Một số vấn đề về đạo đức Hồ Chí Minh

Tóm tắt Một số vấn đề về đạo đức Hồ Chí Minh: ...toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”[14]. Như vậy, Hồ Chí Minh có quan điểm nhất quán: mọi quyền hạn đều của dân; chính quyền từ cơ sở đến trung ương đều do ...ng như đức tính của ông khi phục vụ bàn trong một khách sạn ở Luân Đôn năm 1915. Hồi đó, thức ăn còn thừa, như những người khác thì họ vứt hết tất cả vào sọt rác, còn ông thì không làm như vậy; ông gói gém một số thức ăn thừa vào một tờ giấy sạch sẽ rồi đưa ra ngoài đường phố Luân Đôn cho những ngườ... hai bánh thẳng nhau mà sao đạp tròn vẫn chạy được. Hồ Chí Minh đã đưa đất nước Việt Nam mở cửa ra với thế giới. Ông quan niệm rằng, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, nước Việt Nam là một quốc gia bình quyền và bình đẳng với tất cả các nước trên thế giới (cái quyề...

doc45 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số vấn đề về đạo đức Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển. Ngay trong một gia đình vẻn vẹn có mấy thành viên thôi cũng đã là sự thống nhất của các sở thích khác nhau.
Không biết từ bao giờ, Hồ Chí Minh nghiện thuốc lá. Ông hút nhiều. Xem phim tư liệu về Hồ Chí Minh thì thấy hầu như lúc nào trên tay ông cũng có một điếu thuốc lá đang cháy dở. Đi thăm một đơn vị bộ đội tên lửa ở Hà Nội trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, ông rút hộp thiếc đựng thuốc lá ra biếu mỗi một chiến sĩ một điếu. Trong kháng chiến chống Pháp, có lúc ông gửi cho bộ đội ở Cao Bằng quà thuốc lào (khi nhận được quà thuốc lào, bộ đội kháo nhau rằng, không biết ai mà tinh tế, chu đáo và hiểu sâu hoàn cảnh bộ đội mình đến thế). Hồ Chí Minh thừa nhận nghiện thuốc lá là cái dở của ông, cho nên khuyên mọi người không nên học ông nghiện thuốc lá.
Ai đã nghiện thuốc lá, thuốc lào rồi thì cảm nhận được ngay tâm trạng của người hút thuốc lá, thuốc lào. Khi đã quyết tâm cai bỏ thuốc lào, tự mình chôn cái điếu thuốc lào xuống đất, nhưng rồi có khi chẳng cưỡng lại được, hôm sau phải đào điếu lên mà hút lại:
Thương ai như điếu thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.
Đến năm 1965, buộc phải bỏ thuốc lá. Hồ Chí Minh không “cãi” lại, mà vui vẻ chấp hành. Ông làm gương. Ông có cách cai dần dần. Đến tháng 3 năm 1968, Hồ Chí Minh viết một bài thơ bằng chữ Hán:
Vô đề
Tam niên bất ngật tửu xuy yên
Nhân sinh vô bệnh thị chân tiên
Hỷ kiến nam phương liên đại thắng
Nhất niên tứ quý đổ xuân thiên
Nhà thơ Khương Hữu Dụng dịch: 
Không đề
Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn
Một năm là cả bốn mùa xuân.
Hồ Chí Minh có quan niệm Tiên rất hay. Cũng giống như ông quan niệm cái Ngoan của con trẻ. Ông cho rằng:
Trẻ con như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
Nghĩa là chỉ cần biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan rồi. Hãy phấn đấu cho cái đó, không có gì là rườm rà, cao xa cả.
Còn Tiên? Năm 1950, ông làm một bài thơ nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của mình. Thường thì Hồ Chí Minh cứ đến sinh nhật là đi đâu đó, có ý trốn tránh cái việc người ta đến chúc tụng mình, ông cho đó là mất thì giờ. Tính ông thế. Âu đó cũng là sở thích của ông, thích không có ai đến chúc tụng sinh nhật của mình. Ông muốn có một khoảng trời tự do trong ngày kỷ niệm sinh nhật. Bài thơ viết rằng, ông coi mình năm nay 60 tuổi, nhưng:
Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán,
So với ông Bành vẫn thiếu niên.
Ăn khoẻ, ngủ ngon, làm việc khoẻ,
Trần mà như thế kém gì tiên!
Trong bài thơ Vô đề bằng chữ Hán trên đây, khi bỏ thuốc lá, kiêng rượu (ông không phải là người hay uống rượu, ông chỉ thi thoảng uống một chút rượu thuốc, nhưng đến lúc này ông bỏ hẳn), ông cảm thấy người khoẻ, như thế là Tiên. Đơn giản vậy thôi. Tin chiến thắng của chiến trường miền Nam mà ông sâu tình nặng nghĩa, đau đáu suốt ngày đêm mong cho nước nhà thống nhất, dội về, ông cảm thấy rất vui. Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, nhưng vì là vui, là tiên, cho nên ông cảm thấy “Nhất niên tứ quý đổ xuân thiên”.
Thời đại hiện nay, nói như các nhà công nghệ thông tin, thì là Thời của 3.0. Do vậy, có người bảo thôi thì hãy miễn cái kiểu “đi cày ruộng tịch điền”, miễn cái kiểu lội ruộng, tát nước, cấy lúa, cuốc đất làm vườn như Hồ Chí Minh đi. Xưa cũ lắm rồi. Xin mời cán bộ lãnh đạo hãy cứ đến gõ chiêng thị trường chứng khoán chứ dừng lội ruộng. Thì cũng được thôi. Nhưng gõ chiêng chứng khoán thì ý nghĩa thua xa những gương cụ thể khác của Hồ Chí Minh.
Mà lạ thay, có những điều Hồ Chí Minh làm được, làm một cách dễ dàng và tự nhiên, không gượng gạo thì đối với nhiều người khác làm không được, hoặc không muốn làm, hoặc làm một cách gượng ép, kiểu cứ cố làm thật nhưng càng cố làm thì càng thấy giả tạo theo kiểu diễn kịch. Ở đây cần cả dũng khí và cần cả tư duy cũng như cần cả cái nếp tu dưỡng đã thành kết quả tất yếu như Hồ Chí Minh đã có. Cái thật, cái giả trong hành động làm gương không thể che mắt thiên hạ được, nhất là hiện nay các phương tiện nghe nhìn bắt ở các góc độ khác nhau, ở không gian nhiều chiều trong dân chúng chứ không chỉ là không gian ba chiều trong kỹ thuật quang học.
Ba là, xây dựng môi trường văn hoá đạo đức trong sạch.
Môi trường đạo đức hiện đang bị ô nhiễm ở lĩnh vực này, lĩnh vực nọ. Ô nhiễm đến mức độ nào? Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, người ta có thể dùng máy để đo, cũng có thể cơ thể con người chúng ta cảm nhận được. Nhưng, môi trường đạo đức nếu bị ô nhiễm thì đo thế nào? Có thể thấy:
Một, “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọngCông tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu”. Mà đây chính là nhận định của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006). Cơ chế mới đã khơi dậy sự năng động của xã hội trong các lĩnh vực nhưng cũng phần nào chưa kiểm soát được một cách chắc chắn những cái ác, cái xấu. Những tệ nạn xã hội vẫn đang phát triển. Đồng tiền có sức mạnh ma quái đang làm hỏng nhiều cán bộ, đảng viên và làm hỏng các chuẩn mực quan hệ ứng xử của con người.
Cũng tại Đại hội X, phần Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng Đảng, còn viết: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất và năng lực; thiếu tính chiến đấu và tinh thần bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giảm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng; một số ít có biểu hiện bất mãn, mất lòng tin, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước. Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng”.
Đáng chú ý là lần đầu tiên trong một văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, có ghi: “Vẫn còn tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp”. Thoái hoá về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng”[36].
Đến đây, một vấn đề đặt ra đối với tôi và đối với bạn đọc: Ai “chạy” và “chạy” đến ai? Điều này quả là nhức nhối. Đã có “chạy chức”, “chạy quyền” thì đích thị có mua quan, bán chức rồi. Có người mua và có người bán. Đạo đức bị băng hoại đến như vậy ư? Môi trường đạo đức bị nhiễm bẩn đến như thế ư?
Trong Đảng mà đã vậy thì ngoài xã hội thì như thế nào, mức độ ra sao thì đã rõ vì Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, đảng duy nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay. Đây là những nhận định của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2006. Chắc là quá trình này chưa khắc phục được nhiều, nhất là các kiểu “chạy” mà tôi đã nghe từ lâu, lần này ghi vào nghị quyết, nhưng khắc phục ra sao thì vẫn đang ở phía trước. Đó là sự nhức nhối về môi trường đạo đức bị suy đồi.
Hai, tệ nghiện hút ma tuý diễn ra nghiêm trọng và có chiều hướng phát triển mạnh trong xã hội Việt Nam. Nghiện hút ma túy đi liền và tạo ra hệ lụy với bao tệ nạn khác. Chưa có con số thống kê thật cụ thể, nhưng chắc rằng Việt Nam là một trong những nơi có tỷ lệ nghiện hút vào loại cao trên thế giới, nhất là vùng cao phía bắc. Tệ nghiện hút ma túy len lỏi vào từng địa bàn dân cư, cả miền núi, cả các đô thị, và thậm chí ngày càng len lỏi vào từng thôn quê. Các đường biên, cửa khẩu trong thời buổi mở cửa thật tấp nập nhưng cũng chứa đựng cả những tội ác của cái chết trắng đưa vào. Xã hội sẽ bị băng hoại về tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần, nhất là đạo đức, lối sống, trong số đó đáng lo ngại là tầng lớp thanh niên, lực lượng chủ công xây dựng một đất nước phát triển. Đây là một chỉ số đo mà đáng báo động về môi trường đạo đức của xã hội Việt Nam hiện đại.
Ba, vấn đề trật tự, an toàn xã hội cũng ở vào tình trạng “có vấn đề”. Làm sao thật yên tâm khi đi ra đường, nhất là chỗ vắng, nhất là đối với phụ nữ. Phụ nữ là phái đẹp, còn được trang điểm bằng các trang sức (giây chuyền, nhẫn, lắc vàng) nhưng coi chừng khi đi trên đường. Trên các nẻo đường, trên các tuyến phố, cẩn thận đề phòng cướp giật. Trước đây, tôi nhớ trong những năm đất nước đang có chiến tranh, Hà Nội bom đạn của máy bay Mỹ, tuy nghèo nhưng sạch, cái sạch, cái thư thái của tình người. Đi trên ô tô buýt, đi trên tàu điện leng keng, quả thực nếu gặp trường hợp kẻ móc túi, thì tất cả mọi người trên chuyến tàu điện đó, trên chuyến ô tô buýt đó tự xử tên móc túi, không cần đợi cảnh sát đến.
Còn nay? Có lẽ hiếm lắm. Có khi trông thấy rõ ràng kẻ cắp đang rạch túi của một chị ở ngoài chợ, không dám hô hoán, mách bảo, vì sợ bị trả thù. Cái ác đã thắng thế, vì môi trường đạo đức đang có vấn đề. Có an toàn không cho những đôi trai gái ngồi trong công viên giữa thủ đô Hà Nội tâm sự vào những đêm trăng thanh gió mát, bên hồ Gươm nước xanh như pha mực, có Tháp Rùa soi bóng ngàn năm, có Tháp Bút viết thơ lên trời xanh? Tôi chắc là khó đấy.
Đó là ba điều “thấy” của tôi khi viết về vấn đề này. Có thể còn nhiều biểu hiện khác nữa. Tôi không nhìn môi trường đạo đức ở Việt Nam qua lăng kính màu đen. Đương nhiên, những mảng sáng vẫn có nhiều. Nhưng, thực sự chưa yên tâm.
Xây dựng đạo đức trong môi trường như thế khó khăn hơn rất nhiều. Trong môi trường đó, có khi làm việc thiện thật khó, khó như con lạc đà chui qua lỗ kim. Trách nhiệm làm cho môi trường đạo đức trong sạch không phải của riêng ai mà là của tất cả mọi người, của cả hệ thống chính trị, nhưng trước hết và cơ bản nhất là của từng gia đình. Trong xây dựng môi trường đạo đức, theo Hồ Chí Minh, rõ nhất là chú trọng những vấn đề sau đây:
- Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
- Tôn trọng và phát huy những truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục.
- Tạo ra một cách thường xuyên tinh thần đề cao cái đẹp, cái tốt; lên án cái xấu, cái ác và khuyến khích mọi người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện. Cái thiện và cái ác đều ở trong mỗi một con người và ở ngay xung quanh chúng ta.
- Kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc xây dựng môi trường đạo đức mới.
- Giải quyết đồng bộ tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, làm cho đất nước Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Hồ Chí Minh thường chú ý đến việc khơi dậy cái thánh thiện của con người. Ông hoá giải để chuyển hoá từ cái xấu thành cái tốt của người khác một cách có hiệu quả. Có người suýt sa chân lạc lối vào con đường tội lỗi, được ông giác ngộ kíp trở về con đường đúng đắn và đi với con đường đó suốt cả cuộc đời.
Hồ Chí Minh luôn luôn tìm chữ “đồng” trong sự khác biệt (Sự khác biệt thì ai, cộng đồng nào và lúc nào chả có). Ông rất thích nhân lên cái tốt, cái đẹp mà những cái tốt, cái đẹp đó ở ngay trong mỗi người, trong mỗi cộng đồng dân cư, ở ngay bên cạnh, ở chung quanh chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Cho nên, ông đã có ý kiến biên soạn và xuất bản sách “Người tốt việc tốt”.
Ông còn có ý kiến đối với loại sách này giá bán rẻ thôi để nhiều người mua, khổ sách vừa thôi để người ta dễ bỏ túi. Đầu tháng 6 năm 1968, trước khi qua đời hơn 1 năm, Hồ Chí Minh làm việc với một số cán bộ của Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc biên soạn và xuất bản loại sách này. Ông quan niệm: từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc. Người tốt việc tốt nhiều lắm, ở đâu cũng có. Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn.
Không hiểu sao bây giờ người ta sao lãng cái loại sách này. Thấy có nhiều đợt gắn huân chương, huy chương, tuyên dương anh hùng quá. Trong mỗi lễ trao như vậy thì tiệc tùng đánh chén, là phong bì, phong bao, v.v. Thấy trong các báo viết về vụ án nhiều quá. Thấy sách in lậu, xuất bản lậu về mê tín dị đoan nhiều quá. Thống nhất nhiều trong một, thống nhất được cái đa dạng, chung đúc được cái một, đó cũng là một triết lý toát ra từ hành động của Hồ Chí Minh.
Dù áp dụng biện pháp nào đi chăng nữa thì ý thức tự giác của mỗi cá nhân là quan trọng nhất. Chính ý thức và hành động của mỗi người là điều kiện để tạo ra môi trường đạo đức tốt đẹp. Cuộc sống của mỗi người chính là một yếu tố cấu tạo nên cuộc sống của xã hội. Mà đứng về khía cạnh văn hoá mà nói thì mỗi cá nhân lại là kết quả của một quá trình giáo dục hàng ngày của tất cả các tổ chức trong xã hội.
Chúng ta không chờ có một môi trường tốt rồi mới xây dựng đạo đức mà đó là cả một quá trình vừa xây, vừa chống, không thụ động. Và chỉ số phát triển của mỗi một dân tộc, phải chăng cần nhìn vào môi trường đạo đức nữa, nơi mà ở đó mỗi một con người, mỗi một cộng đồng, mỗi một dân tộc đều có cơ hội, điều kiện để tự do phát triển vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ chứ không chỉ là nhìn vào chỉ số tăng trưởng kinh tế. Xã hội càng phát triển thì tư duy và những quan niệm về các giá trị tinh thần cũng có khi đổi thay.
Đó là tất yếu của cuộc sống. Nhưng, có những giá trị bền lâu, chúng như những viên ngọc mà chúng ta phải giữ gìn, luôn mài sáng nó lên. Hồ Chí Minh chính là người đưa ra thông điệp đó, thông điệp khuyến khích mọi người vươn tới những điều thiện, mỹ.
Hồ Chí Minh cũng chịu trách nhiệm trước các biến cố, những khuyết điểm, hạn chế, thậm chí sai lầm, trong bước đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Hoàn cảnh, cơ chếtác động và có nhiều lúc cũng chế ngự suy nghĩ và hành động của ông. Hồ Chí Minh là một con người như bao con người khác, dù có đầy phẩm chất và năng lực ưu tú thế nào đi chăng nữa, vẫn không át nổi những hạn chế mà ông là một thành viên của lực lượng tạo ra cơ chế ấy, mặc dù có lúc ông bị thiểu số trong lực lượng đó. Những sai lầm của quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, những sai lầm của duy ý chí, chủ quan trong cải tạo, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, v.v. chắc chắn có phần trách nhiệm của ông. Chúng ta không có ý định đưa Hồ Chí Minh ra ngoài cái cơ chế đó.
Hồ Chí Minh đã vượt qua biết bao trở ngại, gian truân, vượt cả chính mình trong đường đời. Hồ Chí Minh nhận biết được cái đúng và kiên trì bảo vệ. Và bằng cách như thế, bản lĩnh của ông mới được trui rèn. Sức sống mãnh liệt ở Hồ Chí Minh chính là lẽ phải và lòng kiên trì, ở chỗ bao dung, mưu lược, tất cả vì đại sự. Hồ Chí Minh đã đi qua những năm tháng đầy cam go, biết gạt đi những tiểu tiết, ông đã đến được với chân lý và ông đã thành công ở nước nhà, tuy chưa trọn vẹn. Lúc Hồ Chí Minh đi vào thế giới bên kia thì sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước vẫn đang còn dang dở, thế giới vẫn đang nhiều toan tính, đất nước Việt Nam vẫn đang trong những thời gian nước sâu lửa nóng.
Nhưng, Hồ Chí Minh vẫn sống trong những nhịp đập của đất nước, vì sự nghiệp của ông, tư tưởng của ông vẫn đồng hành cùng dân tộc. Điều tuyệt diệu là ở chỗ đó. Nếu thân thế và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh ông chỉ là của thời gian Hồ Chí Minh sống thôi, thì giá trị cuộc đời Hồ Chí Minh không lớn lắm. Hồ Chí Minh để lại một sự nghiệp, một tư tưởng, nhưng tôi thấy một điều quan trọng nhất ở ông: đó là Nhân cách Hồ Chí Minh. Nhân cách đó không lẫn vào đâu được, một nhân cách cao cả đi cùng sự phát triển của dân tộc, gắn với đồng bào của ông, gắn với sự nghiệp đấu tranh vì sự tiến bộ trên thế giới.
Hồ Chí Minh đã trở thành một ông thánh sống. Nhưng, lạ thay và cũng đúng thay, ông không phải là một nhân vật huyền thoại, mà con người ông, cái đức, cái tâm, cái tầm, cái trí, cái tài của ông đã thành giá trị thực luôn hiển hiện trong tâm khảm của mỗi một người dân yêu nước trong các thế hệ người Việt Nam kế tiếp nhau. Sự nghiệp của ông còn dang dở, và người Việt Nam yêu nước khắp các phương trời đang tiếp bước ông. Hồ Chí Minh có trong hành trang của dân tộc Việt Nam và nhân loại cần lao tiến bước vào văn minh, tiến bộ. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh chính là một thông điệp cho sự phát triển. Và, chính vì như vậy, giá trị cuộc đời Hồ Chí Minh trở thành một tài sản tinh thần quý báu cho dân tộc Việt Nam và – rộng hơn nữa – cho nhân dân lao động trên toàn thế giới.
[1]. Hồ Chí Minh : Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, T.5, tr. 252 -253. 
[2] . Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1996, T.9, tr, 283.
[3].  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, T.10, tr. 510.
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 500.
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 501.
[6] Xem Nguyễn Văn Út: 9 bản tuyên ngôn độc lập, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2006, tr. 8.
[7] Kinh thánh, trọn bộ Cựu ước và Tân ước, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr. 28 – 29.
[8] Như trên, tr. 29.
[9] Như trên, tr. 29.
[10] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 194.
[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 195.
[12] Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, Nxb Văn hoá, Cục lưu trữ nhà nước Việt Nam, Viện Viễn Đông bác cổ Pháp, Hà Nội, 1997, tr. 16 – 17.
[13] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, T. 2, 1995, tr. 270.
[14] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, T. 5, 1995, tr. 60.
[15] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 184 – 185.
[16] Ngày 3-11-1946, anh trai của Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Khiêm đến Hà Nội thăm em trai mình, có hỏi: “Chú có ý định lúc nào về thăm quê?”. Hồ Chí Minh trả lời: “Về đến đây cũng là về đến nhà rồi, tình hình và công việc thế này chưa cho phép nghĩ tới, chắc việc đó còn lâu” (Theo Bá Ngọc, Trần Minh Siêu: Chuyện kể bên mộ bà Hoàng Thị Loan, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2007, tr. 74).
[17] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 114.
[18]  . Ngày 18-4-2008.
[19] Theo Sơn Tùng: Hoa râm bụt, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2007, 140-141.
[20] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 558.
[21]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T.5, tr, 633.
[22]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T.5, tr. 641.
[23] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 631.
[24] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 557-558.
[25] . Hồ Chí Minh: Toàn tập, T.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 161.
[26] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t. 263.
[27] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T.9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 291-292.
[28] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 5,  Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 220.
[29] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 4,  Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 469-470.
[30] Hồ Chí Minh: “Đáp từ trong buổi chiêu đãi của Chủ tịch Chính phủ Pháp G. Biđôn, ngày 2-7-1946”,  Toàn tập, T. 4,  Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 267.
[31] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 1,  Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 478 – 479.
[32] . Hồ Chí Minh : Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T.4, tr. 101 – 102.
[33] Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 554.
[34] Như trên.
[35] Như trên, tr. 558.
[36] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 263-264.
Bài này được đăng lúc 18:00 ngày Chủ Nhật, 03 Tháng Một 2010 trong mục Học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân văn đạo đức. Bạn có thể theo dõi phản hồi của bài này với dòng phản hồi RSS 2.0. Bạn có thể gửi phản hồi, hoặc trackback từ trang web của bạn

File đính kèm:

  • docmot_so_van_de_ve_dao_duc_ho_chi_minh.doc