Khái quát quan hệ pháp luật dân sự

Tóm tắt Khái quát quan hệ pháp luật dân sự: ...đời của BLDS năm 1995 ngoài hai chủ thể nêu trên, pháp luật còn quy định hộ gia đình và tổ hợp tác cũng là những chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Việc xác định tư cách chủ thể của hộ gia đình và tổ hợp tác trong quan hệ pháp luật dân sự xuất phát từ những đặc thù của sự phát triển kinh tế...hủ thể chủ động tạo ra thông qua các giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật. Quyền dân sự: Theo khái niệm từ lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật được hiểu là khả năng xử sự của những người tham gia quan hệ được quy phạm pháp luật quy định ...khác nhau: 1. Căn cứ vào đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự. Căn cứ vào đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự mà quy phạm pháp luật dân sự tác động vào, thì quan hệ pháp luật dân sự chia làm hai nhóm: đó là quan hệ pháp luật dân sự về tài sản và quan hệ pháp luật dân sự về nhân thân . ...

pdf38 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Khái quát quan hệ pháp luật dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và lợi ích hợp pháp của mình phải chấm dứt hành vi vi phạm. Ví dụ: 
khi có nguy cơ xảy ra đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến các bất động 
sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây 
dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và 
xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền . 
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai: đây là biện pháp chỉ áp dụng cho việc bảo vệ 
các quyền nhân thân, đặc biệt là các quyền nhân thân không liên quan đến yếu tố 
tài sản. Việc xin lỗi, cải chính công khai có thể được thực hiện dưới nhiều phương 
thức khác nhau: 
 Bằng lời nói trước Hội đồng xét xử, trước quần chúng ở địa bàn nơi cư trú 
của người bị xúc phạm, vu khống 
 Lời xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, 
báo, đài 
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự: nghĩa vụ cho dù phát sinh từ sự thoả thuận 
giữa các chủ thể (hợp đồng) hoặc luật định đều phải được thực hiện đúng, thực 
hiện đầy đủ. Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ không 
thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ thì sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự 
với người có quyền. Với trách nhiệm này, người vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện 
nghĩa vụ theo thoả thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định. Nếu bên có 
quyền đã yêu cầu mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện thì có quyền yêu cầu cơ 
quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế buộc bên kia 
phải thực hiện nghĩa vụ dân sự. 
- Buộc bồi thường thiệt hại: người có hành vi trái pháp luật, cho dù có lỗi cố ý 
hay vô ý, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác mà 
gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Buộc 
bồi thường thiệt hại là biện pháp thông dụng nhất được áp dụng để bảo vệ quyền 
dân sự. Ngoài việc bồi thường các thiệt hại về vật chất, pháp luật còn quy định bồi 
thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong một số trường hợp. Cần lưu ý rằng 
không phải trong mọi trường hợp đều có thể áp dụng tất cả hoặc bất kỳ biện pháp 
nào để bảo vệ quyền dân sự. Để việc bảo vệ quyền dân sự một cách hiệu quả cần 
phải căn cứ vào nội qung quyền bị xâm phạm mà lựa chọn biện pháp phù hợp. 
Nghĩa vụ dân sự: 
* Khái niệm: Thuật ngữ “nghĩa vụ” có thể được hiểu theo nhiều góc độ khác 
nhau. Trong đời sống hằng ngày nghĩa vụ là sự xử sự mà một người phải thực hiện 
vì một hoặc nhiều người khác, nhưng sự thực hiện đó không được đặt dưới sự bảo 
đảm của nhà nước bằng các biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định. Ví dụ: Đã 
là bạn bè thì phải có nghĩa vụ giúp đỡ nhau khi bạn bè trong cơn hoạn nạn. 
Nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự được hiểu là một bộ phận trong nội 
dung của quan hệ pháp luật dân sự. Theo kiến thức trong lý luận chung về nhà 
nước và pháp luật thì nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật là cách xử sự bắt buộc 
được quy phạm pháp luật xác định trước mà một bên phải tiến hành nhằm đáp ứng 
việc thực hiện quyền chủ thể của bên kia. Nghĩa vụ pháp lý không phải là khả 
năng xử sự mà là sự cần thiết phải xử sự . 
Như vậy, có thể hiểu nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì 
một hoặc nhiều chủ thể phải làm một công việc hoặc không được thực hiện công 
việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể có quyền. 
* Nội dung: Cách xử sự của người có nghĩa vụ dân sự có thể là: 
Phải thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định để mang lại lợi ích vật chất hoặc 
tinh thần của người có quyền. 
Ví dụ: Người vay phải có nghĩa vụ trả tiền vay cho người cho vay theo thỏa thuận 
hợp pháp trong hợp đồng ; bên thuê nhà phải trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã 
thỏa thuận . 
Không được thực hiện những hành vi nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng 
hoặc do pháp luật quy định. 
Ví dụ: Người mượn tài sản không được cho người khác mượn lại nếu không có sự 
đồng ý của bên cho mượn ; nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà 
xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh . 
Khi người có nghĩa vụ nhưng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy 
đủ nghĩa vụ một cách tự nguyện, thì họ bị buộc phải thực hiện đúng, thực hiện đầy 
đủ nghĩa vụ đó. Ngoài ra, nếu do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, 
không đầy đủ mà gây thiệt hại thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại 
do hành vi của mình gây ra. 
Đây là hệ quả tất yếu, bởi lẽ khi nghĩa vụ không được thực hiện đúng, đầy đủ thì 
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sẽ bị xâm phạm mà đây là những 
quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ, do vậy, chủ thể có nghĩa vụ phải gánh chịu 
trách nhiệm pháp lý. 
III. PHÂN LOẠI QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 
Sự đa dạng, phức tạp của các quan hệ xã hội là đối tượng thuộc phạm vi điều 
chỉnh của luật dân sự dẫn đến sự đa dạng và phức tạp của các quan hệ pháp luật 
dân sự.Vì vậy, việc phân loại quan hệ pháp luật dân sự là cần thiết để xác định 
phương thức thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể tham gia quan hệ 
pháp luật, lựa chọn và áp dụng những biện pháp để bảo vệ quyền dân sự khi bị vi 
phạm. Khi tiến hành hoạt động phân loại cần lưu ý các vấn đề: tiêu chí phân loại, 
kết quả của việc phân loại và việc phân loại đó có ý nghĩa như thế nào. Trong khoa 
học pháp lý dân sự, quan hệ pháp luật dân sự có thể phân loại theo nhiều tiêu chí 
khác nhau: 
1. Căn cứ vào đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự. 
Căn cứ vào đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự mà quy phạm pháp luật dân sự 
tác động vào, thì quan hệ pháp luật dân sự chia làm hai nhóm: đó là quan hệ pháp 
luật dân sự về tài sản và quan hệ pháp luật dân sự về nhân thân . 
Việc phân loại quan hệ pháp luật dân sự theo căn cứ này có ý nghĩa thực tiễn rất 
quan trọng, bởi lẽ chỉ có quyền và nghĩa vụ dân sự trong quan hệ pháp luật dân sự 
về tài sản mới được chuyển giao giữa các chủ thể. Ngược lại, trong quan hệ pháp 
luật dân sự về nhân thân, quyền và nghĩa vụ gắn liền với mỗi cá nhân, không thể 
chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác . 
Cách phân loại này cũng được sử dụng để lựa chọn biện pháp phù hợp và cần thiết 
để bảo vệ quyền của chủ thể. Khi quan hệ pháp luật dân sự về tài sản bị xâm phạm 
thì đòi hỏi phải áp dụng các chế tài mang tính chất tài sản để bảo vệ tài sản của 
người bị vi phạm. Nhưng khi quan hệ pháp luật dân sự về nhân thân bị xâm phạm 
thì ngoài việc áp dụng một số chế tài mang tính chất tài sản để bảo vệ lợi ích hợp 
pháp thì BLDS còn quy định một số biện pháp chỉ áp dụng cho việc bảo vệ quyền 
nhân thân. Điều này được BLDS quy định “ khi quyền nhân thân của cá nhân bị 
xâm phạm thì người đó có quyền tự mình cải chính, yêu cầu người vi phạm hoặc 
cơ quan tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, 
xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng . 
2. Căn cứ vào tính xác định về chủ thể 
Dựa trên cơ sở tính xác định về chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ, quan hệ pháp 
luật dân sự được phân chia thành quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối và quan hệ 
pháp luật dân sự tương đối. 
Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối là quan hệ mà trong đó, chủ thể quyền được 
xác định cụ thể còn chủ thể có nghĩa vụ là tất cả các chủ thể còn lại (chỉ trừ chủ 
thể có quyền). Trong quan hệ pháp luật dân sự này nghĩa vụ của người có nghĩa vụ 
được thể hiện ở sự kiềm chế các hành vi, tồn tại ở dạng không hành động nghĩa là 
không được thực hiện bất kỳ hành vi nào nếu những hành vi đó xâm phạm đến 
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền. 
Ví dụ: quan hệ pháp luật về sở hữu tài sản là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối. 
Do tính chất và đặc trưng của quan hệ pháp luật về sở hữu nên một bên chủ thể 
luôn được xác định và có các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đọat tài sản 
của mình, đó là chủ sở hữu. Còn chủ thể phía bên kia là tất cả những thành viên 
trong xã hội. Những thành viên này chưa được xác định cụ thể nhưng họ có nghĩa 
vụ phải tôn trọng các quyền năng của chủ sở hữu. Nghĩa vụ này được thể hiện ở 
việc họ không được có những hành vi xâm phạm hoặc cản trở trái pháp luật đến tài 
sản hoặc việc thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu. 
Quan hệ pháp luật dân sự tương đối là quan hệ mà trong đó tương ứng với chủ thể 
quyền là một hoặc một số người có nghĩa vụ được xác định; hay nói cách khác 
trong quan hệ pháp luật dân sự tương đối thì chủ thể có quyền và chủ thể có nghĩa 
vụ đều được xác định một cách rõ ràng, cụ thể. 
Ví dụ: quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngòai hợp đồng, quan 
hệ pháp luật hợp đồng là những quan hệ pháp luật dân sự tương đối. Cá nhân A 
gây thiệt hại về tài sản của cá nhân B và B có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. 
Trong quan hệ này, chủ thể quyền là B : quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, chủ 
thể nghĩa vụ là A: nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, cả chủ thể quyền và chủ thể nghĩa 
vụ đều xác định cụ thể. 
3. Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền để thỏa mãn lợi ích của các chủ thể. 
Dựa vào căn cứ này quan hệ pháp luật dân sự được phân thành quan hệ vật quyền 
và quan hệ trái quyền. Đây là một cách phân lọai truyền thống của pháp luật dân 
sự. 
Quan hệ vật quyền là những quan hệ mà khách thể luôn là vật (tài sản) và chủ thể 
quyền thực hiện các quyền năng của mình đối với vật để thoả mãn lợi ích của 
mình một cách trực tiếp mà không phải thông qua hành vi của chủ thể khác. 
Ví dụ: quan hệ pháp luật sở hữu là quan hệ vật quyền. Trong quan hệ pháp 
luật sở hữu thì chủ thể quyền – chủ sở hữu – tự mình thực hiện quyền chiếm hữu, 
sử dụng, định đọat đối với tài sản của mình một cách độc lập, trực tiếp bằng hành 
vi của chính chủ sở hữu. 
Quan hệ trái quyền là quan hệ mà trong đó khách thể là hành vi và lợi ích của chủ 
thể quyền chỉ có thể được đáp ứng thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của chủ 
thể có nghĩa vụ. 
Ví dụ: trong các quan hệ hợp đồng thì lợi ích của bên có quyền được đáp ứng hay 
không phải thông qua hành vi thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của chủ 
thể nghĩa vụ. 
4. Căn cứ vào phạm vi quyền hoặc phạm vi nghĩa vụ của các chủ thể trong 
quan hệ pháp luật dân sự. 
Trên tiêu chí này, quan hệ pháp luật dân sự được phân chia thành quan hệ đơn 
giản và quan hệ phức tạp. 
Quan hệ pháp luật đơn giản là quan hệ mà trong đó một bên chủ thể chỉ có quyền 
mà không phải thực hiện một nghĩa vụ nào, còn chủ thể bên kia chỉ phải thực hiện 
nghĩa vụ mà không có một quyền nào. Ví dụ: 
Trong quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì người gây 
thiệt hại có nghĩa vụ bồi thường còn người bị thiệt hại có quyền yêu cầu được bồi 
thường. Quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là 
quan hệ pháp luật đơn giản. 
Quan hệ pháp luật phức tạp là quan hệ mà trong đó mỗi bên chủ thể vừa có quyền 
vừa có nghĩa vụ. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán tài sản, bên mua có nghĩa vụ trả 
tiền nhưng có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản cho mình. Ngược lại, bên bán có 
nghĩa vụ chuyển giao tài sản nhưng có quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền 
mua tài sản. 
Việc phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng. Khi các 
bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ 
của mình khi đến hạn, không được hoãn thực hiện nghĩa vụ với lý do bên kia chưa 
thực hiện nghĩa vụ đối với mình . 
IV. CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI HOẶC CHẤM DỨT QUAN 
HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ. 
Kiến thức về lý luận chung nhà nước và pháp luật chỉ rõ rằng, quan hệ pháp luật 
không phải là hiện tượng bất biến mà luôn xuất hiện mới, thay đổi hoặc chấm dứt. 
Sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt của quan hệ pháp luật sẽ xảy ra khi có đủ 3 
yếu tố: quy phạm pháp luật, chủ thể và sự kiện pháp lý. 
Quy phạm pháp luật tác động tới các quan hệ xã hội nhất định và “biến” chúng 
“thành” quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, quy phạm pháp luật chỉ có thể làm phát sinh 
quan hệ pháp luật nếu gắn liền với những sự kiện pháp lý. 
1. Khái niệm sự kiện pháp lý 
Sự kiện pháp lý là những sự kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế được 
chỉ ra trong phần giả định của quy phạm pháp luật mà nhà làm luật gắn sự xuất 
hiện, thay đổi và chấm dứt của quan hệ pháp luật với sự tồn tại của nó , nói một 
cách đơn giản thì sự kiện pháp lý trong quan hệ pháp luật dân sự là những sự kiện 
xảy ra trong thực tế được pháp luật dân sự dự liệu, quy định làm phát sinh hậu quả 
pháp lý: phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Như vậy, không 
phải mọi sự kiện xảy ra trong thực tế đều là sự kiện pháp lý mà chỉ những sự kiện 
làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định mới là sự kiện pháp lý. Đây là 
điểm khác nhau về bản chất giữa sự kiện pháp lý và sự kiện thông thường. 
Sự kiện pháp lý rất đa dạng và phức tạp vì trong nhiều trường hợp một quan hệ 
pháp luật dân sự chỉ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt khi có nhiều sự kiện pháp 
lý khác nhau. Trong trường hợp khi nhiều sự kiện pháp lý liên quan với nhau làm 
phát sinh hậu quả pháp lý thì được gọi là thành phần pháp lý. Ví dụ: việc lập di 
chúc và cái chết của người lập di chúc làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc. 
Ngược lại, một sự kiện pháp lý có thể dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý làm phát 
sinh, thay đổi, chấm dứt nhiều quan hệ pháp luật dân sự khác nhau. Ví dụ: cái chết 
của một cá nhân là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt quyền chủ thể và nghĩa vụ 
pháp lý của chủ thể này, nhưng lại làm phát sinh quyền thừa kế tài sản của người 
chết ở những người được thừa kế 
2. Phân loại sự kiện pháp lý 
Có nhiều cách phân loại sự kiện pháp lý: 
Dựa vào hậu quả pháp lý, sự kiện pháp lý có thể phân thành: 
 sự kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự (cái chết của một người làm 
phát sinh quan hệ thừa kế); 
 sự kiện làm thay đổi quan hệ pháp luật dân sự (các bên chủ thể trong hợp 
đồng thỏa thuận thay đổi nghĩa vụ thanh toán tiền trong hợp đồng mua bán 
tài sản thành nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản); 
 và sự kiện làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự (chủ sở hữu từ bỏ quyền 
sở hữu tài sản làm chấm dứt quyền sở hữu của mình đối với tài sản). 
Dựa vào nguồn gốc phát sinh, sự kiện pháp lý được chia thành các loại sau: 
a. Sự biến pháp lý: 
Là sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người. Gồm những loại sự 
kiện mà quá trình hình thành, diễn biến hay chấm dứt của các sự kiện ấy là hoàn 
toàn không phụ thuộc vào ý chí của con người. Sự biến pháp lý được phân biệt 
thành: 
Sự biến tuyệt đối là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên mà sự xuất hiện, thay 
đổi, chấm dứt của nó hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí của con người. Thông 
thường đây là các sự kiện có tính chất thiên nhiên, gắn liền với các quá trình vận 
động của thiên nhiên mà con người không là nguyên nhân cũng như không thể 
kiểm soát và điều tiết theo ý chí của mình. 
Đối với loại sự biến này do không phụ thuộc vào ý chí con người nên không ai 
phải gánh chịu trước chủ thể khác về các hậu quả do chúng gây ra. Các hiện tượng 
thiên tai chẳng hạn như núi lửa, bão tố, động đất hay sóng thần là những hiện 
tượng tự nhiên mà hiện nay con người chỉ dừng lại ở mức độ dự báo chứ chưa thể 
ngăn chặn hay hạn chế sức phá hủy. 
Một sự kiện như vậy xảy ra có thể ảnh hưởng đến các quan hệ pháp luật dân sự, 
các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ dân sự, chẳng hạn chấm dứt 
quyền sở hữu của các chủ thể đối với tài sản bị phá hủy, chấm dứt quan hệ hợp 
đồng do đối tượng của hợp đồng là vật đặc định không còn nữa mà không do lỗi 
của bất kỳ chủ thể nào. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện 
được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm 
dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác . 
Sự biến tương đối: Là sự kiện xảy ra do hành vi khởi phát của con người nhưng 
diễn biến và kết thúc của nó không phụ thuộc vào ý muốn và hành vi của con 
người, nói cách khác, con người không thể kiểm soát một cách hoàn toàn diễn biến 
của sự kiện ấy. Trong trường hợp này, chủ thể đã có hành vi làm phát sinh sự biến 
tương đối phải gánh chịu các hậu quả mà sự kiện đã gây ra cho các chủ thể khác. 
Ví dụ: ăn nhầm nấm độc bị chết, 
b. Hành vi pháp lý 
Là hành vi của các chủ thể nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý. Trong thực tiễn 
đây là dạng căn cứ phổ biến nhất vì chúng là phương tiện hữu hiệu cho các chủ thể 
thể hiện ý chí và thỏa mãn các lợi ích của mình. Trong đời sống hằng ngày chúng 
ta thực hiện rất nhiều các hành vi pháp lý khác nhau để xác lập các quan hệ pháp 
luật cụ thể từ đó tạo cho mình các quyền và nghĩa vụ, thỏa mãn các nhu cầu của 
mình (mua bán, vay mượn,). Tuy nhiên cần phân biệt hành vi pháp lý và hành vi 
thông thường (hành vi xã hội). Các hành vi pháp lý luôn gắn với một hậu quả pháp 
lý nào đó trong khi hành vi thông thường không tạo ra hậu quả pháp lý (xem lại lý 
luận chung về nhà nước và pháp luật). Hành vi pháp lý có thể là : 
Hành vi hợp pháp: là hành vi có chủ định của chủ thể hướng đến việc xác lập các 
quan hệ pháp luật trên cơ sở quy định của pháp luật và phù hợp với các yêu cầu 
của pháp luật. Ví dụ: hành vi giao kết hợp đồng phù hợp với ý chí của các chủ thể 
và quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. 
Hành vi bất hợp pháp: cũng là các sử xự của các chủ thể nhưng không phù hợp 
với các quy định của pháp luật hiện hành cũng như các nguyên tắc của pháp luật 
nói chung hoặc các quy tắc đạo đức đã được thừa nhận. Các hậu quả của hành vi 
này là việc áp dụng các chế tài luật định đối với các hành vi vi phạm pháp luật (áp 
dụng quy định về bồi thường thiệt hại đối với chủ thể có hành vi trái pháp luật gây 
thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng,cho người khác, tịch thu tài sản trong 
giao dịch dân sự vô hiệu do nội dung giao dịch vi phạm điều pháp luật cấm, trái 
đạo đức xã hội). 
c. Xử sự pháp lý 
Trong thực tế, có trường hợp khi chủ thể thực hiện một số hành vi, họ hoàn toàn 
không có mục đích làm phát sinh hậu quả pháp lý: xác lập, thay đổi, chấm dứt 
quan hệ pháp luật dân sự, nhưng do quy định của pháp luật mà hậu quả pháp lý 
phát sinh. Ví dụ: người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà 
biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho 
người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông 
báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở 
gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại . 
d. Thời hạn và thời hiệu 
Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm 
khác , còn thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó 
thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất 
quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự . Như vậy, 
thời hạn và thời hiệu là một trong những sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi 
hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. 
Ví dụ: Đến thời hạn phải trả nợ trong hợp đồng vay tài sản, nếu bên vay thực hiện 
xong nghĩa vụ thì quan hệ nghĩa vụ trả nợ giữa bên cho vay và bên vay chấm dứt, 
hoặc thời hiệu được hưởng quyền sở hữu đối với gia súc, gia cầm thất lạc, 
e. Bản án, quyết định của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
Đây chính là kết quả của quá trình áp dụng pháp luật, là những hoạt động cụ thể 
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào những sự kiện thực tế, dựa trên 
những quy phạm pháp luật phù hợp với những sự kiện thực tế đó để đưa ra những 
quyết định nhằm công nhận, bác bỏ quyền dân sự đối với một chủ thể, xác định và 
buộc chủ thể phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định và nếu trong trường hợp các 
quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần 
thiết. 
Ví dụ: Bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án công nhận yêu cầu chia di sản thừa 
kế, chấp nhận yêu cầu đòi lại tài sản từ người chiếm hữu bất hợp pháp; Quyết định 
cưỡng chế, giải tỏa nhà xây cất, lấn chiếm lộ giới;. 

File đính kèm:

  • pdfkhai_quat_quan_he_phap_luat_dan_su.pdf