Hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin thư viện hiện trạng và định hướng phát triển

Tóm tắt Hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin thư viện hiện trạng và định hướng phát triển: ... các Ban kỹ thuật của các tổ chức thành viên phải phù hợp với tên Ban kỹ thuật của ISO về lĩnh vực tương ứng. Tại ISO, tên Ban kỹ thuật về TT-TV là ISO/TC 46). Thành phần của TCVN/TC46 gồm đại diện của các cơ quan: - Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia; - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Vụ ...c áp dụng tương đối phổ biến, các TCVN về thông tin tư liệu khác hầu như không được áp dụng tại các cơ quan TT-TV. Có nhiều nguyên nhân, nhưng theo chúng tôi có thể nêu một số nguyên nhân chính như sau: + Công tác tuyên truyền, phổ biến tiêu chuẩn chưa được chú trọng. Hầu hết các TCVN này tr...với đối tượng cần được TCH trong lĩnh vực TT-TV. b) Về áp dụng tiêu chuẩn Như đã trình bày ở các phần trên, quan niệm khá phổ biến hiện nay trong các cơ quan TT-TV nước ta về hoạt động áp dụng tiêu chuẩn là: phàm đã là TCVN thì bắt buộc phải áp dụng. Điều này trái với bản chất của hiệu lực t...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thông tin thư viện hiện trạng và định hướng phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu là TCVN 
2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS” (Điều 10 Luật TCQCKT) 
đ) Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn: “Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. 
Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn 
trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật” (Khoản 1 Điều 23 Luật TCQCKT) 
1.2 Vai trò và đối tượng TCH trong lĩnh vực TT-TV 
a) Vai trò của TCH trong lĩnh vực TT-TV 
TCH là một trong những hoạt động liên quan đến mọi vấn đề thực tiễn và cả những vấn 
đề tiềm ẩn mang tính chất định hướng phát triển của tương lai. Hoạt động TCH được tiến hành 
dựa trên kết quả nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và vận dụng các kinh 
nghiệm thực tiễn, không chỉ giúp các hoạt động kinh tế-xã hội được tiến hành có nền nếp, hiệu 
quả mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa và hợp tác trong mọi lĩnh vực của đời sống 
kinh tế- xã hội. Trong lĩnh vực TT-TV, vai trò của TCH được thể hiện như sau: 
- Nâng cao hiệu quả hoạt động TT-TV trên cơ sở thống nhất và hợp lý hoá quy trình, 
sản phẩm của dây chuyền hoạt động TT-TV; 
- Nâng cao hiệu suất lao động của cán bộ TT-TV, bảo đảm chất lượng lao động bằng 
cách thiết lập các định mức hợp lý, các yêu cầu và phương pháp đối với lao động thông tin; 
- Hoàn thiện việc tổ chức quản lý hoạt động TT-TV; 
- Bảo đảm mối liên hệ tương tác giữa các cơ quan TT-TV tất cả các cấp trong phạm vi 
quốc gia và quốc tế. Vai trò này ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện hoạt động TT-
TV đang từng bước được tin học hoá, hiện đại hoá và nhu cầu chia sẻ nguồn thông tin giữa các 
cơ quan TT-TV trong nước và quốc tế ngày càng trở nên cấp thiết. 
b) Đối tượng TCH trong lĩnh vực TT-TV 
Theo định nghĩa tiêu chuẩn trong Luật TCQCKT thì đối tượng TCH là các sản phẩm, 
hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội. 
Trong lĩnh vực TT-TV, các đối tượng TCH được các nhà nghiên cứu chia thành 4 nhóm như 
sau: 
 a) Thuật ngữ: bao gồm thuật ngữ chung và thuật ngữ phản ánh nội dung của từng công 
đoạn cụ thể trong quy trình hoạt động TT-TV. 
 b) Quản trị dữ liệu: bao gồm các đối tượng liên quan đến hoạt động thu thập, xử lý, 
trình bày, lưu trữ, khai thác dữ liệu. 
c) Quy trình công nghệ, đảm bảo quy trình công nghệ: bao gồm các đối tượng liên quan 
đến phương pháp, kỹ thuật, công cụ, thiết bị tổ chức các công đoạn của quy trình hoạt động 
TT-TV, tạo lập các sản phẩm và dịch vụ TT-TV.. 
d) Các vấn đề về tổ chức: bao gồm các đối tượng liên quan đến nội dung tổ chức, quản 
lý, phát triển và hoàn thiện cơ quan TT-TV. 
2. Hiện trạng hoạt động TCH trong lĩnh vực TT-TV 
Để đánh giá hiện trạng công tác TCH trong lĩnh vực TT-TV, có 3 hoạt động chính cần 
được xem xét là: 
- Hoạt động tổ chức công tác TCH, trong đó thể hiện sự liên kết thống nhất giữa các cơ 
quan trong Hệ thống để thực hiện công tác TCH và mục tiêu cao nhất là thành lập được 
Ban kỹ thuật về TT-TV tại cơ quan tiêu chuẩn quốc gia; 
- Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về TT-TV; 
- Hoạt động áp dụng tiêu chuẩn về TT-TV. 
2.1 Thành lập Ban kỹ thuật về TT-TV trong Tổ chức TCH quốc gia 
Có thể nói, trước đây vài năm hoạt động TCH trong lĩnh vực TT-TV nói chung và hoạt 
động TCH trong lĩnh vực TT-TV Việt Nam nói riêng mới chỉ ở dạng lẻ tẻ, tự phát. Việc xây 
dựng và áp dụng tiêu chuẩn chủ yếu phục vụ cho hoạt động tác nghiệp của từng cơ quan chứ 
chưa mang tầm vóc của cả hệ thống. Nguyên nhân cơ bản là chưa có sự hiện diện của một tổ 
chức đại diện cho toàn ngành trong việc hoạch định chiến lược về TCH, lập kế hoạch biên 
soạn và áp dụng tiêu chuẩn cho toàn hệ thống. Nhận thức được điều này, năm 2004, Tổng cục 
TC-ĐL-CL đã chủ trì việc thành lập Ban kỹ thuật (Technical Committee - TC) về TT-TV, có 
tên là TCVN/TC46 (theo quy định của Tổ chức TCH quốc tế ISO, tên các Ban kỹ thuật của 
các tổ chức thành viên phải phù hợp với tên Ban kỹ thuật của ISO về lĩnh vực tương ứng. Tại 
ISO, tên Ban kỹ thuật về TT-TV là ISO/TC 46). 
Thành phần của TCVN/TC46 gồm đại diện của các cơ quan: 
- Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia; 
- Thư viện Quốc gia Việt Nam; 
- Vụ Thư viện, Bộ VH-TT-DL; 
- Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (Tổng cục TC-ĐL-CL Việt Nam); 
- Trung tâm TT-TV, ĐH Quốc gia Hà Nội; 
- Hội Thông tin tư liệu KH&CN Việt Nam 
TCVN/TC46 có nhiệm vụ: hoạch định chiến lược xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn trong 
lĩnh vực TT-TV; xây dựng kế hoạch biên soạn và áp dụng tiêu chuẩn từng thời kỳ; tổ chức 
biên soạn, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực TT-TV. Việc thành lập TCVN/TC46 
là một bước phát triển mới của hoạt động TCH lĩnh vực TT-TV. Bắt đầu từ đây, ngành TT-TV 
đã có một tổ chức đại diện cho toàn ngành trong việc hoạch định chiến lược về TCH, lập kế 
hoạch biên soạn và áp dụng tiêu chuẩn. 
2.2 Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn về TT-TV 
 Thời điểm bắt đầu của hoạt động TCH trong lĩnh vực TT-TV Việt Nam là vào 
cuối những năm 80 của thế kỷ trước, đánh dấu bằng sự xuất hiện của Tiêu chuẩn quốc 
gia (TCVN) đầu tiên do Viện Thông tin KHKTTW (tiền thân của Trung tâm 
TTKH&CNQG hiện nay) xây dựng. Tính đến thời điểm này (tháng 11/2009) đã có các 
TCVN về TT-TV sau đây được xây dựng và ban hành: 
- TCVN 4523-88: Ấn phẩm thông tin . Phân loại, cấu trúc và trình bày; 
- TCVN 4524-88: Xử lý thông tin. Bài tóm tắt và bài chú giải; 
- TCVN 4743-89: Xử lý thông tin. Mô tả thư mục tài liệu. Yêu cầu chung và quy tắc biên 
soạn; 
- TCVN 5453-1991: Hoạt động thông tin tư liệu. Thuật ngữ và khái niệm cơ bản; 
- TCVN 5697-1992: Hoạt động thông tin tư liệu. Từ và cụm từ tiếng Việt viết tắt dùng trong 
mô tả thư mục; 
- TCVN 5698-1992: Hoạt động thông tin tư liệu. Từ và cụm từ tiếng nước ngoài viết tắt dùng 
trong mô tả thư mục. 
- TCVN 7539:2005: Thông tin và tư liệu-Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục 
Ngoài ra, có thể kể đến các TCVN khác được xếp vào lĩnh vực thông tin tư liệu 
nhưng nội dung liên quan đến các lĩnh vực xuất bản, lưu trữ, phát hành. Đó là: TCVN 
6380:1998 Thông tin và tư liệu. Mã số tiêu chuẩn Quốc tế cho sách (ISBN); TCVN 
6381:1998 Tư liệu. Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN); 
TCVN 7320:2003 Thông tin và tư liệu - Cách trình bày báo cáo khoa học và kỹ thuật; 
TCVN 7420-1:2004 Thông tin và tư liệu - Quản lý hồ sơ - Phần 1: Yêu cầu chung; 
TCVN 7420-2:2004 Thông tin và tư liệu - Quản lý hồ sơ - Phần 2: Hướng dẫn. 
Nhìn chung, số lượng TCVN đã xây dựng còn ít ỏi so với số lượng các đối tượng 
của dây chuyền TT-TV cần được TCH. Phần lớn các tiêu chuẩn ban hành đã quá lâu, 
không tuân thủ nguyên tắc soát xét định kỳ đối với tiêu chuẩn. 
2.3 Hoạt động áp dụng tiêu chuẩn về TT-TV 
Hoạt động áp dụng tiêu chuẩn về TT-TV cần được xem xét trên 2 bình diện: áp 
dụng tiêu chuẩn Việt Nam về TT-TV và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước 
ngoài về TT-TV. 
a. Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về TT-TV 
Như đã trình bày ở trên, trong số các TCVN về thông tin tư liệu đã ban hành, có 6 
TCVN ban hành đã lâu nhưng chưa được soát xét theo quy định. Thực tế, nội dung của các 
TCVN này phần lớn đã lạc hậu so với sự phát triển của hoạt động TT-TV nước nhà. Hệ quả là 
các tiêu chuẩn này hiện nay hoặc không còn được biết đến, hoặc đã không còn được áp dung 
trong hoạt động TT-TV. Điều này được chứng minh qua kết quả khảo sát của một đề tài cấp 
bộ năm 2004(*) về việc áp dụng 6 TCVN này tại các cơ quan TT-TV như sau: 
- 41% cơ quan TT-TV được khảo sát có áp dụng 6 TCVN về TT-TL 
- 33% cơ quan được khảo sát đã từng áp dụng các TCVN về TT-TL nói trên nhưng hiện 
đã thay bằng các tiêu chuẩn khác; 
- 21% cơ quan được khảo sát không biết sự hiện diện của các TCVN này. 
Thời gian gần đây, cùng với việc tăng cường áp dụng CNTT trong hoạt động 
TT-TV, vấn đề cấp bách đặt ra là cần có một tiêu chuẩn về biên mục máy để các cơ 
quan TT-TV có thể chia sẻ tự động hoá nguồn thông tin với nhau. TCVN 7539:2005 
Thông tin và tư liệu - Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục ra đời phục vụ cho nhu 
(*)
 Nghiên cứu áp dụng các chuẩn lưu trữ và trao đổi thông tin trong Hệ thống TTKHCNQG /Trung tâm TTKHCNQG.-Báo 
cáo tổng kết Đề tài cấp bộ .-Phan Huy Quế (Chủ nhiệm đề tài).-H.: 2004.-Địa chỉ lưu trữ: TTTTKHCNQG, 4773/BC 
cầu này và được áp dụng khá rộng rãi, nhất là tại các cơ quan TT-TV đang sử dụng 
các phần mềm quản trị tài liệu sử dụng khổ mẫu trao đổi thư mục máy (MARC) như 
Libol, Ilib... 
Nhìn chung, ngoại trừ TCVN 7539:2005 hiện được áp dụng tương đối phổ biến, các 
TCVN về thông tin tư liệu khác hầu như không được áp dụng tại các cơ quan TT-TV. Có 
nhiều nguyên nhân, nhưng theo chúng tôi có thể nêu một số nguyên nhân chính như sau: 
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến tiêu chuẩn chưa được chú trọng. Hầu hết các TCVN 
này trước đây đều xây dựng theo phương pháp cơ quan biên soạn. Phương pháp này có hạn 
chế rất lớn là khi tiêu chuẩn được ban hành, nếu không có biện pháp tuyên truyền phổ biến 
tích cực thì chỉ có cơ quan biên soạn tiêu chuẩn là biết có tiêu chuẩn, các cơ quan liên quan 
khác thì không; 
+ Phần lớn các TCVN này đều ban hành đã khá lâu và hoàn toàn không được 
soát xét định kỳ theo nguyên tắc TCH. Do đó, nhiều quy định trong các TCVN này đã 
lỗi thời, không còn phù hợp với hiện trạng hoạt động TT-TV nước ta; 
+ Ý thức áp dụng tiêu chuẩn, hay nói cách khác, nhận thức về vai trò của tiêu chuẩn đối 
với hoạt động TT-TV của các cơ quan TT-TV nước ta chưa cao, dẫn đến việc hoặc cố tình 
không áp dụng, hoặc áp dụng tiêu chuẩn một cách chiếu lệ. 
b. Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài về TT-TV 
Bên cạnh các TCVN về thông tin tư liệu, các cơ quan TT-TV nước ta cũng đã áp dụng 
hoặc đang nghiên cứu áp dụng một số Tiêu chuẩn quốc tế và Tiêu chuẩn nước ngoài. Có thể kể 
một số Tiêu chuẩn cơ bản như: các Tiêu chuẩn quốc gia (GOST) thuộc Hệ thống Tiêu chuẩn 
về thông tin, thư viện và xuất bản của Liên Xô; ISO 2709:1996 của Tổ chức TCH quốc tế 
(ISO); ISBD, UNIMARC của Hiệp hội thư viện quốc tế (IFLA); AACR2, ANSI/NISO Z39.50 
và gần đây là MARC 21 của Mỹ... 
Trong số các tiêu chuẩn quốc tế và nước ngoài về thông tin tư liệu, có thể nói các Tiêu 
chuẩn quốc gia (GOST) thuộc Hệ thống Tiêu chuẩn về thông tin, thư viện và xuất bản của 
Liên Xô là quen thuộc và được áp dụng phổ biến trong các cơ quan TT-TV nước ta, đặc biệt là 
các cơ quan ở phía Bắc. Tiêu chuẩn của các tổ chức TCH quốc tế và tiêu chuẩn của một số 
nước tư bản như Mỹ, Pháp... chỉ được chú ý áp dụng những năm gần đây, khi hoạt động TT-
TV được hiện đại hoá mạnh mẽ, đồng thời với việc hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế. 
3. Định hướng phát triển hoạt động TCH trong lĩnh vực TT-TV 
Cần tập trung vào hai vấn đề cơ bản: xây dựng tiêu chuẩn và áp dụng tiêu chuẩn. Chúng 
tôi sẽ trình bày cách tiếp cận và định hướng xây dựng tiêu chuẩn và áp dụng tiêu chuẩn trong 
lĩnh vực TT-TV theo tinh thần của Luật TCQCKT 
3.1 Quan điểm tiếp cận vấn đề xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn lĩnh vực TT-TV 
a) Về xây dựng tiêu chuẩn 
Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực TT-TV, số lượng các đối tượng cần được TCH rất lớn 
(thuật ngữ, quy trình công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, thiết bị, tổ chức...) trong khi số lượng các 
TCVN về thông tin tư liệu còn rất khiêm tốn. Nếu so sánh số lượng TCVN đã ban hành với số 
lượng đối tượng cần được TCH của lĩnh vực TT-TV thì không biết chúng ta sẽ phải cần bao 
nhiêu thời gian, công sức và tiền bạc để có đủ các TCVN cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi 
cho rằng cần tiếp cận vấn đề xây dựng tiêu chuẩn như sau: 
+ Xây dựng tiêu chuẩn không đơn thuần chỉ là việc cho ra đời một tiêu chuẩn mới, mà 
phải bao gồm cả việc “làm mới” các tiêu chuẩn đã ban hành. Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy 
chuẩn kỹ thuật, định kỳ 5 năm đối với tiêu chuẩn quốc gia và 3 năm đối với tiêu chuẩn cơ sở, 
cơ quan công bố tiêu chuẩn phải xem xét nội dung tiêu chuẩn có còn phù hợp với thực tế của 
đối tượng TCH hay không. Nếu không còn phù hợp, tiêu chuẩn phải được chỉnh sửa, bổ sung 
hoặc thay thế. 
+ Xây dựng tiêu chuẩn không có nghĩa là phải tự mình sáng tạo ra một tiêu chuẩn mới, 
mà hoàn toàn có thể thừa hưởng một tiêu chuẩn đã có sẵn và sử dụng như một tiêu chuẩn mới. 
Điều 13 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có quy định 4 căn cứ xây dựng tiêu chuẩn. Đó 
là: 
+ Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; 
+ Kết quả nghiên cứu KH&CN, tiến bộ kỹ thuật; 
+ Kinh nghiệm thực tiễn; 
+ Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định. 
 Thực tế cho thấy, đa phần các TCVN lĩnh vực TT-TV đã ban hành chủ yếu được xây 
dựng trên cơ sở thừa hưởng các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn nước ngoài đã có sẵn (các 
ISO, GOST-R của Liên Xô trước đây và một số tiêu chuẩn của Mỹ) 
+ Cần xã hội hoá hoạt động xây dựng tiêu chuẩn trong lĩnh vực TT-TV. Theo Khoản 2 
Điều 15 Luật TCQCKT thì tổ chức, cá nhân có quyền “chủ trì biên soạn hoặc tham gia biên 
soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để đề nghị Bộ KH&CN tổ chức thẩm định, công bố”. Thực 
hiện được điều này, chắc chắn số lượng các tiêu chuẩn sẽ tăng nhanh, đáp ứng được yêu cầu 
đối với đối tượng cần được TCH trong lĩnh vực TT-TV. 
b) Về áp dụng tiêu chuẩn 
Như đã trình bày ở các phần trên, quan niệm khá phổ biến hiện nay trong các cơ quan 
TT-TV nước ta về hoạt động áp dụng tiêu chuẩn là: phàm đã là TCVN thì bắt buộc phải áp 
dụng. Điều này trái với bản chất của hiệu lực tiêu chuẩn cũng như trái với quy định của Luật 
TCQCKT. Hơn nữa, quan niệm này tạo ra sự “miễn cưỡng” trong hoạt động áp dụng tiêu 
chuẩn. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm sẽ không tìm được bất cứ cơ sở pháp 
lý nào để có thể đưa ra các chế tài đối với hành vi không áp dụng TCVN. Tuy nhiên, trong môi 
trường hoạt động TT-TV hiện nay, nếu việc áp dụng tiêu chuẩn chỉ là khuyến khích, tức là phụ 
thuộc chủ yếu vào tính tự giác của các lĩnh vực TT-TV, thì có thể tiêu chuẩn sẽ không được áp 
dụng do những nguyên nhân chủ quan của các lĩnh vực TT-TV. Do đó, chúng tôi cho rằng cần 
tiếp cận vấn đề áp dụng tiêu chuẩn như sau: 
+ Trong điều kiện cơ sở vật chất và nhận thức về tiêu chuẩn trong các cơ quan TT-TV 
hiện nay, cần kết hợp hài hoà giữa khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn với bắt buộc áp dụng tiêu 
chuẩn, cho dù điều này sẽ tạo ra sự phức tạp từ việc ban hành bổ sung một số văn bản quy 
phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền. 
+ Cần xã hội hoá hoạt động tuyên truyền áp dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực TT-TV, 
huy động triệt để vai trò của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp. 
3.2 Định hướng xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực TT-TV 
Từ quan điểm tiếp cận việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn trên, chúng tôi đề xuất định 
hướng xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực TT-TV như sau: 
a) Xây dựng tiêu chuẩn 
+ Nghiên cứu, lựa chọn các đối tượng cần được ưu tiên xây dựng tiêu chuẩn, trước mắt 
là các đối tượng thuộc nhóm thuật ngữ và quản trị dữ liệu. 
+ Nhanh chóng rà soát các TCVN về thông tin tư liệu đã ban hành, đặc biệt là các tiêu 
chuẩn về thuật ngữ và quy trình xử lý thông tin vì đây là các đối tượng TCH rất quan trọng 
trong hoạt động TT-TV. Nội dung rà soát là xem xét các quy định trong tiêu chuẩn có còn phù 
hợp với thực tế của đối tượng TCH hay không. Nếu không còn phù hợp, tùy theo mức độ sẽ 
chỉnh sửa, bổ sung hoặc thay thế bằng tiêu chuẩn khác. Đây là công việc không đòi hỏi nhiều 
thời gian và cần được ưu tiên thực hiện. Kết quả của công việc này không chỉ là sẽ có các tiêu 
chuẩn mới mà còn góp phần “nền nếp hóa” công tác TCH trong lĩnh vực TT-TV theo quy định 
của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. 
+ Tăng cường sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài 
làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, nhằm tiết kiệm thời gian và công sức xây dựng tiêu 
chuẩn. Ưu tiên lựa chọn các tiêu chuẩn của ISO/TC46 (số lượng các tiêu chuẩn do ISO/TC46 
công bố hiện đã lên tới con số hàng trăm tiêu chuẩn) và tiêu chuẩn của các quốc gia có trình độ 
hiện đại hóa thư viện cao như Mỹ. Có thể sử dụng hai trong số các phương pháp áp dụng tiêu 
chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài thành tiêu chuẩn quốc gia, là: 
phương pháp công bố áp dụng (áp dụng trực tiếp) và phương pháp soạn thảo lại (áp dụng gián 
tiếp). Phương pháp công bố áp dụng đòi hỏi phải xem xét, lựa chọn các tiêu chuẩn có nội dung 
phù hợp tối đa với trình độ và điều kiện hoạt động TT-TV Việt Nam, nhưng sẽ tiết kiệm tối đa 
chi phí thời gian, công sức và tài chính. Phương pháp biên soạn lại không đòi hỏi yêu cầu quá 
cáo về mức độ phù hợp của tiêu chuẩn với trình độ và điều kiện hoạt động TT-TV Việt Nam, 
nhưng ngược lại, chi phí sẽ tốn kém hơn. 
+ Có biện pháp khuyến khích các tổ chức nghề nghiệp (Hội Thông tin tư liệu, Hội Thư 
viện...) và các cá nhân tham gia xây dựng, đề xuất dự thảo tiêu chuẩn. 
b) Áp dụng tiêu chuẩn 
+ Tăng cường việc phổ biến, tuyên truyền áp dụng tiêu chuẩn trong các cơ quan TT-
TV. Trách nhiệm này không nên quy định chung chung mà cần xác định rõ: việc phổ biến, 
tuyên truyền áp dụng tiêu chuẩn trong lĩnh vực TT-TV là trách nhiệm của các cơ quan đầu 
ngành về TT-TV. Cụ thể là Trung tâm Thông tin KH&CNQG và Thư viện Quốc gia Việt 
Nam. Ngoài ra, cần phối hợp với TCVN/TC46 và các Hội nghề nghiệp về TT-TV. 
+ Tăng cường hiệu lực áp dụng của một số tiêu chuẩn chủ yếu trong lĩnh vực TT-TV. 
Theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, tất cả các tiêu chuẩn đều có hiệu 
lực khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên, có thể thay đổi hiệu lực khuyến khích áp dụng thành bắt 
buộc áp dụng bằng cách viện dẫn tiêu chuẩn trong một văn bản pháp luật của cấp có thẩm 
quyền. Trong lĩnh vực TT-TV, thẩm quyền này thuộc lãnh đạo Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch 
và lãnh đạo Bộ KH&CN. 
+ Đưa môn học TCH lĩnh vực TT-TV vào chương trình đào tạo chính thức bậc đại học 
và cao học. Việc này không chỉ góp phần phổ biến, tuyên truyền về tiêu chuẩn mà còn trang bị 
cho sinh viên - những cán bộ TT-TV tương lai kiến thức và kỹ năng cần thiết về xây dựng và 
áp dụng tiêu chuẩn, tạo trong họ “thói quen” về làm theo tiêu chuẩn đối với các công việc 
trong dây chuyền TT-TV, trở thành những người tiên phong trong hoạt động áp dụng tiêu 
chuẩn trong các lĩnh vực TT-TV sau này. 
4. Thay lời kết 
Trong bối cảnh hoạt động TT-TV hiện nay, TCH không còn chỉ là việc nói suông mà 
cần phải bắt đầu bằng những công việc cụ thể. Chỉ có như vậy mới bảo đảm được sự hợp lý, 
trật tự, hiệu quả trong hoạt động TT-TV, đảm bảo sự tương hợp quốc tế và khu vực trong lĩnh 
vực TT-TV. Tuy nhiên, hoạt động TCH không phải là hoạt động có thể thực hiện chỉ bằng ý 
chí. Vì vậy, bên cạnh trách nhiệm và sự nỗ lực của các cơ quan TT-TV, các tổ chức xã hội, 
nghề nghiệp và các cá nhân hoạt động TT-TV, còn rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, trước hết là 
hỗ trợ về tài chính cho hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn trong các cơ quan TT-TV. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (hiệu lực từ 01/01/2007) 
2. Cơ sở TCH / Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng.-Hà Nội, 1999.-123 tr. 
3. TCVN 6450:1998 (ISO/IEC Guide 2:1996) TCH và các hoạt động có liên quan. Thuật ngữ 
chung và định nghĩa. 
4. Bộ TCVN về thông tin tư liệu/Tổng cục TC-ĐL-CL.-1995 
(Bao gồm: TCVN 4523-88, TCVN 4524-88, TCVN 4743-89, TCVN 5453-1991, TCVN 5697-
1992 , TCVN 5698-1992) 
5. Phan Huy Quế. Hoạt động TCH trong lĩnh vực thông tin tư liệu /TC Thông tin & Tư liệu, số 
4/2000.-tr.19-22. 
6. Phan Huy Quế. Bộ Tiêu chuẩn ISO và vấn đề áp dụng trong các tổ chức thông tin tư liệu/TC 
Thông tin&Tư liệu, số 4/2002.-tr.13-17. 
7. Phan Huy Quế. Chiến lược nào cho công tác TCH trong hoạt động thông tin tư liệu? /TC 
Thông tin&Tư liệu, số 3/2003.-tr.9-14. 
8. Phan Huy Quế. Vấn đề áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài lĩnh vực thông tin 
tư liệu thành TCVN / Báo cáo tại Hội thảo về “Tăng cường công tác TCH trong hoạt động 
thông tin tư liệu” tổ chức tại Hà Nội từ 16-17/11/2006. 
9. Tư liệu khai thác trên Internet theo địa chỉ: http:/www.iso.ch/ 

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_tieu_chuan_hoa_trong_linh_vuc_thong_tin_thu_vien_h.pdf