Hội thảo khoa học - Liên kết phát triển du lịch các tỉnh Duyên hải miền Trung

Tóm tắt Hội thảo khoa học - Liên kết phát triển du lịch các tỉnh Duyên hải miền Trung: ... tế Silver Shores Hoàng Đạt 100 174 9 Dự án Khu du lịch Đức Long - Dung Quất 19 162 TỔNG CỘNG 1.345 117 2.720 199 3. Như chúng tôi đã đề cập tại Hội thảo lần I, dư nợ của các NHTM trên địa bàn dự kiến tăng trưởng hàng năm 22 - 23%, trong giai đoạn 2011 - 2015, để hỗ trợ cho nhu cầu vốn của địa... sát, khai quật phế tích, trở thành những địa chỉ văn 67 Liên kết Phát tr iển Du lịch các t ỉnh duyên hải miền Trung hóa được học giới và du khách quan tâm tìm hiểu. Nhiều làng nghề đã được hồi sinh và đang tiếp tục sản xuất để phục vụ thị trường, phục vụ du lịch như làng gốm Phước Tích, làng ...i suối - Du lịch mua sắm: là một trong những của ngõ của Tây Nguyên ra biển, nếu được quan tâm và đầu tư cũng như kết hợp tốt với những loại hình du lịch khác thì du lịch mua sắm hoàn toàn có cơ sở để phát triển tốt. - Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh: bên cạnh các khu nghỉ dưỡng biển là các k...

pdf132 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hội thảo khoa học - Liên kết phát triển du lịch các tỉnh Duyên hải miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i pháp phát triển. Trong đó, về quan điểm xác định: 
“Phát triển du lịch Quảng Ngãi bền vững trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh phù hợp với 
chiến lược phát triển du lịch của cả nước và khu vực miền Trung - Tây Nguyên”.
Về mục tiêu tổng quát: “Phát triển du lịch Quảng Ngãi trở thành một trong những tâm điểm 
nằm trong chuỗi du lịch miền Trung - Tây Nguyên theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch 
biển, đảo và núi, thế mạnh về hệ thống di tích văn hóa lịch sử gắn với quá trình phát triển của khu 
kinh tế Dung Quất và đô thị mới Vạn Tường”.
Kính thưa quý vị!
Là một tỉnh có nhiều tiềm năng về kinh tế biển, đảo như nhiều tỉnh thành thuộc vùng 
duyên hải miền Trung. Do đó, tỉnh đã chủ trương tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển là 
một trong 3 loạt hình du lịch trọng tâm cùng với du lịch văn hóa lịch sử và du lịch công nghiệp để 
phát triển du lịch Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển 
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn. Đây là một hướng đi đúng mà Quảng Ngãi đã lựa 
chọn trên con đường phát triển của mình.
Một xu hướng mới trong phát triển du lịch của thế giới và Việt Nam hiện nay là con người 
đang muốn tìm lại hay khám phá những vùng đất mà cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, chưa 
bị bàn tay con người tàn phá, nên họ đến với loại hình du lịch thân thiện với môi trường - đó là du 
lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Hiện nay, một bộ phận những người có thu nhập cao đang có 
xu hướng tìm mua đất ở các vùng xa trung tâm thành phố, nơi có khí hậu trong lành, thiên nhiên 
Hội thảo Khoa học
126
tươi đẹp để xây biệt thự nghỉ dưỡng cuối tuần. Đặc biệt đối với Quảng Ngãi, gần với các khu du 
lịch nghỉ dưỡng biển là các di tích văn hóa lịch sử như: khu chứng tích Sơn Mỹ, đền thờ anh hùng 
dân tộc Trương Định (khu du lịch Mỹ Khê, Sơn Tịnh), di tích lịch sử Vạn Tường, địa đạo Đám Toái, 
di tích lịch sử Bình Hòa (khu du lịch Vạn Tường, Bình Sơn), nền văn hóa Sa Huỳnh (khu du lịch Sa 
Huỳnh, Đức Phổ) và đặc biệt trong khu du lịch Thiên Đàng có bảo tàng trưng bày các hiện vật của 
nhiều nền văn hóa khác nhau. Những di tích này đã và đang hòa mình, gia nhập hành trình “Con 
đường di sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng biển”. Đây là cơ hội thuận lợi cho du lịch Quảng Ngãi 
phát triển nói chung và cho các khu du lịch nói riêng.
Kính thưa quý vị!
Quảng Ngãi hiện có 4 khu du lịch trọng tâm để phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển, 
đó là:
* Khu du lịch Mỹ Khê: Bãi biển Mỹ Khê nằm trên quốc lộ 24B cách thành phố Quảng Ngãi 
khoảng chừng 15 km, cách cảng Dung Quất 16 km và gần cảng Sa Kỳ, thuộc địa phận thôn Cổ 
Lũy, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Mỹ Khê là bãi tắm lý tưởng với không gian mênh mông, bãi biển 
có hình cong lưỡi liềm với bãi cát vàng, nước trong xanh, độ dốc thoải, chạy dài 7 km quanh bờ 
biển là những rặng phi lao xanh ngút ngàn, bên cạnh là con sông Kinh lặng lờ, thơ mộng, mang 
vị ngọt của thượng nguồn đổ về và vị mặn của biển hòa vào nhau đem lại nhiều đặc sản biển 
phong phú. Tại đây, du khách có thể du thuyền ra đảo Lý Sơn, Dung Quất - Vạn Tường, Sa Huỳnh 
hay ngược về cửa Đại và Cổ Lũy cô thôn cách đó không xa. Khu du lịch Mỹ Khê đã được quy hoạch 
504 ha và đang điều chỉnh quy hoạch khoảng 1.000 ha
* Khu du lịch Sa Huỳnh: Nằm dọc theo quốc lộ 1A, bãi biển Sa Huỳnh thuộc xã Phổ Thạnh, 
huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi 60 km về phía nam. Từ lâu Sa 
Huỳnh được biết đến như một điểm du lịch khá lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước. 
Vẻ đẹp quyến rũ của bãi biển Sa Huỳnh không chỉ được tạo nên bởi bờ cát trắng mịn trải 
dài hàng cây số, trông xa giống như áng tóc xõa của người con gái đang tuổi xuân thì; mà biển 
Sa Huỳnh còn nổi tiếng bởi làn nước trong xanh, lắm tôm, nhiều cá, những rặng san hô tuyệt đẹp 
cùng những đảo nhỏ ven bờ với thiên hình vạn trạng tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.
Có đi thuyền dọc bãi biển, du khách mới có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp thiên nhiên 
giữa biển trời nơi đây, nhất là mỗi độ xuân về. Nằm cách bờ chừng hơn một hải lý là dãy đá ngầm 
cùng rặng san hô, thế giới của rong biển và những đàn cá đa dạng về chủng loại và màu sắc. Sự 
sống của đại dương chẳng khác nào một xứ sở thần tiên đang diễn ra trước mắt. Thú vị nhất là 
đứng trên đỉnh núi Bàu Nú vào buổi chiều tà, phóng tầm mắt ra khơi xa ngắm những tia nắng 
cuối cùng sắp khuất sau rặng núi, hay ngồi dưới hàng dương lộng gió mà nghe lời thì thầm muôn 
đời của khơi xa. Trời, mây, sóng, nước..., tất cả như hòa lẫn, quyện chặt vào nhau, tạo nên sự thơ 
mộng và đầy quyến rũ cho bức tranh thiên nhiên của Sa Huỳnh... Khu du lịch Sa Huỳnh đã được 
quy hoạch 52,27 ha và dự kiến sẽ điều chỉnh Quy hoạch khoảng 1.000 ha.
* Khu du lịch sinh thái Vạn Tường: thuộc xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nằm 
trong khu kinh tế Dung Quất; phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp khu dân cư phía bắc thành 
127
Liên kết Phát tr iển Du lịch các t ỉnh duyên hải miền Trung
phố Vạn Tường, phía nam giáp trung tâm tài chính, kinh tế và văn hóa của Thành phố, phía bắc 
giáp biển Đông, cách thành phố Quảng Ngãi 45 km về hướng đông bắc. Đây là khu vực có địa 
hình phong phú, địa chất công trình tốt và không bị ảnh hưởng bởi các chế độ thủy văn, rất thuận 
lợi cho việc xây dựng một khu du lịch an dưỡng, nghỉ mát nhằm phục vụ cho dân cư toàn khu 
kinh tế Dung Quất và khách du lịch. Khu du lịch sinh thái Vạn Tường đã được quy hoạch 432 ha.
* Khu du lịch biển, đảo Lý Sơn: nằm giữa biển khơi, Lý Sơn cách đất liền khoảng 34 hải lý về 
hướng đông bắc. Đảo Lý Sơn tên cũ là Cù Lao Ré. Sở dĩ tên gọi như vậy là vì xưa kia trên đảo này 
mọc nhiều dây ré, người dân đã sử dụng loại cây này để buộc đồ rất dai và bền chắc, trải dài theo 
thời gian, tên gọi của loài cây này đã trở thành tên đảo. Trên đảo có núi cao đến 180 m, có nhiều 
di tích lịch sử, văn hóa được phân bổ khá dày. Có thể kể đến một số di tích tiêu biểu như: chùa 
Hang, đình làng An Hải, chùa Đục, miệng núi lửa, và đặc biệt là di tích Âm linh tự - là nơi hằng năm 
diễn ra lễ khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm tưởng nhớ những người đi tìm kiếm hải vật và bảo vệ 
chủ quyền lãnh thổ Việt Nam xưa kia đã khuất. Lý Sơn còn nổi tiếng với biệt danh là “Vương quốc 
tỏi”, nói đến Lý Sơn người ta nghĩ ngay đến cây tỏi, bởi tỏi ở đây không chỉ khác lạ với những nơi 
khác về hình dáng mà còn khác về chất lượng. Nơi đây còn lưu dấu ấn của nền văn hóa Sa Huỳnh 
và văn hóa Chămpa. Hằng năm, người dân trên đảo còn mở hội đua thuyền vào mùa xuân và 
mùa thu, đông vui nhất là hội xuân diễn ra từ ngày mồng bốn đến mồng bảy Tết, thu hút đông 
đảo du khách đến tham dự hội, đồng thời tham quan các di tích, thắng cảnh với nhiều thú vị bất 
ngờ. Hiện nay, tỉnh cũng đang quy hoạch huyện đảo Lý Sơn thành đảo du lịch gắn với an ninh 
quốc phòng trên diện tích khoảng 200 ha.
Về các sản phẩm nghỉ dưỡng du lịch biển hiện có: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Thiên 
Đàng và khu du lịch Sa Huỳnh, nơi đây hằng năm đón hàng ngàn lượt du khách đến tham quan 
và nghỉ dưỡng.
Kính thưa quý vị đại biểu!
Để đạt được hiệu quả, khai thác và phát triển một cách bền vững hơn nữa đối với du lịch 
vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói chung và với du lịch Quảng Ngãi nói riêng, tôi xin đề xuất một 
số ý kiến cho việc liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong xu thế hội nhập 
kinh tế quốc tế, nhất là với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng như sau: 
1. Tiến hành quy hoạch không gian phát triển du lịch trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập 
kinh tế quốc tế. Quy hoạch phải bảo đảm yêu cầu đánh giá được tác động với môi trường khi du 
lịch phát triển, chú ý yếu tố phát triển bền vững trong phát triển du lịch.
2. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt cần thiết nhấn mạnh tính 
trọng điểm trong đầu tư. Quy hoạch hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng gắn với quy hoạch 
phát triển tổng thể du lịch, trên cơ sở xem xét phân tích một cách đầy đủ vai trò của từng công 
trình. Từ đó, xác định những công trình có tác động “đột phá” đến phát triển du lịch cũng như tạo 
hiệu ứng thu hút đầu tư. 
3. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách đủ mạnh, để từ 
đó đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực, có kinh nghiệm vào các 
Hội thảo Khoa học
128
trung tâm du lịch. Đây là những dự án thu hút khách quốc tế vào địa phương một cách nhanh và 
hiệu quả nhất.
4. Phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới theo hướng tạo ra các sản phẩm 
thủ công mỹ nghệ vừa mang đặc trưng văn hóa, vừa phù hợp với thị hiếu của du khách, từ đó đẩy 
mạnh giá trị xuất khẩu tại chỗ. Xây dựng các tụ điểm mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ truyền 
thống gắn kết với các khu du lịch nghỉ dưỡng nhằm đẩy mạnh giá trị chi tiêu của du khách.
5. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch trong xu thế 
mới. Tiến hành phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu cần hướng đến, từ đó có chính sách 
marketing cho phù hợp với từng loại thị trường.
6. Chú trọng và nâng cao công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực làm du lịch, đảm bảo 
đủ số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.
7. Chuyên môn hóa và nâng cao tính cơ động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo đảm 
an ninh trật tự, an toàn xã hội cho du khách và nhà đầu tư tại các trung tâm du lịch. Kiên quyết 
xóa bỏ các hiện tượng chèo kéo, đeo bám, vòi vĩnh, ăn xin, bán hàng rong gây phiền hà cho du 
khách.
8. Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước về quản lý môi trường, tài nguyên du 
lịch, đặc biệt ở những khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có sức hấp dẫn cao, các khu du lịch 
sinh thái; khuyến khích và tạo điều kiện để huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức 
và cá nhân vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của du 
lịch Việt Nam.
Để việc liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ phát triển ổn định và bền 
vững trong nền kinh tế hội nhập, thiết nghĩ những ý tưởng và giải pháp trên sẽ là cơ sở để nghiên 
cứu vận dụng trong định hướng liên kết phát triển du lịch.
Nhân hội thảo lần này, chúng tôi đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du 
lịch, Văn phòng đại diện của Bộ tại miền Trung tăng cường hỗ trợ chúng tôi về công tác xúc tiến, 
quảng bá du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại địa phương. 
Một lần nữa chúc quý vị đại biểu sức khỏe, chúc hội thảo thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn! 
129
Liên kết Phát tr iển Du lịch các t ỉnh duyên hải miền Trung
Kính thưa quý vị đại biểu!
Trước hết, chúng tôi rất vui mừng tham dự hội thảo "Liên kết phát triển du lịch các tỉnh 
duyên hải miền Trung" do tỉnh Phú Yên đăng cai tổ chức, với mục đích tham gia làm rõ hơn 
định hướng các giải pháp cho liên kết hợp tác phát triển du lịch 7 tỉnh duyên hải miền Trung. 
Xin chúc các đại biểu sức khỏe, chúc hội thảo thành công tốt đẹp.
Kính thưa quý vị đại biểu!
Các tỉnh duyên hải miền Trung có tiềm năng du lịch lớn, với 4 trong 16 di sản thế giới 
của cả nước, có dải bờ biển dài và cảnh quan thiên nhiên đẹp, tất cả đều còn hoang sơ, đã 
tạo cho khu vực này một sức hút lớn cho phát triển du lịch. Kết hợp với các điều kiện về vị trí 
địa lý, nhất là thuận lợi trong việc khớp nối hệ thống giao thông như đường hành lang kinh 
tế Đông Tây, đường du lịch ven biển, sân bay, bến cảng... đặc biệt văn hóa xã hội mang đậm 
bản sắc vùng miền, là điều kiện quan trọng cho du lịch phát triển. Chính vì vậy, năm 2005, Thủ 
tướng Chính phủ ký Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phương hướng 
và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, hầu 
hết các địa phương đều quan tâm đầu tư cho phát triển du lịch, trong đó hoạt động du lịch 
của các tỉnh duyên hải miền Trung trong những năm qua diễn ra sôi động, đã tổ chức và đăng 
cai tổ chức nhiều sự kiện du lịch lớn như: Hành trình di sản Quảng Nam, Festival Huế, Festival 
biển Nha Trang, lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, cuộc thi hoa hậu báo Tiền phong, Hội nghị 
APEC, Liên hoan và cuộc thi hợp xướng quốc tế tại Hội An, Tuần lễ hành lang kinh tế Đông 
Tây, Năm du lịch quốc gia, gần đây nhất Năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ - Phú 
Yên 2011, các địa phương cũng đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, thu hút nhiều 
dự án đầu tư du lịch, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá thu hút du khách,... làm cho du lịch đạt kết 
quả bước đầu, tốc độ tăng trưởng du lịch của các địa phương miền Trung đạt khá. Riêng tỉnh 
Quảng Nam trong 5 năm qua (2006 - 2010), tốc độ tăng trưởng khách đạt 9,25%/năm. Trong 
năm 2011, lượng khách tham quan và lưu trú đến Quảng Nam là 2.532.000 lượt khách, trong 
đó: khách quốc tế đạt 1.279.166 lượt khách, khách nội địa đạt 1.252.834 lượt khách. Tốc độ 
tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân giai đoạn 2006 - 2011 gần 40%/năm, du lịch từng 
bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. 
THAM LUẬN CỦA UBND TỈNH QUẢNG NAM
UBND TỈNH QUẢNG NAM
Hội thảo Khoa học
130
Bên cạnh các kết quả đạt được, sự phát triển của ngành du lịch các tỉnh duyên hải miền 
Trung chưa tạo được điểm thu hút thật sự hấp dẫn, chưa có bước phát triển đột phá, kết quả 
hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện của Vùng, số khách du lịch 
quốc tế đến các tỉnh duyên hải miền Trung và số ngày lưu trú, mức chi tiêu còn thấp so với 
cả nước. Nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn, hạn chế như: quy hoạch du lịch khu vực 
miền Trung chưa đồng bộ; hạ tầng cho phát triển du lịch còn hạn chế và bất cập, ít chuyến bay 
quốc tế đến miền Trung; thiếu đồng bộ giữa lữ hành, lưu trú và dịch vụ liên quan, sản phẩm du 
lịch còn nghèo nàn; thiếu nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; quảng bá, xúc tiến du lịch 
chưa mạnh, đặc biệt sự liên kết hợp tác phát triển du lịch còn yếu. Để giải quyết những vấn đề 
trên, ngoài việc cần nỗ lực của từng địa phương, còn có những vấn đề không thể chỉ có một 
địa phương giải quyết được, mà phải có sự liên kết hợp tác của 7 tỉnh duyên hải miền Trung 
mới có thể giải quyết đồng bộ và toàn diện hơn.
Nhận thức cơ hội liên kết phát triển du lịch ở các địa phương, chủ trương liên kết phát 
triển du lịch 3 địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đã được đặt ra rất lâu, cho 
đến năm 2006, nhân dịp tổ chức Năm du lịch Quốc gia - Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam đã đăng 
cai tổ chức Hội nghị bàn về nội dung hợp tác liên kết phát triển du lịch 3 địa phương và đã đi 
đến thống nhất ký kết biên bản về hợp tác liên kết phát triển du lịch ở các nội dung: Xây dựng 
sản phẩm và các tour du lịch; tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch; đào tạo nguồn nhân 
lực du lịch; trao đổi kinh nghiệm quản lý và hoạt động nghiệp vụ du lịch, nghiên cứu đề xuất 
cơ chế chính sách phát triển du lịch 3 địa phương. Nhìn chung, hợp tác liên kết du lịch trong 
thời gian qua đã góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động du lịch, nhất là công tác quảng 
bá, xúc tiến du lịch, đã đóng góp tích cực cho phát triển du lịch của 3 địa phương. Tuy nhiên 
vẫn còn một số nội dung hợp tác liên kết chưa được thực hiện đồng bộ ở các mặt như: Xây 
dựng sản phẩm và các tour du lịch, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu đề 
xuất cơ chế chính sách phát triển du lịch chung của 3 địa phương. Nguyên nhân của hạn chế, 
vướng mắc trên là do công tác phối hợp tổ chức còn chậm, chưa chặt chẽ, các địa phương còn 
khó khăn về kinh phí cho các hoạt động hợp tác liên kết này.
Kính thưa quý vị đại biểu!
Như đã biết, du lịch có tính liên vùng, đa ngành, nên yêu cầu liên kết hợp tác rất là cần 
thiết, để đẩy mạnh phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung cần tập trung thực hiện 
các nội dung liên kết như: Khớp nối quy hoạch du lịch giữa 7 tỉnh; xây dựng kết cấu hạ tầng 
du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch, 
trong đó, nổi bật là các loại hình du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch MICE, 
du lịch làng quê, làng nghề hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, thương hiệu có uy tín, 
được biết đến trong và ngoài nước; phối hợp tổ chức các sự kiện lớn... Để thực hiện được các 
nội dung trên, chính quyền của 7 địa phương nên có ký kết chương trình hợp tác liên kết phát 
triển du lịch chung, đồng thời kiến nghị Chính phủ, Bộ, ngành liên quan có chương trình mục 
tiêu tổng thể đầu tư cơ sở hạ tầng dài hạn cho phát triển du lịch duyên hải miền Trung như 
đường du lịch ven biển, đường cao tốc, hỗ trợ đường bay nội vùng... 
131
Liên kết Phát tr iển Du lịch các t ỉnh duyên hải miền Trung
Trước mắt, trong năm 2012 cần tập trung một số giải pháp liên kết du lịch các tỉnh 
duyên hải miền Trung 
1. Khớp nối quy hoạch du lịch giữa 7 tỉnh, phân định các khu chức năng đặc trưng 
chuyên biệt của từng vùng, dựa vào việc khai thác tiềm năng du lịch và thế mạnh của từng 
địa phương, từ đó làm cơ sở quan trọng để các địa phương tập trung và thu hút các nguồn lực 
cho đầu tư phát triển theo quy hoạch. 
2. Trên cơ sở quy hoạch liên kết du lịch Vùng, cần tính toán lộ trình đầu tư xây dựng đồng 
bộ kết cấu hạ tầng du lịch nhằm đảm bảo sự thông suốt trong việc đón và phục vụ khách du 
lịch một cách tốt nhất. 
3. Trong liên kết, nội dung xúc tiến du lịch, quảng bá đặt lên hàng đầu, do đó cần phải 
thành lập quỹ xúc tiến du lịch cho 7 tỉnh. Hàng năm các tỉnh duyên hải miền Trung nên có 
chung chương trình xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch, tập trung vào các thị trường mục 
tiêu của Vùng, tránh tình trạng từng địa phương tự làm xúc tiến du lịch, gây lãng phí cũng như 
chồng chéo các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Cần phối hợp trong việc đón và phục vụ 
các đoàn famtrip trong và ngoài nước để giới thiệu các giá trị sản phẩm du lịch xuyên suốt 7 
tỉnh. Đối với việc tổ chức các sự kiện du lịch lớn của 7 tỉnh, cần tính toán lịch trình tổ chức các 
sự kiện của từng địa phương sao cho hợp lý, tránh trùng lắp thời điểm diễn ra các sự kiện của 
các địa phương trong Vùng. 
4. Các tỉnh duyên hải miền Trung cần xây dựng thương hiệu và phân định sản phẩm du 
lịch đặc trưng của từng địa phương, tạo sự đa dạng và phong phú các sản phẩm du lịch của 
Vùng, là cơ sở để các địa phương tập trung đầu tư tốt hơn cho việc nâng cao chất lượng cũng 
như mở rộng các sản phẩm du lịch của mình. 
5. Định hướng phát triển du lịch MICE: Khai thác thị trường MICE là một trong những 
mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam (Đánh giá về tiềm năng phát triển 
MICE, các chuyên gia cho rằng: Việt Nam có tiềm năng rất lớn là đối thủ đáng ngại của Singapore 
- trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay). Riêng các tỉnh duyên hải miền Trung, 
chúng ta có cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên, bãi biển đẹp, 
hệ thống khách sạn, resort phát triển là điều kiện thuận lợi để phát triển Tuy nhiên để phát 
triển loại hình này nên thành lập MICE Bureau (tổ chức xúc tiến phát triển MICE), xây dựng 
chiến lược marketing, đề xuất các Bộ, ngành Trung ương cùng với các tỉnh trong Vùng tham 
gia cải thiện hạ tầng phục vụ khách MICE: Visa, sân bay, hệ thống khách sạn, trong đó, việc 
xác định vị trí xây dựng/nâng cấp trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế rất quan trọng (gần sân 
bay, khách sạn, thuận tiện đi lại, giao dịch), thiết lập chiến lược thông tin quảng bá MICE, 
xây dựng website... 
6. Một vấn đề khá quan trọng là sự thống nhất và tổ chức thực hiện các nội dung liên kết 
phát triển du lịch của 7 tỉnh duyên hải miền Trung sẽ quyết định vào sự thành công chung của 
du lịch miền Trung. 
Tỉnh Quảng Nam tham gia một số nội dung về liên kết phát triển du lịch 7 tỉnh duyên hải 
Hội thảo Khoa học
132
miền Trung, rất mong nhận được sự chia sẻ. Với những gì các tỉnh miền Trung đã và đang làm, 
cùng với sự quyết tâm chung của các tỉnh, chúng tôi tin tưởng du lịch 7 tỉnh duyên hải miền 
Trung sẽ phát triển mạnh. Kính chúc các đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

File đính kèm:

  • pdfhoi_thao_khoa_hoc_lien_ket_phat_trien_du_lich_cac_tinh_duyen.pdf