Về bộ sưu tập đĩa hát hiện đang lưu giữ tại thư viện khoa học xã hội và một số đề xuất trong việc bảo quản, khai thác

Tóm tắt Về bộ sưu tập đĩa hát hiện đang lưu giữ tại thư viện khoa học xã hội và một số đề xuất trong việc bảo quản, khai thác: ...– nhà soạn nhạc ng−ời Hungary, cùng với Béla Bartók là những nhà sáng lập nền âm nhạc dân gian Hungary. Những nhạc phẩm của Zoltán Kodály trong bộ s−u tập phải kể tới các bản viết cho piano (DL0155), tổ khúc Hary Janós (DL0153) và nhạc phẩm nổi tiếng Ave Maria (DL0151). Igor Stravins...đĩa học ngôn ngữ đ−ợc h−ớng tới những đối t−ợng cụ thể nh− ng−ời mới học, tiếng Nga dành cho ng−ời Việt Nam. * Nội dung tổng hợp: đó là bộ bách khoa th− Y học (Sv 54375) gồm 34 đĩa tiếng Nga. * Chủ đề văn học - Nghệ thuật: Có 86 đĩa văn học và 104 đĩa nghệ thuật. Phần lớn các đĩa v...hành một lối hát trong nghệ thuật cải l−ơng. Các bài ca vọng cổ và vở cải l−ơng nổi tiếng tr−ớc năm 1945 và là những vở kinh điển đều đ−ợc phản ánh trong nội dung của các đĩa thuộc thể loại cải l−ơng trong bộ s−u tập đĩa hát. ở các đĩa hát, có phân biệt rõ ràng vọng cổ và cải l−ơng. ...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Về bộ sưu tập đĩa hát hiện đang lưu giữ tại thư viện khoa học xã hội và một số đề xuất trong việc bảo quản, khai thác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồm các bản symphony, 
sonata và concerto nh− Symphony số 39 
cung mi giáng tr−ởng, Symphony số 32 
cung son tr−ởng (DS0164); các sonata 
viết cho flute và piano (DS0330); Các 
Concerto cho piano và nhà hát 
(DS0268); và 26 đĩa của Beethoven 
trong bộ s−u tập gồm các bản tam tấu, 
tứ tấu, symphony và các bản sonata. 
Trong đó, đặc biệt kể đến các bản giao 
h−ởng “Định mệnh”, “Bi tráng”, “ánh 
trăng”, “Khúc đam mê”; các sonata cho 
vĩ cầm nh− “Mùa xuân”; các Piano 
Concerto “Hoàng đế”, các Violin 
Concerto và các khúc mở màn Overture 
Coriolan, Leonore, Egmont... Đây đều là 
những tác phẩm kiệt xuất của 
Beethoven. 
* Thời kỳ lãng mạn (1800–1910): 
Bộ s−u tập có 86 đĩa hát của các tác giả 
nổi tiếng nh−: Franz Liszt (6 đĩa), 
Johannes Brahams (12 đĩa), Franz 
Shubert (8 đĩa), Robert Schumann (9 
đĩa), Frederic Chopin (13 đĩa), Johann 
Strauss (2 đĩa), Alexander Boridin (3 
đĩa), Antonin Dvorak (3 đĩa), Nikolai 
Rimsky Korsakov (5 đĩa) và Peter 
Tchaikovsky (25 đĩa). 
Nội dung những đĩa này trong bộ 
s−u tập đĩa hát gồm các bản nhạc thuộc 
nhiều thể loại. Giao h−ởng có thể kể tới 
các tác phẩm: Giao h−ởng Mùa xuân 
(DL0098), Giao h−ởng Sông Rhenish 
(DL0100)... của Robert Schumann; Giao 
h−ởng “Thế giới mới” (DS0196) của 
44 Thông tin Khoa học xã hội, số 6.2014 
Antoni Dvorak; Giao h−ởng “Thống 
thiết” (DT0022), Giao h−ởng “Giấc mơ 
ngày mùa đông” (DT0016)... của Peter 
Tchaikovsky. Giao h−ởng thơ có Giao 
h−ởng thơ số 3 của Liszt (DL0163). Các 
khúc mở màn có 24 khúc dạo đầu dành 
cho piano của Chopin (DS0214) và Khúc 
mở màn Scherzo và Finale của 
Schumann (DL0157). Các tác phẩm theo 
tr−ờng phái dân tộc có các nhạc phẩm 
của các tên tuổi nh−: Frederic Chopin; 
Franz Liszt; Nikolai Rimsky Korsakov 
và Franz Schubert với các vũ khúc 
Hungary, các tổ khúc Tây Ban Nha 
(DS0231). Opera có 2 vở “Hồ Thiên nga” 
và vở “Kẹp hạt dẻ” nổi tiếng của 
Tchaikovsky (DS0185). Các tác phẩm 
viết cho piano gồm Các dạ khúc, Khúc 
luyện tập (DS0325) của Frederic 
Chopin; Các phân đoạn dễ cho trẻ em 
chơi piano (DS0354) của Robert 
Schumann; Tổ khúc bốn mùa (DS0198) 
của Peter Tchaikovsky; các Fantasy 
(DS0331) và các Sonata viết cho piano 
(DS0345) của Franz Schubert. 
* Thời kỳ hiện đại (1890-1975): có 
52 đĩa. Trong đó có 2 đĩa âm nhạc của 
Claude Debussy, 4 đĩa của Igor 
Stravinsky, 25 đĩa của Bartók Béla, 3 
đĩa của Zoltan Kodaly, 10 đĩa của 
Dimitri Shostakovich và 9 đĩa của 
Sergei Prokofiev. 
Claude Debussy - nhà soạn nhạc 
ng−ời Pháp đ−ợc coi nh− nhà sáng tác 
nổi bật nhất trong tr−ờng phái âm nhạc 
ấn t−ợng. 2 đĩa âm nhạc của Debussy 
trong bộ s−u tập có các nhạc phẩm soạn 
theo ý thơ Baudelair. 
Béla Bartók - nhà soạn nhạc lớn 
ng−ời Hungrary - đ−ợc xem nh− nhà 
cách tân lớn của âm nhạc châu Âu thế 
kỷ XX. 25 đĩa nhạc Béla Bartók trong bộ 
s−u tập có rất nhiều các sáng tác thuộc 
thể loại âm nhạc dân gian các n−ớc nh− 
Hungary, Rumani... (DL0160; DL0150), 
các giao h−ởng cho độc tấu piano, cho 
piano và dàn nhạc, cho bộ dây, bộ gõ 
(DL0149; DL0147) và các tứ tấu 
(DL0168), ngũ tấu (DL0165)... Zoltán 
Kodály – nhà soạn nhạc ng−ời Hungary, 
cùng với Béla Bartók là những nhà sáng 
lập nền âm nhạc dân gian Hungary. 
Những nhạc phẩm của Zoltán Kodály 
trong bộ s−u tập phải kể tới các bản viết 
cho piano (DL0155), tổ khúc Hary Janós 
(DL0153) và nhạc phẩm nổi tiếng Ave 
Maria (DL0151). 
Igor Stravinsky - nhà soạn nhạc 
ng−ời Nga - nổi tiếng với 3 bản ba-lê: 
L'Oiseau de feu (Con chim lửa), 
Petrushka và Le Sacre du printemps 
(Nghi lễ mùa xuân). Bộ s−u tập có 2 đĩa 
nhạc phẩm balê “Nghi lễ mùa xuân” 
(DS0300; DT0032), 1 đĩa gồm các bản 
giao h−ởng cho piano (DT0033) và 1 đĩa 
gồm các vũ khúc Nga (DL0122). Dmitri 
Shostakovich - nhà soạn nhạc ng−ời 
Nga. 10 đĩa nhạc phẩm của 
Shostakovich: về thính phòng có Tam 
tấu, tứ tấu piano (DT0026); Về giao 
h−ởng có Giao h−ởng cho violin và nhà 
hát (DS0207), Giao h−ởng “Tháng M−ời” 
(DS0344), Giao h−ởng viết cho soprano, 
bass và dàn nhạc (DS0280), Giao h−ởng 
“Năm 1905” (DS0224; DS0077; 
DS0078); Các bản “Trên quê h−ơng”, 
“Mặt trời chiếu sáng” (DS0131); Về nhạc 
phim có các bản nhạc trong phim “The 
Gadfly” (DS0217) và nhiều bản dành 
cho piano, violin khác do các nghệ sĩ nổi 
tiếng trình bày nh− nghệ sĩ violin 
Guidon Kremer, nghệ sĩ piano Andrei 
Gavrilov... Sergei Prokofiev - nhà soạn 
nhạc ng−ời Nga. Các tác phẩm của ông 
có trong bộ s−u tập hầu hết là các bản 
Về bộ s−u tập đĩa hát 45 
nhạc giao h−ởng nh− Giao h−ởng cho 
cello và piano (DS0303), Các tổ khúc cho 
cello (DS0259)... 
Có thể nói, hơn 300 đĩa âm nhạc cổ 
điển trong bộ s−u tập đĩa hát hiện đang 
l−u giữ tại Th− viện KHXH đã gói gọn 
đ−ợc 4 thời kỳ lịch sử của âm nhạc cổ 
điển từ thời kỳ Baroque đến thời kỳ 
hiện đại. Số l−ợng đĩa cho mỗi thời kỳ 
tuy không nhiều nh−ng cũng hội tụ 
trong đó những nhạc phẩm tiêu biểu 
của những nhà soạn nhạc điển hình mỗi 
thời kỳ. Đây có thể xem là nguồn t− liệu 
t−ơng đối phong phú để các nhà s−u 
tầm, nhà nghiên cứu âm nhạc, những cá 
nhân, tổ chức yêu thích tìm hiểu, 
nghiên cứu. 
2. Các chủ đề khác - đa dạng nội dung bộ s−u tập 
Khi nói đến đĩa hát, ng−ời ta th−ờng 
nghĩ tới âm nhạc. Tuy nhiên trong bộ 
s−u tập đĩa hát hiện đang l−u giữ tại 
Th− viện KHXH có tới 284 đĩa có chủ đề 
thuộc các lĩnh vực: tôn giáo, văn học, 
chính trị và nội dung tổng hợp. Về mặt 
ngôn ngữ, 284 đĩa này đa dạng các thứ 
tiếng nh−: Việt, Nga, Đức, Anh, Ba Lan 
và Tây Ban Nha. Về mặt hình thức, 
phần lớn là đĩa nhựa, có màu xanh, đỏ, 
ghi, kích th−ớc 434 in hoặc 7 in, tốc độ 
quay 33 vòng/phút hoặc 3313 vòng/phút, 
công nghệ thu thanh analog, có âm 
thanh stereo hoặc stereo-mono. Ngoài 
ra còn có một số đĩa đ−ợc sản xuất ở 
dạng đĩa than, đ−ờng kính 12 in, tốc độ 
33 vòng/phút. Về mặt nội dung, gồm thể 
loại truyện, thơ, kinh kịch, đĩa phục vụ 
tự học tiếng n−ớc ngoài có kèm sách bài 
tập và h−ớng dẫn, bài diễn thuyết... 
Ngoại trừ những đĩa phục vụ học ngoại 
ngữ có chức năng minh họa và dẫn tố cho 
ng−ời nghe bắt ch−ớc học phát âm, 
những đĩa còn lại ở dạng tài liệu có 
những đặc tr−ng nh− sách thông th−ờng 
nh−ng cách thức khai thác không phải 
bằng mắt mà bằng tai. Đó là nghe. 
* Chủ đề chính trị - Lịch sử: Có 11 
đĩa chính trị, 18 đĩa lịch sử. Các đĩa 
chính trị gồm những bài diễn thuyết của 
Kalinin về chủ nghĩa Marx-Lenin, 
những bài diễn thuyết tr−ớc cử tri Nga, 
những bài phát biểu về t−ớng Antonio, 
những bài đọc nói về cuộc đời và sự 
nghiệp của Lenin. Phần lớn thông tin 
của 11 đĩa này mang tính ca ngợi. Chỉ 
có duy nhất 1 đĩa tiếng Tây Ban Nha 
thông tin về cuộc đời và đ−a ra những 
nhận định về t−ớng Antonio - vị t−ớng 
có công lao trong cách mạng Cuba. 
Các đĩa lịch sử cũng phản ánh chủ 
đề chính trị: 18 đĩa bằng tiếng Nga kể 
về tiểu sử của Lenin. Đó là những đĩa 
kể về cuộc đời và sự nghiệp của Lenin, ở 
đó, ng−ời nghe thấy đ−ợc một giai đoạn 
phát triển lịch sử ở Nga và của Cách 
mạng tháng M−ời Nga. Đĩa đ−ợc trình 
bày d−ới dạng nhạc kịch hoặc nghệ 
thuật kể chuyện. 
* Chủ đề tôn giáo: Có 3 đĩa tiếng 
Việt và 1 đĩa tiếng Anh. Đĩa tiếng Việt 
gồm những bài kinh Adiđà vãn sinh, 
kinh Ngọc hoàng cầu bình yên duyên 
thọ, kinh bát nhã. Đó là những bài kinh 
Phật giúp vãn sanh những ng−ời lâm 
chung, cầu những điều tốt lành cho mọi 
ng−ời. Đĩa tiếng Anh là những lời răn 
của đạo Phật trong đó những lời răn dạy 
tu d−ỡng đạo đức của đạo Phật lại đ−ợc 
trình bày bằng tiếng Môn-Khmer. 
* Chủ đề ngôn ngữ: Có 147 đĩa là 
những bộ đĩa học tiếng Nga, tiếng Anh, 
tiếng Ba Lan, tiếng Việt, tiếng Trung và 
tiếng Đức. Các bộ đĩa đều kèm theo sách 
h−ớng dẫn học. Các đĩa trong bộ đĩa học 
46 Thông tin Khoa học xã hội, số 6.2014 
tiếng mang nội dung minh họa cách 
phát âm, h−ớng dẫn phát âm, ngữ điệu 
và dẫn tố cho ng−ời học, cá biệt có đĩa 
ngôn ngữ kèm theo một số tấm phim. 
Những nội dung đĩa học ngôn ngữ đ−ợc 
h−ớng tới những đối t−ợng cụ thể nh− 
ng−ời mới học, tiếng Nga dành cho 
ng−ời Việt Nam. 
* Nội dung tổng hợp: đó là bộ bách 
khoa th− Y học (Sv 54375) gồm 34 đĩa 
tiếng Nga. 
* Chủ đề văn học - Nghệ thuật: Có 
86 đĩa văn học và 104 đĩa nghệ thuật. 
Phần lớn các đĩa văn học là diễn ca các 
tác phẩm thơ, truyện, kịch theo lối hát 
cổ đào ả phiền, hát hồi tiếu hoặc ngâm 
theo lối ngâm thơ đ−ợc các kép có tên 
tuổi trình bày theo nghệ thuật ca trù. 
Bên cạnh đó là những trích đoạn 
ch−ơng hồi của các điển lệ nổi tiếng 
chuyển thể cho kịch, chèo, tuồng, cải 
l−ơng do các nghệ sĩ nổi tiếng tr−ớc năm 
1945 từ Bắc vào Nam trình bày nh− 
Truyện Kiều, Lọ n−ớc thần, Chinh phụ 
ngâm... Các điển lệ này có giá trị nhất 
định trong văn học và nghệ thuật tuồng 
cổ của Việt Nam (Ví dụ: DIS 24 Thơ 
“Chiêu Hổ viếng Tổng Cóc” do kép Nghị 
trình bày theo lối hát than gốc hạc, dàn 
nhạc Ly và Đức). Ngoài ra còn có truyện 
kể cho thiếu nhi, chuyện đọc ng−ời lớn, 
tác phẩm thơ, truyện kể về cuộc đời và 
sự nghiệp của Lenin. Những tác phẩm 
văn học đ−ợc trình bày theo lối kể 
chuyện và dẫn dắt ng−ời nghe một cách 
nhẹ nhàng. Các tác phẩm văn học 
th−ờng đ−ợc các loại hình nghệ thuật 
chuyển thể thành các vở diễn trong 
nghệ thuật của mình. Do đó trong bộ 
s−u tập đĩa hát, chủ đề văn học lồng vào 
chủ đề nghệ thuật. Các đĩa chủ đề nghệ 
thuật, chiếm hơn 10% trong tổng số bộ 
s−u tập. Đó là các loại hình nghệ thuật 
dân gian truyền thống của Việt Nam 
tr−ớc đây trên khắp ba miền, những vở 
nhạc kịch, những bài thơ đ−ợc ngâm, 
kịch nói, kinh kịch đ−ợc biểu diễn bằng 
tiếng Việt, tiếng Ba Lan, tiếng Nga, 
tiếng Trung Quốc. Những đĩa mang chủ 
đề nghệ thuật trình bày chủ yếu theo các 
loại hình nghệ thuật: ca trù, tuồng cổ, 
chèo, cải l−ơng và một số loại hình khác. 
- Ca trù: đ−ợc trình bày trong các 
đĩa hát theo các lối hát. Đó là những lối 
hát nh− hát cổ đào ả phiền, hát đào 
thông thuộc lối hát ả đào xa x−a và 
nhiều lối hát của ca trù khác hiện đã 
mai một nh− hát trống quan, hát dịp 
đuổi, hát sa lệch, hát sắp dẹp đuổi. 
Điểm nổi trội của lối hát nói trong ca 
trù là có thể kết hợp văn ch−ơng nhuần 
nhuyễn với âm nhạc. Do đó các tác 
phẩm ca trù đ−ợc thể hiện trong nội 
dung đĩa nhạc mang chủ đề nghệ thuật 
phần lớn là những bài thơ đ−ợc trình 
bày theo lối hát, lối nói của ca trù. Các 
nghệ sĩ biểu diễn ca trù gọi là kép. Trên 
mặt đĩa, thông tin các lối hát do kép nào 
trình bày. 
- Tuồng cổ: còn đ−ợc gọi là hát bộ, 
hát bội hay luông tuồng. Tuồng cổ Việt 
Nam có hai loại gọi là tuồng pho và 
tuồng đồ. Tuồng pho diễn những vở theo 
dạng kinh điển kịch lệ. Đó là những vở 
đ−ợc lấy từ những điển tích kinh điển 
trong sử sách của Trung Quốc hoặc Việt 
Nam. Tuồng đồ là những vở tuồng đ−ợc 
viết bằng chữ Nôm và chữ quốc ngữ, lấy 
từ văn ch−ơng Việt Nam rồi cải biên 
thành tuồng. Tuồng đồ mang tính giải 
trí, hài h−ớc và phù hợp với lối giải trí 
của giới bình dân. Các vở tuồng đ−ợc 
trình bày trong những đĩa hát thuộc bộ 
s−u tập bao gồm cả tuồng pho và tuồng 
Về bộ s−u tập đĩa hát 47 
đồ. Tuồng pho gồm các vở: Phụng Nghi 
Đình, Viên Môn Tiết ứng luông, Thoại 
Khanh - Châu Tuấn... Tuồng đồ là 
những vở tuồng Lam Sơn khởi nghĩa, 
Tr−ng Nữ V−ơng. Những vở tuồng này 
đều là những vở tuồng đ−ợc xem là kinh 
điển của nghệ thuật tuồng cổ Việt Nam. 
Các lối hát bột, hát khách, hát nam và 
những lối hát khác đặc tr−ng của tuồng 
đều đ−ợc biểu diễn và ghi âm trong đĩa 
nh− bộ đĩa có ký hiệu D0071: Tống tửu 
đơn hùng tín, ghi âm các lối hát trong 
Tuồng đồ nh− nói lối, hát khách, hát 
nam. Chính sự kinh điển của các vở 
diễn tuồng đã đem tới giá trị thực sự 
cho những đĩa tuồng trong bộ s−u tập. 
Những vở tuồng cổ nói trên đều đ−ợc các 
nghệ sĩ tuồng cổ danh tiếng ở Việt Nam 
tr−ớc năm 1945 trình diễn. 
- Chèo: có 20 đĩa gồm các vở chèo 
đặc sắc và kinh điển của nghệ thuật 
chèo Việt Nam nh−: Xúy Vân giả dại, 
Vẹn cả đôi đ−ờng, Lọ n−ớc thần... Bên 
cạnh đó còn có vở Kim Kiều −ớc thệ 
thuộc chèo cải biên. Ngoài ra còn có cả 
những lối hát đặc tr−ng của chèo cổ 
nh−: điệu bóng mạc, điệu xa mạc. Tất cả 
những lối hát và vở diễn chèo trong bộ 
s−u tập đều thuộc chèo cổ của Việt Nam 
tr−ớc 1945. Hiện nay chèo trên sân 
khấu Việt Nam là chèo cải biên, xuất 
hiện vào những năm 1940 của thế kỷ 
tr−ớc. Chính những vở diễn và lối hát 
của chèo cổ trong bộ s−u tập đĩa hát đã 
giúp bảo tồn tinh hoa của nghệ thuật 
chèo truyền thống. Điều đó cho thấy giá 
trị thực sự của các đĩa chèo trong bộ s−u 
tập đĩa hát. 
- Cải l−ơng: là loại hình nghệ thuật 
truyền thống xuất hiện từ đầu thế kỷ 
XX - là loại hình kịch hát dựa trên dân 
ca đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế 
lễ. Vọng cổ cũng đ−ợc đ−a vào cải l−ơng 
cùng thời kỳ và đã trở thành một lối 
hát trong nghệ thuật cải l−ơng. Các bài 
ca vọng cổ và vở cải l−ơng nổi tiếng 
tr−ớc năm 1945 và là những vở kinh 
điển đều đ−ợc phản ánh trong nội dung 
của các đĩa thuộc thể loại cải l−ơng 
trong bộ s−u tập đĩa hát. ở các đĩa hát, 
có phân biệt rõ ràng vọng cổ và cải 
l−ơng. Ví dụ: DIS 47 Đát kỷ thọ hình; 
Tác phẩm, vọng cổ. D0081 Hoa rơi cửa 
phật: Vở cải l−ơng. Trong số 37 đĩa 
thuộc thể loại cải l−ơng, có tới 26 đĩa 
vọng cổ và 11 đĩa cải l−ơng. Đây là 
những vở nổi tiếng và đ−ợc xem là kinh 
điển của nghệ thuật cải l−ơng nh−: 
Đêm khuya trông chồng (Dạ cổ hoài 
lang), Hoa rơi cửa Phật, Triệt giang... 
- Các loại hình nghệ thuật khác: 
bao gồm thơ, kịch, nhạc kịch, kinh kịch. 
Trong đó, Thơ: có 8 đĩa thơ gồm các 
bài thơ của Ba Lan, Việt Nam (dân tộc 
Tày), Nga. Những bài thơ của Ba Lan 
và Nga đ−ợc trình bày theo thể loại 
nhạc kịch có ch−ơng hồi. Đó là những 
bài thơ ca ngợi sự hy sinh anh dũng của 
những chiến sĩ chống phát xít, tr−ờng ca 
thơ ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi non sông đất 
n−ớc, thể hiện tình yêu cuộc sống, tình 
yêu lứa đôi. Những bài thơ của Việt 
Nam đ−ợc trình bày theo lối diễn ca của 
nghệ thuật ngâm thơ có nhạc điệu của 
Việt Nam bao gồm những tác phẩm thơ 
nổi tiếng nh− Chinh phụ ngâm, Truyện 
Kiều, đ−ợc các nghệ sĩ nổi tiếng của Việt 
Nam tr−ớc và sau năm 1945 trình bày 
(Ví dụ: DV0016, Truyện Kiều, ngâm 
thơ: Quách Thị Hồ, đàn đáy: Đinh Khắc 
Ban). Kịch: là những vở kịch ch−ơng hồi, 
ca ngợi cách mạng, ca ngợi công cuộc 
đấu tranh của dân tộc và ca ngợi lãnh 
tụ. Có 14 đĩa thuộc thể loại kịch cách 
48 Thông tin Khoa học xã hội, số 6.2014 
mạng nói trên. Đó là những vở kịch 
thuộc thể loại kịch phát thanh. Nhạc 
kịch: có 12 đĩa gồm những vở nhạc kịch 
đ−ợc trình bày theo thể thơ hoặc trình 
bày theo kịch ch−ơng hồi bằng tiếng 
Nga. Nội dung những vở nhạc kịch này 
ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi cuộc chiến đấu 
chống phát xít của nhân dân Liên Xô. 
Kinh kịch: có 2 đĩa gồm những tích cổ 
điển lệ và vở kich kịch hiện đại ca ngợi 
tình đồng chí, Đảng Cộng sản Trung 
Hoa nh−: Tác nhân yếu tác giá dạng 
địch nhân, Thù hận nhập tâm yếu phát 
nha, Học nhĩ ta tâm hồng đảng tráng 
chí nh− c−ơng, Huyết trái hoàn yếu 
huyết lai th−ờng (KKH 16). 
Tóm lại, có thể nói, bộ s−u tập đĩa 
hiện đang l−u giữ tại Th− viện KHXH 
hết sức phong phú với nhiều chủ đề. 
Chúng đã xóa nhòa suy nghĩ rằng đĩa 
hát chỉ có nội dung về âm nhạc và cho 
thấy rằng đĩa chỉ là vật mang tin. Nội 
dung của đĩa cũng phong phú và đa 
dạng nh− sách. Sự khác biệt giữa hai 
loại tài liệu trên chính là cách thức khai 
thác. Sách khai thác bằng mắt (đọc), đĩa 
khai thác bằng tai (nghe). Chính điều 
ấy tạo ra sự đa dạng và tạo hứng thú 
cho ng−ời dùng tin trong quá trình khai 
thác thông tin và học tập, nghiên cứu. 
3. Thực trạng và một số đề xuất cho việc bảo 
quản, khai thác bộ s−u tập đĩa hát Th− viện KHXH 
Qua khảo sát về công tác quản lý, 
khai thác bộ s−u tập đĩa hát hiện đang 
l−u giữ tại Th− viện KHXH, chúng tôi 
thấy: 
- Bộ s−u tập đang đ−ợc l−u giữ, bảo 
quản trong kho chuyên biệt với đầy đủ 
các thiết bị tạo nhiệt độ, độ ẩm cùng các 
thiết bị đảm bảo an toàn khác nh− hệ 
thống thiết bị phòng cháy chữa cháy. 
- Để nâng cao hiệu quả quản lý của 
Th− viện cũng nh− phục vụ nhu cầu tra 
cứu của ng−ời dùng tin, Th− viện 
KHXH đã cho xây dựng cơ sở dữ liệu đĩa 
hát đầy đủ 7 yếu tố mô tả trên phần 
mềm CDSISIS for Window, mới đây đã 
tích hợp phần mềm Milenium. Ng−ời 
dùng tin có thể tra cứu tại hệ thống máy 
tính ở phòng đọc hoặc tra cứu trên trang 
Kết quả khảo sát tình trạng vật lý 
của bộ s−u tập chỉ ra rằng: bộ s−u tập 
đang bị h− hại với những tình trạng bị 
nhiễm bụi, x−ớc, mẻ, vỡ bề mặt đĩa, rách 
nát vỏ bọc, bong nhãn mác và nghiêm 
trọng hơn đó là bị nhiễm “hội chứng 
dấm”. 100% đĩa đ−ợc khảo sát đều bị 
nhiễm một trong các tình trạng trên 
(Nguyễn Lê Ph−ơng Hoài, 2012). Đĩa bị 
h− hại do nhiều nguyên nhân khác 
nhau nh− do môi tr−ờng xung quanh 
hay do con ng−ời trong quá trình bảo 
quản và sử dụng làm ảnh h−ởng đến 
đĩa... Căn cứ vào tình trạng, mức độ h− 
hỏng của bộ s−u tập, trên cơ sở nghiên 
cứu, tìm hiểu, tham khảo cách thức bảo 
quản, khai thác loại hình tài liệu đặc 
biệt này ở một số th− viện và trung tâm 
l−u trữ, d−ới đây chúng tôi đ−a ra một 
số đề xuất cho việc bảo quản và khai 
thác bộ s−u tập đĩa hát của Th− viện. 
- Tạo và duy trì nhiệt độ và độ 
ẩm thích hợp đối với bảo quản đĩa 
hát: Đĩa hát phải đ−ợc bảo quản trong 
môi tr−ờng không có bụi, khô, ráo và ít 
chịu ảnh h−ởng của các nguồn sáng, 
nguồn nhiệt. Tránh tuyệt đối ánh sáng 
mặt trời. Sử dụng ánh sáng nhân tạo 
(một cách hạn chế) trong các phòng, kho 
bảo quản. Bảo quản đĩa hát trong bóng 
tối là tốt nhất. Để tạo và duy trì môi 
tr−ờng khí hậu trong kho l−u trữ có thể 
dùng máy lạnh và máy hút ẩm. 
Về bộ s−u tập đĩa hát 49 
- Chống bụi cho đĩa hát: Bụi hay 
ô nhiễm không khí trong kho l−u trữ có 
thể làm cho đĩa hát bị x−ớc và phát 
triển nấm mốc trên bề mặt. Dùng máy 
hút bụi để làm sạch sàn kho bảo quản; 
dùng khăn lau ẩm để lau định kỳ cho 
sạch bụi bẩn các nắp hộp, đĩa hát nhằm 
loại trừ những bụi bẩn do môi tr−ờng và 
do con ng−ời gây ra. 
- Khắc phục “Hội chứng dấm” 
trên đĩa hát: Khi đĩa hát đã bị nhiễm 
“Hội chứng dấm” ở những biểu hiện 
nh− bốc mùi chua nh− dấm, mọc tinh 
thể trong suốt, dính −ớt, chảy thành 
mật màu đen, cần thiết phải đóng gói 
tách riêng. 
- Khử chua cho đĩa hát bằng cách 
hong khô nhằm đẩy acid ra khỏi đĩa. Để 
hong khô đĩa hát, sử dụng những buồng 
kín đ−ợc bố trí thông gió bằng hệ thống 
quạt điện thổi gió ở nhiệt độ và độ ẩm 
của không khí. 
- Khử nấm mốc cho đĩa hát bằng 
cách lau ẩm với dung dịch 
isoproplylalcohol hoặc lau xà phòng 
trung tính, lau bằng tay với têta và cồn 
có nồng độ 90oC khi đĩa ở dạng h− hỏng 
nhẹ. 
- Quản lý đĩa hát phải chú ý 
những điểm sau: 
+ Việc bảo quản khi nghiên cứu và 
trong vùng kho có ánh sáng phải chú ý 
những vết bẩn bên ngoài có thể dần dần 
tạo nên các vết x−ớc trên đĩa. 
+ Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm 
th−ờng xuyên. 
+ Khi phát hiện những hiện t−ợng 
nấm mốc trên phải tách đĩa đem đi xử lý. 
- Khai thác sử dụng phải quy 
định rất rõ đối với những ng−ời muốn 
nghiên cứu, sử dụng nh−: 
+ Ng−ời nghiên cứu khi muốn nghe, 
xem đĩa hát trích ghi những nội dung cần 
thiết thì phải đăng ký vào phiếu yêu cầu. 
+ Cán bộ th− viện phải theo dõi việc 
nghe, ghi chép của ng−ời nghiên cứu và 
nhắc nhở khi làm không đúng quy định. 
+ Trong quá trình sử dụng vận 
hành máy, thiết bị để đọc tài liệu dạng 
đĩa hát ng−ời nghiên cứu không đ−ợc 
vận hành tự động mà phải có sự h−ớng 
dẫn của ng−ời cán bộ th− viện. Tránh 
máy móc bị hỏng do ng−ời sử dụng  
Tài liệu tham khảo 
1. Hồ Sĩ Quý, V−ơng Toàn (2011), Th− 
viện Khoa học xã hội, Nxb. Khoa học 
xã hội, Hà Nội. 
2. Hội khoa học Lịch sử Bình D−ơng 
(2012), Lịch sử phát triển của nhạc 
cổ điển, 
791/lich-su-phat-trien-cua-nhac-co-
dien.html. Truy cập: 9/11/2013 
3. Nguyễn Lê Ph−ơng Hoài (2012), 
“Báo cáo tổng quan nhiệm vụ xây 
dựng cơ sở dữ liệu bộ s−u tập đĩa 
hát”, Báo cáo đề tài cấp cơ sở, Viện 
Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfve_bo_suu_tap_dia_hat_hien_dang_luu_giu_tai_thu_vien_khoa_ho.pdf
Ebook liên quan