Hạ áp ích nhân trong điều trị hỗ trợ tăng huyết áp nguyên phát độ I

Tóm tắt Hạ áp ích nhân trong điều trị hỗ trợ tăng huyết áp nguyên phát độ I: ...am gia nghiên cứu được giải thích rõ mục đích nghiên cứu và tình nguyện tham gia. Nghiên cứu phải đảm bảo sức khoẻ và tính an toàn cho bệnh nhân, nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân, không nhằm mục đích nào khác. III. KẾT QUẢ 1. Thay đổi số đo huyết áp trước và sau điều trị Bảng...lâm sàng, đặc biệt một số triệu chứng như đau đầu, cơn bốc hoả, hồi hộp đều giảm hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng với p < 0,05. IV. BÀN LUẬN Viên nén “Hạ áp ích nhân” được bào chế từ bài thuốc cổ phương “Giáng áp hợp tễ” với thành phần gồm 6 vị thuốc: Huyền sâm, Hạ khô thảo, Câu đ...ủa Tỳ vị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn những bệnh nhân chứng Huyễn vựng thể Can thận âm hư vào điều trị. Viên “Hạ áp ích nhân” có thành phần là các vị thuốc có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt như Huyền sâm, tả hoả như Hạ khô thảo, bình can như Câu đằng, Địa long, dưỡng can huyết như...

pdf6 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hạ áp ích nhân trong điều trị hỗ trợ tăng huyết áp nguyên phát độ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
112 TCNCYH 103 (5) - 2016
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Địa chỉ liên hệ: Lại Thanh Hiền - Khoa Y học cổ truyền –
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: hiencungminh@yahoo.com.vn
Ngày nhận: 28/7/2016
Ngày được chấp thuận: 08/10/2016
HẠ ÁP ÍCH NHÂN TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ
TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT ĐỘ I
Nguyễn Nhược Kim, Lại Thanh Hiền, Trần Thị Hải Vân
Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp của chế phẩm “Hạ áp ích nhân”
trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I (theo JNC VI). 60 bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp
độ I (theo JNC VI) được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 30 bệnh nhân. Nhóm I uống Natrilix SR 1 viên/ngày
vào buổi sáng kết hợp uống “Hạ áp ích nhân” 4 viên/ngày chia 2 lần. Nhóm II uống Natrilix SR 1 viên/ngày
vào buổi sáng. Thời gian dùng thuốc cả 2 nhóm là 45 ngày. Kết quả cho thấy “Hạ áp ích nhân” có tác dụng
hỗ trợ điều trị bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I thể hiện qua các chỉ số huyết áp tâm thu và huyết
áp tâm trương đều giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05) và cải thiện tốt các triệu chứng
cơ năng của bệnh.
Từ khóa: “Hạ áp ích nhân”, tăng huyết áp, Y học cổ truyền
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là bệnh tim mạch phổ biến
ở tất cả các nước trên thế giới. Ở Việt Nam,
tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng gia tăng khi
nền kinh tế phát triển [1; 2]. Quá trình tiến
triển của bệnh có thể gây tử vong và nhiều
biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch
não, suy timảnh hưởng tới chất lượng cuộc
sống bệnh nhân, là gánh nặng cho gia đình,
xã hội [3; 4; 5].
Bên cạnh những thành tựu to lớn của y
học hiện đại trong điều trị tăng huyết áp thì
nền Y học cổ truyền với phương pháp khác
nhau cũng tham gia tích cực vào việc hỗ trợ
điều trị tăng huyết áp [6]. Nhiều bài thuốc và vị
thuốc thảo mộc, đơn giản dễ tìm kiếm đã
được nghiên cứu và khẳng định có tác dụng
hạ huyết áp [7; 8].
Viên “Hạ áp ích nhân” có thành phần là các
thảo dược như Câu đằng, Huyền sâm, Địa
long, Táo nhân có tác dụng bình can giáng
hoả, tư âm dưỡng huyết theo Y học cổ truyền,
tương ứng với các triệu chứng của bệnh tăng
huyết áp [8]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này với mục tiêu: đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ
huyết áp của viên Hạ áp ích nhân trên bệnh
nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I (theo
JNC VI).
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Chất liệu nghiên cứu
Viên nén “Hạ áp ích nhân” được bào chế
từ bài thuốc cổ phương Giáng áp hợp tễ trong
“Thiên gia diệu phương” do Công ty Nam
dược sản xuất, có thành phần và hàm lượng
gồm cao khô Huyền sâm 80 mg; Hạ khô thảo
80 mg; Câu đằng 100 mg; Địa long 80 mg; Hà
thủ ô chế 80 mg; Táo nhân 80 mg.
2. Đối tượng
60 bệnh nhân được chẩn đoán là tăng
huyết áp nguyên phát độ I (theo JNC VI) [8] và
được chẩn đoán là chứng Huyễn vựng thể can
TCNCYH 103 (5) - 2016 113
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thận âm hư theo Y học cổ truyền, chia thành 2
nhóm, mỗi nhóm 30 bệnh nhân:
- Nhóm I: uống Natrilix SR viên nén 1,5 mg
(Nhà sản xuất: Les Laboratoires Servier) x 1
viên/ ngày vào buổi sáng kết hợp uống Hạ áp
ích nhân 4 viên/ngày chia 2 lần x 45 ngày.
- Nhóm II: uống Natrilix SR 1,5 mg x 1 viên/
ngày vào buổi sáng x 45 ngày.
Cỡ mẫu được lấy theo phương pháp chọn
mẫu có chủ đích.
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: bệnh nhân
có các bệnh gan, thận hoặc các bệnh cấp tính
khác kèm theo, bệnh nhân không tuân thủ
nghiên cứu, bỏ dở điều trị, bệnh nhân dị ứng
với thuốc.
3. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội, Bệnh
viện Y học cổ truyền Trung ương.
4. Phương pháp: thử nghiệm lâm sàng
mở, so sánh trước và sau điều trị và so sánh
với nhóm chứng.
5. Chỉ tiêu theo dõi
+ Số đo huyết áp (huyết áp tâm thu, huyết
áp tâm trương, huyết áp trung bình).
+ Các triệu chứng cơ năng và theo Y học
cổ truyền: đau đầu, hoa mắt chóng mặt, tê mỏi
đầu chi, mất ngủ, hồi hộp đánh trống ngực,
cơn bốc hoả và các biểu hiện khác.
Số đo huyết áp được theo dõi tại các thời
điểm: trước nghiên cứu (N0); sau nghiên cứu
15 ngày (N15), 30 ngày (N30) và 45 ngày (N45).
Các triệu chứng cơ năng được theo dõi
trước và sau điều trị.
6. Xử lý số liệu: Số liệu được nhập và xử
lý bằng phương pháp và thuật toán thống kê y
sinh học trên phần mềm SPSS 16.0.
7. Đạo đức nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được sự đồng ý của
Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà
Nội và Hội đồng thông qua đề cương Bệnh
viện Y học cổ truyền Trung ương, biên bản số
222/BB-TQDC ngày 20/2/2014. Bệnh nhân
tham gia nghiên cứu được giải thích rõ mục
đích nghiên cứu và tình nguyện tham gia.
Nghiên cứu phải đảm bảo sức khoẻ và tính an
toàn cho bệnh nhân, nhằm nâng cao chất
lượng điều trị cho bệnh nhân, không nhằm
mục đích nào khác.
III. KẾT QUẢ
1. Thay đổi số đo huyết áp trước và sau
điều trị
Bảng 1. Thay đổi huyết áp tâm thu của bệnh nhân trước và sau điều trị
Thời điểm nghiên cứu
Huyết áp tâm thu (mmHg)
p (I - II)
Nhóm I Nhóm II
Trước điều trị N0 151,67 ± 8,44 152,00 ± 9,52 > 0,05
Sau điều trị
N15 128,67 ± 9,37 129,83 ± 11,18 > 0,05
N30 120,33 ± 6,15 125,33 ± 9,73 < 0,05
N45 113, 33 ± 6,00 123,33 ± 6,07 < 0,05
p (trước - sau)
p2-1 < 0,01
p3-1 < 0,01
p2-1 < 0,01
p3-1 < 0,01
114 TCNCYH 103 (5) - 2016
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Huyết áp tâm thu của mỗi nhóm đều giảm dần sau điều trị 15, 30 và 45 ngày và có xu hướng
trở về mức sinh lý bình thường. Sự khác biệt giữa các thời điểm sau điều trị 15, 30 và 45 ngày so
với trước điều trị của nhóm nghiên cứu (I) và nhóm chứng (II) đều có ý nghĩa thống kê, p < 0,01.
Bảng 2. Thay đổi huyết áp tâm trương của bệnh nhân trước và sau điều trị
Thời điểm nghiên cứu
Huyết áp tâm trương (mmHg)
p (I - II)
Nhóm I Nhóm II
Trước điều trị N0 95,50 ± 6,74 92,67 ± 4,49 > 0,05
Sau điều trị
N15 82,17 ± 5,94 83,27 ± 5,88 > 0,05
N30 80,00 ± 3,71 82,00 ± 5,51 > 0,05
N45 77, 00 ± 4,66 79,67 ± 4,14 < 0,05
p(trước - sau)
p2-1 < 0,01
p3-1 < 0,01
p4-1 < 0,01
p2-1 < 0,01
p3-1 < 0,01
p4-1 < 0,01
Trước điều trị huyết áp tâm trương của hai nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05. Sau điều
trị 15, 30 ngày, huyết áp tâm trương cả 2 nhóm đề có xu hướng giảm dần, nhóm I giảm nhiều
hơn nhóm II nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sau 45 ngày, huyết áp
tâm trương của nhóm I giảm tốt hơn nhóm II có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.
Biểu đồ 1. Thay đổi huyết áp trung bình của bệnh nhân trước và sau điều trị
Huyết áp trung bình của mỗi nhóm đều giảm dần sau điều trị 15, 30 và 45 ngày nhưng không
có bệnh nhân nào hạ huyết áp quá mức. Sự khác biệt giữa các thời điểm sau điều trị 15, 30 và
45 ngày so với trước điều trị của nhóm nghiên cứu (I) và nhóm chứng (II) đều có ý nghĩa thống
kê, p < 0,01.
TCNCYH 103 (5) - 2016 115
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2. Tác dụng của Hạ áp ích nhân đối với các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân nghiên
cứu
Bảng 3. Thay đổi triệu chứng cơ năng của bệnh nhân trước và sau điều trị
Triệu chứng Nhóm
Trước
điều trị
(n)
Sau điều trị
p (I - II)
Có hiệu quả Không hiệu quả
n % n %
Đau đầu
I 29 26 89,7 3 10,3
< 0,05
II 27 16 59,3 11 40,7
Chóng mặt
I 18 12 66,7 6 33,3
> 0,05
II 16 11 68,8 5 31,2
Cơn bốc hoả
I 9 8 88,9 1 11,1
< 0,05
II 10 6 60,0 4 40,0
Hồi hộp
I 25 21 84,0 4 16,0
< 0,05
II 21 11 52,4 10 47,6
Mất ngủ
I 19 13 68,4 6 31,6
> 0,05
II 13 8 61,5 5 38,5
Các triệu chứng cơ năng đều được cải thiện trên lâm sàng, đặc biệt một số triệu chứng
như đau đầu, cơn bốc hoả, hồi hộp đều giảm hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng với
p < 0,05.
IV. BÀN LUẬN
Viên nén “Hạ áp ích nhân” được bào chế
từ bài thuốc cổ phương “Giáng áp hợp tễ” với
thành phần gồm 6 vị thuốc: Huyền sâm, Hạ
khô thảo, Câu đằng, Địa long, Hà thủ ô và Táo
nhân. Những kết quả nghiên cứu về tác dụng
dược lý của các vị thuốc cho thấy Huyền sâm
có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp; Câu
đằng, Hạ khô thảo làm chậm nhịp tim, hạ
huyết áp. Các nghiên cứu cũng chứng minh
rằng Địa long có chứa enzym fibrinolytic có
tác dụng thuỷ phân fibrin, ngăn chặn hình
thành các mảng xơ vữa và cục máu đông.
Táo nhân trong thành phần có saponin có tác
dụng an thần gần giống tác dụng của thuốc
ngủ barbituric, ngoài ra Táo nhân cũng có tác
dụng hạ huyết áp và chống loạn nhịp tim.
Trong bệnh tăng huyết áp, sử dụng Táo nhân
có tác dụng an thần và ổn định được huyết áp
[9; 10].
Chính vì với thành phần các vị thuốc như
vậy mà bài thuốc có tác dụng hạ huyết áp trên
bệnh nhân nghiên cứu. Số đo huyết áp tâm
thu của nhóm nghiên cứu trước điều trị là
151,67 ± 8,44, sau điều trị còn 113,33 ± 6,0;
nhóm chứng cũng giảm từ 152,0 ± 9,52 xuống
116 TCNCYH 103 (5) - 2016
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
còn 123,33 ± 6,07. Như vậy sau 45 ngày điều
trị huyết áp tâm thu của nhóm nghiên cứu
(nhóm I) giảm 25,28%; nhóm chứng (nhóm II)
giảm 18,86%. Kết quả của chúng tôi tương
đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thị Vân Anh (2012) khi nghiên cứu tác dụng
của bài thuốc “Thiên ma câu đằng ẩm gia hoè
hoa, hạ khô thảo” sau 45 ngày dùng thuốc,
huyết áp tâm thu giảm 25,2% [7]. Tương tự
như huyết áp tâm thu, các chỉ số huyết áp tâm
trương và huyết áp trung bình cũng giảm dần
sau khi điều trị 15, 30 và 45 ngày. Biểu đồ 1
cho thấy chỉ số huyết áp trung bình hạ với tốc
độ từ từ cho đến hết điều trị nhưng không có
bệnh nhân nào hạ huyết áp xuống dưới mức
bình thường. So sánh với nhóm chứng chúng
ta thấy nhóm nghiên cứu có huyết áp trung
bình giảm nhiều hơn, sự khác biệt có ý nghĩa
với p < 0,05. Điều này nói lên tính hiệu quả khi
điều trị kết hợp viên “Hạ áp ích nhân” cho
bệnh nhân tăng huyết áp hay viên nén “Hạ áp
ích nhân” có tác dụng hỗ trợ trong điều trị tăng
huyết áp.
Các triệu chứng cơ năng thường gặp ở
bệnh nhân tăng huyết áp như đau đầu, chóng
mặt, hồi hộp, mất ngủ, cơn bốc hoảcũng
được cải thiện tốt trên các bệnh nhân nghiên
cứu, đặc biệt các triệu chứng như đau đầu,
cơn bốc hoả, hồi hộp ở nhóm nghiên cứu
được cải thiện tốt hơn nhóm chứng có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Bệnh tăng huyết áp
nằm trong chứng Đầu thống và Huyễn vựng
của Y học cổ truyền mà nguyên nhân thường
gặp nhất là do Can và Thận. Thận âm hư, can
hoả vượng dẫn đến các triệu chứng đau đầu,
hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, ngủ kém, bốc
hoả từng cơn Chứng Huyễn vựng còn liên
quan đến đàm thấp mà nguyên nhân là do ẩm
thực bất điều ảnh hưởng đến chức năng của
Tỳ vị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa
chọn những bệnh nhân chứng Huyễn vựng
thể Can thận âm hư vào điều trị. Viên “Hạ áp
ích nhân” có thành phần là các vị thuốc có tác
dụng dưỡng âm thanh nhiệt như Huyền sâm,
tả hoả như Hạ khô thảo, bình can như Câu
đằng, Địa long, dưỡng can huyết như Hà thủ
ô và vị Táo nhân có tác dụng dưỡng tâm an
thần. Các vị thuốc được phối ngũ theo lý luận
của Y học cổ truyền và theo cơ chế bệnh sinh
của bệnh. Chế phẩm có tác dụng tư dưỡng
can thận, ích tinh, bình can giáng hoả an thần.
Chính vì vậy mà cải thiện được các triệu
chứng cơ năng của bệnh nhân rất tốt.
V. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu trên 30 bệnh nhân
tăng huyết áp nguyên phát độ I (theo JNC VI)
được điều trị bằng viên nén “Hạ áp ích nhân”
kết hợp với Natrilix SR trong thời gian 45
ngày, so sánh với nhóm chứng chỉ điều trị
bằng Natrilix SR đơn thuần, chúng tôi xin rút
ra kết luận bước đầu như sau:
Viên nén “Hạ áp ích nhân” có tác dụng hỗ
trợ điều trị bệnh nhân tăng huyết áp nguyên
phát độ I khi kết hợp với Natrilix SR được thể
hiện qua:
- Các chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp
tâm trương, huyết áp trung bình đều giảm sau
45 ngày điều trị và tốt hơn nhóm đối chứng .
- Cải thiện tốt các triệu chứng cơ năng như
đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ngủ kém, hồi
hộp, cơn bốc hoả.
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Y
học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi thực
hiện nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn
Khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung
TCNCYH 103 (5) - 2016 117
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
ương đã tạo điều kiện và cùng chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Gia Khải (2002). Điều tra dịch tễ
học tăng huyết áp và các nguy cơ tại Hà Nội,
Kỷ yếu các công trình khoa học tại Đại hội tim
mạch quốc gia Việt Nam lần thứ IX, 675 - 689.
2. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt,
Phạm Thái Sơn và cộng sự (2002). Điều tra
dịch tễ học tăng huyết áp và yếu tố các nguy
cơ tại vùng Duyên Hải tỉnh Nghệ An. Tạp chí
Tim mạch học Việt Nam, 31, 47 - 56.
3. Trần Thiện Thuần, Nguyễn Đỗ Nguyên
(2007). Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng
huyết áp tại cộng đồng dân cư thành phố Hồ
Chí Minh. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí
Minh, 11(1), 13 - 18.
3. Ibrahim M.M (2012). Hypertension and
its risk factors. Lancet, 380, 611 - 619.
4. European Society of Hypertension
and the European Society of Cardiology
(2013). Guidelines for the management of ar-
terial hypertension.
5. Dương Trọng Nghĩa, Nguyễn Nhược
Kim, Nguyễn Thị Thanh Vân (2014). Tác
dụng lâm sàng của đầu châm kết hợp với cao
thông u trong điều trị chứng huyễn vựng. Tạp
chí Nghiên cứu y học, 88(3), 123 - 128.
6. Võ Thị Kim Loan, Nguyễn Thị Vân
Anh (2012). Đánh giá tác dụng của bài thuốc
“Thiên ma câu đằng ẩm” trên bệnh nhân tăng
huyết áp nguyên phát giai đoạn I. Tạp chí
nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam,
(35), 59 - 64.
7. Nguyễn Huy Gia, Nguyễn Nhược KIm
(2014). Đánh giá tác dụng của nấm hồng chi
trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ
I. Tạp chí nghiên cứu Y dược học cổ truyền
Việt Nam, (41), 58 - 66.
8. Đỗ Tất Lợi (2009). Huyền sâm, Hà Thủ
ô, Câu đằng, Táo nhân, Địa long, Hạ khô thảo.
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, 820 -
823, 833 - 836, 305 - 306, 158 - 159, 976 -
978, 79 - 84.
9. Bộ Y tế (2012). Dược điển Việt Nam IV,
60 - 63, 216 - 220, 254 - 256, 439 - 443.
Summary
THE SUPPORTING EFFECT OF “HA AP ICH NHAN” ON THE
TREATMENT OF GRADE I HYPERTENSION
This study was aimed to evaluate the supporting effect of “Ha ap ich nhan” on treating patients
with grade I hypertension (by JNC VI). Sixty patients were diagnosed with hypertension grade I
(by JNC VI) were divided into 2 groups of 30 patients. Patients in group one were treated by oral
Natrilix SR one tablet per day combined with oral “Ha ap ich nhan”, 2 tablets twice per day.
Patients in group two used Natrilix SR, one tablet by oral per day in the morning. The duration of
treatment in both groups was 45 days. The results of study showed that “Ha ap ich nhan” has
supporting effect on treating patients with hypertension grade I. The systolic and diastolic blood
pressure of patients after treatment were decreased statistically significant compared with control
group (p < 0.05) and the functional symptoms of patients were well improved after treatment.
Key words: “Ha ap ich nhan”, hypertension, Traditional medicine

File đính kèm:

  • pdfha_ap_ich_nhan_trong_dieu_tri_ho_tro_tang_huyet_ap_nguyen_ph.pdf