Lý thuyết Động cơ đốt tròng - Nguyễn Văn Nhận
Tóm tắt Lý thuyết Động cơ đốt tròng - Nguyễn Văn Nhận: ...ng yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc lựa chọn tốc độ danh nghĩa là : hiệu suất, tuổi bền, độ tin cậy, công nghệ chế tạo, v.v. Hầu hết động cơ chính của tàu thuỷ trọng tải lớn là loại thấp tốc. Ngược lại, xuồng gắn máy, tàu thuyền nhỏ được trang bị chủ yếu bằng động cơ cao tốc. Động cơ trung tố...ợp cháy không cao, lượng nhiên liệu cháy rớt và cháy không hoàn toàn tăng. Ngoài ra, độ nhớt của nhiên liệu quá thấp có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng định lượng và định thời của hệ thống phun do làm tăng mức độ rò rỉ tại các cặp siêu chính xác của bơm cao áp và vòi phun , đồng thời tăng c... đoạn phản ứng dây chuyền. Nội dung cơ bản của lý thuyết này như sau : nhờ một năng lượng kích thích ban đầu nào đó sẽ xuất hiện những phần tử hoạt tính - những gốc hoá học có hoá trị tự do và có năng lượng hoạt hoá lớn. Những phần tử hoạt tính này có khả năng gây phản ứng hoá học với các ph...
ực tế, động cơ diesel có thể chạy được bằng các loại nhiên liệu có độ nhớt và tính hoá hơi rất PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận - Lý thuyết ĐCĐT - 162 khác nhau, bao gồm từ xăng đến dầu nặng. Sở dĩ như vậy là vì có nhiều biện pháp khác để đảm bảo tốc độ tạo HHC trong trường hợp nhiên liệu có độ nhớt cao và tính hoá hơi kém, như : sấy nóng nhiên liệu, phun nhiên liệu thành những hạt nhỏ hơn, tạo chuyển động rối trong buồng đốt mạnh hơn , sử dụng các chất phụ gia giảm sức căng bề mặt ,v.v. 4) Cấu trúc của các tia nhiên liệu , quy luật phun nhiên liệu và quy luật tạo HHC ã Cấu trúc của các tia nhiên liệu (xem mục 1.3.6.4) có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo HHC. Trong trường hợp tạo HHC kiểu thể tích thuần tuý, cấu trúc các tia nhiên liệu có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nhiên liệu hoá hơi, hoà trộn nhanh hơi nhiên liệu với không khí trong buồng đốt. Nếu các tia nhiên liệu quá ngắn, hạt nhiên liệu lớn thì tốc độ tạo HHC sẽ thấp, lượng nhiên liệu cháy rớt , thậm chí cháy không hoàn toàn sẽ nhiều. Các tia nhiên liệu quá dài sẽ làm cho một phần nhiên liệu bám trên vách buồng đốt và kéo theo là hàng loạt hậu quả như cháy rớt, cháy không hoàn toàn, phá huỷ màng dầu bôi trơn trên thành xylanh,v.v. Trong các trường hợp khác, ảnh hưởng của cấu trúc tia nhiên liệu có mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào phương pháp tạo HHC. Ví dụ trong trường hợp sử dụng buồng đốt kiểu M hoặc buồng đốt ngăn cách (xem chương 5), chất lượng HHC chủ yếu do buồng đốt quyết định , cấu trúc của các tia nhiên liệu chỉ giữ vai trò thứ yếu. ã Quy luật phun nhiên liệu là khái niệm bao hàm thời gian phun nhiên liệu và quy luật phân bố tốc độ phun (xem mục 1.3.6.4). Quy luật tạo HHC là khái niệm bao hàm thời gian tạo HHC và quy luật phân bố tốc độ tạo HHC. Quy luật tạo HHC mới là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến quá trình cháy. Với phương pháp tạo HHC kiểu thể tích thông dụng (toàn bộ lượng nhiên liệu chu trình được phun trực tiếp vào buồng đốt và hoà trộn ngay với toàn bộ khối không khí có trong buồng đốt ) thì quy luật phun nhiên liệu quyết định quy luật tạo HHC. Với một số phương pháp tạo HHC khác (ví dụ : tạo HHC kiểu bề mặt bằng buồng đốt kiểu M, bằng buồng đốt ngăn cách ,v.v.), quy luật phun nhiên liệu và quy luật tạo HHC rất khác nhau. Có thể tất cả lượng nhiên liệu chu trình được phun vào buồng đốt trong một thời gian rất ngắn, nhưng sự hoá hơi nhiên liệu và hoà trộn hơi đó với không khí để bốc cháy lại được điều chỉnh theo một quy luật khác. Với những điều kiện khác như nhau (ví dụ : cùng một loại nhiên liệu, lượng nhiên liệu chu trình - gct , góc phun sớm - q ,v.v.) nhưng có thể thu được những đồ thị công khác nhau nếu thay đổi quy luật tạo HHC. H. 5-22. thể hiện ảnh hưởng của quy luật phun nhiên liệu đến diễn biến quá trình cháy trong trường hợp áp dụng phương pháp tạo HHC kiểu thể tích, trong đó có thể coi quy luật tạo HHC trùng với quy luật phun nhiên liệu. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận - Lý thuyết ĐCĐT - 163 Với quy luật phun 1 (H. 5-22b), lượng nhiên liệu được phun vào buồng đốt trong giai đoạn chậm cháy lớn hơn (gI.1 > gI.2) sẽ dẫn đến tốc độ tăng áp suất (wp) và áp suất cháy cực đại (pz) lớn hơn (đồ thị công 1). Kết quả là động cơ làm việc cứng hơn, nhưng công do MCCT sinh ra sẽ lớn hơn. Với quy luật phun 2, động cơ sẽ làm việc mềm hơn do lượng nhiên liệu cháy trong giai đoạn 2 ít hơn dẫn đến wp và pz nhỏ hơn, nhưng công suất và hiệu suất của động cơ sẽ giảm do lượng nhiên liệu cháy rớt nhiều hơn. 5) Góc phun sớm nhiên liệu ( q ) Tương tự như ở động cơ xăng, nhiên liệu ở động cơ diesel cũng phải được phát hoả trước khi piston tới ĐCT để quá trình cháy diễn ra xung quanh ĐCT. Góc quay trục khuỷu tính từ thời điểm nhiên liệu bắt đầu được phun vào buồng đốt đến thời điểm piston tới ĐCT được gọi là góc phun sớm (q). H. 5-23 thể hiện ảnh hưởng của góc phun sớm đến đặc điểm biến thiên áp suất cháy, công suất và tiêu thụ nhiên liệu ở động cơ diesel. Nếu q quá lớn, nhiên liệu được phun vào buồng đốt khi áp suất và nhiệt độ của không khí nén vẫn còn thấp, quá trình chuẩn bị cho nhiên liệu phát hoả diễn ra chậm. H. 5-22. ảnh hưởng của quy luật phun nhiên liệu đến đồ thị công chỉ thị của động cơ diesel ef efcicf b) a) p gct.x j z'1 ji q ec1 ci cf j T z1 z2 z'2 ec2 1 2 1 2 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận - Lý thuyết ĐCĐT - 164 Kết quả là tại thời điểm phát hoả, trong buồng đốt đã tập trung một phần lớn lượng nhiên liệu chu trình (gI lớn). Lượng nhiên liệu này sẽ bốc cháy mãnh liệt trong điều kiện nồng độ oxy lớn và thể tích của không gian công tác nhỏ, áp suất cháy cực đại (pz) và tốc độ tăng áp suất (wp) sẽ lớn và động cơ làm việc " cứng " (đường 1). Nếu q quá nhỏ, động cơ làm việc " mềm " hơn nhưng công suất và hiệu suất của động cơ sẽ giảm do lượng nhiên liệu cháy rớt nhiều hơn. H. 5-24. Quan hệ giữa góc phun sớm tối ưu (qopt) với công suất (Ne) , lượng tiêu thụ nhiên liệu giờ (Ge), suất tiêu thụ nhiên liệu (ge) và tốc độ quay của động cơ (n). H. 5-23. ảnh hưởng của góc phun sớm nhiên liệu đến một số thông số công tác của động cơ diesel jopt jfs jopt.1 jopt.2 jopt.3 Ne Ne Ge ge n1 = 1000 rpm n1 = 1500 rpm n1 = 2000 rpm jfs ge.min Ne.max Ne Ge ge j [0gqtk] p [bar] 80 2 1 3 ji.3 j i.1 j i.2 60 40 20 0 40 40ĐCT cf3 cf2 cf1 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận - Lý thuyết ĐCĐT - 165 Trị số góc phun sớm tối ưu (qopt) phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như : cấu hình buồng đốt, tỷ số nén, loại nhiên liệu, chế độ làm việc của động cơ , v.v. Đối với một loại động cơ cụ thể, qopt được lựa chọn bằng con đường thực nghiệm và được nhà chế tạo quy định trong tài liệu hướng dẫn khai thác kỹ thuật động cơ. Những loại động cơ có chế độ làm việc thường xuyên thay đổi trong phạm vi rộng thường được trang bị thiết bị tự động điều chỉnh góc phun sớm để đảm bảo qopt trên cơ sở xử lý các thông số công tác của động cơ như tốc độ quay, tải, nhiệt độ và áp suất khí nạp, v.v. 6) Tốc độ quay của động cơ ( n ) Tốc độ quay ảnh hưởng đến quá trình cháy theo hai chiều trái ngược nhau. Tốc độ quay tăng sẽ làm tăng chất lượng phun nhiên liệu và tăng cường độ chuyển động rối của MCCT, điều đó có ảnh hưởng tốt đến quá trình cháy. Tuy nhiên, tốc độ quay càng cao thì góc cháy càng lớn. Nếu tốc độ tạo HHC không thoả đáng thì lượng nhiên liệu cháy rớt sẽ tăng nhanh. Chính vì vậy, để nâng cao tốc độ quay của động cơ diesel, nguời ta phải áp dụng các biện pháp nhằm tăng tốc quá trình tạo HHC, phát hoả và cháy, ví dụ : sử dụng nhiên liệu có số cetane cao, hệ thống phun nhiên liệu kiểu bơm cao áp-vòi phun liên hợp với áp suất phun rất lớn (tới 1500 bar) để phun nhiên liệu thành hạt rất nhỏ, buồng đốt ngăn cách để tạo hiệu ứng nhiệt, hiệu ứng phun thứ cấp và chuyển động rối rất mạnh của MCCT, v.v. 7) Tải của động cơ Tải của động cơ cũng ảnh hưởng đến quá trình cháy theo hai chiều hướng ngược nhau. ở những chế độ tải lớn hơn, nhiệt độ và áp suất trong xylanh cao hơn sẽ có tác dụng tăng tốc độ cháy. Tuy nhiên, để đốt cháy hoàn toàn lượng nhiên liệu chu trình lớn hơn cần phải có nhiều thời gian hơn. Khác với động cơ xăng, mức độ tăng tốc độ cháy thường không bù đắp hết mức độ tăng thời gian cháy nên ở động cơ diesel thường phải tăng góc phun sớm khi tăng tải để đảm bảo yêu cầu cháy gần ĐCT. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận - Lý thuyết ĐCĐT - 166 tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Tất Tiến Nguyên lý động cơ đốt trong NXB Giáo dục – 2000 2. Quách Đình Liên, Nguyễn Văn Nhận Động cơ đốt trong tàu cá - Phần I NXB Nông nghiệp – 1992 3. PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận Động cơ đốt trong Bài giảng - Nha trang - 2004 4. Hoàng Xuân Quốc Hệ thống phun xăng điện tử dùng trên xe du lịch NXB Khoa học và Kỹ thuật - Hà nội 1996 5. V. Arkhangelski, M. Khovakh, et all Motor vehicle engine Mir Publishers - Moscow 1979 6. Hồ Tấn Chẩn, Nguyễn Đức Phú Kết cấu và tính toán ĐCĐT . Tập 1, 2, 3 NXB Giáo dục – 1996 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận - Lý thuyết ĐCĐT - 167 câu hỏi trắc nghiệm nguyên lý ĐCĐT 1. Động Cơ Đốt Trong (ĐCĐT) là ... a) loại động cơ có chức năng biến đổi nhiệt năng thành cơ năng, chạy bằng xăng, dầu diesel, mazout, v.v. b) loại máy có chức năng biến đổi nhiệt được sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu thành cơ năng. c) loại động cơ nhiệt chạy bằng nhiên liệu được đốt cháy bên trong không gian công tác của động cơ. d) Cả 3 định nghĩa trên đều đúng. 2. Động cơ diesel là một loại ĐCĐT có đặc điểm cơ bản như sau : a) chạy bằng các loại nhiên liệu như : dầu diesel, dầu cặn, mazout, v.v. được đốt cháy bên trong không gian công tác của xylanh . b) dùng vòi phun để phun nhiên liệu lỏng vào không gian công tác của động cơ, không dùng bộ chế hoà khí . c) nhiên liệu tự phát hoả khi được phun vào không gian công tác chứa không khí được nén đến áp suất và nhiệt độ đủ cao . d) Cả 3 định nghĩa trên đều đúng. 3. Động cơ xăng là ... a) loại động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu được phát hoả cưỡng bức bằng tia lửa được tạo ra bằng nguồn nhiệt bên ngoài . b) loại động cơ nhiệt chạy bằng nhiên liệu được phát hoả bằng tia lửa và cháy bên trong không gian công tác của động cơ . c) loại động cơ đốt trong mà hỗn hợp cháy có thể hình thành từ bên ngoài không gian công tác của xylanh . d) Cả 3 định nghĩa trên đều đúng. 4. Động cơ 4 kỳ là loại ĐCĐT ... a) có 4 hành trình của piston, đó là : Nạp, Nén, Nổ, Xả. b) có 1 lần sinh công sau mỗi 2 vòng quay của trục khuỷu. c) không đòi hỏi phải pha nhớt vào nhiên liệu để bôi trơn xylanh. d) Cả 3 định nghĩa trên đều đúng. 5. Động cơ 2 kỳ là loại ĐCĐT ... a) hoạt động theo kiểu chu kỳ, trong đó mỗi chu trình công tác được hoàn thành sau 1 vòng quay của trục khuỷu. b) có đặc điểm cơ bản về nguyên ly hoạt động như sau : cứ 2 hành trình của piston thì có 1 lần sinh công. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận - Lý thuyết ĐCĐT - 168 c) có các quá trình Nạp, Nén, Nổ, Dãn nở, Xả được hoàn thành sau 1 vòng quay của trục khuỷu. d) Cả 3 định nghĩa trên đều đúng. 6. Động cơ xăng 2 kỳ là loại ĐCĐT ... a) chạy bằng nhiên liệu được phát hoả bằng tia lửa và có chu trình công tác được hoàn thành sau 2 hành trình của piston b) có đặc điểm : hỗn hợp cháy được hình thành bằng carburetor, nhiên liệu được pha thêm nhớt để bôi trơn động cơ . c) có chức năng biến đổi nhiệt năng thành cơ năng, chạy bằng nhiên liệu được phát hoả bên trong không gian công tác của động cơ . d) Cả 3 định nghĩa trên đều đúng. 7. Động cơ xăng 4 kỳ là ... a) loại động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu được phát hoả bằng tia lửa và có chu trình công tác được hoàn thành sau 4 hành trình của piston b) loại động cơ đốt trong 4 kỳ có đặc điểm : hỗn hợp cháy có thể được hình thành từ bên ngoài không gian công tác và được phát hoả bằng tia lửa. c) loại động cơ nhiệt có đặc điểm : chạy bằng nhiên liệu được phát hoả bằng tia lửa và cháy bên trong không gian công tác của động cơ, chu trình công tác được hoàn thành sau 2 vòng quay của trục khuỷu . d) Cả 3 định nghĩa trên đều đúng. 8. Động cơ 4 kỳ được sử dụng phổ biến hơn động cơ 2 kỳ, vì : a) động cơ 4 kỳ có tuổi thọ cao hơn so với động cơ 2 kỳ. b) động cơ 4 kỳ tiêu hao ít nhiên liệu hơn so với động cơ 2 kỳ. c) không đòi hỏi phải pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu cho động cơ 4 kỳ. d) Cả 3 nhận định trên đều chưa chính xác. 9. Nếu có tốc độ quay như nhau thì động cơ 4 kỳ có tuổi thọ cao hơn động cơ 2 kỳ vì : a) động cơ 4 kỳ có công suất nhỏ hơn. b) động cơ 4 kỳ có cường độ làm việc thấp hơn . c) động cơ 4 kỳ được bôi trơn tốt hơn. d) Cả 3 nhận định trên đều chưa chính xác. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận - Lý thuyết ĐCĐT - 169 10. Động cơ diesel được sử dụng trên tàu thuỷ phổ biến hơn động cơ xăng vì a) động cơ diesel có công suất lớn hơn. b) giá dầu diesel thấp hơn so với xăng. c) dầu diesel khó gây hoả hoạn hơn xăng. d) Cả 3 nhận định trên đều đúng. 11. Xecmăng khí của ĐCĐT có các chức năng cơ bản sau đây : a) ngăn không cho khí từ buồng đốt lọt xuống cacte. b) ngăn không cho dầu bôi trơn từ cacte lọt lên buồng đốt. c) hạn chế piston tiếp xúc trực tiếp với xylanh. d( Cả 3 chức năng trên. 12. Xecmăng dầu của ĐCĐT có chức năng cơ bản sau đây : a) hạn chế khí từ buồng đốt lọt xuống cacte. b) hạn chế khí từ cacte lọt lên buồng đốt. c) hạn chế dầu bôi trơn lọt lên buồng đốt. d) Cả 3 chức năng trên. 13. Trong trường hợp động cơ được làm mát trực tiếp bằng nước biển, nhiệt độ của nước làm mát khi ra khỏi động cơ bằng : a) 50 á 55 0C. b) 60 á 65 0C. c) 70 á 75 0C. d) 80 á 85 0C. 14. So với hệ thống làm mát gián tiếp (2 vòng nước ngọt-nước biển), hệ thống làm mát trực tiếp bằng nước biển của động cơ diesel tàu thuỷ có những ưu điểm sau đây : a) Kết cấu đơn giản hơn do chỉ có 1 vòng tuần hoàn của nước làm mát. b) Động cơ hiệu suất cao hơn do tổn thất nhiệt cho nước làm mát ít hơn. c) Hiện tượng kích nổ ít xẩy ra hơn do nhiệt độ thành xylanh thấp hơn. d) Cả 3 ưu điểm kể trên. 15. Trước khi khởi động động cơ diesel sau khi sửa chữa hệ thống nhiên liệu cần phải "xả E" (xả khí trong hệ thống nhiên liệu) nhằm mục đích : a) để động cơ đạt công suất và tốc độ quay định mức. b) để bơm cao áp và vòi phun không bị kẹt bởi tạp chất. c) đảm bảo phun đủ số lượng nhiên liệu cần thiết vào buồng đốt. d) Cả 3 mục đích trên. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận - Lý thuyết ĐCĐT - 170 16. Nếu điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp vào các xylanh không đều nhau thì a) suất tiêu thụ nhiên liệu của động cơ tăng. b) một số xylanh của động cơ sẽ bị quá tải. c) động cơ không đạt công suất danh nghĩa. d) Cả 3 nhận định trên đều chưa chính xác. 17. Tốc độ quay danh nghĩa (nn) của ĐCĐT là ... a) tốc độ quay do nhà chế tạo quy định sử dụng. b) tốc độ quay lớn nhất mà động cơ không bị quá tải. c) tốc độ quay, ở đó động cơ phát ra công suất danh nghĩa. d) Cả 3 định nghĩa trên đều chưa chính xác. 18. Tốc độ quay danh nghĩa (nn) của ĐCĐT được dùng làm căn cứ để : a) lựa chọn tốc độ quay sử dụng . b) xác định công suất danh nghĩa. c) tính toán, thiết kế động cơ. d) Cả 3 ý nghĩa trên. 19. Công suất danh nghĩa (Nen) của ĐCĐT là : a) công suất có ích lớn nhất mà động cơ có thể phát ra một cách liên tục trong những điều kiện quy ước. b) công suất lớn nhất mà động cơ có thể phát ra mà không bị quá tải trong những điều kiện quy ước. c) công suất có ích lớn nhất mà động cơ có thể phát ra một cách liên tục mà không bị quá tải . d) Cả 3 định nghĩa trên đều đúng. 20. Hai động cơ diesel (A và B) có cùng số xylanh (i), cùng số kỳ (z), cùng dung tích công tác của xylanh (Vs) và cùng áp suất có ích trung bình (pe). Động cơ A có tốc độ quay danh nghĩa lớn hơn (nnA > nnB). Công suất danh nghĩa của động cơ A sẽ lớn hơn (NenA > NenB), vì : a) Trong mỗi lần phun, vòi phun của A phun nhiều nhiên liệu hơn. b) Nhiên liệu trong A cháy nhanh hơn và hoàn toàn hơn. c) Lượng nhiên liệu cháy trong một đơn vị thời gian ở A nhiều hơn. d) Cả 3 nhận định trên đều đúng. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận - Lý thuyết ĐCĐT - 171 21. áp suất chỉ thị trung bình (pi) của ĐCĐT là .... a) tỷ số giữa Công được sinh ra trong một chu trình và Dung tích công tác của xylanh. b) áp suất trung bình của MCCT, nếu tác dụng lên piston thì sinh ra một công bằng Công chỉ thị. c) đại lượng thể hiện Công chỉ thị của chu trình ứng với 1 đơn vị Dung tích công tác của xylanh. d) Cả 3 định nghĩa trên đều chưa chính xác. 22. áp suất chỉ thị trung bình của động cơ A là piA = 8 bar, của động cơ B là piB = 6 bar. Điều đó có nghĩa là : a) Công chỉ thị ứng với 1 cm3 Dung tích công tác của xylanh của A lớn hơn. b) áp suất của MCCT trong xylanh của động cơ A lớn hơn so với động cơ B. c) Công sinh ra trong một chu trình công tác ở động cơ A lớn hơn so với động cơ B. d) Cả 3 nhận định trên đều đúng. 23. Căn cứ vào áp suất chỉ thị trung bình (pi) có thể đánh giá : a) Hiệu quả sử dụng Dung tích công tác của động cơ. b) Công chỉ thị của động cơ ứng với một đơn vị Dung tích công tác của xylanh. c) Tải của động cơ, Phụ tải nhiệt, Phụ tải cơ, Cường độ làm việc. d) Cả 3 ý nghĩa trên. 24. Đối với động cơ xăng 2 kỳ, người ta thường pha dầu bôi trơn vào xăng nhằm mục đích : a) làm cho hỗn hợp cháy có thành phần tối ưu để bốc cháy nhanh hơn. b) bôi trơn các bền mặt tiếp xúc trực tiếp với hỗn hợp cháy. c) làm tăng hiệu suất của động cơ do xăng cháy hoàn toàn hơn. d) Cả 3 mục đích trên. 25. Trong một số trường hợp, người ta xịt xăng vào đường ống nạp của động cơ diesel để khắc phục tính trạng khó khởi động, vì : a) xăng có tính tự bốc cháy cao hơn dầu diesel. b) xăng bay hơi nhanh hơn làm cho hỗn hợp cháy đậm hơn. c) xăng làm cho dầu diesel loãng hơn nên dễ cháy hơn. d) Cả 3 nhận định trên đều đúng. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận - Lý thuyết ĐCĐT - 172 26. Động tác "kéo E" ở xe máy khi khởi động động cơ nhằm mục đích : a) hạn chế lượng không khí đi qua họng của bộ chế hoà khí. b) tăng lượng xăng phun vào đường ống nạp của động cơ. c) làm cho hỗn hợp cháy đậm hơn nhờ xăng bay hơi nhiều hơn. d) Cả 3 nhận định trên đều đúng. 27. Nếu Góc phun sớm nhiên liệu được điều chỉnh nhỏ hơn so với giá trị tối ưu thì công suất và hiệu suất của động cơ sẽ giảm, động cơ nóng hơn, vì : a) nhiên liệu được phun vào buồng đốt khi piston đã tới gần ĐCT hơn, áp suất và nhiệt độ trong xylanh lúc đó cao hơn. b) nhiên liệu được phun vào buồng đốt muộn hơn nên chất lượng phun giảm, nhiên liệu cháy không hoàn toàn. c) nhiên liệu được phun vào buồng đốt muộn hơn nên nhiệt truyền cho môi chất làm mát và theo khí thải nhiều hơn. d) Cả 3 nhận định trên đều đúng. 28. Động cơ có buồng đốt ngăn cách thường có vòi phun 1 lỗ với áp suất phun thấp ; ngược lại, động cơ có buồng đốt thống nhất thường có vòi phun nhiều lỗ với áp suất phun cao, vì : a) động cơ với buồng đốt thống nhất là loại có công suất lớn hơn nên cần vòi phun nhiều lỗ để đảm bảo cấp đủ nhiên liệu. b) động cơ với buồng đốt ngăn cách là loại có công suất nhỏ hơn nên chỉ cần vòi phun 1 lỗ mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu. c) không cần thiết phải trang bị vòi phun nhiều lỗ với áp suất phun cao cho động cơ có buồng đốt ngăn cách. d) Cả 3 nhận định trên đều đúng. 29. Trong trường hợp động cơ diesel khó khởi động do xecmăng quá mòn, người ta có thể xịt dầu bôi trơn vào buồng đốt nhằm : a) làm tăng nhiệt độ của khí cuối quá trình nén . b) làm kín khe hở giữa piston-xecmăng-xylanh. c) làm tăng áp suất của khí cuối quá trình nén. d) Cả 3 mục đích trên. 30. Cho đến nay, hệ thống phun nhiên liệu cổ điển chỉ được trang bị cho động cơ diesel có nn < 3.000 rpm, vì với nn 3000 rpm thì : b) hệ thống phun nhiên liệu cổ điển làm việc không an toàn. c) chất lượng định thời và chất lượng định lượng không đảm bảo. d) cấu trúc vĩ mô và vi mô của các tia nhiên liệu bị phá vỡ. e) Vì cả 3 lý do trên. PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận - Lý thuyết ĐCĐT - 173 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com PGS. TS. Nguyễn Văn Nhận - Lý thuyết ĐCĐT - 174 PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
File đính kèm:
- ly_thuyet_dong_co_dot_trong_nguyen_van_nhan.pdf