Một số đánh giá về việc vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí ở một số nước trên thế giới

Tóm tắt Một số đánh giá về việc vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí ở một số nước trên thế giới: ... dù các nguyên tắc này không phải là một phần trong hệ thống luật pháp của Nhật Bản nhưng nó được Bộ Tài chính giám sát chặt chẽ. Các doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản đánh giá hệ thống kế toán chi phí có vai trò quan trọng trong việc quản lý chi phí, lập và kiểm soát dự toán và có vai tr...m chi phí, đặc biệt là trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô. Kinh nghiệm vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại các nước khác ở châu Á Tại các nước như Xing-ga-po, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ hay Trung Quốc kế toán quản trị chi phí đang có sự phát triển cả về lý luận và thực tiễn. Các lý...ng pháp ABC được coi là một phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại nhưng việc áp dụng phương pháp này tại các nước đang phát triển ở châu Á còn khá khiêm tốn so với các phương pháp truyền thống. Tại Xing-ga-po chỉ có 13% các doanh nghiệp điều tra áp dụng phương pháp này, với mục ...

pdf5 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số đánh giá về việc vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí ở một số nước trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 115 - 119 
115 
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
CHI PHÍ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 
Nguyễn Phương Thảo* 
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Thực tế áp dụng các mô hình kế toán quản trị chi phí tại các quốc gia trên thế giới rất phong phú. 
Mặc dù các lý thuyết kế toán quản trị chi phí có sự phát triển từ các mô hình truyền thống tới các 
mô hình hiện đại, nhưng trên thực tế các mô hình kế toán quản trị chi phí truyền thống vẫn đang 
được áp dụng phổ biến ở nhiều nơi, nhất là tại các quốc gia đang phát triển. Bài viết sau đây tập 
trung đánh giá việc sử dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại Mỹ, Nhật và một số quốc gia đang 
phát triển tại Châu Á, từ đó xây dựng định hướng vận dụng các mô hình này cho các doanh nghiệp 
tại Việt Nam. 
Từ khóa: Kế toán quản trị, mô hình, vận dụng, chi phí, quản lý 
MỞ ĐẦU* 
Kế toán quản trị (KTQT) đã trở thành công cụ 
quản lý hữu hiệu trong nền kinh tế hiện đại. Ở 
Việt Nam, việc xây dựng và áp dụng mô hình 
kế toán quản trị còn khá mới mẻ, đặc biệt tại 
các doanh nghiệp sản xuất. Việc tìm hiểu kinh 
nghiệm vận dụng mô hình quản trị chi phí của 
các nước trên thế giới là một phương pháp 
hữu ích nhằm nâng cao ý thức đánh giá tầm 
quan trọng của kế toán quản trị chi phí trong 
công tác quản lý. 
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
Kinh nghiệm vận dụng mô hình kế toán 
quản trị chi phí ở Mỹ 
Mỹ là một quốc gia có bề dày phát triển kế 
toán quản trị chi phí cả về lý luận và thực 
tiễn. Các doanh nghiệp Mỹ hầu hết đều áp 
dụng mô hình kết hợp giữa kế toán quản trị và 
kế toán tài chính, hoặc mô hình phối hợp với 
hệ thống kế toán quản trị chi phí được tách 
riêng. Về các phương pháp kế toán quản trị 
chi phí, theo kết quả điều tra các doanh 
nghiệp sản xuất ở Mỹ năm 1987 của Hội Kế 
toán quốc gia (NAA), 38% các doanh nghiệp 
áp dụng phương pháp phân bổ chi phí sản 
xuất chung theo từng bộ phận sản xuất là một 
tỷ lệ tương đối cao so với các nền kinh tế 
tương đối phát triển lúc bấy giờ (ở Nhật Bản 
chỉ có 15% và Hàn Quốc là 24%). Một đặc 
* Tel: 0988 090796, Email: thaonp.tueba@gmail.com 
điểm nổi bật nữa của hệ thống kế toán quản 
trị chi phí áp dụng tại các doanh nghiệp Mỹ là 
phương pháp chi phí thông thường được áp 
dụng phổ biến và phương pháp chi phí thực tế 
hầu như không được áp dụng. 
Mặc dù các lý thuyết về phương pháp kế toán 
chi phí theo hoạt động (ABC) được phát triển 
ở Mỹ từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước và 
được đánh giá là phương pháp chi phí duy 
nhất đúng trong việc xác định giá phí sản 
phẩm trong môi trường hoạt động phức tạp vì 
phương pháp này sẽ giúp phát hiện các hoạt 
động không gia tăng giá trị và có thể cắt giảm 
chi phí cho doanh nghiệp. Phương pháp này 
còn được đánh giá là một công cụ để kết nối 
hệ thống xác định giá phí sản phẩm với các 
mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, tuy 
nhiên việc áp dụng nó ngay tại nước Mỹ còn 
khá hạn chế. Việc áp dụng phương pháp ABC 
cũng đã tăng lên trong những năm gần đây. 
Theo kết quả cuộc điều tra các doanh nghiệp 
sản xuất năm 2003 tại Mỹ, có 35% các doanh 
nghiệp áp dụng các phương pháp kế toán chi 
phí truyền thống, 8% áp dụng phương pháp 
ABC, 30% áp dụng cả các phương pháp 
truyền thống và phương pháp ABC, 26% áp 
dụng phương pháp chi phí biến đổi. Như vậy, 
tổng cộng kết quả điều tra năm 2003 có 38% 
các doanh nghiệp áp dụng phương pháp ABC, 
một tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với kết quả của 
các cuộc điều tra trước, tuy nhiên các phương 
Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 115 - 119 
116 
pháp xác định chi phí truyền thống cũng vẫn 
được áp dụng khá phổ biến trong các doanh 
nghiệp Mỹ. 
Rõ ràng là tại Mỹ các doanh nghiệp đang tiếp 
tục áp dụng các phương pháp kế toán chi phí 
khác nhau. Lý do của thực tế này là các 
phương pháp kế toán chi phí khác nhau có 
bản chất và phạm vi thông tin cung cấp khác 
nhau. Tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy 
không có sự khác biệt rõ ràng về cơ cấu chi 
phí, mức độ phức tạp của quá trình sản xuất 
giữa các doanh nghiệp Mỹ áp dụng các 
phương pháp chi phí khác nhau. (Cơ cấu chi 
phí sản phẩm bình quân của các doanh nghiệp 
sản xuất ở Mỹ là 53% nguyên vật liệu, 18% 
nhân công và 28% chi phí sản xuất chung. 
Về vấn đề xác định giá bán sản phẩm, kết quả 
điều tra cho thấy 62% các doanh nghiệp xác 
định giá bán sản phẩm trên cơ sở giá thị 
trường, chỉ có 17% xác định giá trên cơ sở chi 
phí, tuy nhiên có mối quan hệ rất rõ ràng giữa 
mức độ cạnh tranh về giá và nỗ lực của doanh 
nghiệp để cắt giảm chi phí. 
Kinh nghiệm vận dụng mô hình kế toán 
quản trị chi phí ở Nhật Bản 
Mặc dù không có một bề dày phát triển như ở 
các nước Anh, Mỹ, nhưng kế toán quản trị chi 
phí ở Nhật Bản đã có sự vươn dậy mạnh mẽ. 
Tại Nhật Bản khái niệm kế toán nội bộ được 
hiểu đồng nghĩa với khái niệm kế toán chi 
phí. Hệ thống kế toán quản trị chi phí trong 
các doanh nghiệp Nhật Bản thường được xây 
dựng tách rời với hệ thống kế toán tài chính. 
Nhật Bản có một ban soạn thảo các nguyên 
tắc kế toán chi phí (Japanese Cost Accounting 
Principles Board), mặc dù các nguyên tắc này 
không phải là một phần trong hệ thống luật 
pháp của Nhật Bản nhưng nó được Bộ Tài 
chính giám sát chặt chẽ. Các doanh nghiệp 
sản xuất Nhật Bản đánh giá hệ thống kế toán 
chi phí có vai trò quan trọng trong việc quản 
lý chi phí, lập và kiểm soát dự toán và có vai 
trò không lớn trong việc xác định giá bán sản 
phẩm cũng như ra các quyết định kinh doanh. 
Hệ thống kế toán chi phí tiêu chuẩn cũng 
được áp dụng khá rộng rãi ở Nhật Bản với 
mục đích chủ yếu là để kiểm soát chi phí và 
cắt giảm chi phí. Hệ thống chi phí tiêu chuẩn 
tại các doanh nghiệp Nhật Bản được xem xét 
lại thường xuyên bình quân 6 tháng một lần. 
Việc lập dự toán ở các doanh nghiệp Nhật 
Bản không được thực hiện đầy đủ. Có khoảng 
50% các doanh nghiệp điều tra chỉ lập mỗi dự 
toán kết quả kinh doanh và kỳ lập dự toán của 
các doanh nghiệp Nhật Bản là hàng năm và 
nửa năm, chỉ có 4% các doanh nghiệp lập dự 
toán theo tháng và quí. 
Phương pháp kế toán chi phí trực tiếp không 
được áp dụng phổ biến trong các doanh 
nghiệp Nhật Bản, chỉ có 31% các doanh 
nghiệp điều tra áp dụng phương pháp này. 
Phương pháp này được các doanh nghiệp 
Nhật Bản chủ yếu áp dụng để hoạch định lợi 
nhuận và lập dự toán trong khi các doanh 
nghiệp Anh, Mỹ chủ yếu sử dụng phương 
pháp này để ra các quyết định về giá, hoạch 
định lợi nhuận và kiểm tra các dự án đầu tư. 
Vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX và 
những năm đầu của thế kỷ XXI, các phương 
pháp kế toán chi phí truyền thống vẫn giữ vai 
trò quan trọng trong hệ thống kế toán quản trị 
chi phí trong các doanh nghiệp Nhật Bản, thí 
dụ như phương pháp chi phí toàn bộ. Đối với 
việc phân bổ các chi phí sản xuất chung, mặc 
dù phương pháp kế toán theo hoạt động đã 
được khuyến khích áp dụng nhưng tiêu thức 
phân bổ theo thời gian lao động hoặc chi phí 
nhân công vẫn được áp dụng chủ yếu trong 
các doanh nghiệp Nhật Bản (57%). Hơn nữa 
việc phân bổ chi phí sản xuất chung chủ yếu 
được thực hiện cho một nhóm các bộ phận 
sản xuất, chứ không phân bổ theo từng bộ 
phận sản xuất: có đến 68% các doanh nghiệp 
điều tra phân bổ chi phí chung theo phương 
pháp này. 
Tuy nhiên đóng góp của hệ thống kế toán 
quản trị chi phí vào sự thành công của các 
doanh nghiệp Nhật Bản là không thể phủ 
nhận và một trong những nguyên nhân của sự 
thành công này đó là những nhân viên kế toán 
quản trị có sự hiểu biết sâu sắc về doanh 
Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 115 - 119 
117 
nghiệp của mình. Trước khi là nhân viên kế 
toán quản trị các nhân viên này phải làm việc 
trong nhiều lĩnh vực khác của doanh nghiệp, 
như bộ phận sản xuất, bộ phận marketing, 
thiết kế, Số nhân viên kế toán quản trị trong 
một doanh nghiệp Nhật Bản cũng lớn hơn so 
với các nước khác. Theo kết quả điều tra, 
bình quân có 18 nhân viên kế toán quản trị 
trong một doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản, 
còn chỉ có 9 nhân viên kế toán quản trị trong 
các doanh nghiệp sản xuất Anh, và ở các 
nước khác con số này còn nhỏ hơn rất nhiều. 
Ngoài ra, hệ thống kế toán quản trị chi phí 
trong các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia rất 
chặt chẽ vào quá trình ước tính chi phí cho 
các sản phẩm mới. Việc ước tính chi phí cho 
các sản phẩm mới trong các doanh nghiệp 
Nhật Bản được tiến hành rất sớm, ngay từ giai 
đoạn lập kế hoạch. Trong giai đoạn sản xuất 
sản phẩm các doanh nghiệp Nhật Bản lại áp 
dụng phương pháp chi phí Kaizen để quản lý 
và cắt giảm chi phí, đặc biệt là trong các 
doanh nghiệp sản xuất ô tô. 
Kinh nghiệm vận dụng mô hình kế toán 
quản trị chi phí tại các nước khác ở châu Á 
Tại các nước như Xing-ga-po, Ma-lai-xi-a, 
Ấn Độ hay Trung Quốc kế toán quản trị chi 
phí đang có sự phát triển cả về lý luận và thực 
tiễn. Các lý thuyết về kế toán quản trị chi phí 
tưởng là đã lạc hậu nhưng vẫn được áp dụng 
khá phổ biến ở các nước này. 
Việc sử dụng dự toán như là một công cụ 
kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động khá 
phổ biến ở các nước này. Trước năm 1979, 
nhận thức và thực tiễn áp dụng kế toán quản 
trị tại Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi cơ chế 
quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các 
nhà quản lý không thấy có trách nhiệm trong 
việc lập kế hoạch doanh thu, lợi nhuận. Tuy 
nhiên việc mở cửa nền kinh tế là tiền đề để 
Trung Quốc nhận thấy tầm quan trọng cũng 
như học tập các cách thức kế toán quản trị chi 
phí của phương Tây. Mặt khác, do mở cửa 
nền kinh tế, các công ty nước ngoài hoạt động 
kinh doanh tại Trung Quốc đã mang các hệ 
thống kế toán quản trị chi phí của họ du nhập 
vào Trung Quốc. Các lý thuyết về phân biệt 
giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi, phân 
tích lợi nhuận gộp, phân tích chi phí – khối 
lượng – lợi nhuận, dự toán linh hoạt ngày 
càng được nhìn nhận là hữu ích và được áp 
dụng trong thực tiễn tại Trung Quốc. 
Phương pháp chi phí tiêu chuẩn cũng được sử 
dụng khá phổ biến tại các nước đang phát 
triển ở châu Á. Tỷ lệ các doanh nghiệp sử 
dụng phương pháp chi phí tiêu chuẩn ở Ấn 
Độ là 68%, ở Xing-ga-po là 56% và ở Ma-lai-
xi-a là 70%. Phương pháp chi phí tiêu chuẩn 
được các doanh nghiệp này sử dụng để xác 
định giá phí sản phẩm, lập dự toán, kiểm soát 
chi phí và đánh giá hoạt động. Tại Trung 
Quốc tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng phương 
pháp chi phí tiêu chuẩn đặc biệt cao (93%) do 
từ những năm 1950 Trung Quốc đã áp dụng 
mô hình kế toán quản trị chi phí của Liên Xô 
cũ với các lý thuyết về chi phí tiêu chuẩn, tuy 
nhiên hệ thống chi phí tiêu chuẩn thời kỳ này 
chỉ được sử dụng chủ yếu là công cụ để lập kế 
hoạch. Ngày nay, hệ thống chi phí tiêu chuẩn 
ngày càng được sử dụng như là một công cụ 
kiểm soát hoạt động, đặc biệt là trong các 
doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp 
liên doanh ở Trung Quốc. Phân tích chi phí - 
khối lượng - lợi nhuận mặc dù có nhiều hạn 
chế và có nhiều nhà quản lý cho rằng ít có ích 
trong thực tế nhưng cũng được áp dụng khá 
phổ biến ở các nước đang phát triển ở châu Á. 
Tỷ lệ các doanh nghiệp tiến hành phân tích 
chi phí – khối lượng – lợi nhuận ở Xing-ga-po 
là 66% và ở Ma-lai-xi-a là 65%. 
Việc đánh giá kết quả hoạt động là một chức 
năng quan trọng của kế toán quản trị chi phí 
và cũng được áp dụng khá phổ biến ở các 
nước đang phát triển ở châu Á. Tại Ấn Độ, 
100% các doanh nghiệp điều tra tiến hành 
đánh giá hoạt động trên cơ sở chỉ tiêu ROI, 
tuy nhiên việc sử dụng chỉ tiêu này để đánh 
giá kết quả hoạt động ở Ma-lai-xi-a rất hạn 
chế: chỉ có 17% các doanh nghiệp điều tra sử 
dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá hiệu quả quản 
Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 115 - 119 
118 
lý, tỷ lệ này ở Xing-ga-po là 56%. Tại Trung 
Quốc khái niệm kế toán trách nhiệm của 
phương Tây được vận dụng khá nhiều với sự 
đánh giá cao của các nhân viên kế toán, tuy 
nhiên các doanh ngiệp Trung Quốc thường sử 
dụng kết hợp chỉ tiêu ROI với các phương 
pháp khác để đánh giá hiệu quả quản lý. 
Phương pháp ABC được coi là một phương 
pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại nhưng 
việc áp dụng phương pháp này tại các nước 
đang phát triển ở châu Á còn khá khiêm tốn 
so với các phương pháp truyền thống. Tại 
Xing-ga-po chỉ có 13% các doanh nghiệp 
điều tra áp dụng phương pháp này, với mục 
đích chủ yếu là để xác định các nguồn hoạt 
động phát sinh chi phí. Tại Ma-lai-xi-a tỷ lệ 
này là 18% năm 2002, tăng rất nhiều so với 
4% năm 1998. Tại Trung Quốc tỷ lệ này vô 
cùng thấp, chỉ khoảng từ 1% tới 2%. 
Kinh nghiệm vận dụng kế toán quản trị chi 
phí ở các nước trên thế giới cho thấy mặc dù 
các lý thuyết về kế toán quản trị chi phí có 
những bước phát triển rất dài nhưng việc áp 
dụng các lý thuyết đó vào thực tế ở các nước 
rất đa dạng. Không phải tất cả những lý 
thuyết kế toán quản trị hiện đại khi ra đời đều 
được áp dụng ngay và cũng không phải tất cả 
các lý thuyết kế toán quản trị cổ điển đều 
không còn giá trị thực tiễn, mà việc áp dụng 
các lý thuyết kế toán quản trị phụ thuộc vào 
môi trường kinh doanh, điều kiện kinh tế và 
trình độ của các nhân viên kế toán. 
KẾT LUẬN 
Theo kinh nghiệm áp dụng kế toán quản trị ở 
các nước trên thế giới, ngay tại các nước có 
nền kinh tế phát triển, có bề dày phát triển kế 
toán quản trị chi phí trên cả hai phương diện 
lý luận và thực tiễn thì việc áp dụng những lý 
thuyết kế toán quản trị chi phí hiện đại còn 
khá hạn chế. Chính vì vậy, với điều kiện kinh 
tế thấp hơn và nền móng về kế toán quản trị 
chi phí hầu như chưa có, những lý thuyết về 
kế toán quản trị chi phí hiện đại (phương pháp 
ABC, phương pháp chi phí mục tiêu, phương 
pháp chi phí Kaizen) chưa thể áp dụng 
được ngay một cách triệt để trong các doanh 
nghiệp Việt Nam. Trước mắt, các doanh 
nghiệp Việt Nam sẽ từng bước áp dụng các lý 
thuyết kế toán quản trị chi phí truyền thống 
nhưng vẫn rất có ích trong việc xây dựng hệ 
thống thông tin quản trị doanh nghiệp. Có thể 
tin tưởng rằng, xuất phát từ tính cạnh tranh 
ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh, 
các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tự thấy nhu 
cầu thiết yếu đối với hệ thống thông tin kế 
toán quản trị chi phí và sẽ có những vận dụng 
linh hoạt các lý thuyết kế toán quản trị chi phí 
cho phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh 
doanh của đơn vị mình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. PGS.TS Phạm Văn Dược, TS Huỳnh Lợi, 
(2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản 
trị, Nxb Tài chính 
2. Drury (2001), Management Accounting for 
Business Decisions, Thomson Learning, United 
Kingdom. 
3. Garrison (1991), Managerial Accounting: 
Concepts for Planning, Control, Decision Making, 
Irwin, Boston. 
4. Godfrey, Hodgson & Holmes (1997), Accounting 
Theory, Jacaranda Wiley Ltd., Australia. 
5. Ghosh, B. C., Hong Chung Lai, Yoong Wan 
Chew, (1987), “Management Accounting in 
Singapore”, Management Accounting, Dec. Vol. 
65. Iss. 11, page 28. 
6. Kim Il-Woon, Song Ja (1990), “U.S., Korea, & 
Japan: Accounting Practices in Three Countries”, 
Management Accounting, Aug. Vol.72. Iss. 2. 
Page 26. 
7. Maliah Sulaiman, Nik Nazli Nik Ahmad & 
Norhayati Alwi (2004), “Management 
accounting practice in selected Asian countries: 
A review of the literature”, Managerial Auditing 
Journal, Vol. 19, Is. 4. Page 493-508. 
8. Michael Jones, Max Munday & Tony Brinn 
(1998), “Speculations on barriers to the 
transference of Japanese management accounting”, 
Accounting, auditing & Accountability Journal, Vol. 
11, Iss. 2, page 204-215. 
9. Mike Jones, Jason Xiao (1999), 
“Management Accounting in China Changes, 
Problems and the Future”, Management 
Accounting, Jan. Vol.77. Iss. 1, page 48-49. 
10. Susan B Hughes & Kathy A Paulson Gjerde 
(2003), “Do Different Cost Systems make a 
Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 115 - 119 
119 
Difference?”, Management Accounting Quarterly, 
Fall. Vol. 5, Iss. 1, page 22. 
11. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Kế toán quản 
trị, Nxb Đại học kinh tế quốc dân 
12. Yoshikawa Takeo, Innes John & Mitchell 
Falconer (1989), “Japanese Management 
Accounting: a Comparative Survey”, Management 
Accounting, Nov. Vol. 67. Iss. 10. Page 20.
SUMMARY 
SOME COMMENTS ON THE APPLICATION ON COST MANAGEMENT 
ACCOUNTING MODEL IN SOME COUNTRIES IN THE WORLD 
Nguyen Phuong Thao* 
College of Economics and Business Administration - TNU 
The application of cost management accounting model in countries around the world is very 
plentiful. Although the theory on cost management accounting has developed from traditional 
model to modern model, but in fact, the traditional one is still commonly applied in many areas, 
especially in developing countries. The following paper focuses on assessing the use of cost 
management accounting models in the U.S, Japan and some developing countries in Asia, which 
built the direction to apply of these models for enterprises in Vietnam. 
Keywords: Managerial accounting, Model, Application, Expense, Management 
Ngày nhận bài:14/2/2014; Ngày phản biện:28/2/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014 
Phản biện khoa học: TS. Đoàn Quang Thiệu – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐHTN 
* Tel: 0988 090796, Email: thaonp.tueba@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_danh_gia_ve_viec_van_dung_mo_hinh_ke_toan_quan_tri_ch.pdf
Ebook liên quan