Hàm Giang danh tướng liệt truyện - Ngô Đức Thọ

Tóm tắt Hàm Giang danh tướng liệt truyện - Ngô Đức Thọ: ... vua không nghe lời, cuối cùng ông đành gạt nước mắt mà từ biệt. (1) Nguyên bản chép: "Vị đây là quân doanh Vị Hoàng(Nam định) ử đoạn sau đã nói rõ là Vị Hoàng Hàm giang danh tướng liệt truyện Ngô Đức Thọ dịch- Thư viện tỉnh Hải Dương 8/1998 32 Vua Chiêu Thống cùng với Hoàng Việt Tuyể...n Hoàng Đình, tức là phuơng Đình ngang, nay gần cửa Nam Hà nội. (2) Về việc hai ông này theo cha đi đánh dẹp rồi bị tử trận xem thêm ở truyện lộc quận công Đinh... (3) Năm Gia long thứ 2(1803) là năm Quý Hợi chứ khong phải Mậu thân. Hàm giang danh tướng liệt truyện Ngô Đức Thọ dịch- Thư vi...ánh giặc Nguyễn Cừ ở vùng Đông triều, Lục Ngạn, 6 trận đánh đều thắng, quân giặc chết kể hàng vạn. Sau đó ông được thăng chức Quản lĩnh chỉ huy đội quân ưu binh Thanh Nghệ túc trực ở phủ chúa. Bấy giờ Toàn vương Trịnh Giang ngày ngày ham mê tửu sắc, sau bị bệnh điên. Nội Thụ(2) là bọn hoạn q...

pdf104 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hàm Giang danh tướng liệt truyện - Ngô Đức Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mời ông tạm trở lui để tâu lại với vua, ngày 
mai xin mời tới". Ông bằng lòng dẫn quân về. Đĩnh ngầm sai phục kích 
nhắm vào những kẻ tuỳ tòng của ông mà bắn. Tướng cùng họ với ông (tộc 
tướng) là bọn Nhâm Vũ hầu bị tử thương. Ông tức giận đầy lòng, muốn 
lập tức đưa quân quay lại giết Đĩnh, nhưng vì lúc đầu thật lòng đến xin yết 
kiến vua nên chỉ đem theo 200 quân tuỳ tòng, lượng quân ít không địch 
nổi, ông bèn lui về nghỉ lại ở làng Vạn Niên. Ngày hôm sau ông dẫn quân 
lính cách đạo đến hơn một vạn người thẳng đến bao vây trại ấp của Đĩnh, 
(1) Muốn cướp xa giá tức là muốn bắt sống vua, cách nói bóng để giảm nhẹ câu nói. 
Hàm giang danh tướng liệt truyện 
Ngô Đức Thọ dịch- 
Thư viện tỉnh Hải Dương 8/1998 
95 
truyền lệnh rằng:" Trong ngày hôm nay chưa giết được Đĩnh, thề chưa lui 
quân". Đĩnh cả sợ, lập tức sai người đi lén đến làng Bảo Ninh tâu vua xin 
sai sứ đến hoà giải. 
Một mặt Đĩnh bảo người lại báo chị gái của ông (nguyên chị gáicủa 
ông lấy chồng bên nhà họ Trần) trèo lên cổng ấp ấy vừa lạy vừa khóc xin 
ông bãi binh. Ông trông thấy chị, chưa nỡ đánh, kịp khi ấy , sứ giả cũng 
vừa đến. Ông bảo các tướng sĩ rằng:" Ném chuột sợ vỡ lọ quý". Kẻ kia giả 
danh nghĩa của vua, nay nếu ta lùng sục khắp rừng để đuổi thú chỉ xem 
tấm lòng trung của ta rốt cuộc không được tỏ bày minh bạch với thiên hạ 
hậu thế". Nói đoạn bèn lên tiếng gọi Đĩnh mà bảo rằng:" Ta vâng mệnh 
vua, hãy tạm bỏ ngơ tội ngươi, chớ có tưởng lầm là ta sợ ngươi!". Đĩnh hổ 
thẹn không giám đáp lời. 
 Ông đem quân trở về, phẫn uất bật khóc mà bảo tử hữu rằng:" Ta 
một lòng vì nước mà cuối cùng nhà vua lại nghi ngờ ta, ta sống chẳng 
bằng chết đi để bày tỏ chí khí mình, nói đoạn bèn tuốt gươm tự đâm cổ. tả 
hữu vội ngăn cứu khuyên ông rằng:" Bề tôi không được vua tin dùng là 
chuyện xưa nay vẫn có. Tự hại mình thì chỉ là kẻ bất tài thôi. Tướng quân 
là bậc anh hùng như thế, lo chi công nghiệp chẳng thành? Nay không biết 
theo về với chủ nào, bất nhược tướng quân hãy nên chiếm giữ một góc 
trời, đợi thời cơ mà hành động. Thắng thì làm dân của vua Lê, nhân vì 
muốn giữ ngôi báu cho Thiên tử mà ra công phò giúp, thua cũng không 
mất tiếng là kẻ di thần của nhà Lê giữ vẹn tiết nghĩa, chí của tướng quân 
sẽ tự nó sáng tỏ, cần gì phải coi nhẹ mạng sống như vậy? " Ông nguôi 
giận được phần nào, bèn đưa quân trở về vùng Đồ Sơn. Chí sĩ trong thiên 
hạ theo đến rất đông, quân lính có đến hơn 5 vạn người. Ông lại cắt quân 
đi đóng giữ ở làng Hoa Phòng để làm thế ỷ đốc. 
 Sau đó giặc đem quân đến đánh, mấy tháng liền không thắng được, 
quân giặc tử thương rất nhiều. 
 Mùa đông năm Mậu Thân (1788), vua Chiêu Thống cầu cứu viện 
binh nhà Thanh thu phục được kinh đô. Vua sai trung sứ đi triệu ông về 
Hàm giang danh tướng liệt truyện 
Ngô Đức Thọ dịch- 
Thư viện tỉnh Hải Dương 8/1998 
96 
triều, ông nói với sứ giả rằng: " Kẻ anh hùng đã làm thì sao cho nên việc 
vẻ vang, lẽ nào bắt kẻ khác chịu muôn cay nghìn đắng, dọn sẵn cỗ bàn 
thịnh soạn để mình nhàn nhã ngồi ăn? Vả lại kinh thành tuy đã được thu 
phục nhưng quân giặc hãy còn, Nhưỡng tôi xin được ở lại nơi đây chỉnh lý 
binh thuyền tiện đường tiến đánh quân giặc rồi sẽ xin về yết kiến hoàng 
thượng cũng không muộn". Rồi đó ông từ chối không về kinh. 
 Thiên triều (nhà Thanh-Việc nói đây là ở quyền của Tôn Sĩ Nghị-
ND) phong cho ông chức Tổng đốc thượng tướng quân, hẹn chờ đợi để 
cùng tuyển quân đi đánh dẹp. Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), Tây Sơn 
Nguyễn Huệ lại ra Bắc, kinh thành một lần nữa bị vây hãm. Vua Chiêu 
Thống theo Tôn Sĩ Nghị chạy lên phía Bắc, thiên hạ tán loạn, khắp nơi 
đều bị quân "giặc" (Tây Sơn) chiếm. 
 Ông nhận thấy rằng Đồ Sơn tuy là nơi hiểm yếu nhưng bốn phía 
đều có thể gặp địch, khó cầm giữ được lâu ngày, bèn dời đến huyện Vạn 
Ninh. Đội thuỷ quân đóng giữ một miền Đàm Hà, Đại Hoàng, liên lạc với 
nhau hơn mười dặm, quân bộ đóng đồn trại trong vùng rừng núi Đại 
hoàng thường có văn thư từ qua lại với quân của Hoàng Đệ Lê Duy... ở 
Thái Nguyên(1) hẹn nhau cùng hợp sức phục thù. Thanh thế quân ông vang 
động. Chưa được bao lâu, hoàng đệ Lê Duy Nhượng bị giặc giết(2) chỉ còn 
một mình ông đóng quân cố thủ. "Giặc" (Tây Sơn) đưa đại quân đến đánh 
đội thuỷ quân của ông, ông đốc thúc quân sĩ trong hơn hai mươi ngày, 
quân "giặc" bị giết kể hàng vạn, mà bên quân ông tử thương cũng mất 
nhiều. Thế giặc ngày càng mạnh, ông phải chạy vào đóng quân trong rừng 
rậm. Nguyễn Huệ lại điều đại quân thuỷ bộ hơn ba mươi vạn nhất loạt 
đánh khép vào. Ông chống giữ được hơn mười ngày nữa, giết hai vạn tên, 
xác giặc chồng chất khắp khe núi, mùi hôi thối không tài nào chịu nổi. 
Quân "giặc" kháo nhau rằng:" Viên tướng ấy (chỉ ông) quả là có sức thần 
(1) Nguyên chú: Hoàng đế nhân lánh nạn đến miền đó, sau được mọi người tôn phò lên 
(2) Sau trận thất bại ở Vị Hoàng(Nam Định) Lê Duy Nhượng lẻn về Thanh hoá(mang theo hai chiếc ấn 
ngự tiền) bị quân Tây sơn bắt giết (Theo Lê quý kỷ sự) 
Hàm giang danh tướng liệt truyện 
Ngô Đức Thọ dịch- 
Thư viện tỉnh Hải Dương 8/1998 
97 
dũng, làm sao mà phá nổi?". Nguyễn Huệ nghe nói than rằng: "Nhưỡng là 
danh tướng đất Giang Đông, lời đồn quả không sai". Về sau quân ông cạn 
nguồn lương thực, bị thua trận. Ông bị "giặc" bắt. Cùng bị bắt theo ông có 
đến hơn 70 người, nhưng sau đó chết đến mất 10 người. Ông bị giải về 
Kinh (Thăng Long), vì ông là người có danh vọng, nên Huệ tỏ ý nể trọng, 
muốn dùng ông. Hai ba lần Huệ sai quân trung thư Trần Văn Kỷ đến 
khuyên dụ. Ông đều từ chối nói rằng: "Nhà Nhưỡng bao đời nay làm bầy 
tôi của vua Lê. Nay nước mất Nhưỡng không chết theo được vua phải bôn 
tẩu, Nhưỡng không kịp theo là vì ở nhà còn có mẹ già, chữ hiếu làm luỵ 
đến chữ trung như vậy. Nhưỡng tự lấy làm hổ thẹn lắm, tướng quân có 
lòng ban ơn, xin cho vẹn toàn mạng sống trở về làng(1) phụng dưỡng mẹ 
già đến lúc trăm tuổi, thế là đủ lắm rồi. Nhưỡng chỉ tiếc không chết được 
mà thôi, hà tất phải cưỡng ép Nhưỡng làm chi". Kỷ đem lời ông tâu lại với 
Nguyễn huệ, Huệ toan ưng thuận. Bề tôi của Huệ là Ngô Thì Nhậm 
(người làng Thanh Oai, tiến sĩ triều Lê) tự biết mình nặng tội, khó được 
dung tha, bèn tâu với Huệ rằng: " Kẻ ấy là danh tướng kiêu hùng dũng 
mạnh ở đời nay ít ai địch nổi. Cứ xem trận đánh ở Đầm Hà, Đại Hoàng 
chỉ với một đội quân ở vào thế cô(2) mà kẻ ấy vẫn ra sức chống giữ, giết 
của quân ta hàng mấy vạn người. Nay tha kẻ ấy về, khác nào xua rồng ra 
biển, thả hổ về rừng, sau này làm sao còn chế ngự được?". Tuy vậy Huệ 
vẫn lấy làm tiếc không nỡ giết. 
 Một hôm ông nhờ Trần Văn Kỷ đến nói rằng:" Nhưỡng tôi lưu lạc 
ở miền biển đã lâu, nay muốn được dạo thuyền trên sông Nhị ngắm xem 
phong cảnh cố quốc, chẳng hay các ngài có cho phép không?". Văn Kỷ 
lui về tâu với Nguyễn Huệ, Huệ bằng lòng cho mười chiếc thuyền con đưa 
(1) Nguyên văn:...Hoàng quan quy ly (đội mũ vàng trở về làng) được đội mũ trở về làng tức là không bị 
giết, cách nói bóng. 
(2)Nguyên chú: lúc ông đóng ở Đại hoàng, quân chỉ còn hơn 1 vạn người,dần dần chết trận cả, không ai 
sống sót mà về. 
Hàm giang danh tướng liệt truyện 
Ngô Đức Thọ dịch- 
Thư viện tỉnh Hải Dương 8/1998 
98 
ông dạo chơi ngắm cảnh trên sông Nhị. Thuyền ra giữa sông, ông gõ mái 
chèo ngâm rằng: 
 Phiên âm: 
Bát triều chung đĩnh quân thần nghĩa, 
 Thập nguyệt hoài thai mẫu tử tình. 
 Thất hiếu đắc trung, trung thị hiếu, 
 Cảm vân thuỳ trọng hựu thuỳ khinh! 
 Dịch nghĩa: 
 Ơn lộc tám đời vua, ấy là nghĩa quân thần, 
 Mười tháng mẹ mang thai, ấy là tình mẫu tử, 
 Mất chữ hiếu mà được chữ trung, trung ấy là hiếu, 
 Có dám nói rằng bên nào nặng bên nào nhẹ đâu. 
 Tạm dịch: 
 Mười tháng mang thai tình mẫu tử. 
 Tám đời ơn lộc nghĩa quần thần, 
 Mất hiếu được trung, trung ấy hiếu. 
 Khinh trọng nào đâu dám luận bàn! 
 Ngâm xong bèn gieo mình xuống sông(1). Bấy giờ là đầu tháng 
mười, ngày 6 hưởng thọ ba chín tuổi. Huệ nghe tin than tiếc rằng: 
"Người ấy là một kẻ trung thần", bèn cho phép vớt thi hài đưa về mai táng 
ở quê nhà. Ông từng được đặc cách tấn phong tước hiệu "Phụ quốc 
thượng tướng quân Trung quân đô đốc phủ Chưởng phủ xứ". Vâng 
mệnh giữ chức Thống lĩnh quân thuỷ bộ trong mười ba trấn, làm thái tể 
Thượng trụ quốc bậc nhất, được tham dự nghị bàn việc triều chính, tước 
Liễn trung công. 
 Tương truyền kiếp trước ông là thuỷ thần, đầu thai làm người, bên 
mình còn lờ mờ những vết tích như vẩy cá bốn mùa lúc nào người ông 
(1)Nguyên chú: Có người nói rằng ông uống thuốc độc tự tử. 
Hàm giang danh tướng liệt truyện 
Ngô Đức Thọ dịch- 
Thư viện tỉnh Hải Dương 8/1998 
99 
cũng ướt vã mồ hôi, một ngày phải thay hai lần áo. Khi làm việc tại công 
đường, ông nghiêm trang xử lý mọi công việc, mắt không chút nhìn 
ngang, dáng ngồi không hề nghiêng lệch, vậy mà ở hậu đường có sự gì 
xảy ra, khi trở vào ông đều nhất nhất hỏi han rất rành mạch, ai nấy đều sợ 
cho rằng ông là bậc thần minh. Tính ông rất nghiêm, mỗi khi đã ra lệnh 
thì quân dân ai nấy đều phải tăm tắp tuân theo, không dám chần chừ nhìn 
ngó gì cả. Mỗi lần ra trận là đốc thúc phải quyết thắng. Ngần ấy đức tính 
đủ khiến cho ông nổi tiếng là bậc danh tướng bậc nhất ở cuối đời Lê. 
Nhưng vì bản tính ông nóng như lửa, hễ phải hành động là ra tay chém 
giết, cho nên những kẻ bất đắc chí trong thiên hạ phần nhiều oán ghét 
ông. Sau khi chết ông lại trở về thần, dân chúng miền ven biển nhiều nơi 
lập đền thờ. Nghe nói thần hiển linh rất kỳ lạ. 
 Phượng thái hầu Nguyễn Công Thái đọc chiếu văn trong đó có 
câu:" Tướng quân còn thì nước nhà còn, tướng quân mất thì nước nhà 
cũng mất theo"- Có lẽ đó là lời cảm thương sâu sắc nhất đối với ông 
chăng? 
Hàm giang danh tướng liệt truyện 
Ngô Đức Thọ dịch- 
Thư viện tỉnh Hải Dương 8/1998 
100 
Xa kỵ đô uý. 
Hải Dương phòng ngự sử. Đông lĩnh hầu Đinh Đống. 
 Ông huý Đống, con thứ ba của Phác Trung Công, là người dũng 
lực quả cảm có tài bắn trăm phát không trật đích phát nào. Cuối đời Cảnh 
Hưng(1) ông giữ chức Điển binh chỉ huy quân cấm vệ theo hầu vua tại 
kinh, từng được thăng chức chỉ huy đồng tri. Năm Đinh Mùi niên hiệu 
Chiêu Thống nhân việc lúc trước quần thần xin lập Yến Đô vương làm 
chúa(2) nhưng vua không bằng lòng, vì muốn đoạn tuyệt với họ Trịnh, sau 
nhiêu người bàn vào, vua miễn cưỡng phải nghe theo nhưng vẫn muốn thu 
quyền binh về một mối(3). Nịnh thần ở phủ chúa (Trịnh Bồng) là bọn 
Dương Trọng Tế, Nguyễn Mậu Nhi khuyên chúa (Trịnh Bồng) hạ bệ nhà 
vua. Bọn chúng bàn mưu định rằng vào lúc tờ mờ sáng sẽ đem quân chặn 
hết tất cả các cửa thành, rồi xông vào đại náo nội cung(4). Tiếng kêu khóc 
gào la vang động trời đất, nội cung cơ hồ(5) (5-62) bị vây hãm nhưng may 
nhờ các đội quân cấm vệ ra sức chống cự, quân phản nghịch không vào 
được nội cung. Hồi bấy giờ vua chúa thù ghét nhau, lòng người có ý trông 
ngóng, không biết tin dựa vào ai. Đến khi xảy ra sự biến, tướng sĩ phần 
nhiều chạy trốn không dám ra mặt. Vua ngoái trước ngó sau thấy tả hữu 
cả cận thần và quân hầu chỉ còn hơn chục người, trong khi đó thì bên 
ngoài tiếng hô thét ầm rầm rầm như biển dâng núi đổ. Nhà vua cả giận 
(1) Tức là vào khoảng trước sau năm 1786, năm cuối cùng của niên hiệu Cảnh Hưng 
(2) Câu này trong nguyên bản bị chép sai hoặc thiếu chữ "...quần thần thỉnh lập Yến đô vương dĩ đoạn 
Trịnh" như thế có điều khó hiểu và trái nghĩa: các quan xin phong cho Yến đô vương(Trịnh Bồng) là để 
tiếp tục nghiệp chúa của họ Trịnh, sao lại nói là đoạn Trịnh(chấm dứt họ Trịnh)? Nững sử sách khác 
cũng như chính trong sách này(ở những truyện trên) đã mấy lần nói sự kiện này đều không có gì khác ý 
đó. Chúng tôi cho rằng người chép sách chép sít mất chữ, đầy đủ đúng phải là:"...quần thần xin lập Yến 
đô vương, đế nhất dục dĩ đoạn Trịnh"(quần thần xin lập Yến đô vương vua không bằng lòng vì muốn 
đoạn tuyệt(chấm dứt) họ Trịnh. Văn lý của đoạn này đáng lẽ phải như thế, nhưng vì nguyên bản có vấn 
đề như vậy, xin ghi lại đây để tiện tham khảo. 
(3) Tức là nói Chiêu Thống gượng ép phải phong vương cho Trịnh Bồng, nhưng vẫn muốn tìm cách hạn 
chế quyền hành họ Trịnh, thu quyền về Hoàng gia. 
(4) Nơi ở của vua 
(5)Nguyên văn"Cung trung cơ hãm", có nghĩa là ngõ hầu, cơ hồ bị vây hãm, phải dùng chữ......(cơ, ngõ 
hầu), người chép sách có lẽ vô ý chép sai thành chữ "Cơ" có bộ mộc đặt vao đây không thông nghĩa, xin 
đính chính. 
Hàm giang danh tướng liệt truyện 
Ngô Đức Thọ dịch- 
Thư viện tỉnh Hải Dương 8/1998 
101 
tự mình đốc chiến, thấy ông đang ra sức cố thủ, bèn rút thanh bảo kiếm 
bên mình trao cho ông, nói rằng:" Mọi việc uỷ thác hết cho khanh". Ông 
sách gươm vụt đi chỉ huy quân sĩ, đảo khắp một lượt qua các cửa nội cung 
lớn tiếng quát:" Kẻ nào không tuân lệnh chém". Quân sĩ được vững tâm 
hơn. Cuối cùng quân phản loạn không xâm phạm được nội điện. Vừa lúc 
ấy, Thạc quận công Hoàng Phùng Cơ đem quân đến cứu viện, bọn Mậu 
Nhĩ phải tháo lui. Nguyên Thạc quận công Hoàng Phúc Cơ cùng với anh 
con bác của ông là Liên quận công(1) đem quân về trấn thủ Hải dương, 
quân Thạc vẫn đóng quân tại kinh đô, thật thà không hay biết âm mưu gì 
kia khác. 
Vì thế bọn Đương Trọng Tế mới dám trắng trợn làm việc bội 
nghịch. Đến khi sự việc xảy ra, quận Thạc không muốn mình bị lây tiếng 
xấu, bèn đem quân đến ngăn chặn. Sau khi kinh thành trở lại yên ổn, ông 
(Đinh Đống) được phong chức xa kỵ đô uý, tước hầu. 
 Mùa đông năm ấy(2) tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm lại đem quân 
ra Bắc. Ông cùng anh con bác là Tả tướng quân Dương trung hầu(3) phò tá 
Chiêu Thống chạy lánh lên phía Bắc, sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị giết, 
hai ông phò vua đi về phía Đông rồi về phía Nam, giao chiến với quân 
"giặc" mấy mươi trận. Đến khi thua bại ở Vị Hoàng (Nam Định) Chiêu 
Thống chạy vào Thanh Hoá, ông không theo kịp bèn trở về cùng với anh 
là Hàm Quận công(4) dấy binh chống đánh quân Tây Sơn, được mấy phen 
thắng trận. Tháng 6 năm Mậu Thân(5) Hàm quận công đưa quân ra đóng ở 
Hoa Phong(6) (11-62), các em đều đi theo uỷ thác cho ông ở nhà phụng 
dưỡng mẹ già. 
(1) Tức Đinh Tích Nhưỡng. 
(2) Đinh Mùi 1787 
(3) Tức........ 
(4)Đinh Nhã Hành 
(5)Tháng 7-1788 
(6) Tức huyện Nghiêu Phong đời Nguyễn: Vùng đảo Cát bà (nay thuộc Hải phòng) 
Hàm giang danh tướng liệt truyện 
Ngô Đức Thọ dịch- 
Thư viện tỉnh Hải Dương 8/1998 
102 
Ông ở quê nhà, trước sau ba lần dấy nghĩa quân tiến đánh trấn 
thành của "giặc", vì không có quân tiếp viện nên lần nào cũng phải rút lui. 
Đến khi nghe tin có viện binh nhà Thanh phái sang, Hàm quận công từ 
Vân Đồn tiến quân lấy lại thành Vân Quảng. 
 
Hưng hoá trấn thủ. Dận Lệnh hầu. 
 Ông huý Dận, con thứ hai của Phác trung công, tính ông thận 
trọng, ít nói nhưng rất gan dạ. Lúc đầu hưởng tập ấm, ông được thụ chức 
Điển binh, từng thăng đến chức quản lĩnh các đội quân thị vệ (Nội thị và 
trung thị)(1) hầu vua ở kinh(2). Vua Chiêu Thống vừa mới lên ngôi ngày 
tháng 7 thì gặp lúc Nguyễn Hữu chỉnh mượn cớ phù Lê diệt Trịnh đưa 
quân ra đánh Yến đô vương. Vương(3) phải chạy trốn. Bấy giờ ông đang 
cầm quân đi dẹp giặc ở cõi ngoài. Khi trở về gặp Chúa giữa đường, nhân 
đó Chúa dựa vào thế lực của ông. Ông hộ vệ Chúa chạy về phía Đông(4). 
Mùa xuân năm Đinh Mùi(5) ông vâng mệnh đốc suất quân bản hộ theo anh 
ruột là đại tướng Hàm quận công(6) đem quân về bảo vệ kinh thành, được 
phong tước hầu. Sau đó ông từng được sung chức Chiêu Thảo sứ đem 
quân về trấn Sơn Nam dẹp giặc. Trong một trận giao chiến với quân giặc, 
ông bị đạn bắn bị thương ở đùi bên trái, lang y phải cắt thịt để gắp đạn ra, 
máu chảy lênh láng, lại dùng dao chặt đứt đoạn xương bị nhiễm độc, tiếng 
dao chặt xương nghe chan chát thế mà ông vẫn không đổi sắc mặt, thản 
(1) Nội thị, trung thị và cả ngoại thị nữa đều thuộc loại quân cấm vệ của nhà vua, chia ra đội bảo vệ nội 
cung(nội thị), đội bảo vệ ở phía ngoài nội cung(trung thị) và đội bảo vệ ngoài hoàng thành(ngoại thị) 
(2) Tức năm 1786 
(3) Chỉ chúa Trịnh Bồng 
(4) Theo Lê Quý kỷ sự:Sau khi bị Nguyễn Hữu Chỉnh đánh thua ở cánh đồng Mục thị, Trịnh Bồng chạy 
về. 
(5) Năm 1787 
(6)Tức Đinh Nhã Hành. 
Hàm giang danh tướng liệt truyện 
Ngô Đức Thọ dịch- 
Thư viện tỉnh Hải Dương 8/1998 
103 
nhiên cười nói như thường. Người đứng xem chung quanh ai cũng lấy làm 
kinh khiếp lạ lùng. 
 Sau đó, tướng "giặc" là Vũ Văn Nhậm lại đem quân ra. Nguyễn 
Hữu Chỉnh bị giết. Nhà vua lén về lánh ở miền Bảo Lộc, Phượng Nhãn, 
phủ Lạng Giang. Bấy giờ các trấn đều bị tan vỡ, đâu đâu cũng bị giặc 
chiếm. Ông theo Hàm quận công dấy quân xướng nghĩa mấy lần, xoay 
chuyển tình thế đánh lại quân giặc trước sau hơn 40 trận, phần nhiều đều 
đánh thắng. Tháng 9 năm Mậu Thân(1) Hàm quận công từ đất Liêu Châu 
tỉnh Quảng Đông (T.Q.) trở về(2) đốc suất đại quân đóng ở Vân Đồn(3) giao 
chiến với "giặc" lấy lại được thành Yên Quảng. Hàm quận công giao cho 
ông tìm lên hành doanh vua đóng ở xứ Kinh Bắc để tâu báo tin thắng lợi. 
Bấy giờ quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị Tổng đốc Lưỡng Quảng chỉ huy đã 
kéo sang đến nơi. Nhân đó, vua Chiêu thống lưu ông ở lại để hộ giá xuất 
chinh, đến tháng 11 thì thu phục được kinh thành, ông được phong tước 
Đô đốc binh sứ, sung chức trấn thủ Hưng Hoá. 
 Mùa xuân năm Kỷ Dậu(4) Nguyễn Huệ đích thân cầm quân ra 
chiếm đoạt kinh sư. Quân nhà Thanh thua to, vua Chiêu Thống theo Tôn 
Sĩ Nghị chạy lên phía Bắc rồi lánh vào nội địa(5), các trấn lại bị quân 
"giặc" chiếm hết. Ông đón gia quyến theo Hàm quận công sang Yên 
kinh(6) phò giá vua Chiêu Thống. Bấy giờ các bề tôi theo lưu vong vua có 
hơn 30 người, người Thanh vu cho là "điêu toa gây chuyện" rồi phân tán 
hết đi an trí mỗi người một nơi. Mới đầu ông cũng bị giam mất hơn 5 
tháng. Sau người Thanh xét ông vô can bị oan, cho phép được cùng với 
Hàm quận công ở lại doanh(7) theo hầu quốc vương. Sau đó người Thanh 
(1) Tháng 10-1788 
(2) Nguyên chú: Lúc bấy giờ vua Chiêu Thống sai Hàm quận côngsang nhà Thanh 
(3) Nguyên chú: Đại đồn của Hàm quận công đóng ở đấy 
(4) Tức 30-1-1789 
(5) Nội địa tức là Trung quốc. Ngày trước người Trung quốc gọi nước họ là nội địa, các nước khác là 
ngoại"nội địa" 
(6) Tức Bắc Kinh 
(7) Doanh nói đây tức là "An nam doanh", một phủ đệ nhỏ ở ngoại ô Bắckinh, vua Thanh cho phép Chiêu 
Thống lưu trú ở đấy. 
Hàm giang danh tướng liệt truyện 
Ngô Đức Thọ dịch- 
Thư viện tỉnh Hải Dương 8/1998 
104 
sai quân canh phòng nghiêm ngặt không cho Hàm quận công tự do đi lại 
giao thiệp với quốc vương, chỉ còn một mình ông hầu vua sớm chiều 
không rời nửa bước. Cho dù nhà vua đang phải lưu vong ở chờ nơi đất 
khách quê người, nhưng ông lui tới bái yết nghi thức đúng lễ không suy 
giảm chút nào, thật chẳng khác gì quan hệ vua tôi lúc thái bình vô sự. Đức 
tính ông cần mẫn thận trọng như thế vậy. Ông ở bên nước Thanh mười 
bốn năm. Đến năm Quý Hợi (1803) ông cùng với bọn Bình Chương, Lê 
Quýnh(1) lại dâng sớ tâu xin rước hài cốt vua Chiêu Thống về lánh ở trong 
nước. 
 Đến niên hiệu Gia Long (1802-1819) vua bản triều (Nguyễn) 
chuẩn cho trở lại giữ chức quan, nhưng vì già yếu nên ông xin được nghỉ. 
Vua Gia Long đặc ân cho tiền thuốc nuôi dưỡng, sau ông mất tại nhà. 
 Con trưởng là Đinh Công Luật, con thứ hai là Đinh Công Trọng, 
con thứ ba là Đinh Công Điền. Năm Kỷ Dậu (1789) ông (Đinh Lệnh Dận) 
lánh về Giang Bình(2). Quân giặc đuổi theo rất gấp. Ông cùng Hàm quận 
công nhằm phía Khâm Châu mà chạy. Luật và Trọng theo không kịp bị 
giặc bắt. "Giặc" thấy hai người còn ít tuổi (12, 13 tuổi) có ý thương hại, 
bảo hai ông lạy xin thì sẽ tha cho. Cả hai anh em không lạy, chịu chết. 
Diễn theo sang nhà Thanh, đến năm Quý Hợi (1803) lại theo cha về nước, 
sau khi ông (Đinh Lệnh Dận) qua đời, không biết ông Diễn thế nào. 
(1) Bình chương: chức ngang tể tướng. Nguyên chú:Bấy giờ Hàm quận công (Nhữ Hành) đã qua đời. Lúc 
trước Hàm quận công đã dâng sớ xon đưa hài cốt quốc vương(Chiêu Thống) về mai táng trong nước, 
nhưng lúc đó vua Thanh chưa cho phép. Đến năm này Lê Quýnh được tha khỏi nhà giam, lại tâu xin về 
việc đó. 
(2) Giang Bình có lẽ là huyện Bình giang- Xin để tra cứu thêm 

File đính kèm:

  • pdfham_giang_danh_tuong_liet_truyen_ngo_duc_tho.pdf