 
+ Nhu cầu tiêu thụ của thị trường. 
- Thông tin thị trường được nắm bắt thông qua: 
83 
+ Thông tin thị trường của nhà nước: được phổ biến trong các bản tin thị 
trường, bạn của nhà nông trên truyền hình, hoặc có thể được biết đến thông qua 
báo chí, internet . 
+ Thương lái: Đây là những người thu mua sản phẩm trực tiếp của bà con, 
nên các thông tin giá cả do các thương lái cung cấp chắc chắn sẽ cập nhật hơn, 
bởi họ thường xuyên đến chợ để tìm kiếm thông tin thị trường cho chính họ, và 
tìm hiểu tin tức thị trường qua các thương lái khác. 
+ Những người nông dân khác: Đây là nguồn thông tin thị trường quan 
trọng, đặc biệt tại chính địa phương. 
- Từ việc tìm hiểu, nắm bắt thông tin thị trường người nuôi có thể đánh giá 
một cách tổng quát về thị trưởng để dự tính được giá sàn bán sản phẩm; quyết 
định nơi bán, bán cho ai; sơ bộ hoạch tính được lỗ lãi, từ đó xác định chính xác 
thời điểm thu hoạch. 
Các thông tin về thị trường là hết sức cần thiết, nó quyết định đầu ra cho 
sản phẩm nuôi và đối phó với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy cần tập trung vào 
những vấn đề sau 
 + Có những thị trường, đối tác nào trong nước: Các hộ nuôi, các công 
ty.. 
 + Có những thị trường, đối tác nào nước ngoài 
 + Giá cả lên, xuống ở trong và ngoài nước như thế nào trong một thời 
gian gần 
 + Nhu cầu về thị trường ở cỡ hàu giống bao nhiêu 
 + Nguồn cung cấp trên thị trường từ những Viện nghiên cứu, Trường Đại 
học, Trường cao đẳng, Trại sản xuất giống hay một bác nông dân nào? 
 + Làm thế nào để mở rộng quy mô, thị trường 
 Các nguồn thông tin trên được thu thập qua đài, báo, vô tuyến, internet, 
người nuôi.. 
1.2. Tìm hiểu giá cả thị trường 
 Giá thị trường ảnh hưởng đến hạch toán lãi lỗ trong quá trình sản xuất 
giống. Vì vậy cần 
Tìm hiểu giá cả thị trường hàng năm được giá vào lúc nào 
Tìm hiểu giá cả của hàu giống để nuôi thương phẩm 
 Với kích cỡ giống nào thì được giá nhất 
84 
2. Kiểm tra chất lượng hàu giống 
2.1. Xác định kích cỡ hàu giống 
 Bước 1: Chuẩn bị kính hiển vi có thước đo mm, buồng đếm sinh vật phù 
du, công tơ hút, formol. 
 Bước 2: Thu con giống cho vào buồng đếm và cố định formol 
 Bước 3: Đưa buồng đếm lên soi 
 Bước 5: Đọc trên kính hiển vi xem hàu giống cỡ bao nhiêu mm 
Bước 6: Sau khi con giống bám được 10-15 ngày, lúc này kích cỡ con 
giống đạt >3mm 
Bước 7: tiến hành chuyển giống ra ngoài ao ương đã chuẩn bị sẵn thức 
ăn thực vật phù du trong đó. 
Bước 8: Sau 20-25 ngày ương, con giống đạt >0,5cm thì tiến hành thu 
con giống chuyển ra bè ngoài tự nhiên nuôi thương phẩm 
2.2. Xác định chất lượng 
Bước 1: Kiểm tra ấu trùng đã bám chưa và số ấu trùng bám trên 1 vật 
bám. Thường mật độ ấu trùng bám vào vật bám khoảng 20 – 25 ấu trùng/vật 
bám 
Bước 2: theo dõi thường xuyên và đưa vật bám ra kịp thời khi đã đạt mật 
độ bám để tránh lãng phí ấu trùng và giảm hiệu quả nuôi thương phẩm sau này. 
Bước 3: Chỉ cho 2 – 3 đợt vật bám với mỗi mẻ ấu trùng xử lý để đạt hiệu 
quả bám cáo và mật độ bám đồng đều. 
Bước 4: Đối với những ấu trùng còn lại chưa bám thường có chất lượng 
thấp hoặc đã đạt về kích thước nhưng chưa biến thái đầy đủ để chuyển giai 
đoạn thì được đưa lại bể ương và theo dõi tiếp. 
3. Thu hoạch hàu giống 
3.1. Chuẩn bị dụng cụ 
 Các thau, chậu đựng dây hàu 
3.2. Thu hoạch hàu giống 
Bước 1: Tiến hành thu thập đầy đủ thông tin về thị trường tiêu thụ, giá 
cả, khối lượng, chất lượng, kích cỡ hàu giống.. 
Bước 2: tiến hành thu hoạch. Và công việc thu hoạch phải tiến hành cẩn 
thận để đảm bảo chất lượng con giống 
3.3. Phân cỡ hàu giống 
 Bước 1: chuẩn bị dụng cụ để đo kích thước 
85 
 Bước 2: đo kích thước hàu giống 
Bước 3: Phân cỡ giống cấp 1 ở cỡ 3mm 
Bước 4: Phân cỡ giống cấp 2 ở cỡ 10-15mm 
4. Vận chuyển hàu giống 
4.1. Chọn hình thức vận chuyển 
 Vì vận chuyển hàu giống từ các trại sản xuất giống ra các bè nuôi là 
chuyển cả dây, chính vì vậy hình thức vận chuyển ở đây chủ yếu là vận chuyển 
hở. 
4.2. Chọn phương tiện vận chuyển 
Do việc vận chuyển con giống bám khá cồng kềnh nên thường dùng 
phương tiên là ô tô hoặc tàu thủy. 
Phương tiện vận chuyển phải có bạt che để chống nóng. 
Hình 4.5.134: Chuyển các dây giá thể có Hàu giống đã bám ra bè ương 
4.3. Chọn thời điểm vận chuyển 
 Vận chuyển vào sáng sớm hoặc những hôm trời mát. Không nên vận 
chuyển vào những hôm trời nắng hoặc trở trời. 
4.4. Thực hiện vận chuyển 
4.4.1. Theo dõi vận chuyển 
 Trong quá trình vận chuyển cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho hàu 
và kiểm tra nhiệt độ 
4.4.2. Xử lý trong quá trình vận chuyển 
86 
 Luôn theo dõi để khống chế nhiệt độ,duy trì nhiệt độ trong khoảng 16-
22
0
C. 
 Tưới nước cho ẩm khi thấy dây hàu có hiện tượng khô. 
B. Câu hỏi và bài tập 
1. Câu hỏi: 
Nhận biết được thời điểm thu hoạch ấu trùng? 
2. Bài tập thực hành 
Bài thực hành số 4.5.1: Thu hoạch và vận chuyển hàu giống. Phương 
C. Ghi nhớ 
- Hàu giống cấp 2 là từ 10-15mm 
- Vận chuyển hàu giống có thể bằng ô tô, tàu thủy, máy bay. 
87 
 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CỦA MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô dun 
- Vị trí: Ương ấu trùng và hàu giống là mô đun chuyên môn nghề trong 
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Sản xuất giống và nuôi hàu 
Thái Bình Dương; được giảng dạy thứ 4 trong chương trình đào tạo. Mô đun 
”Ương ấu trùng và hàu giống” cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của 
người học. 
- Tính chất: Ương ấu trùng và hàu giống là mô đun được tích hợp giữa lý 
thuyết và thực hành trong công việc Nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng, ương 
ấu trùng cấp 1, cấp 2, thu hoạch và vận chuyển hàu giống. Mô đun này được 
giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc địa phương có mô hình sản xuất giống, nuôi 
hàu và đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. 
II. Mục tiêu 
- Kiến thức: 
+ Nêu được các giai đoạn phát triển của ấu trùng hàu; 
+ Trình bày được kỹ thuật nuôi cấy tảo; 
+ Trình bày được kỹ thuật chăm sóc ấu trùng hàu và quản lý môi trường 
bể ương ấu trùng. 
- Kỹ năng: 
+ Nuôi cấy và thu được tảo đúng thời điểm thích hợp cho ấu trùng hàu 
ăn; 
+ Xử lý được ấu trùng trước khi cho vào bể ương; 
+ Thực hiện được các biện pháp chăm sóc và quản lý bể ương ấu trùng 
hàu. 
+ Vận chuyển hàu giống đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo chất lượng hàu 
giống tốt. 
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc, tuân thủ quy trình 
kỹ thuật và các nguyên tắc an toàn lao động trong quá trình làm việc. 
III. Nội dung chính của mô đun 
Mã 
bài 
Tên bài Loại 
bài 
Địa 
điểm 
Thời lượng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
88 
MĐ0
4-01 
Giới thiệu các giai 
đoạn phát triển 
của ấu trùng hàu 
Thái Bình Dương 
Tích 
hợp 
Lớp học 
Cơ sở 
thực 
hành 
 5 2 3 
MĐ0
4-02 
Nuôi tảo làm thức 
ăn cho ấu trùng 
Tích 
hợp 
Lớp học 
Cơ sở thực 
hành 
25 5 18 2 
MĐ0
4-03 
Ương giống cấp 1 Tích 
hợp 
Lớp học 
Cơ sở 
thực 
hành 
25 4 21 
MĐ0
4-04 
Ương giống cấp 2 Tích 
hợp 
Lớp học 
Cơ sở 
thực 
hành 
25 4 19 2 
MĐ0
4-05 
Thu hoạch, vận 
chuyển hàu giống 
Tích 
hợp 
Lớp học 
Cơ sở 
thực 
hành 
12 3 9 
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 
Tổng cộng 96 18 74 4 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
4.1. Bài thực hành số 4.1.1: Nhận dạng được ấu trùng hàu Thái Bình 
Dương ở giai đoạn ấu trùng chữ D và phương pháp thực hiện. 
- Nguồn lực: 
+ Vợt vớt ấu trùng: 3 chiếc 
+ Kính hiển vi: 15 chiếc 
+ Buồng đếm động vật: 15 chiếc 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Nhận dạng ấu trùng hàu Thái Bình Dương ở giai đoạn chữ D 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
89 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Nhận dạng được các giai đoạn 
phát triển của ấu trùng hàu Thái 
Bình Dương 
Nhận biết đúng giai đoạn ấu trùng 
chữ D 
2 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
3 Soi ấu trùng trên kính hiển vi và 
đọc kết quả 
Đúng kỹ thuât của phương pháp đã 
lựa chọn 
4.2. Bài thực hành số 4.2.1: Thao tác thu hoạch tảo 
 - Nguồn lực: 
+ Ống nhựa hút tảo 
+ Thau, chậu 
+ Vợt 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Thu tảo 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 5 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Xác định thời gian thu tảo Xác định được đúng thời điểm thu 
tảo 
2 Thu hoạch tảo Thu hoạch tảo không bị thất thoat ra 
ngoài 
3 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
4.3. Bài thực hành số 4.2.2: Thao tác chuẩn bị môi trường để nuôi tảo 
- Nguồn lực: 
+ Cân điện tử; Bếp điện 
+ Khuấy từ 
+ Bình thủy tinh 2 lít 
+ Các loại hóa chất pha môi trường tảo 
90 
+ Can nhựa đựng môi trường sau khi pha xong 
+ Thau, chậu 
+ Vợt 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Cân hóa chất và pha 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 5 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Cân hóa chất, đong nước Chính xác 
2 Pha môi trường Được môi trường nuôi tảo 
3 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
4.4. Bài thực hành số 4.3.1: Chăm sóc và quản lý ấu trùng cấp 1 và 
phương pháp thực hiện. 
- Nguồn lực: 
+ Kính hiển vi: 15 chiếc 
+ Vợt vớt ấu trùng: 3 chiếc 
+ Buồng đếm sinh vật phù du: 15 chiếc 
+ Vợt:15 chiêc 
+ Nhiệt kế 
+ Giấy quỳ, bút, máy đo pH 
+ Khúc xạ kế, máy đo độ mặn 
+ Sổ ghi chép 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chăm sóc và quản lý ấu trùng hàu giống cấp 1 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 7 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
4.5. Bài tập 4.3.2: Bố trí hệ thống lọc nước lọc xuôi cho trại sản xuất 
giống. 
- Nguồn lực: 
+ Bể lọc nước 
+ Cát mịn, cát thô, sỏi, đá nhỏ, tấm đan bê tông, ống nhựa, ống dẫn nước, 
van 
91 
- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm/mỗi nhóm 10 học viên 
cùng làm. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị bể lọc và nguyên vật liệu 
+ Sắp xếp các lớp lọc vào bể 
+ Đi đường ống dẫn nước 
+ Bơm nước vào bể 
- Thời gian hoàn thành: 5 giờ 
- Sau khi các nhóm hoàn thành sẽ có 30 phút đánh giá. Tổng thời gian 
thực hiện bài thực hành là 3 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Lắp đặt hệ thống lọc nước Lọc được nước đạt tiêu chuẩn cho 
ương ấu trùng 
2 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
4.6. Bài thực hành số 4.4.1: Thao tác kiểm tra nhiệt độ, độ mặn, pH. 
- Nguồn lực: 
+ Nhiệt kế: 10 chiếc 
+ Nhiệt kế 
+ Giấy quỳ, bút, máy đo pH 
+ Khúc xạ kế, máy đo độ mặn 
+ Sổ ghi chép 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Đo các yếu tố môi trường 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 7 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Đo các yếu tố môi trường 
2 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
92 
4.7. Bài thực hành số 4.5.1: Thu hoạch và vận chuyển hàu giống 
- Nguồn lực: 
+ Kính hiển vi: 15 chếc 
+ Buồng đếm sinh vật phù du: 15 chiếc 
+ Vợt:15 chiêc 
+ Nhiệt kế 
+ Ô tô 
+ Sổ ghi chép 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Thu thập thông tin thị trường giá hàu giống, nhu cầu thị trường hàu 
giống 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Thu hoạch hàu giống Thu hoạch hàu tốt, đúng thời điểm 
thị trường cần, được giá 
2 Vận chuyển hàu giống Vận chuyển tốt hàu giống 
3 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài thực hành số 4.1.1: Nhận dạng được ấu trùng hàu Thái Bình 
Dương ở giai đoạn ấu trùng chữ D và phương pháp thực hiện. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ Đếm số lượng và kiểm tra chất 
lượng dụng cụ. 
Nhận dạng các giai đoạn phát triển của 
ấu trùng hàu Thái Bình Dương 
Đúng, giống với lý thuyết 
Đọc kết quả soi ấu trùng trên kính hiển 
vi 
Chỉ ra điểm đặc biệt của ấu trùng 
hàu giai đoạn chữ D 
5.2. Bài thực hành số 4.2.1: Thao tác thu hoạch tảo 
93 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ Đếm số lượng và kiểm tra chất 
lượng dụng cụ. 
Xác định thời gian thu tảo Thu đúng thời điểm 
Thu hoạch tảo Thu hoạch không bị thất thoát ra 
ngoài 
5.3. Bài thực hành số 4.2.2: Thao tác chuẩn bị môi trường để nuôi tảo 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, 
hóa chất 
Đếm số lượng 
Kiểm tra chất lượng dụng cụ, hóa chất có đúng 
không. 
Cân hóa chất, đong nước Kiểm tra liều lượng hóa chất sau cân 
Pha môi trường Kiểm tra môi trường sau pha 
5.4. Bài thực hành số 4.3.1: Chăm sóc và quản lý ấu trùng cấp 1 và 
phương pháp thực hiện. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, hóa 
chất 
Đếm số lượng 
Kiểm tra chất lượng dụng cụ, hóa chất có 
đúng không. 
Chăm sóc ấu trùng Kiểm tra loại tảo cho ăn, liều lượng cho ăn 
Quản lý môi trường Kiểm tra cách đo độ mặn, pH, nhiệt độ 
5.5. Bài tập 4.3.2: Bố trí hệ thống lọc nước lọc xuôi cho trại sản xuất 
giống. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, hóa 
chất 
Đếm số lượng 
Kiểm tra chất lượng dụng cụ, hóa chất có 
đúng không. 
Lắp đặt hệ thống lọc nước Kiểm tra cách sắp xếp hệ thống lọc 
94 
5.6. Ngưỡng nhiệt độ, pH, độ mặn thích hợp cho ấu trùng hàu sinh 
trưởng và phát triển. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, hóa 
chất 
Đếm số lượng 
Kiểm tra chất lượng dụng cụ, hóa chất có 
đúng không. 
Đo các yếu tố độ mặn, pH, 
nhiệt độ 
Cách đo và kết quả đo 
5.7. Bài thực hành số 4.5.1: Thu hoạch và vận chuyển hàu giống 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, hóa 
chất 
Đếm số lượng 
Kiểm tra chất lượng dụng cụ, hóa chất có 
đúng không. 
Thu hoach hàu giống Cách thu 
Vận chuyển hàu giống Đưa dây hàu lên xe và xếp 
95 
V. Tài liệu tham khảo 
1. Trương Sĩ Kỳ, 2004. Kỹ thuật nuôi một số loài sinh vật làm thức 
ăn cho ấu trùng thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp TPHCM. 
2. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi 
trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp TPHCM. 
3. Patrick Lavens và Patrick Sorgeloos, 2002. Cẩm nang sản xuất và 
sử dụng thức ăn sống để nuôi thủy sản. Tài liệu kỹ thuật nghề cá của FAO. 
96 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 ( Theo Quyết định số 726 /BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông Lê Văn Thắng Chủ nhiệm 
2. Bà Trần Thị Anh Thư Phó chủ nhiệm 
3. Ông Đỗ Văn Sơn Thư ký 
4. Ông Nguyễn Văn Tuấn Thành viên 
5. Ông Đinh Quang Thuấn Thành viên 
6. Ông Lê Văn Thích Thành viên 
7. Ông Hà Thanh Tùng Thành viên 
8. Ông Nguyễn Triều Dương Thành viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 ( Theo Quyết định số 1374 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Bà Lê Thị Minh Nguyệt Chủ tịch 
2. Bà Đào Thị Hương Lan Thư ký 
3. Ông Trần Thế Mưu Ủy viên 
4. Bà Nguyễn Thị Phương Thanh Ủy viên 
5. Ông Hà Văn Ninh Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_uong_au_trung_va_hau_ma_so_md_04_nghe_san_xuat_gi.pdf