Học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế xã hội dưới ánh sáng thời đại ngày nay

Tóm tắt Học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế xã hội dưới ánh sáng thời đại ngày nay: ... thuật của chủ nghĩa xã hội không khác gì hơn là nền đại công nghiệp cơ khí có trình độ phát triển cao. Hầu như ai là nhà nghiên cứu về CNXH cũng khó quên câu nói nổi tiếng của V.I.Lênin về vấn đề này: “Chủ nghĩa xã hội là chính quyền Xô Viết cộng với điện khí hóa toàn quốc”. Nhưng đ... hơn nhiều so với năng suất lao động của xã hội cũ. Từ những luận điểm mang tính lý luận này, chúng ta có thể xem xét lại và cắt nghĩa một số những sự kiện và hiện tượng lịch sử trong chặng đường phát triển vừa qua của CNXH. Trước hết, nói về Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là cuộc các...à nhiều tự do nhất cho con người. Nhưng có lúc lại chưa giương cao được ngọn cờ dân chủ tự do. Đến nay, sau những đổ vỡ của CNXH, nhiều sự kiện được người ta biết đến khiến chúng ta không khỏi không suy nghĩ về một số sự việc đã diễn ra ở Liên Xô (dưới thời Stalin), ở Trung Quốc dưới...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế xã hội dưới ánh sáng thời đại ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc Cách mạng 
xã hội chủ nghĩa tháng Mười và tuyên 
bố xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa 
đầu tiên trên thế giới, thì những vấn đề 
lý luận về sự khác biệt về chất của trình 
độ phát triển của lực lượng sản xuất 
dưới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng 
sản cũng chưa được giải quyết rõ ràng 
hơn hồi C.Mác bao nhiêu. Trong hầu hết 
các tác phẩm của mình, V.I.Lênin cũng 
chỉ xác định cơ sở vật chất kỹ thuật của 
chủ nghĩa xã hội không khác gì hơn là 
nền đại công nghiệp cơ khí có trình độ 
phát triển cao. Hầu như ai là nhà nghiên 
cứu về CNXH cũng khó quên câu nói 
nổi tiếng của V.I.Lênin về vấn đề này: 
“Chủ nghĩa xã hội là chính quyền Xô Viết 
cộng với điện khí hóa toàn quốc”. Nhưng 
điện khí hóa của CNXH khác gì với 
điện khí hóa của CNTB thì V.I.Lênin 
cũng chưa bao giờ có điều kiện chỉ ra. 
Từ đây, nếu chúng ta trở ngược lại với 
lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của 
(2) C.Mác và Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, t.1, 
Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.542. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(87) - 2015 
 36
C.Mác sẽ thấy xuất hiện mâu thuẫn: trên 
cùng một trình độ phát triển của lực 
lượng sản xuất, xã hội loài người đã làm 
xuất hiện hai hình thái kinh tế - xã hội 
khác biệt: tư bản chủ nghĩa và cộng sản 
chủ nghĩa. Điều gì đã xảy ra ở đây? Nếu 
cả hai hình thái kinh tế - xã hội này đều 
ra đời như một tất yếu, song song tồn 
tại, thì lý luận mác xít về hình thái kinh 
tế - xã hội không đúng. Còn nếu lý luận 
của C.Mác là đúng, thì một trong hai 
hình thái đã được xây dựng, sẽ không có 
cơ sở để tồn tại. Phải chăng đây chính là 
yếu tố then chốt, cơ bản, quyết định tính 
khoa học và một số hạn chế có tính thời 
đại trong học thuyết C.Mác về hình thái 
kinh tế - xã hội? 
3. Vận dụng học thuyết C.Mác về 
hình thái kinh tế - xã hội trong thế kỷ 
XX và một số luận điểm cần bổ sung, 
phát triển 
Như mọi người đều biết, chủ nghĩa tư 
bản ra đời là kết quả tất yếu của quá 
trình phát triển tự nhiên của xã hội. Sở 
dĩ nó thay thế cho chế độ phong kiến vì 
nó tạo ra một kiểu tổ chức xã hội mà 
trong đó năng suất lao động cao hơn 
nhiều so với năng suất lao động của các 
xã hội trước. Như C.Mác đã từng nói: 
“Giá rẻ của những sản phẩm của giai 
cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả 
những Vạn lý trường thành và buộc 
những người dã man bài ngoại một cách 
ngoan cường nhất cũng phải hàng phục. 
Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực 
hành phương thức sản xuất tư bản, nếu 
không sẽ bị tiêu diệt. Nó buộc tất cả các 
dân tộc phải du nhập cái gọi là văn 
minh, nghĩa là phải trở thành tư bản. Nói 
tóm lại, nó tạo ra một thế giới theo hình 
ảnh của nó”(3). 
Chủ nghĩa tư bản từ khi ra đời đến 
nay đã tồn tại hơn ba thế kỷ. Trong lòng 
nó còn chứa chấp nhiều mâu thuẫn, 
trong đó, có cả những mâu thuẫn đối 
kháng, nhưng xem ra, vào những thập 
kỷ cuối thế kỷ XX và thậm chí cả đầu 
thế kỷ XXI, nó vẫn chưa bước hẳn vào 
giai đoạn tột cùng của nó. Cuộc cách 
mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai 
diễn ra từ giữa thế kỷ XX đã mang đến 
cho nó những sinh lực mới. Chính trong 
những nước tư bản chứ không phải ở 
đâu khác, cách mạng sinh học, hóa học 
và tin học... đã diễn ra và những thành 
quả của chúng mang lại đã nhanh chóng 
được áp dụng vào thực tế sản xuất xã 
hội. Vì thế năng suất lao động trong 
nhiều nước tư bản chủ nghĩa cao hơn 
nhiều so với các nước xã hội chủ nghĩa. 
Nhưng đó là tiêu chí mà theo C.Mác - là 
cái cơ bản nhất để xem xét sự tiến bộ có 
tính quyết định của bất kỳ hình thái kinh 
tế - xã hội nào. 
Ngược lại, chế độ xã hội chủ nghĩa từ 
khi được tuyên bố thành lập đến nay đã 
hơn 80 năm, nhưng những gì nó đạt 
được trên thực tế so với những gì mà 
mục đích cần đạt tới còn là một khoảng 
cách xa. Về mặt lực lượng sản xuất, các 
hệ thống máy móc được dùng trong các 
nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và 
Đông Âu, nhìn chung, đang lạc hậu hơn 
khá nhiều so với trong hệ thống tư bản 
chủ nghĩa. Thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ 
(3) C.Mác và Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, t.1, 
Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.540. 
Học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội... 
 37
XX, nếu nước Nga và Đông Âu mới chỉ 
dùng máy tính điện tử thế hệ thứ 3, thì 
Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, đã 
chuyển sang dùng loại máy này thế hệ 
thứ 5, thứ 6. Mức sống bình quân tính 
theo đầu người ở các nước xã hội chủ 
nghĩa, vì thế, thấp hơn so với ở các nước 
tư bản chủ nghĩa. Nghịch lý của CNXH 
là ở chỗ này. Hình thái kinh tế - xã hội 
tiến bộ hơn, đáng lẽ phải xây dựng trên 
cơ sở sản xuất kỹ thuật hiện đại hơn 
(thậm chí hơn hẳn về chất) để đảm bảo 
năng suất lao động cao hơn và của cải 
dồi dào hơn hẳn các xã hội cũ, thì trên 
thực tế đang còn thấp hơn. Sự khủng 
hoảng của mô hình xây dựng CNXH thế 
giới vào cuối những năm 80, đầu những 
năm 90 thế kỷ XX, đến nay, vì thế, là 
điều đã cơ bản được cắt nghĩa. 
Chính ở đây, một câu hỏi lớn được 
đặt ra là: CNXH - giai đoạn đầu của 
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ 
nghĩa đã là một tất yếu khách quan 
chưa? Và để trở thành tất yếu, nó cần 
những điều kiện kinh tế - xã hội nào? 
Trả lời những câu hỏi này quả thật 
không đơn giản. Điều trước tiên là phải 
quay về với những lý luận mác xít về 
hình thái kinh tế - xã hội. Trong lịch sử 
loài người chưa bao giờ và chưa ở đâu 
một hình thái kinh tế - xã hội nếu chưa 
phát huy hết vai trò của nó, thì chẳng có 
ai có thể buộc nó lùi vào lịch sử. Điều 
ấy có nghĩa là nếu quan hệ sản xuất của 
một hình thái kinh tế - xã hội chưa thực 
sự trở thành sợi dây trói buộc sự phát 
triển của lực lượng sản xuất tiên tiến 
đang hình thành trong lòng nó, thì nó 
vẫn cứ tồn tại, bất chấp ý muốn chủ 
quan của bất kỳ lực lượng xã hội nào. 
Ngược lại, một xã hội mới, chỉ có thể ra 
đời khi nó đã có đủ những tiền đề kinh 
tế, xã hội cho chính bản thân nó. Tiền đề 
ấy chính là cơ sở vật chất kỹ thuật mới - 
cái đòi hỏi phải có một kiểu tổ chức 
kinh tế - xã hội mới đảm bảo cho năng 
suất lao động xã hội vượt cao hơn nhiều 
so với năng suất lao động của xã hội cũ. 
Từ những luận điểm mang tính lý 
luận này, chúng ta có thể xem xét lại và 
cắt nghĩa một số những sự kiện và hiện 
tượng lịch sử trong chặng đường phát 
triển vừa qua của CNXH. 
Trước hết, nói về Cách mạng tháng 
Mười Nga. Đây là cuộc cách mạng 
mang tên CNXH đầu tiên trên thế giới 
nổ ra và giành được chính quyền cho 
giai cấp công nhân trong một nước tư 
bản có trình độ phát triển chưa cao, cơ 
sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, năng 
suất lao động còn thấp, tàn dư của chế 
độ nông nô ở nhiều vùng nông thôn còn 
nặng nề. Nghĩa là cách mạng xã hội chủ 
nghĩa đã nổ ra không phải ở nơi mà 
C.Mác dự đoán - các nước tư bản phát 
triển tiên tiến nhất, văn minh nhất. Vì 
vậy, sau khi giành lấy chính quyền, 
nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng là giữ 
chính quyền và sử dụng chính quyền ấy 
để tạo ra cho mình cơ sở vật chất kỹ 
thuật tiên tiến hiện đại của CNXH. 
Nhưng lực lượng sản xuất ấy là gì? 
Những công cụ lao động nào, hệ thống 
máy móc nào và kiểu tổ chức sản xuất 
nào...? Những vấn đề này chưa ai làm rõ 
được, kể cả V.I.Lênin. Vì vậy, cái gọi là 
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây 
dựng cấp tốc nền công nghiệp nặng dưới 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(87) - 2015 
 38
thời Stalin, về thực chất là hoàn thành 
nốt nhiệm vụ mà cách mạng tư sản chưa 
hoàn thành tức là xây dựng cơ sở vật 
chất của chính chủ nghĩa tư bản chứ 
chưa phải là của CNXH như người ta 
vẫn tưởng. 
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, hàng 
loạt nước tuyên bố đi theo con đường xã 
hội chủ nghĩa. Nhưng tiếc thay, cũng 
vẫn chỉ là những nước có trình độ phát 
triển tư bản chủ nghĩa trung bình, thậm 
chí nhiều nước Châu Á còn đang trong 
tình trạng nửa phong kiến, lạc hậu. Để 
tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH 
ở những nước này, không có cách gì 
khác hơn, là tạo ra trước hết một quyền 
lực chính trị đủ mạnh để tiến hành 
những cuộc cải tạo cách mạng xã hội 
chủ nghĩa triệt để; thủ tiêu mọi hình 
thức tồn tại của chế độ sở hữu tư nhân 
tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ sở hữu 
công cộng về tư liệu sản xuất dưới hai 
hình thức: toàn dân và tập thể. Bằng 
cách ấy, người ta nghĩ rằng, có thể dùng 
tác động có ý thức của kiến trúc thượng 
tầng mới - xã hội chủ nghĩa, và sức 
mạnh của quan hệ sản xuất mới kéo 
vượt được lực lượng sản xuất đang còn 
thấp kém lên. Nhưng thực tế lại cho câu 
trả lời khác. Tất cả những cuộc cải tạo 
quan hệ sản xuất, khi xóa bỏ sở hữu tư 
nhân tư liệu sản xuất, đồng thời lại xóa 
bỏ luôn cả động lực cá nhân của người 
lao động. Tất cả đều là của chung, 
nhưng tất cả lại chẳng là của ai? Lãng 
phí, tham ô, biển thủ của công và tất cả 
những gì là thói quen xấu của người tiểu 
tư sản trỗi dậy tàn phá ngay chính bản 
thân những gì là cơ sở vật chất kỹ thuật 
mới còn rất non yếu mà thời kỳ trước để 
lại. Quan hệ sản xuất mới chẳng những 
không thúc đẩy sự phát triển nhanh 
chóng của lực lượng sản xuất như người 
ta tưởng, mà ngược lại, nó kìm hãm 
chính sự phát triển của những lực lượng 
sản xuất ấy. Và mỗi khi lực lượng sản 
xuất tự tìm lối đi theo những quy luật tự 
nhiên chi phối nó, thì chúng ta lại rung 
chuông báo động về sự phục hồi và 
thậm chí phục thù của CNTB. 
Thật ra, ngay cả nước Nga Xô Viết 
cũng như ở nhiều nước tuyên bố xây 
dựng CNXH khác, trong thế kỷ XX, cơ 
sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, về cơ 
bản, hầu như vẫn chưa có. Ngay cả nền 
tảng vật chất kỹ thuật của chính CNTB 
(nền đại công nghiệp cơ khí) cũng chưa 
đầy đủ. Vì thế, trong mỗi nước này và 
trên phạm vi toàn thế giới, một cuộc đấu 
tranh gay gắt đã diễn ra giữa CNTB 
chưa hết thời và CNXH còn non yếu. 
Cuộc đấu tranh này đã làm cho nhiều 
xung đột trên khắp hành tinh, trong một 
thời gian dài mang đậm màu sắc ý thức 
hệ. Đỉnh cao của cuộc đấu tranh ấy là 
việc phân chia thế giới thành hai hệ 
thống xã hội đối lập: xã hội chủ nghĩa 
và tư bản chủ nghĩa. 
Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, vì 
chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật cho 
chính sự tồn tại của nó, nên người ta đã 
dựa vào hệ thống chính trị được dựng 
lên với tất cả sức mạnh chuyên chính 
của nó để ngăn cản khuynh hướng phát 
triển tư bản chủ nghĩa và cố gắng thiết 
lập quan hệ mới xã hội chủ nghĩa. Lúc 
đầu chính sức mạnh của hệ tư tưởng, 
lòng nhiệt tình cách mạng và chủ nghĩa 
Học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội... 
 39
yêu nước đã giúp cho CNXH đứng vững 
trước nhiều thử thách khó khăn như 
chiến tranh, sự bao vây của CNTB, sự 
yếu kém về kinh tế... Nhưng không thể 
xây dựng CNXH mãi mãi bằng nhiệt 
tình cách mạng. Những quy luật kinh tế 
phải thay thế cho lòng nhiệt tình. Đến 
khi ấy, xã hội đòi trả nó về với những 
quy luật phát triển tự nhiên. 
Lịch sử tồn tại gần một thế kỷ qua 
của CNXH đã chứng kiến biết bao 
những sự kiện phản ánh quá trình này. 
Nếu chỉ tính từ sau Chiến tranh Thế giới 
thứ 2 đến nay, có thể kể đến sự kiện 
Berlin ở Đức; ở Hungary; ở Tiệp Khắc; 
ở Ba Lan; ở Trung Quốc và đặc biệt ở 
Liên Xô giữa những năm 1980 dẫn đến 
sự tan rã của Nhà nước Xô Viết và kéo 
theo nó là mô hình xã hội chủ nghĩa thế 
giới... Tuy những sự kiện này diễn ra ở 
những khoảng thời gian khác nhau, quy 
mô to, nhỏ và ảnh hưởng khác nhau, 
nhưng tựu trung đều đòi trở lại với 
những quy luật phát triển tự nhiên của 
xã hội. Đó là kinh tế thị trường, tự do 
sản xuất, lưu thông và những đảm bảo 
cho thể chế dân chủ. 
Một vấn đề khác gây ra nhức nhối 
không ít cho những người cộng sản chân 
chính là: CNXH theo bản chất là xã hội 
nhân đạo nhất, dân chủ nhất và nhiều tự 
do nhất cho con người. Nhưng có lúc lại 
chưa giương cao được ngọn cờ dân chủ 
tự do. Đến nay, sau những đổ vỡ của 
CNXH, nhiều sự kiện được người ta biết 
đến khiến chúng ta không khỏi không 
suy nghĩ về một số sự việc đã diễn ra ở 
Liên Xô (dưới thời Stalin), ở Trung 
Quốc dưới thời Mao Trạch Đông và ở 
nhiều nơi khác nữa. Phải chăng, cách 
mạng xã hội chủ nghĩa đã nổ ra khi chưa 
ở đâu chuẩn bị những điều kiện kinh tế, 
xã hội đầy đủ cho nó. Do đó, nó phải 
dựa vào bạo lực để thiết lập quyền lực 
chính trị của mình và sau đó dùng quyền 
lực ấy để xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội 
cho chính nó - cái mà những cuộc cách 
mạng trước nó hoàn toàn không phải 
làm. Thời gian của cuộc cách mạng kéo 
dài, chưa biết thời gian kết thúc. Ngay 
cả ở Liên Xô (cũ), có thời người ta 
tuyên bố đã tiến vào giai đoạn CNXH 
phát triển. Nhưng thực ra nó vẫn chưa ra 
khỏi thời kỳ quá độ, thời kỳ xây dựng cơ 
sở - vật chất kỹ thuật cho chính mình; 
mà thông thường, bất kỳ cuộc cách 
mạng nào kéo dài cũng phải đổ nhiều 
máu, mồ hôi và nước mắt. Vì có ai dám 
chắc rằng, trong thời kỳ cách mạng 
không có hành động của bên này hay 
bên kia. Hơn thế nữa, đối thủ của 
CNXH là CNTB lại chưa thật đã lỗi 
thời. Vì vậy, phản ứng của nó càng thêm 
quyết liệt. Đó là những gì có thể cắt 
nghĩa được cho nhiều sự biến khó hiểu 
đã xảy ra dưới mô hình xây dựng xã hội 
xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ XX, xã 
hội mà về bản chất, theo C.Mác không 
thể có những sự biến như thế. Đây là 
một số vấn đề lý luận và thực tiễn có thể 
rút ra từ thực tế xây dựng CNXH trong 
thế kỷ XX, cần có những nghiên cứu và 
luận giải tiếp tục. 
4. Vận dụng và phát triển học 
thuyết C.Mác về hình thái kinh tế - xã 
hội trong thời đại ngày nay 
Như vậy, học thuyết C.Mác về hình 
thái kinh tế - xã hội đã được thực tiễn 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(87) - 2015 
 40
khắc nghiệt kiểm nghiệm. Sự sụp đổ của 
mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu 
cùng những thiếu sót nghiêm trọng về 
mọi mặt của các nước tuyên bố theo con 
đường xã hội chủ nghĩa cũng không thể 
coi là bằng chứng bác bỏ tính khoa học 
của học thuyết C.Mác. Tất cả những gì 
đã diễn ra chỉ chứng tỏ rằng, chưa có ở 
đâu trên trái đất này có đủ những điều 
kiện cần thiết cho sự ra đời của xã hội 
mới - xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ 
nghĩa. Những lý tưởng cao đẹp của chủ 
nghĩa cộng sản: dân chủ, tự do, bình 
đẳng, bác ái, không có áp bức bóc lột, 
thế giới đại đồng... vẫn là những mơ ước 
ngàn năm và vẫn là mục đích đấu tranh 
của thế giới văn minh ngày nay. Với 
những ý nghĩa đó, có thể nói rằng, 
không phải thời đại chúng ta đã bỏ qua 
học thuyết C.Mác mà chính học thuyết 
C.Mác đã vượt qua ngay cả thời đại 
chúng ta. Điều đó không có nghĩa là mọi 
luận điểm mà học thuyết C.Mác nêu ra 
đều đúng. Nếu chỉ xét học thuyết C.Mác 
trong phạm trù hình thái kinh tế - xã hội 
ta đã thấy rằng: cho đến nay chưa ai có 
thể phủ nhận sự phân tích mác xít về 
tiến trình lịch sử. Nhưng do những hạn 
chế thời đại của mình, C.Mác và những 
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác chưa 
bao giờ luận chứng được rõ ràng, cụ thể 
lực lượng sản xuất mà xã hội mới - xã 
hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ 
nghĩa cần phải thiết lập. Với những loại 
công cụ sản xuất nào? Máy móc và hệ 
thống máy móc nào? Kiểu tổ chức sản 
xuất xã hội mới về chất nào sẽ được xây 
dựng lên? Đấy vẫn là câu hỏi lớn đặt 
trước loài người chúng ta. 
Phải chăng, việc phân tích nghiêm 
túc xã hội tư bản hiện đại sẽ giúp chúng 
ta mở ra khả năng giải quyết từng bước 
vấn đề này? Như mọi người đều biết, từ 
giữa những năm 50 của thế kỷ XX, thế 
giới đã bước vào giai đoạn phát triển 
mới. Với cuộc cách mạng khoa học kỹ 
thuật và công nghệ lần thứ hai, lực 
lượng sản xuất đã tiến những bước dài. 
Con người không chỉ đi ra ngoài 
khoảng không vũ trụ tìm hiểu thế giới 
vĩ mô, mà còn tiến sâu tìm hiểu thế giới 
vi mô, khám phá ra những bí mật của 
những vật chất có xung quanh chúng ta 
để tạo ra những chất mới. Những phát 
kiến lớn đã diễn ra trong lý học, sinh 
học, hóa học và nhất là trong lĩnh vực 
tin học đã tạo cho con người những khả 
năng chưa từng có trong lịch sử phát 
triển của mình. Năng suất lao động xã 
hội tăng không ngừng. Việc cơ khí hóa, 
điện khí hóa, hóa học hóa, tự động hóa 
và cách mạng xanh... đã thật sự giải 
phóng con người dần dần thoát khỏi lao 
động nặng nhọc, độc hại. Giờ làm việc 
và ngày làm việc trong tuần của lao 
động nhiều nước cũng đang được giảm 
xuống. Thời gian tự do sau lao động 
của con người ngày càng tăng lên. Ở 
một số nước tiên tiến hiện nay, số 
người lao động trong các khu vực dịch 
vụ xã hội lại nhiều hơn cả số người làm 
việc trong những khu vực sản xuất vật 
chất. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng, 
nền sản xuất của xã hội trong tương lai, 
các robot sẽ đóng vai trò quan trọng. 
Khoa học kỹ thuật ngày càng trở thành 
lực lượng sản xuất trực tiếp. Và con 
người chỉ còn đóng vai trò nhạc trưởng 
Học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội... 
 41
trong dàn hợp xướng đại sản xuất. Đến 
lúc ấy, vai trò của văn hóa, khoa học 
ngày càng tăng lên. Ai chiếm hữu và sử 
dụng được nhiều chất xám, người đó sẽ 
nắm giữ chìa khóa mở vào thế giới 
tương lai. Sự giao lưu quốc tế về mọi 
mặt sẽ được tăng cường và tiếp tục mở 
rộng hơn nữa cho mọi quốc gia, dân tộc 
trên thế giới. Bên cạnh những sắc thái 
dân tộc độc đáo, thế giới sẽ hình thành 
một nền văn minh cộng đồng. Và nếu 
quá trình quả thật là như vậy, thì cách 
mạng và sự đối đầu giữa lực lượng tiến 
bộ và lạc hậu như những cuộc cách 
mạng xã hội trước đây sẽ có thể là 
không cần thiết nữa. Xã hội mới văn 
minh - như mong ước ngàn đời của loài 
người sẽ ra đời trong sự hòa hợp giữa 
các giai tầng xã hội và các dân tộc. 
Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa đang 
đặt cơ sở kinh tế kỹ thuật cho xã hội 
loài người phát triển theo xu hướng tất 
yếu này. Ở từng nước, trong từng khu 
vực, căn cứ vào trình độ phát triển của 
lực lượng sản xuất mà xác định lộ trình, 
kế hoạch và những biện pháp cần thực 
hiện nhằm xây dựng xã hội mới - xã hội 
xã hội chủ nghĩa trên tất cả các phương 
diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư 
tưởng trong sự phù hợp với những điều 
kiện và hoàn cảnh của mình. 
Chủ nghĩa Mác, rõ ràng, không mất 
đi tính khoa học của nó, nhưng áp dụng 
nó như thế nào, vào thời điểm nào, ở 
đâu, với những bước đi nào còn là vấn 
đề cần phải tiếp tục nghiên cứu trên cơ 
sở phân tích thật sự nghiêm túc tiến 
trình hiện nay của sự phát triển lực 
lượng sản xuất của xã hội loài người. 
Tài liệu tham khảo 
1. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, 
t.4,13,19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
2. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, t.33, 36, 37, 
38, 39, 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 
3. Chu Văn Cấp (2009), Đề tài trọng điểm 
cấp Học viện: “Nhận thức giá trị kinh điển Mác - 
Lênin”, Hà Nội. 
4. Nguyễn Trọng Chuẩn và cộng sự (1997), 
Những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, 
V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
5. Nguyễn Ngọc Long (2009), Chủ nghĩa Mác 
- Lênin với vận mệnh và tương lai của chủ nghĩa 
xã hội hiện thực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
6. Trần Nhâm (2010), Chủ nghĩa Mác - 
Lênin, học thuyết về sự phát triển sáng tạo 
không ngừng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
7. Nguyễn Quốc Phẩm, Đỗ Thị Thạch 
(2010), Một số khía cạnh nhận thức mới về chủ 
nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở 
Việt Nam, Nxb Lý luận - Hành chính, Hà Nội. 
8. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo (2009), 
Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 
năm 1986 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
9. Lê Hữu Tầng (2000), Đề tài KX 01.08: 
“Chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực tiễn, 
những bài học kinh nghiệm chủ yếu”, Hà Nội. 
10. Trịnh Quốc Tuấn và cộng sự (1998), Hồ 
Chí Minh về chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa 
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở 
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
11. Học viện Chính trị - Hành chính quốc 
gia Hồ Chí Minh (2009), Kỷ yếu Hội thảo khoa 
học quốc tế: “Lý luận mác xít và thực tiễn thế 
giới ngày nay”, tháng 2, Hà Nội. 
12. Học viện Chính trị - Hành chính quốc 
gia Hồ Chí Minh (2012), Kỷ yếu Hội thảo khoa 
học quốc tế: “Các trường phái mác xít phương 
Tây đương đại”, tháng 4, Hà Nội. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(87) - 2015 
 42

File đính kèm:

  • pdfhoc_thuyet_cua_c_mac_ve_hinh_thai_kinh_te_xa_hoi_duoi_anh_sa.pdf
Ebook liên quan