Giáo trình Văn thư - Chương 10: Quản lý công tác văn thư hành chính ở trường phổ thông

Tóm tắt Giáo trình Văn thư - Chương 10: Quản lý công tác văn thư hành chính ở trường phổ thông: ..., bổ nhiệm, thành lập tổ chức) - Các yêu cầu của quyết định + Bảo đảm tính pháp lý + Bảo đảm tính hiệu quả + Bảo đảm tính khoa học + Bảo đảm tính khả thi + Bảo đảm tính kịp thời - Bố cục + Phần I: Phần viện dẫn: Trong phần này phải nêu được những điểm làm căn cứ để ra quyết định: Căn cứ và... cầu sau: Nhanh chóng: Mỗi công việc của nhà trường, tuỳ theo sự phân công trách nhiệm mà từng người có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết khẩn trương, đúng thời hạn quy định, tuyệt đối không được bỏ sót hay chậm trễ. Chính xác: Về nội dung, văn bản phải bảo đảm tính pháp lý chính xác tuyệt đố...ủ nhiệm) - Sổ dự giờ, thăm lớp - Sổ công tác. Ngoài các loại sổ theo quy định, nhà trường cần lập các loại sổ khác như: - Sổ ghi biên bản các cuộc họp trong nhà trường - Sổ truyền thống - Sổ cấp giấy giới thiệu và đi đường - Sổ cấp giấy chứng nhận - Sổ điểm cá nhân của giáo viên - Sổ theo d...

pdf46 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Văn thư - Chương 10: Quản lý công tác văn thư hành chính ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thư hành chính.
- Để thực hiện tốt cải cách hành chính áp dụng trong nhà trường cần nghiên cứu 
kỹ thực trạng cụ thể, riêng biệt của từng trường từ đó đề ra nội dung và cách thức thích 
hợp.
1.2 Thực hiện các nguyên tắc quản lý
1.2.1 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
- Quản lý công tác văn thư hành chính cần thực hiện đúng chủ trương, đường lối 
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 
- Để hướng dẫn, thi hành và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị cũa 
Đảng cũng như các chính sách pháp luật của Nhà nước, hiệu trưởng cần nghiên cứu 
kỹ, nắm vững tinh thần nội dung chủ yếu. 
1.2.2 Nguyên tắc mục tiêu
- Quản lý công tác văn thư hành chính cần phải đạt được mục tiêu. Mục tiêu là 
vấn đề cơ bản, cốt lõi nhất của nhà trường. Nhà trường muốn tồn tại và phát triển thì 
nhất thiết phải đạt được mục tiêu dự kiến.
- Mục tiêu quản lý công tác văn thư hành chính phải vừa là điểm đích mà nhà 
trường hướng đến trong quá trình vận động, vừa là điều kiện để nhà trường tồn tại và 
phát triển trong thời kỳ tiếp theo.
Chương 10- Quản lý công tác văn thư hành chính ở trường phổ thông
141
1.2.3 Nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả
- Mục tiêu quản lý công tác văn thư hành chính rất quan trọng song không thể đạt 
mục tiêu bằng bất cứ giá nào, mà phải tính toán, cân nhắc đến kết quả mang lại phải 
lớn hơn những chi phí về nhân lực-vật lực.
- Tính hiệu lực trong quản lý công tác văn thư hành chính là sự thực hiện đúng 
nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động có kết quả chức năng được giao phó nhằm đạt được 
các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
2. Hiệu trưởng quản lý công tác văn thư hành chính trong trường phổ 
thông
Nội dung hiệu trưởng quản lý công tác văn thư hành chính được trình bày theo 
cách tiếp cận các chức năng quản lý.
2.1 Xây dựng kế hoạch công tác văn thư hành chính
Đối với bất kỳ một nhà trường, xây dựng kế hoạch là công việc có vai trò và ý 
nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Hiệu trưởng quản lý công tác văn thư hành 
chính cũng phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch cho công việc này. Kế hoạch là 
phương tiện hoạt động của nhà trường nhằm bảo đảm cho những hoạt động đó được 
thực hiện liên tục, thống nhất, đúng mục đích và yêu cầu đặt ra; là cơ sở để hiệu 
trưởng chỉ đạo, điều hành công việc trong từng thời gian, vừa bảo đảm chủ động, quán 
xuyến toàn diện các mặt công tác, vừa thực hiện được các công việc trọng tâm, bảo 
đảm thực hiện công việc đúng tiến độ.
Xây dựng kế hoạch cho công tác văn thư hành chính là việc đề ra các mục tiêu cụ 
thể cần đạt được trong hoạt động cũng như các biện pháp để thực hiện các mục tiêu 
này. Kế hoạch này phải gắn bó mật thiết với kế hoạch chung của toàn trường cũng như 
gắn với các kế hoạch hoạt động khác. 
2.1.1 Căn cứ lập kế hoạch
Để xây dựng mục tiêu kế hoạch cho công tác văn thư hành chính cần dựa vào 
một số các căn cứ sau:
- Phương hướng, nhiệm vụ đặt ra cho năm học của nhà trường
- Thực trạng công tác văn thư hành chính trong nhà trường
- Những yêu cầu bức thiết cho công tác văn thư, công tác lập hồ sơ sổ sách, công 
tác lưu trữ.
- Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động công tác văn thư hành chính
- Yêu cầu cải cách hành chính đối với công tác này.
Từ những vấn đề trên, đề ra các mục tiêu cần đạt trong củng cố và hoàn thiện cơ 
cấu tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ v.v cho công tác văn thư hành 
chính. Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch đề ra, hiệu trưởng cho xây dựng kế hoạch công 
tác văn thư hành chính. 
2.1.2 Yêu cầu đối với kế hoạch
- Phải bám sát và bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà trường và chỉ 
đạo của cơ quan quản lý cấp trên.
Chương 10- Quản lý công tác văn thư hành chính ở trường phổ thông
142
- Nêu rõ công việc dự kiến, người chịu trách nhiệm, thời hạn hoàn thành
- Công việc phải được sắp xếp có hệ thống, theo trình tự ưu tiên liên hoàn, có 
trọng tâm, trọng điểm.
- Phải phù hợp, ăn khớp với kế hoạch năm của toàn trường. Bảo đảm có tính khả 
thi, tránh ôm đồm quá nhiều nội dung mà khả năng thực hiện được ít; phân bổ quỹ thời 
gian cho hợp lý.
2.1.3 Quy trình lập kế hoạch
Bước 1- Nghiên cứu, chọn công việc và dự kiến nội dung công việc đưa vào kế 
hoạch:
- Thu thập đầy đủ các thông tin, dữ liệu có liên quan. Cần rà soát hồ sơ về những 
hoạt động trước đó nhằm xác định những công việc còn tồn đọng và trình tự ưu tiên 
giải quyết trong thời gian dự kiến sắp tới.
- Tham khảo ý kiến các bộ phận liên quan về sự cần thiết của các vấn đề dự liệu, 
tính khả thi của việc thực hiện, quyết định và chỉ đạo từ quản lý cấp trên..v.v.
Bước 2- Xây dựng dự thảo trong đó nêu rõ:
- Tên các công việc cần thực thi
- Tên người, bộ phân chịu trách nhiệm
- Hình thức thực hiện
- Thời gian thực hiện
Bước 3- Ban hành chính thức để tổ chức thực hiện.
Việc xây dựng kế hoạch công tác văn thư hành chính giúp hiệu trưởng nắm bắt 
và quản lý toàn bộ công việc này một cách chi tiết, cụ thể từ đó có sự phân phối nguồn 
lực hợp lý cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch công tác 
văn thư hành chính còn giúp các bộ phận và cá nhân chủ động trong công việc. Ngoài 
ra, kế hoạch năm học của công tác văn thư hành chính sẽ đảm bảo tính ổn định tương 
đối tránh lúc quá nhàn rỗi lúc lại quá bận rộn.
2.2 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý công tác văn thư hành chính trong nhà 
trường 
2.2.1 Xây dựng bộ máy
- Đìều lệ trường Tiểu học (điều 18) và Điều lệ trường Trung học (điều 15) quy 
định hiệu trưởng quản lý hành chính trong nhà trường 
- Điều lệ trường Tiểu học (điều 17) và Điều lệ trường Trung học (điều 15) quy 
định nhà trường phổ thông có tổ hành chính-quản trị. Tổ hành chính - quản trị giúp 
hiệu trưởng thực hiện các công tác phục vụ hoạt động giảng dạy, giáo dục và các hoạt 
động khác trong nhà trường.
- Tổ hành chính - quản trị có tổ trưởng và một hay hai tổ phó do hiệu trưởng chỉ 
định. Tuỳ theo quy mô trường lớp và các điều kiện vật chất, hiệu trưởng xác định chức 
năng, nhiệm vụ và biên chế sau đó đề nghị cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể 
là: Bộ phận văn thư hoạt động dưới sự điều hành của tổ trưởng tổ hành chính quản trị 
Chương 10- Quản lý công tác văn thư hành chính ở trường phổ thông
143
hay dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng. Khi nghiên cứu xây dựng biên chế công 
tác văn thư trong nhà trường cần dựa vào các yếu tố sau:
+ Cơ cấu tổ chức của trường
+ Khối lượng công việc của công tác văn thư
+ Số lượng văn bản, tài liệu của nhà trường bao gồm văn bản đến, văn bản đi, 
văn bản nội bộ.
Trên cơ sở phân tích những yếu tố trên có thể bố trí trong nhà trường nhân viên 
kiêm nhiệm hay chuyên trách. Việc bố trí nhân lực có ý nghĩa quan trọng trong việc 
nâng cao năng suất và chất lượng hoạt động của toàn trường. Tuỳ theo năng lực, trình 
độ mà bố trí làm công việc cho phù hợp.
Cán bộ văn thư ngoài những yêu cầu về trình độ chuyên môn cần phải có các 
phẩm chất cần thiết như trung thực, cẩn thận, cần cù, lịch sự, điềm đạm. Lựa chọn 
nhân sự thích hợp đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của công tác văn phòng
2.2.2 Xây dựng quy chế làm việc và phân công công việc
Để quản lý có hiệu quả công tác văn thư hành chính, Hiệu trưởng cần: 1) chỉ đạo 
xây dựng quy chế làm việc trong đó qui định rõ chức năng, nhiệm vụ cho tổ văn phòng 
cũng như cho từng người trong bộ phận này. 2) Thiết kế và phân công công việc phù 
hợp. Thực tế cho thấy, ở những nơi có những quy định cụ thể, phù hợp với công việc 
và thẩm quyền được giao thì ở đó việc điều hành có nhiều thuận lợi. Trái lại, ở những 
nơi chức năng, nhiệm vụ chỉ được xây dựng qua loa thì ở đó việc tổ chức điều hành 
công việc hay gặp khó khăn và kém hiệu quả. Thiết kế công việc khoa học thì quản lý 
công việc sẽ thuận lợi. Thiết kế công việc có ý nghĩa quan trọng là tạo ra khả năng 
chuyên môn hoá công việc. Khi thiết kế công việc cần chú ý một số yếu cầu:
- Nội dung công việc phải rõ ràng, cặn kẽ
- Tạo khả năng sáng tạo cho người thực thi
- Tạo khả năng hợp tác khi giải quyết công việc
- Có khả năng kiểm tra công việc một cách dễ dàng, thuận lợi.
Khi phân công công việc cần chú ý đến đặc điểm nổi trội của cá nhân, bảo đảm 
thực hiện đúng các quy định của pháp luật và qui định của ngành GD-ĐT. 
2.2.3 Xây dựng cơ chế phối hợp
Nhà trường là một hệ thống mở và các đơn vị chức năng trong nhà trường cũng 
tạo nên một hệ thống quan hệ mở ở nhiều cấp độ khác nhau. Nếu tạo được sự phối 
hợp, hợp tác của các đơn vị, cá nhân trong công việc, Hiệu trưởng sẽ quản lý công tác 
văn thư hành chính hiệu quả hơn. Hiệu trưởng cần:
- Làm cho mỗi đơn vị, cá nhân trong nhà trường hiểu rõ tầm quan trọng và có 
trách nhiệm với công tác văn thư hành chính.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa bộ phận văn thư hành chính với các đơn vị, cá 
nhân trong và ngoài nhà trường.
Chương 10- Quản lý công tác văn thư hành chính ở trường phổ thông
144
- Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế cũng như hoàn cảnh riêng của từng trường để 
xây dựng cơ chế phối hợp cho phù hợp nhằm quản lý tốt công tác văn thư hành chính 
trong nhà trường.
2.3 Chỉ đạo thực hiện công tác văn thư hành chính trong nhà trường
2.3.1 Theo dõi, chỉ đạo công tác hành chính – giáo vụ - hồ sơ
Trong nhà trường, công tác hành chính – giáo vụ luôn gắn chặt với hoạt động 
giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Công tác này nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, 
kiểm tra để đưa các hoạt động dạy và học vào nề nếp góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục. Thực chất của công tác này là việc thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin 
trong việc dạy và học nhằm giúp hiệu trưởng nắm bắt và kịp thời điều chỉnh để đưa ra 
các quyết định quản lý đúng đắn.
Để quản lý công tác này, hiệu trưởng cần:
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn và các bộ phận xây dựng kế hoạch hoạt động hàng 
năm dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường.
- Hướng dẫn việc lập thời gian biểu công tác theo tuần, tháng, năm, học kỳ, năm 
học để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động trong nhà trường.
- Giám sát, theo dõi hoạt động giảng dạy trong toàn trường của các tổ chuyên 
môn
- Theo dõi nề nếp giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.
- Xây dựng lịch sinh hoạt và quản lý lịch sinh hoạt trong nhà trường.
Theo quy định của Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức phải trực tiếp chỉ 
đạo và thường xuyên đôn đốc công tác công văn giấy tờ. Lập hồ sơ trong nhà trường là 
nội dung quan trọng của công tác công văn giấy tờ, nên hiệu trưởng phải trực tiếp chỉ 
đạo và thường thường xuyên đôn đốc việc lập hồ sơ. Trách nhiệm của tổ trưởng hành 
chính-quản trị giúp hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác lập hồ sơ trong nhà 
trường.Trách nhiệm của chuyên trách văn thư – lưu trữ là giúp hiệu trưởng, tổ trưởng 
hành chính-quản trị về mặt nghiệp vụ, làm danh mục hồ sơ và hướng dẫn cán bộ, nhân 
viên trong nhà trường lập hồ sơ. Trách nhiệm của các đơn vị, giáo viên, nhân viên 
trong nhà trường là lập hồ sơ theo dõi việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị 
mình với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng để mọi người có trách nhiệm lập hồ sơ về 
công việc được giao.
2.3.2. Theo dõi, chỉ đạo văn phòng
Để quản lý văn phòng hoạt động đạt hiệu quả, hiệu trưởng cần chỉ đạo:
- Địa điểm đặt văn phòng ở vị trí thuận lợi cho việc liên hệ 
- Diện tích văn phòng phù hợp với yêu cầu công việc
- Cung cấp đủ trang thiết bị cần thiết cho hoạt động văn phòng
- Sắp xếp, trang trí văn phòng hợp lí và tạo môi trường giao lưu, tiếp xúc thuận 
lợi
- Chú ý xây dựng văn hóa văn phòng, đặc biệt là thái độ tiếp đón vì văn phòng 
được xem như “bộ mặt” của nhà trường.
Chương 10- Quản lý công tác văn thư hành chính ở trường phổ thông
145
2.3.3. Chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng
- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn thư hành chính trong nhà 
trường cũng như trước những yêu cầu đặt ra cho công tác văn thư hành chính trong 
tiến độ phát triển như vũ bảo của khoa học công nghệ, hiệu trưởng cần:
+ Yêu cầu nhân viên tự học tập, nghiên cứu và thường xuyên trao đổi giúp đỡ 
nhau những vấn đề liên quan đến kiến thức chuyên môn nghiệp vụ trong nhà trường.
+ Hướng dẫn nghiên cứu văn bản để thực hiện nghiêm túc
+ Cử đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao
+ Tạo điều kiện được giao lưu, học hỏi những điển hình tiên tiến trong ngành
- Trong chỉ đạo công tác văn thư hành chính, hiệu trưởng cần kịp thời tổng kết, 
rút kinh nghiệm; đề nghị khen thưởng, biểu dương cá nhân, bộ phận làm tốt công tác 
này đồng thời phê bình nhắc nhở cá nhân, bộ phận chưa hoàn thành nhiệm vụ, xảy ra 
sai sót trong công việc.
2.4. Kiểm tra công tác văn thư hành chính trong nhà trường
Kiểm tra là công tác tất yếu, quan trọng trong quá trình tổ chức, điều hành hoạt 
động của nhà trường. Đối với bất kỳ một hoạt động nào, khi tổ chức hoạt động cũng 
cần phải kiểm tra để đánh giá, chất lượng hiệu quả hoạt động từ đó rút kinh nghiệm, 
điều chỉnh nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn. 
Để quản lý tốt công tác văn thư hành chính trong nhà trường, Hiệu trưởng phải 
thường xuyên kiểm tra. Trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, Hiệu 
trưởng có trách nhiệm kiểm tra nhằm bảo đảm công tác văn thư hành chính của nhà 
trường tuân thủ theo luật định và đạt hiệu quả quản lý. Kiểm tra công tác văn thư hành 
chính bao gồm : 1) kiểm tra công tác văn thư; 2) kiểm tra công tác lập hồ sơ, sổ sách; 
3) kiểm tra công tác lưu trữ.
2.4.1. Nội dung kiểm tra 
- Kiểm tra công việc nêu trong kế hoạch có được thực thi? mức độ thực thi? 
những vấn đề gì chưa làm được? nguyên nhân, trở ngại chính là gì? So sánh kết quả 
đạt được so với mục đích yêu cầu chung của công tác.
- Kiểm tra việc làm cụ thể của cá nhân, bộ phận để đi đến đánh giá: có làm đúng 
theo những quy định về chức năng, nhiệm vụ được giao phó? Để thực hiện những nội 
dung trên, hiệu trưởng cần đi sâu kiểm tra:
+ Soạn thảo văn bản, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến
+ Quản lý con dấu
+ Quản lý hồ sơ, sổ sách
- Kiểm tra tính hiệu quả, hiệu lực trong công việc
2.4.2. Phương pháp kiểm tra
Trong quá trình quản lý công tác văn thư hành chính, có những khi phải áp dụng 
biện pháp kiểm tra toàn diện, cũng có khi chỉ áp dụng biện pháp kiểm tra thông thường 
mang tính chuyên đề. Có thể áp dụng một số các phương pháp kiểm tra sau:
Chương 10- Quản lý công tác văn thư hành chính ở trường phổ thông
146
- Kiểm tra hồ sơ, sổ sách
- Quan sát các thao tác và hoạt động của nhân viên, bộ phận thực thi
- Trao đổi, trò chuyện với nhân viên và người phụ trách
- Tự đánh giá của cá nhân, bộ phận
- Sự phản hồi thông tin từ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, phụ 
huynh..
- Báo cáo của người phụ trách.
Nếu kiểm tra tốt, việc điều hành sẽ ngăn ngừa được các sai lầm, phát hiện kịp 
thời những chỗ không phù hợp để điều chỉnh kịp thời. Sau khi kiểm tra cần đánh giá, 
rút kinh nghiệm để đề ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng công tác 
văn thư hành chính.
Để kiểm soát được công tác văn thư hành chính một cách thường xuyên, hiệu 
trưởng cần có hệ thống tiếp nhận thông tin chính xác về công việc điều hành. 
Tóm lại: quản lý công tác văn thư - hành chính trong nhà trường là trách nhiệm 
của hiệu trưởng. Muốn quản lý công tác này có hiệu quả, hơn ai hết, hiệu trưởng cần 
phải có nhận thức đúng đắn về công tác này đồng thời đề ra các biện pháp quản lý phù 
hợp với hoàn cảnh, điều kiện của nhà trường.
 Tóm tắt 
Công tác văn thư, công tác lập hồ sơ sổ sách, công tác lưu trữ là những nội dung 
công tác văn thư hành chính trong nhà trường. Để công tác văn thư hành chính đạt 
chất lượng, hiệu quả, hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: 
- Công tác kế hoạch
+ Xây dựng kế hoach hoạt động công tác văn thư hành chính phù hợp với điều 
kiện cụ thể của nhà trường.
+ Cụ thể hoá kế hoạch hoạt động công tác văn thư hành chính thành kế hoạch 
tháng
- Công tác tổ chức
+ Xây dựng, củng cố bộ máy
+ Xây dựng quy chế làm việc, quy định chức năng công việc cụ thể
+ Phân công công việc phù hợp
- Công tác chỉ đạo
+ Theo dõi, chỉ đạo công tác học viên – giáo viên
+ Theo dõi, chỉ đạo văn phòng
+ Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
+ Khen thưởng, phê bình
Chương 10- Quản lý công tác văn thư hành chính ở trường phổ thông
147
- Công tác kiểm tra
+ Kiểm tra nội dung thực thi công tác văn thư hành chính
+ Kiểm tra tiến độ và quy trình làm việc

1. Xin cho biết những nhận định của Anh/Chị khi học xong phần này .
2. Đặt hai, ba câu hỏi thể hiện suy nghĩ của Anh/Chị về nội dung quản lý công 
tác văn thư hành chính. Chia sẻ câu hỏi này với các đồng nghiệp.
3. Những kiến thức này sẽ giúp Anh/Chị điều gì trong quản lý nhà trường hiện 
nay?
4. Sau khi học xong chương này Anh/Chị sẽ quản lý công tác văn thư hành chính 
trong nhà trường của mình như thế nào?
Anh/Chị có ý tưởng gì để quản lý công tác văn thư hành chính trong nhà trường 
ngày một tốt hơn.

1. Anh/Chị hiểu thế nào về khái niệm hành chính và quản trị? 
2. Hãy nêu vị trí, vai trò của công tác hành chính - quản trị trong nhà trường.
3. Anh/Chị hiểu thế nào là công tác văn thư? Hãy nêu vai trò, ý nghĩa của công 
tác văn thư trong nhà trường. Yêu cầu đối với công tác văn thư trong nhà trường là 
gì?
4. Trình bày nội dung quản lý công tác văn thư hành chính trong nhà trường
5. Trình bày quy trình xử lý văn bản đi, đến trong nhà trường.
6. Hồ sơ là gì? Việc lập hồ sơ có ý nghĩa, tác dụng như thế nào?
7. Hãy nêu nội dung công tác lập hồ sơ
8. Hãy nêu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ trong nhà trường.
9. Tài liệu lưu trữ khác với các loại tư liệu sách báo khác ở chỗ nào?
10. Hãy trình bày những yêu cầu đối với quản lý công tác văn thư hành chính?
11. Trình bày những biện pháp quản lý công tác văn thư hành chính?
 Tài liệu học viên cần đọc thêm 
1. Các văn bản quy phạm pháp luật
- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, 
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 
- Luật Giáo dục 2005 
- Pháp lệnh lưu trữ quốc gia
Chương 10- Quản lý công tác văn thư hành chính ở trường phổ thông
148
- Nghị định số 142/CP ngày 28/9/1963 của Hội đồng chính phủ ban hành điều lệ 
công tác, công văn giấy tờ và công tác lưu trữ.
- Nghị định số 101/CP ngày 23/9/1997 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một 
số điều luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử 
dụng con dấu
- Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về 
công tác văn thư.
- Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định chi tiết 
thi hành một số điều của Pháp lệnh lưu trữ quốc gia
- Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của thủ tướng chính phủ về việc 
phê duyệt chương trình đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng 
văn bản quy phạm pháp luật
- Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản, ban hành kèm theo quyết định số 
09/1998/QĐ-VPCP ngày 22/11/1998 của Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng Chính phủ.
- Thông tư số 33/BT ngày 10/12/1992 của Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng 
Chính phủ về thẩm quyền, hình thức văn bản quản lý nhà nước.
- Điều lệ trường Trung học theo quyết định 23/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 
11/7/2000 của Bộ GD&ĐT.
- Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP, ngày 06 tháng 5 năm 2005 
của Bộ Nội vụ – Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày 
văn bản.
2. Văn bản quản lý hành chính nhà nước và công tác văn thư lưu trữ trong các cơ 
quan nhà nước của Học viện hành chính quốc gia-Nhà xuất bản Giáo dục 1997.
3. Giáo trình Hành chính công. NXH Chính trị quốc gia. Hà Nội 2004
4. Giáo trình hành chính văn phòng trong cơ quan nhà nước. NXB Đại học quốc 
gia Hà Nội.
5. Tập bài giảng Một số vấn đề cơ bản về hành chính học. NXB Chính trị quốc 
gia. Hà Nội 2003
6. Đề cương bài giảng văn bản quản lý nhà nước, trường Cán bộ quản lý giáo dục 
và đào tạo 1, Hà Nội 2005
7. TS. Dương văn Khảm (chủ biên): Công tác văn thư lưu trữ. NXB Chính trị 
quốc gia. Hà Nội 2004.
8. Nguyễn Đình Sản: Quản trị học. NXB Thống kê 
9. Vương Đình Quyền; Lý luận và phương pháp công tác văn thư. NXB Đại học 
quốc gia Hà Nội 2005.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_van_thu_chuong_10_quan_ly_cong_tac_van_thu_hanh_c.pdf