Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam

Tóm tắt Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam: ...y nhiên quan điểm và hoạt động điều hành ở tầm vĩ mô về mức độ ưu tiên phát triển du lịch ở những khu vực trọng điểm hoặc ở những khu du lịch quốc gia đã được xác định trong nhiều trường hợp còn chưa thống nhất. Thiếu sự phối hợp đa ngành trong quản lý đầu tư phát triển. Nhiều dự án đầu tư phá...hu cầu phòng nghỉ của toàn quốc (theo BC tổng kết kinh tế biển của TCDL, năm 2004). + Về lao động: Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch biển sẽ cần hơn 362 ngàn lao động trong ngành du lịch vào năm 2005 và khoảng hơn 582 ngàn lao động năm 2010 (cả lao động trực tiếp và gián tiếp); chiếm t...) – Cố đô Huế – Hải Vân - Đà Nẵng – Hội An – Mỹ Sơn (Quảng Nam) và tiếp theo. + Con đường huyền thoại là tuyến du lịch theo đường mòn Hồ Chí Minh dọc miền Tây vùng. Tuyến du lịch này bắt nguồn từ vùng du lịc Bắc Bộ qua vùng Bắc Trung Bộ đi Tây Nguyên và điểm cuối là thành phố Hồ Chí Minh. ...

pdf59 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tuyến, đặt chỗ..) thuận tiện khi đi du lịch các vùng biển và 
ven biển. Đồng thời, thành lập các văn phòng thông tin, khiếu nại cho khách du lịch tại các 
trung tâm, khu du lịch lớn và các đô thị, đô thị du lịch; đẩy mạnh áp dụng visa điện tử trong 
xuất, nhập cảnh; áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại để tạo điều kiện thuận tiện cho 
khách trong thanh toán mua dịch vụ và hàng hóa ở Việt Nam. 
c/ Đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch 
Tăng cường phối hợp liên ngành, các cấp chính quyền để làm rõ trách nhiệm trong 
việc giữ gìn an ninh, an toàn, văn minh cho khách du lịch tại các điểm tham quan và lưu trú 
của khách du lịch; xử lý nghiêm các hành vi đeo bám khách để bán hàng, xin tiền, lừa đảo, 
cướp giật, hành hung khách du lịch. 
7.4. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch 
Nhằm tạo sức cạnh tranh và hội nhập của doanh nghiệp du lịch và phát huy nguồn lực 
của các thành phần kinh tế phục vụ phát triển du lịch, cần tập trung vào: 
a/ Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp du lịch theo hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp 
nhà nước. Kiên quyết, thực hiện nghiêm lộ trình đổi mới doanh nghiệp theo tinh thần Nghị 
quyết trung ương 3. Các doanh nghiệp du lịch Nhà nước phải được cổ phần hoá; tổ chức xắp 
xếp lại doanh nghiệp du lịch theo hướng sát nhập, hình thành công ty du lịch mạnh có khả 
năng cạnh tranh với công ty đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và hội nhập quốc tế. 
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 
52
- Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng kinh doanh lữ hành: Rà soát lại thủ tục đăng ký 
và thực tế hoạt động các công ty lữ hành, kết hợp công tác thanh tra nhằm ngăn chặn tình 
trạng” núp bóng” để kinh doanh lữ hành quốc tế; tình trạng tranh cướp khách, cạnh tranh 
không lành mạnh giữa các công ty lữ hành; hình thành các trung tâm dịch vụ, cung cấp 
hướng dẫn viên du lịch có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao để 
phát triển du lịch . 
b/ Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Tổ chức các mô hình hoạt động các kinh 
doanh của doanh nghiệp du lịch dựa vào cộng đồng. Đặc biệt tại các địa bàn trên các tour du 
lịch sinh thái, thăm quan làng nghề truyền thống, tìm hiểu văn hoá các dân tộc. Xây dựng các 
mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng kết hợp hoạt động kinh doanh của công ty du 
lịch với sự hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước (cơ sở hạ tầng, đào tạo..), góp phần chuyển 
dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo cho nhân dân. 
c/ Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với doanh nghiệp: Áp dụng thuế suất thu 
nhập doanh nghiệp, thời gian và mức miễn thuế, giảm thuế với các hoạt động kinh doanh tại 
các địa bàn khó khăn, rủi ro; địa bàn thuộc diện chính sách. 
d/ Tăng cường hoạt động của Hiệp hội du lịch: bao gồm các doanh nghiệp và nhà 
quản lý. Tạo nên sự phối hợp trong quảng bá, xúc tiến và kinh doanh du lịch, cạnh tranh lành 
mạnh giữa các doanh nghiệp. Hiệp hội du lịch góp phần là cầu nối để các doanh nghiệp vươn 
ra thị trường ngoài nước và hội nhập với du lịch quốc tế. 
9.5. Chính sách quản lý nhà nước các tiềm năng du lịch biển có giá trị đặc biệt 
Tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên du lịch biển nói riêng, hiện đang được quản 
lý bởi các bộ ngành có liên quan và các địa phương. Thực hiện Luật Du lịch về bảo vệ tài 
nguyên du lịch, cần xây dựng cơ chế phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối 
với những tiềm năng du lịch biển đặc biệt có giá trị đã được xác định trong quy hoạch phát 
triển du lịch Việt Nam đến năm 2010. 
8. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch 
Căn cứ quy định của Luật Du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cơ quan 
quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương phối hợp với các bộ, ngành quản lý tài nguyên, 
hướng dẫn UBND cấp tỉnh vùng ven biển tổ chức triển khai một số biện pháp như sau: 
- Tổ chức điều tra, đánh giá, phân loại các tài nguyên du lịch nằm trên phạm vi vùng 
biển, ven biển, xác định khu vực tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn để có kế hoạch, biện 
pháp bảo tồn báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; lập danh mục tài nguyên du lịch và 
xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch bbiển trên phạm vi cả nước. 
Danh mục tài nguyên du lịch và cơ cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch biển là căn cứ 
để lập quy hoạch phát triển du lịch, tổ chức công nhận khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du 
lịch và đô thị du lịch khu vực biển và ven biển. 
- Xây dựng kế hoạch và quy hoạch bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch biển trên địa 
bàn cả nước, từng vùng và từng địa phương, gồm khoanh định các tài nguyên có tính đa dạng 
sinh học cao như các sinh thái biển, rạn san hô, rừng quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, các di 
tích thiên nhiên đã được xếp hạng; khu vực cảnh quan có tiềm năng khai thác du lịch; vùng, 
khu, điểm di tích văn hoá lịch sử,v.v.. dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động phát triển du lịch và 
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 
53
các hoạt động phát triển kinh tế khác như cảng biển, khai thác nuôi trồng thủy sản, xây dựng; 
tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có những giải pháp kịp thời khắc phục sự 
cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt 
dộng du lịch và hoạt động kinh tế xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hươởng đến hệ tài nguyên 
môi trường du lịch. 
- Thực hiện Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 về Quy chế bảo vệ 
môi trường trong lĩnh vực du lịch. Hàng năm, Bộ Tài nguyên Môi trường, Tổng cục Du lịch 
hướng dẫn các Sở Tài nguyên môi trường, Sở Du Lịch( TM-DL,DL –TM) đưa vào kế hoạch 
về nhiệm vụ bảo vệ môi trường du lịch và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo đánh giá hiện 
trạng môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, bảo vệ môi trường các khu, điểm du lịch. 
- Mỗi tỉnh, thành phố phải chọn được các sản phẩm đặc thù, nổi trội nhất về tài nguyên 
du lịch tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch và có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo nguồn 
tài nguyên này. Phối hợp nhiều nguồn lực (nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng..) đầu tư thoả 
đáng để bảo tồn tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tiêu biểu nhất phục vụ 
cho phát triển du lịch. Tới hết năm 2006 quy hoạch xong đề án bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài 
nguyên nhân văn chủ yếu phục vụ phát triển du lịch. 
9. Phát triển nguồn nhân lực 
 Đào tạo trình độ đại học và tăng cường khả năng nghiên cứu về du lịch: Tăng 
cường đào tạo trình độ đại học về du lịch. Khuyến khích các trường đại học trên địa bàn ven 
biển mở các khoa du lịch. Thành lập các trường trung học nghiệp vụ du lịch tại Đà Nẵng, Nha 
Trang. Xây dựng “chương trình khung ” để tăng cường đào tạo từ xa và khuyến khích các 
thành phần kinh tế mở thêm trường trung học nghiệp vụ du lịch dân lập, bán công.. 
 Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp: 
 Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch ở các cơ quan quản lý nhà nước về du 
lịch ở địa phương. Hàng năm mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại cán bộ về nghiệp vụ 
quản lý du lịch cho cán bộ quản lý ngành du lịch các tỉnh vùng. 
10. Đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội vùng biển và ven 
biển 
Đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội là công việc được đặc biệt coi 
trọng. Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng về bảo vệ an ninh, quốc 
phòng với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Hướng dẫn công ty kinh doanh lữ hành 
trong việc xây dựng các tour du lịch phải đảm bảo an ninh, quốc phòng an toàn xã hội, đặc 
biệt là là các vùng nhạy cảm về an ninh, an toàn quốc gia; hướng dẫn khách du lịch tôn trong 
pháp luật Việt Nam, phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Việt Nam; quan tâm đến yêu 
cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng trong việc quy hoạch và đầu tư phát triển các khu, tuyến, 
điểm du lịch, các dự án đầu tư về du lịch. 
11. Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch 
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn luật Du lịch và các Luật có liên 
quan nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để quản lý và phát triển du lịch. Xây dựng các tiêu 
chuẩn quy phạm về quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý tài nguyên môi trường và các lĩnh 
vực có liên quan về du lịch. 
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 
54
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy 
quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương: thành lập cơ quan quản lý 
chuyên ngành du lịch ở Trung ương; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn 
chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân mỗi cấp 
trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch. 
Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lý và phát 
triển du lịch trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế. 
Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện Quy 
hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ; phát 
huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch và Ban Chỉ đạo Du lịch các địa phương. Có 
cơ chế phối hợp liên ngành, địa phương quan để giải quyết những vấn đề có liên quan đến 
quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo tồn 
khai thác tài nguyên tự nhiên, xã hội và môi trường, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng,.. 
 Xây dựng cơ chế nhằm duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, giữa các 
cơ quan quản lý nhà nước và khối doanh nghiệp, giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, tiểu 
vùng đã được xác định trong quy hoạch phát triển du lịch, giữa các cơ quan Chính phủ trong 
việc thực hiện quy hoạch. 
- Thống nhất nhận thức trong ngành cũng như của các ngành liên quan qua các hoạt 
động tọa đàm, hội thảo để từ đó gắn kết các ngành lại cùng nhau giải quyết kịp thời những 
ách tắc trong quá trình triển khai quy hoạch (về vốn đầu tư, về cơ chế chính sách) đảm bảo 
thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng của quy hoạch. Các cuộc tọa đàm, hội thảo nên được 
tổ chức tại các trọng điểm phát triển du lịch. 
Thành lập Ban quản lý đặc trách vận hành theo cơ chế một cửa để quản lý đầu tư và 
phát triển cho các dự án du lịch trọng điểm quốc gia. 
PHẦN III 
KIẾN NGHỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ PHÁT 
TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM 
I. KIẾN NGHỊ 
Để thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp đột phá thúcđẩy phát triển du lịch biển và 
vùng ven biển, trở thành động lực để đẩy mạnh phát triển du lịch cả nước, góp phần bảo đảm 
đến năm 2010 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng và cả nước , kiến nghị cấp 
có thẩm quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau: 
1. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ 
Chỉ đạo các Bộ, ngành, UBDN cấp tỉnh vùng ven biển xây dựng và thực hiện các 
chính sách liên quan sau: 
- Về chủ trương: coi hoạt động kinh doanh du lịch biển và vùng ven biển như ngành 
sản xuất xuất khẩu (xuất khẩu tại chỗ) và cho ngành du lịch được hưởng các ưu đãi của ngành 
sản xuất, xuất khẩu. 
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 
55
- Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách để xây dựng CSHT du lịch: Tạo điều kiện để thực hiện 
chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư qua việc sử dụng quỹ đất để phát triển CSHT du 
lịch. Tạo cơ chế cho địa phương huy động các nguồn vốn khác để đầu tư du lịch. Tăng nguồn 
hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch cho các địa phương, như vốn “ mồi” để thu hút đầu tư từ các 
nguồn vốn khác. 
- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch: theo đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần 
kinh phí, kết hợp huy động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. 
- Áp dụng Tín dụng đầu tư nhà nước để hỗ trợ đối với một số lĩnh vực và địa bàn 
thuộc diện chính sách và khuyến khích thu hút đầu tư. 
+ Khuyến khích các địa phương trên địa bàn hàng năm bố trí thoả đáng nguồn vốn 
đầu tư trong tổng nguồn chi ngân sách của địa phương và từ các khoản thu ngân sách vượt kế 
hoạch trên địa bàn để đầu tư phát triển du lịch và tạo môi trường khuyến khích, thu hút các 
thành phần kinh tế tham gia đầu tư, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch. 
- Về tài chính: Áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp, thời gian và mức miễn thuế, 
giảm thuế với các hoạt động kinh doanh với một số lĩnh vực và địa thuộc diện chính sách và 
khuyến khích thu hút đầu tư . 
- Chính sách miễn visa đến một số trọng điểm du lịch biển, đảo: nhằm bảo đảm phù 
hợp với xu thế hội nhập có tính đến đặc thù của một số điểm du lịch quan trọng cần có chính 
sách đặc biệt để thu hút khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế từ những thị trường 
trọng điểm của du lịch Việt Nam. 
- Chính sách về phát triển một số loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí nhạy cảm 
(casino, tàu lượn, khinh khí cầu, lặn biển): nhằm tạo sự đột phá trong việc xây dựng và phát 
triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh trong khu vực. 
- Chính sách khuyến khích phát triển du lịch ở các vùng đảo xa để góp phần đảm bảo 
chủ quyền, an ninh quốc phòng. 
- Xây dựng cơ chế phối hợp du lịch - quốc phòng: để đảm bảo sự phát triển du lịch 
biển gắn với an ninh quốc phòng ở vùng ven biển và hải đảo, tạo điều kiện để đẩy mạnh hoạt 
động du lịch biển. 
2. Kiến nghị với các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 
Để giải quyết đồng bộ và tạo điều kiện tăng cường phát triển du lịch biển, vùng ven 
biển, đề nghị các Bộ, ngành và địa phương liên quan phối hợp với Tổng cục Du lịch giải 
quyết các việc sau: 
2.1. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 
Ban hành định hướng hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đầu tư CSHT du lịch cho các 
tỉnh, thành phố biển, vùng ven biểnphù hợp khả năng thu, chi của các địa phương. 
2.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 
Phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng dự án đầu tư cho các làng nghề truyền thống 
gắn với quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2005-2010. Theo đó, hỗ trợ vốn đầu tư để khôi 
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 
56
phục và phát triển làng nghề du lịch cho biển, vùng ven biển được bố trí vốn hàng năm gắn 
với việc đầu tư CSHT du lịch. 
Hướng dẫn và phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch 
cho các tỉnh biển, vùng ven biển. 
Vận động, tranh thủ nguồn vốn ODA, đặc biệt là từ 3 nhà tài trợ lớn là WB; ADB, 
Chính phủ Nhật Bản để đầu tư CSHT phát triển du lịch gắn với phát triển dân sinh, xoá đói 
giảm nghèo của biển, vùng ven biển. 
2.3. Bộ Tài chính: 
 Áp dụng hoàn trả thuế giá trị gia tăng cho khách quốc tế mua hàng của Việt Nam 
mang ra để khuyến khích khách mua hàng hoá Việt Nam, thực hiện xuất khẩu tại chỗ, tăng 
tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm và nguồn thu. 
2.4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
 Đẩy mạnh hình thức thanh toán bằng thẻ cho khách du lịch quốc tế. 
2.5. Bộ công an 
Hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, công ty lữ hành; 
xây dựng các tuyến lịch du lịch gắn với an toàn cho khách và giữ gìn an ninh biển, vùng ven 
biển. 
2.6. Bộ Tài nguyên- Môi trường 
Phối hợp với Tổng cục Du lịch thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, thực hiện nghiêm 
quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch cũng như các văn bản quy phạm pháp luật 
khác về tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động du lịch. 
Phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Du lịch trong việc thu phí khai thác tài nguyên 
du lịch và cơ chế đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch từ nguồn thu phí này. 
2.7. Bộ Văn hoá - Thông tin 
Phối hợp với Tổng cục Du lịch để đầu tư bảo tồn các di tích gắn với đầu tư CSHT du 
lịch vào các điểm tham quan du lịch các di tích văn hóa- lịch sử. 
Phối hợp với Tổng cục Du lịch hướng dẫn các địa phương xác định các sản phẩm đặc 
thù về các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể để lập kế hoạch bảo tồn tôn tạo và khai thác 
phục vụ phát triển văn hoá gắn với du lịch. 
2.8. Bộ giao thông vận tải: 
Phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng trạm dịch vụ cho khách du lịch trên tuyến du 
lịch trong vùng biển, vùng ven biển: 
- Nâng cấp, cải tạo các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ để tăng 
lượng khách du lịch bằng tàu hoả. Tạo điều kiện để khách du lịch đi lại dễ dàng, tiện nghi. 
Đặc biệt là khách du lịch nghỉ cuối tuần từ các trung tâm đô thị lớn. Đến năm 2008, thiết lập 
xong hệ thống tàu phục vụ du lịch bằng tàu hoả cho khu vực. 
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 
57
 - Nâng cấp, cải tạo cho tầu du lịch như cảng khu vực ven biển miền Trung, nam Bộ 
như Chân Mây, cảng Thuận An (Huế), Tiên Sa (Đà Nẵng), Nha Trang, Quy Nhơn (Bình Định), 
Dốc Lết (Nha Trang), Phú Quốc.. hình thành các tour du lịch đến các di sản thế giới như Hạ 
Long Huế, Hội An, Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình ) ...bằng đường biển. 
- Sớm mở các tuyến bay quốc tế thẳng đến các trọng điểm du lịch biển, vùng ven 
biển; cải tạo nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật cho các sân bay để mở tuyến bay nội địa 
trực tiếp các thành phố lớn, trung tâm du lịch của cả nước với vùng. 
2.9. Bộ Giáo dục và Đào tạo 
Nghiên cứu để tới năm 2007, thành lập mới 0 trường trung học nghiệp vụ du lịch tại 
vùng ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang; hướng dẫn, giúp đỡ các trường Đại học trên địa bàn 
hình thành các Khoa đào tạo sinh viên có trình độ đại học về du lịch. 
2.10. Bộ Nội vụ 
Nghiên cứu, tăng cường năng lực quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các 
tỉnh, thành phố vùng ven biển: để các Sở Du lịch, Thương mại du lịch, Sở Du lịch- Thương 
mại có biên chế hợp lý số cán bộ hoạt động quản lý về du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát 
triển du lịch của từng địa phương theo hướng tăng cường phát triển du lịch trở thành ngành 
kinh tế mũi nhọn của địa phương. 
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu và giải pháp nhằm tạo đột phá phát triển du 
lịch bỉen và vùng ven biển cần có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và 
địa phương, theo cơ chế thực hiện như sau: 
1. Tổng cục Du lịch 
Là cơ quan thường trực của BCĐNN về du lịch, có trách nhiệm giúp Ban trong việc 
chỉ đạo, điều hành các hoạt động nhằm thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch 
biển và vùng ven biển. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước và trên địa 
bàn đến năm 2010, Quyết định về “ Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường phát 
triển du lịch Miền Trung- Tây Nguyên” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2005: 
- Xây dựng chương trình hành động tăng cường phát triển du lịch các vùng, trọng điểm du 
lịch (đầu tư, quảng bá, xúc tiến..) cũng như phối hợp thực hiện giữa các tỉnh, thành phố trong 
vùng. 
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chính sách, cơ chế nhằm tạo đột phá thúc đẩy 
phát triển du lịch biển, vùng ven biển. 
- Chủ trì, chỉ đạo tăng cường công tác quy hoạch phát triển du lịch vùng biển và ven 
biển; hướng dẫn UBND cấp tỉnh tiến hành điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch của địa 
phương. 
2. Các Bộ, các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ liên quan để chủ trì, 
hoặc tham gia tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. 
3. Các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng ven biển 
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007 
58
Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước và trên địa bàn đến năm 
2010, quyết dịnh có liên quan của Thủ tướng Chính phủ đối với địa bàn tiến hành điều chỉnh 
quy hoạch phát triển du lịch của địa phương mình cho phù hợp. Năm 2006 tất cả các tỉnh, 
thành phố đều điều chỉnh xong quy hoạch phát triển du lịch. Quản lý chặt chẽ việc đầu tư các 
dự án phát triển du lịch và xúc tiến quảng bá du lịch theo quy hoạch. 
Xác định các sản phẩm đặc thù, nổi trội nhất về tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển 
du lịch của địa phương và lập kế hoạch bảo tồn, tôn tạo nguồn tài nguyên nhân văn. 
Xây dựng lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước về du lịch trực thuộc tỉnh, 
thành phố cho mỗi năm và tới năm 2010 theo tinh thần Nghị quyết trung ương 3, và kiên 
quyết thực hiện đúng lộ trình này. 
Bố trí nguồn vốn đầu tư, quảng bá và xúc tiến du lịch tương xứng tiềm năng phát triển 
du lịch của địa phương mình để hình thành các khu, điểm du lịch tạo thế liên hoàn với các 
điểm du lịch khác trên địa bàn để thu hút khách du lịch. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_dot_pha_phat_trien_du_lich_vung_bien_va_ven.pdf
Ebook liên quan