Một số điểm nhận thức trên tư duy mới về chủ nghĩa Mác

Tóm tắt Một số điểm nhận thức trên tư duy mới về chủ nghĩa Mác: ...ể để lâu hơn được nữa, vì Đảng đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Đồng thời, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) trong văn kiện đã nêu ra định nghĩa rất ngắn gọn về tư tưởng Hồ Chí Min...học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”). Chính vì thấy thiếu như vậy, cho nên C.M...ại quần chúng nhân dân, trước hết là vào công nhân để lấy giai cấp công nhân làm cái “cốt vật chất”, đồng thời giai cấp công nhân lấy học thuyết C. Mác làm vũ khí tinh thần trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội cộng sản. ...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số điểm nhận thức trên tư duy mới về chủ nghĩa Mác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa 
được nêu, trong khi đó tư tưởng Hồ Chí 
Minh lại được nêu. 
Chúng tôi nêu một cách ngắn gọn, khái 
quát rằng: Chủ nghĩa Mác-Lênin là khoa học 
về những quy luật chung nhất của sự phát 
triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; về những 
quy luật của sự phát triển sản xuất xã hội, về 
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân 
dân lao động chống lại mọi sự bất công, nô 
dịch, về cách mạng xã hội chủ nghĩa. 
Nhìn nhận về giá trị chủ nghĩa C. Mác 
hiện nay 
Kể từ khi ra đời cho đến nay, chủ nghĩa 
Mác đã trải qua gần 170 năm. Mặc dù 
CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ; 
mặc dù chủ nghĩa đế quốc cùng những lực 
lượng thù địch dùng nhiều thủ đoạn hèn hạ 
nhằm chống phá, bôi nhọ, xuyên tạc... tiến 
tới phủ nhận hoàn toàn chủ nghĩa Mác, 
nhưng chủ nghĩa Mác vẫn tồn tại, vẫn phát 
triển, vẫn là thế giới quan và phương pháp 
luận khoa học của hàng triệu người trên trái 
đất. Có được như vậy là vì bản chất cơ bản 
của chủ nghĩa Mác vẫn hoàn toàn đúng 
đắn, hơn nữa luôn luôn được bổ sung, phát 
triển lý luận của mình bởi những người 
mácxít chân chính. 
Lịch sử chính là sự sàng lọc các giá trị 
lý luận chính trị. Gần 170 năm của chủ 
nghĩa Mác, không có những điều không 
lạc hậu mới là lạ. Thế giới biến động 
không ngừng, có những biến động theo 
kiểu tiệm tiến, nghĩa là từ từ, dần dần, 
nhưng có những biến động cực kỳ nhanh 
chóng. Có những biến động mà những 
người bình thường có thể dự đoán trúng, 
hoặc không thì có cá biệt một số người có 
thể đoán trúng được. Nhưng, cũng có 
không ít những biến động thật khó lường. 
Chủ nghĩa Mác cũng vậy. Có những giá trị 
không đúng ngay từ đầu, hoặc phải nhanh 
chóng sửa ngay sau khi nó được nêu ra. 
Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do 
C.Mác và Ph. Ăngghen soạn thảo và được 
công bố vào năm 1848 chẳng hạn. Tình 
hình đã thay đổi sau năm 1848 mà bản 
thân Ph. Ăngghen muốn sửa đổi một số 
quan điểm trong bản Tuyên ngôn của 
Đảng Cộng sản đó, nhưng để tôn trọng 
tính lịch sử của văn bản, cho nên mỗi một 
lần tái bản hoặc xuất bản bằng tiếng nước 
nào đó, Ph. Ăngghen lại viết Lời tựa nói rõ 
những thay đổi ấy. Cũng chính vì vậy, cả 
hai ông, cả C. Mác và Ph.Ăngghen và sau 
này cả V.I. Lênin nữa, đều nhắn nhủ rằng, 
những quan điểm của các ông không phải 
là “học thuyết” (với ý là đừng có giáo điều 
theo những quan điểm của các ông) mà chỉ 
là những phương pháp luận. Đó là điều mà 
các ông trăn trở, muốn cho những người 
cùng thời và những hậu thế tránh mắc phải 
những sai lầm khi thực tiễn diễn ra làm 
chao đảo, thử thách mọi giá trị lý luận 
chính trị, cho dù những giá trị đó đã được 
nghiên cứu một cách cẩn trọng. Bởi vậy, 
lý luận Mác là lý luận mở, theo nghĩa là nó 
luôn luôn được/phải nạp năng lượng mới 
từ cuộc sống và luôn động, luôn luôn được 
phát triển. 
Trong lịch sử ra đời và phát triển của các 
học thuyết chính trị trên thế giới, chưa có một 
học thuyết nào như học thuyết Mác. Đó là 
một học thuyết có nhiều cái “nhất”: một học 
thuyết mang đậm tính khoa học và cách 
mạng nhất; một học thuyết có sức sống 
trường tồn nhất; một học thuyết bị nhiều kẻ 
xuyên tạc, thâm thù nhất; và đây là điều 
chúng tôi nhấn mạnh: một học thuyết cần đến 
sự vận dụng sáng tạo và phát triển ứng với 
từng lúc và từng nơi nhất... 
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 3 (22) – 2015 
 7 
Vậy, tiếp tục nhận thức trên tư duy đổi 
mới, đâu là đặc điểm bản chất của học 
thuyết Mác, nhìn từ thập niên đầu thế kỷ 
XXI, những năm tiếp nối của những biến 
động dữ dội của thế giới? 
Học thuyết C. Mác là sự tổng hòa từ 
nhiều nguồn tri thức thế giới 
Nói “tổng hoà” tức là không phải các 
con số cộng mà là sự chắt lọc, tổng hợp, 
sáng tạo. Không phải ai và không phải lúc 
nào cũng có thể thu nhận được những gì là 
tinh túy từ nhiều nguồn tri thức khác nhau 
để sáng tạo nên một học thuyết của mình. 
Phải có một tư chất nào đó từ sự thông thái 
và tinh thần làm việc đầy say mê, cần mẫn 
của bản thân thì mới có thể làm được việc 
đó. Các Mác đã lao động cần mẫn, say mê 
với tinh thần khoa học và cách mạng, dám 
từ bỏ con đường dẫn ông tới lâu đài vinh 
quang của cuộc sống đầy đủ về vật chất. 
Ông dấn thân vào nghiên cứu khoa học và 
hoạt động cách mạng vì lợi ích của giai cấp 
vô sản quốc tế, sống cuộc sống kham khổ 
về vật chất và không yên chỗ vì bị trục 
xuất. Các Mác đã có một thời gian không 
ngắn vùi đầu vào các thư viện để thu nhận, 
suy ngẫm về tri thức nhân loại trong quá 
trình viết bộ Tư bản nổi tiếng, trở thành 
một nhà kinh tế học chính trị nổi tiếng. Ông 
cũng là một người luôn theo dõi, tham gia 
vào các hoạt động chính trị của phong trào 
công nhân nhiều nước, qua đó tổng kết, bổ 
sung nhiều luận điểm quan trọng cho học 
thuyết của mình. 
Về cuối đời, C. Mác tự thấy mình còn 
thiếu ba nhóm tri thức: về châu Mỹ, về 
phương Đông, về sự tiến bộ của khoa học 
và công nghệ (cũng chính vì thế mà 
Nguyễn Ái Quốc, trong Báo cáo về Bắc Kỳ, 
Trung Kỳ và Nam Kỳ, viết năm 1924, đã 
cho rằng: “Mác đã xây dựng học thuyết của 
mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, 
nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà 
châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể 
nhân loại Xem xét lại chủ nghĩa Mác về 
cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân 
tộc học phương Đông”). 
Chính vì thấy thiếu như vậy, cho nên 
C.Mác mới dừng việc viết và biên tập các 
bản thảo Tư bản tiếp theo để dành thời gian 
nghiên cứu về châu Mỹ (nghiên cứu sự 
phát triển tư bản Mỹ, có 5 tập ghi chép về 
vấn đề này); nghiên cứu về khoa học và 
công nghệ (toán học, sinh học, địa chất học, 
hóa học.... Từ năm 1875 đến năm 1883, C. 
Mác nghiên cứu toán học và đã có công 
trình về toán vi phân và về đạo hàm. Từ 
năm 1878, ông nghiên cứu hóa học, sinh 
học, vật lý (chủ yếu là điện), nghiên cứu 
nhân chủng học, dân tộc học giúp Ph. 
Ăngghen viết cuốn Nguồn gốc của gia 
đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước 
(xuất bản năm 1884), học tiếng Nga để 
nghiên cứu nước Nga và phương Đông (đã 
nghiên cứu bằng cách đọc trực tiếp bằng 
tiếng Nga hơn 100 tác phẩm, để lại 4 tập 
ghi chép hơn 1000 trang). Ông còn nghiên 
cứu lịch sử ấn Độ, Inđônêxia và từ cuối 
năm 1881 đến cuối năm 1882, ông viết 4 
tập, nhan đề Tổng quan lịch sử loài người 
từ thế kỷ I đến thế kỷ XVII. Sức viết của C. 
Mác thật sung mãn, bởi vì ông thâu nạp 
được nhiều tri thức của nhân loại hiện thời, 
có một tư duy khoa học sâu sắc, biết những 
gì mình đang thiếu, ông chịu khó ngồi lỳ ở 
các thư viện để “đào bới” từ các kho tri 
thức khổng lồ. Thời của C. Mác chưa có hệ 
thống internet, nhưng ông chính là một cái 
"giàn ăngten" cực nhạy để cập nhật các tri 
thức hiện thời. Ông làm việc này với sự trợ 
giúp đắc lực, có hiệu quả của người bạn đời 
– người vợ là Gienni, và của “cây vĩ cầm 
thứ hai” – Ph.Ăngghen. Do vậy, lý luận 
(hay học thuyết) C. Mác không phải là 
Journal of Thu Dau Mot University, No 3 (22) – 2015 
 8 
những vấn đề khép kín, xong xuôi theo 
nghĩa hoàn chỉnh mà nhiều khi chỉ là trên 
vấn đề phương pháp luận, những vấn đề 
thuộc về thế giới quan, cần có sự bổ sung, 
phát triển một cách sáng tạo và phải được 
thể nghiệm trong cuộc sống. Tri thức của 
nhân loại ào ạt chảy, luôn luôn biến động 
khôn lường, tuy chúng có quy luật vận 
động, nhưng biểu hiện thì vô cùng phong 
phú, phức tạp. Chính bản thân C. Mác, 
Ph.Ăngghen và sau này cả V.I. Lênin nữa, 
đã nhận thấy như thế, rồi báo hiệu cho hậu 
thế những điều như vậy. 
Học thuyết C. Mác là một học thuyết 
nêu lên lý luận có hệ thống, nhất quán 
trong cả cuộc đời 
Có nhiều người cho rằng, lý luận của 
C. Mác có nhiều giai đoạn, mà những giai 
đoạn này đối lập nhau, chúng không phải là 
những nấc thang phát triển kế tiếp nhau của 
tư duy, của nhận thức của C. Mác. Do vậy, 
nhiều người cho rằng, có lý luận Mác thời 
trẻ và lý luận Mác thời kỳ trưởng thành, và 
đánh giá về cái chất của hai thời kỳ này 
cũng khác nhau. Chẳng hạn, có người cho 
rằng trước năm 1844, khi mà C. Mác viết 
các tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Luận 
cương về Phoiơbách, thì ông là người dân 
chủ theo phái Hêghen trẻ và lúc này là lúc 
sáng tạo nhất, đúng đắn nhất; còn khi đã 
trưởng thành, có lý luận về chủ nghĩa cộng 
sản khoa học rồi thì nhiều quan điểm của 
ông không đúng nữa. 
Chúng tôi cho rằng, không phải như 
vậy. 
Trong con người C. Mác, có sự tiếp 
biến, thăng hoa của tư duy về lý luận có hệ 
thống, nhất quán về các quan điểm của 
mình. Ông là nhà khoa học, nhà bác học, 
nhà cách mạng, cho nên không có điểm 
dừng về tri thức, có sự trải nghiệm, điều 
chỉnh nhận thức và có các nấc thang phát 
triển kế tiếp nhau của tư duy. Các luận văn 
có tính chất tổng kết thực tế đã nói lên điều 
đó, tuy rằng, không phải sự tổng kết nào 
của C. Mác cũng sát, cũng đúng (Chẳng 
hạn về Công xã Pari năm 1871). Những nội 
dung cơ bản nhất trong học thuyết của C. 
Mác qua việc nghiên cứu giá trị thặng dư, 
nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, về sự phát 
triển của nó và sự tất yếu diệt vong của chủ 
nghĩa tư bản cũng như sự thắng lợi tất yếu 
của chủ nghĩa cộng sản, về vai trò của đảng 
tiên phong của giai cấp công nhân, về sự 
phát triển tất yếu, biện chứng của các hình 
thái kinh tế – xã hội... đều nhất quán và tỏ rõ 
những căn cứ khoa học và chúng trường tồn 
trong sự phát triển của lịch sử nhân loại. 
Học thuyết C. Mác được vận động 
trong một hệ thống đa dạng của các trào 
lưu tư tưởng 
Như vậy, học thuyết C. Mác nằm trong 
một tổng thể chung của các luồng tư tưởng 
của nhân loại, kể cả khi C. Mác còn sống 
và sau khi C. Mác qua đời. C. Mác không 
bao giờ coi lý luận của mình là độc tôn 
chân lý, mà luôn luôn được cọ xát với các 
quan điểm lý luận khác. Do đó, học thuyết 
Mác là một chuỗi phát triển, tự vượt qua 
chính mình, trên cơ sở hoài nghi khoa học. 
C. Mác luôn luôn tự điều chỉnh nhận thức 
trên cơ sở phát triển lý luận và sự thay đổi, 
thúc bách của cuộc sống. 
Điều đó cắt nghĩa tại sao ông lại say 
mê nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học 
và công nghệ và trong nhiều công trình 
khoa học chính trị của mình, ông “mượn” 
các khái niệm của khoa học tự nhiên, khoa 
học và công nghệ để nói lên nội dung của 
nó (chẳng hạn: hình thái kinh tế – xã hội là 
lấy khái niệm hình thái (formation) trong 
địa chất học lúc bấy giờ mới hình thành mà 
C. Mác rất thích. “Hình thái” trong địa chất 
học để chỉ những thời đại khác nhau của 
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 3 (22) – 2015 
 9 
trái đất, được nhận dạng theo các lớp đất đá 
chồng chất lên nhau tạo ra nhiều hình thái). 
Học thuyết Mác, theo ý như thế, là sự kế 
thừa và tiếp nhận cả những điều khác mình 
để vượt lên một tầm cao hơn chứ không 
phải bài xích các lý luận khác. C. Mác sòng 
phẳng khi lấy ý của những người khác đem 
vào công trình của mình cũng là trên cái 
nghĩa đó. 
Học thuyết C. Mác nhằm hướng những 
ai đi theo học thuyết đó luôn luôn đấu 
tranh để cải tạo thế giới 
Một đặc điểm bản chất học thuyết C. 
Mác là lý luận đó cần được thâm nhập vào 
quảng đại quần chúng nhân dân, trước hết là 
vào công nhân để lấy giai cấp công nhân 
làm cái “cốt vật chất”, đồng thời giai cấp 
công nhân lấy học thuyết C. Mác làm vũ khí 
tinh thần trong quá trình thực hiện sứ mệnh 
lịch sử của mình là đào huyệt chôn chủ 
nghĩa tư bản, xây dựng xã hội cộng sản. 
Không ở đâu như chính học thuyết C. 
Mác khi được vận dụng vào thực tế, cần sự 
sáng tạo và phát triển đến như vậy, và 
không một học thuyết nào như học thuyết 
Mác trong quá trình đi vào thực tế bị biến 
dạng đến như thế. Lịch sử phát triển học 
thuyết C. Mác là lịch sử của quá trình đấu 
tranh của con người trên trái đất theo hai 
hướng cơ bản: giữ đúng bản chất của nó và 
sự làm sai lệch nó. Đó là cả một quá trình 
đấu tranh có nhiều lúc và không dễ gì mà 
phân biệt rạch ròi được ai là người bảo vệ, 
phát triển và ai là người xuyên tạc nó, ai là 
người trung thành – sáng tạo, ai là người 
giáo điều, thô thiển hoá, xét lại học thuyết 
Mác. Nhiều khi những người giáo điều lại 
mượn danh nghĩa trung thành, và nhiều khi 
những người xét lại học thuyết Mác lại 
mượn danh nghĩa vận dụng sáng tạo nó... 
Cuộc đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của 
học thuyết C. Mác, để vận dụng, phát triển 
sáng tạo học thuyết Mác là cuộc đấu tranh 
gay go, lâu dài, phức tạp, đặc biệt là sau 
những gì xảy ra ở Liên Xô và Đông Âu 
những năm 80, 90 thế kỷ XX. 
Cơn biến động chính trị dữ dội dẫn đến 
sự sụp đổ của hệ thống XHCN thế giới cuối 
thế kỷ XX là một cái mốc cho chúng ta thấy 
rõ hơn về tính chất phức tạp trong khi vận 
dụng và phát triển học thuyết C. Mác vào 
trong cuộc sống. Đâu là giáo điều, đâu là bảo 
thủ, đâu là cơ hội, xét lại học thuyết C. Mác? 
Câu hỏi vẫn đang còn ở phía trước. Điều này 
phản ánh hai mặt: một mặt, học thuyết Mác 
rất sinh động; mặt khác, học thuyết Mác là 
học thuyết đi liền với sự phát triển của chính 
cuộc sống, nó không nằm ở câu chữ có tính 
chất công thức. Mọi biểu hiện cho những 
quan điểm của C. Mác như là những điều 
như kinh thánh đều không đúng với bản chất 
của học thuyết Mác. Chính vì thế, về mặt 
này, Hồ Chí Minh chính là một người hiểu 
rõ, hiểu thấu bản chất học thuyết Mác. Hồ 
Chí Minh chẳng bao giờ trích dẫn, mà chỉ 
nêu ý và luôn luôn phát triển các luận điểm 
của C. Mác và chủ nghĩa Mác-Lênin nói 
chung (chẳng hạn, Hồ Chí Minh đi thẳng vào 
bản chất nhân văn, nhân đạo của chủ nghĩa 
Mác-Lênin là giải phóng con người bằng 
phát biểu rằng, nếu thuộc bao nhiêu sách về 
chủ nghĩa Mác-Lênin mà sống với nhau 
không có tình có nghĩa, thì sao gọi là hiểu 
chủ nghĩa Mác-Lênin được. Những lần phát 
biểu về quan niệm CNXH theo chủ nghĩa 
Mác-Lênin cũng vậy). 
Học thuyết C. Mác chỉ thể hiện sức 
sống trường tồn ở chỗ nó phải được phát 
triển một cách toàn diện bởi vì thế giới 
luôn biến đổi không ngừng 
Học thuyết C. Mác có lạc hậu hay không 
lạc hậu hoàn toàn phụ thuộc vào những 
người sử dụng nó. Chúng tôi cho rằng, không 
phải một mặt hoặc một số mặt nào đó (cho 
Journal of Thu Dau Mot University, No 3 (22) – 2015 
 10 
dù được hiểu là những mặt, những nội dung 
được cho là cơ bản, là cốt lõi) là bất biến, mà 
là tất cả đều là sự biến thiên trong cuộc sống. 
Biến, nhưng bản chất không mất đi. Đó là 
một đặc điểm rất rõ của học thuyết Mác. 
Trong thực tế vận động của cuộc sống, không 
chỉ học thuyết Mác, mà có nhiều cái cũng 
như vậy, nhất là các thuyết về tôn giáo. Tôn 
giáo, lĩnh vực tưởng chừng như là lĩnh vực 
khó biến nhất, bảo thủ nhất, nhưng thực ra nó 
biến đổi thường xuyên do chúng không thể 
không như thế bởi vì cuộc sống biến đổi cả tư 
duy, tâm linh của con người về các đấng thần 
linh, chúa trời... 
Ngay như chất liệu, màu sắc, kích cỡ 
khởi thủy của chiếc áo cà sa mà Phật tổ 
Thích Ca Mầu Ni dùng cũng đã biến đổi 
nhiều, biến đổi dữ dội qua năm tháng, qua 
từng địa bàn, qua từng cộng đồng dân cư, 
qua từng dân tộc. Chiếc áo cà sa của Phật 
Thích Ca Mầu Ni vốn là từ hàng chục, hàng 
trăm mảnh giẻ khâu nối, ghép lại do Phật tổ 
nhặt được trên đường đi, thậm chí cả những 
mảnh giẻ từ xác người chết. Cho đến giờ 
đây, trên thế giới, chiếc áo cà sa huyền bí 
đó được biến đổi nhiều, được cải biên 
nhiều. Có nơi, chiếc áo cà sa là màu nâu 
sồng, là màu gụ, là màu vàng, là màu tía, là 
màu đỏ, là màu lòng tôm, là liền mảnh, 
là nhiều mảnh ghép vào, là quàng hờ qua 
thân vai, là thành ra áo mặc lẳn vào người, 
là dài trùm gót, là lưng lửng, v.v. Nó muôn 
hình vạn dạng, nhiều sắc màu, nó biến 
thiên tùy thời, tùy từng nơi, tùy từng cộng 
đồng dân cư theo đạo Phật. Mà biến thiên 
như vậy mới là phản ánh đúng thực tại, là 
lẽ thường của muôn vàn cái biến thiên 
trong cuộc sống. Nhưng, biến thế nào thì 
biến, bên trong làn áo cà sa tuy có khác 
nhau đó, muôn hình, muôn màu đó thì vẫn 
là sự bất biến muôn năm cũ, vẫn là “áo nhà 
Phật”, vẫn là cái tâm lành của Phật, vẫn là cái 
“cốt cách” của nhà Phật từ bi hỷ xả. Điều này 
cũng giống như vấn đề bản sắc văn hoá của 
mỗi dân tộc (kể cả dân tộc-quốc gia Nation 
và cả dân tộc-tộc người Ethnic) không bao 
giờ là bất biến, nó là yếu tố động. Nó “động” 
như vậy nhưng vẫn giữ được cốt cách của 
một dân tộc, một cộng đồng. 
Nói như vậy không phải để nói lên tính 
không bền vững của học thuyết Mác, trái 
lại, nó càng nói lên tính khoa học và cách 
mạng của nó. Từ thế kỷ XIX trở đi là thời 
gian biến đổi chóng mặt của khoa học và 
công nghệ, của các trào lưu tư tưởng, chính 
trị thế giới. Học thuyết nào theo kịp, không 
những thế, còn dẫn đường cho sự phát triển 
của nhân loại, thì đó chính là học thuyết có 
giá trị bất diệt. 
Học thuyết Mác chính là một học 
thuyết như thế, học thuyết của sự phát triển. 
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác là 
những thiên tài nhưng các ông cũng bị quy 
định bởi thời đại của các ông, vì vậy chúng 
ta không thể đòi hỏi họ suy nghĩ, trả lời 
thay cho các thế hệ sau, trong đó có chúng 
ta, những vấn đề chưa xuất hiện ở thời đại 
các ông, hoặc thực tiễn thời đại đó chưa đặt 
ra. Hơn nữa, có thể có những luận điểm 
riêng lẻ nào đó, trước đây đã đúng trong 
điều kiện thực tiễn mà các ông sống, nhưng 
trong điều kiện thực tiễn mới hiện nay 
không còn đúng, v.v. Điều này cũng hoàn 
toàn phù hợp với những nguyên lý của triết 
học Mác. Bởi lẽ, thực tiễn đổi thay thì 
những nguyên lý lý luận cũng cần được đổi 
thay cho phù hợp với thực tiễn mới. Nhưng 
chúng ta phải khẳng định rõ ràng rằng, 
những hạn chế mang tính lịch sử đó không 
hề làm giảm giá trị thế giới quan, giá trị 
phương pháp luận, giá trị định hướng cho 
các dân tộc đang đi theo mục tiêu xây dựng 
CNXH, trong đó có Việt Nam. 
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 3 (22) – 2015 
 11 
AWARENESS ON NEW THOUGHT ABOUT MARXISM 
Mach Quang Thang 
Ho Chi Minh National Academy of Politics 
ABSTRACT 
 Marxism is an open theory, which means that it should always be updated with new 
energy from life. In current conditions in Vietnam with globalization, international 
integration, social operation under market mechanism, Marxism-Leninism should be 
interpreted on the basis of new thinking in accordance with the method of cognition of the 
founders of scientific communism. Therefore, the thesis stated by Communist Party of 
Vietnam: "the Party takes the Marxism-Leninism and Ho Chi Minh's thought as the basis 
for thought and actions" becomes the strategy in action and creates practical efficiency, 
bringing the Vietnam to a new stage of development. And, also on that sense, we, the 
citizens of Vietnam - can surely affirm that Marxist theory is the theory of development. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hồ Chí Minh Toàn tập, T. 1, NXB Chính trị Quốc gia, 2000. 
[2] Nguyễn An Ninh, Cần nhận thức thực tế hơn về một số dự báo của Mác về chủ nghĩa tư 
bản, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10-2014. 
[3] Nhị Lê, Trung thành và sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, tiếp tục nâng cao chất lượng 
công tác lý luận ngang tầm thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Tạp chí Sinh hoạt lý 
luận, số 5 (126)-2014. 
[4] Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng 
Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng ta, NXB Chính trị – Hành chính, 2009. 
[5] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Lý luận chính trị, 2004. 
[6] Terry Eagleton, Tại sao Mác đúng, NXB Chính trị - Hành chính, 2012. 
[7] Hoàng Chí Bảo, Giá trị vững bền và sức sống của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa 
xã hội khoa học, NXB Chính trị Quốc gia, T.1, 2012. 
[8] Hồ Bá Thâm, Chủ nghĩa Mác-Lênin - Phương pháp luận của sự phê phán và phát triển 
hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, 2013. 
[9] Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Di sản Hồ Chí Minh trong 
thời đại ngày nay (Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh 
của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 
tổ chức tháng 5 năm 2010), NXB Chính trị – Hành chính, 2010. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_diem_nhan_thuc_tren_tu_duy_moi_ve_chu_nghia_mac.pdf
Ebook liên quan