Một vài nét về nội dung các website thư viện đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt Một vài nét về nội dung các website thư viện đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: ...ng khác nhau, cung cấp thông tin theo chủ đề, hỏi- đáp sẽ được liệt kê, chỉ dẫn và kết nối từ mục này; - Các trợ giúp và hướng dẫn của thư viện: Nhóm cung cấp các tài liệu hướng dẫn như các bài giảng hướng dẫn sử dụng Internet, hướng dẫn sử dụng các phần mềm và sử dụng thư viện, tìm tin trên...ệu, và giới thiệu tổng số sách báo có trong thư viện. Nhóm 2 - OPAC: Phần lớn các thư viện (8/10) cho phép người sử dụng truy cập đến OPAC của thư viện qua Internet nhưng chỉ một nửa số này có giới thiệu cho người sử dụng về OPAC. Có 3 thư viện còn cung cấp liên kết đến OPACs của một số thư ...tổ chức các nguồn thông tin theo chủ đề nhằm giúp người sử dụng tiếp cận đến tài liệu phù hợp bằng những phương pháp khác nhau. Ngoài ra, đa số các thư viện công lập không những cho phép người sử dụng truy cập OPAC của thư viện qua Internet mà còn có các tài liệu hướng dẫn sử dụng OPAC trên ...

pdf15 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một vài nét về nội dung các website thư viện đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[5,6]. Vai trò của website thư viện đại học được 
thể hiện như là: 
- Nơi cung cấp thông tin trực tuyến về các nguồn lực dưới dạng in của thư viện và 
công cụ giúp người dùng kết nối và truy cập tới các nguồn lực ấy. 
- Cổng thông tin đến các nguồn lực trực tuyến nhưng chưa được hoàn toàn tích hợp 
với mạng toàn cầu (ví dụ như các nguồn lực số hóa do thư viện tự xây dựng). 
- Điểm truy cập đến các nguồn lực dưới dạng số được tích hợp với mạng toàn cầu (cơ 
sở dữ liệu trực tuyến, các trang web). 
- Nơi cung cấp thông tin và các dịch vụ tham khảo trực tuyến. 
- Công cụ cho huấn luyện và thông tin cho người sử dụng. 
- Nơi giao lưu với các nhóm người sử dụng thư viện, người hỗ trợ thư viện khác nhau 
và cho việc xuất bản điện tử. 
- Công cụ quảng bá thư viện và các dịch vụ thư viện, tạo ra hình ảnh và các mối quan 
hệ với công chúng một cách thân thiện. 
- Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành một môi trường web thống nhất của 
trường đại học. 
Vì vậy, đánh giá chất lượng của một website thư viện đại học thì cần phải xem xét 
website đó có thể hiện được các vai trò trên hay chưa. Chất lượng website thư viện có 
thể được tiếp cận từ các góc độ khác nhau như: nội dung, ngôn ngữ, cấu trúc, thiết kế, 
định vị, và truy cập. Tuy nhiên, việc xây dựng một website thư viện đạt chất lượng 
cao về nội dung với giao diện được thiết kế đẹp và tiện ích không phải là công việc dễ 
dàng và nhanh chóng. Trong khi có rất nhiều chỉ dẫn về thiết kế web nói chung, các 
tài liệu cung cấp các chỉ dẫn thiết kế web cho những lĩnh vực cụ thể như thư viện đại 
học vẫn còn hạn chế. Ngày nay, với sự ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong 
hoạt động thư viện, các thư viện đại học đã thiết kế các website thư viện như một cổng 
tích hợp đa dạng các nguồn lực và dịch vụ. Để các website này thực sự đáp ứng nhu 
cầu của người sử dụng, việc thiết kế và nâng cấp website thư viện cần được làm một 
cách hệ thống, dựa trên danh mục các thông tin và nội dung cần thiết về các nguồn lực 
và dịch vụ thư viện cung cấp. 
Nội dung – một yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng website thư viện đại học 
Một trong những yêu cầu quan trọng khi thiết kế website là phải đảm bảo chất lượng 
thông tin cung cấp trong website đó. Đối với các thư viện nói chung và thư viện đại 
học nói riêng, việc xác định nội dung của website chủ yếu dựa vào hiện trạng các dịch 
vụ và nguồn lực của thư viện. Nhiều học giả trên thế giới như Cohen và Still (1999), 
Hongbin Liu (2004), Kishore và Padmini đã công bố các nghiên cứu về nội dung của 
website thư viện đại học. Tuy mỗi tác giả đều có cách tiếp cận riêng, có thể nhận thấy 
nội dung cần trình bày trong một website thư viện đại học thường được tổ chức trong 
những nhóm chính sau đây: 
- Các nguồn lực thông tin: Nhóm này cung cấp các thông tin và/hoặc giúp người đọc 
truy cập đến các nguồn lực thông tin được cung cấp bởi thư viện và thông qua thư 
viện. Các nguồn lực được cung cấp rất đa dạng, bao gồm cả các nguồn lực truyền 
thống và các nguồn lực điện tử đoạn tuyến và trực tuyến; các nguồn thông tin toàn 
văn, tóm tắt, và tra cứu tham khảo; 
- Các dịch vụ thư viện: Các dịch vụ thư viện như lưu hành tài liệu, mượn liên thư viện, 
các dịch vụ đặc biệt cho các nhóm người sử dụng khác nhau, cung cấp thông tin theo 
chủ đề, hỏi- đáp sẽ được liệt kê, chỉ dẫn và kết nối từ mục này; 
- Các trợ giúp và hướng dẫn của thư viện: Nhóm cung cấp các tài liệu hướng dẫn như 
các bài giảng hướng dẫn sử dụng Internet, hướng dẫn sử dụng các phần mềm và sử 
dụng thư viện, tìm tin trên các cơ sở dữ liệu, chỉ dẫn cách viết thư mục tài liệu tham 
khảo, chỉ dẫn quy trình nghiên cứu; 
- Nhóm công cụ thông tin: Nhóm trình bày các thông tin liên quan đến thư viện (như 
địa chỉ và danh bạ nhân viên), mô tả về các dịch vụ và cơ cấu tổ chức thư viện, chính 
sách, kế hoạch và các dự án của thư viện, các thông báo về tin tức và sự kiện của thư 
viện 
Trong một nghiên cứu khác, Sapa (2005) đã xây dựng một danh mục các tiêu chí đánh 
giá nội dung website thư viện đại học để so sánh các thư viện đại học ở Mỹ và Ba 
Lan. Danh mục này bao gồm các tiêu chí được nhóm trong các mục chính như nguồn 
lực thông tin truyền thống, mục lục thư viện trực tuyến (OPAC), nguồn lực điện tử, 
dịch vụ tham khảo, truy cập đến các nguồn lực của các thư viện khác, giáo dục và 
hướng dẫn, các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, trao đổi thông tin, các dịch vụ và nguồn 
lực cho người sử dụng bên ngoài, và liên kết với website của trường đại học. 
Như vậy, một website thư viện cần trình bày các thông tin phong phú về nhiều vấn đề 
khác nhau. Các thông tin đó có thể được tập hợp trong các nhóm chính sau: 
• Các nguồn lực truyền thống của thư viện 
• OPACs 
• Các nguồn lực điện tử 
• Các dịch vụ thư viện 
• Thông tin về thư viện 
Đánh giá một số website thư viện đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 
Hiện nay, Việt Nam có hơn 100 trường đại học [7], và 100% các trường đại học đã kết 
nối Internet. Nhận thấy được tầm quan trọng của website, nhiều thư viện đại học cũng 
đã thiết kế website hoặc trang web để cung cấp các dịch vụ một cách thuận tiện hơn 
cho người sử dụng. Tuy nhiên, hiện chưa có một tài liệu nào phân tích tổng quan về sự 
phát triển của các website hoặc trang web này. Phần này sẽ khảo sát hiện trạng phát 
triển của các website thư viện đại học ở TP.HCM dưới góc độ nội dung thông tin được 
cung cấp trên website. 
Trong khuôn khổ một bài báo, tác giả tiến hành khảo sát và đánh giá 10 website thư 
viện, bao gồm cả thư viện đại học công và ngoài công lập trên địa bàn TP.HCM (Bảng 
1). Một số thư viện trong các thư viện trên đã xây dựng được website, một số được 
phát triển dưới dạng trang web. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của bài viết này là 
đánh giá nội dung thông tin cung cấp trong website, yếu tố này sẽ không xem xét 
trong bài viết, và thuật ngữ dùng chung sẽ là website. Để tiến hành đánh giá, một danh 
mục các tiêu chí dựa trên bảng tiêu chí đã được Cohen và Still (1999) và Sapa (2005) 
biên soạn đã được cải tiến và giản lược cho phù hợp với thực trạng thư viện Việt Nam. 
Danh mục mới này bao gồm 34 yếu tố được nhóm trong 5 mục chính, phản ánh nội 
dung của các website dưới các góc độ nguồn lực, dịch vụ và thông tin. Các mục chính 
gồm: các nguồn lực in và thư viện truyền thống, OPAC, truy cập đến các nguồn lực 
điện tử, các dịch vụ tham khảo, hướng dẫn và thông tin, và các thông tin về thư viện. 
Mỗi tiêu chí được thoả mãn bởi một website thư viện đại học sẽ được ghi 01 điểm. 
Việc đánh giá được tiến hành trong một thời điểm xác định (16/10/2008), vì vậy mọi 
thay đổi sau thời điểm thu thập dữ liệu sẽ không được xem xét. Ngoài ra, các ghi chú 
về đặc điểm chi tiết của các website tại thời điểm khảo sát cũng được lưu trữ nhằm 
cung cấp các phân tích và đánh giá sâu khi cần thiết. 
Bảng 1: Danh sách các mẫu khảo sát 
 Kết quả nghiên cứu: 
Tổng quan về các website thư viện đại học ở TPHCM 
Website thư viện đại học có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau như: giúp 
người sử dụng thư viện tìm kiếm các nguồn lực thông tin in hay điện tử phù hợp, hay 
giúp thư viện cung cấp và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ. Dữ liệu liên quan đến 
nội dung website thư viện đại học trên địa bàn TPHCM được trình bày trong Bảng 2 
dưới đây. 
Bảng 2: Ðánh giá tổng quan về các nguồn lực, dịch vụ và thông tin của các website 
thư viện đại học 
 Dựa trên các dữ liệu thu thập được, có thể thấy một số đặc điểm chính sau về nội dung 
website của các thư viện đại học được nghiên cứu: 
Nhóm 1 - Các nguồn tài liệu in và thư viện truyền thống: Mặc dù các thư viện đại học 
hiện nay đã chú trọng cung cấp các nguồn lực điện tử cho người sử dụng cũng như 
xây dựng các thư viện số, tài liệu in và thư viện truyền thống vẫn đóng vai trò quan 
trọng. Trên thực tế, thông tin về các nguồn tài liệu in và thư viện truyền thống trên 
website thư viện thường bao gồm chính sách phát triển vốn tài liệu, phạm vi các lĩnh 
vực tài liệu thư viện, chỉ dẫn cách mượn cũng như sao chụp tài liệu, và giới thiệu tổng 
số sách báo có trong thư viện. 
Nhóm 2 - OPAC: Phần lớn các thư viện (8/10) cho phép người sử dụng truy cập đến 
OPAC của thư viện qua Internet nhưng chỉ một nửa số này có giới thiệu cho người sử 
dụng về OPAC. Có 3 thư viện còn cung cấp liên kết đến OPACs của một số thư viện 
khác ở trong và ngoài nước qua cổng Z39.50. Một số thư viện chỉ cho phép truy cập 
đến OPAC trong phạm vi mang nội bộ (LAN) của thư viện. Chỉ có 5 thư viện có cung 
cấp hướng dẫn sử dụng OPAC trên website thư viện. 
Nhóm 3 - Truy cập đến các nguồn thông tin trực tuyến: Chỉ có 5 thư viện cung cấp 
thông tin về các nguồn tài liệu điện tử trên website nhưng chỉ có 4 thư viện trong số 
này có thuê mua các cơ sở dữ liệu trực tuyến như Springer Link, EBSCOHost và 
ProQuest. Một số thư viện đã phối hợp trong việc thuê mua các cơ sở dữ liệu trực 
tuyến. Các nguồn tài liệu điện tử trực tuyến chủ yếu phục vụ người sử dụng là sinh 
viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu trong các trường đại học, và cho phép truy cập 
tại thư viện hoặc từ xa thông qua tên truy nhập và mật khẩu. Bạn đọc từ các cơ quan 
khác cũng có thể sử dụng các cơ sở dữ liệu với điều kiện có đăng ký và nộp lệ phí sử 
dụng thư viện. 
Nhóm 4 - Dịch vụ tham khảo, hướng dẫn và thông tin: Tất cả các thư viện đại học đều 
thông báo tới người sử dụng về các tài liệu mới bổ sung. Chỉ có 2 thư viện xây dựng 
diễn đàn dành cho người sử dụng thảo luận. Phần lớn các thư viện có giới thiệu về 
dịch vụ tham khảo, tham khảo trực tuyến và cung cấp các mẫu đơn liên hệ trực tuyến. 
Tuy nhiên, chỉ một vài thư viện cung cấp truy cập đến các nguồn thông tin trực tuyến 
được tổ chức theo các chủ đề cũng như các nguồn tài liệu hỗ trợ học tập, giảng dạy và 
nghiên cứu phù hợp với nhu cầu của người sử dụng tại thư viện. Ngay cả đối với các 
thư viện đã xây dựng các nguồn thông tin theo chủ đề, số lượng các chủ đề còn rất hạn 
chế nên chưa bao phủ rộng và sâu tất cả các ngành và lĩnh vực đào tạo của nhà trường. 
Nhóm 5 - Thông tin về thư viện: Hầu hết các thư viện đều cung cấp các thông tin căn 
bản về thư viện mình như địa chỉ liên hệ, tin tức và sự kiện của thư viện, thông tin mô 
tả sơ lược về các dịch vụ, và cơ cấu tổ chức của thư viện. Tuy nhiên, các thông tin mô 
tả về các dịch vụ, chính sách, kế hoạch và chiến lược của thư viện còn rất sơ lược, 
nhiều thư viện không cung cấp các thông tin này. 
Như vậy, đa số các website thư viện đại học trên địa bàn TPHCM đã thể hiện các 
thông tin cơ bản về thư viện, các nguồn lực và dịch vụ hiện có tại thư viện. Các thông 
tin được cung cấp đầy đủ nhất là các thông tin về địa chỉ thư viện, OPAC, và thông 
báo tài liệu mới. Tuy nhiên, mặt bằng chung về phát triển website giữa các thư viện là 
không đồng đều. Trong khi một số thư viện cung cấp thông tin và các nguồn lực thông 
tin khá đa dạng trên website, nội dung của một số website thư viện khác lại khá nghèo 
nàn. Sự chênh lệch này thể hiện rõ rệt khi so sánh nội dung của các website các trường 
đại học công lập và ngoài công lập. 
So sánh nội dung các website giữa các thư viện trường đại học công lập và thư viện 
trường đại học ngoài công lập 
Hình 1 dưới đây minh hoạ cho sự khác nhau trong việc cung cấp thông tin, các nguồn 
lực thông tin và dịch vụ giữa các thư viện trường đại học công lập và thư viện trường 
đại học ngoài công lập. Sự khác biệt rõ nét nhất là về việc cung cấp các dịch vụ thư 
viện, và thông tin về thư viện. Đa số các thư viện đại học công lập cho phép bạn đọc 
truy cập đến nhiều loại hình tài liệu điện tử như cở sở dữ liệu trực tuyến thuê mua, các 
tạp chí khoa học trực tuyến miễn phí, các nguồn tài liệu tham khảo trên Internet như 
bách khoa toàn thư và từ điển, và các website của các thư viện, tổ chức khác. Một số 
thư viện đại học còn xây dựng các thư viện số để cung cấp các nguồn tài liệu nội bộ 
như các xuất bản của trường đại học, các bài giảng, các bài thuyết trình tại các hội 
nghị khoa học Trong khi đó, các website thư viện đại học ngoài công lập cung cấp 
một cách rất hạn chế các nguồn tài liệu điện tử. Chỉ có một số ít các thư viện ngoài 
công lập có liên kết đến tài liệu điện tử như các tạp chí điện tử, các website của các cơ 
quan, tổ chức khoa học. 
 Hình 1: So sánh tổng số điểm đạt được của năm nhóm giữa thư viện trường đại học 
công lập và thư viện trường đại học ngoài công lập: 
5 nhóm nội dung: 
1. Các nguồn tài liệu in và thư viện truyền thống 
2. OPAC 
3. Truy cập đến các nguồn thông tin trực tuyến 
4. Dịch vụ tham khảo, hướng dẫn và thông tin 
5. Thông tin về thư viện 
Bên cạnh việc cung cấp thông tin đa dạng các nguồn lực thông tin, các website thư 
viện đại học công lập cũng giới thiệu nhiều hơn các dịch vụ thư viện. Đặc biệt, một số 
website thư viện công lập đã tổ chức các nguồn thông tin theo chủ đề nhằm giúp 
người sử dụng tiếp cận đến tài liệu phù hợp bằng những phương pháp khác nhau. 
Ngoài ra, đa số các thư viện công lập không những cho phép người sử dụng truy cập 
OPAC của thư viện qua Internet mà còn có các tài liệu hướng dẫn sử dụng OPAC trên 
website thư viện. Trong khi đó, các thư viện ngoài công lập thường chỉ cho phép truy 
cập đến OPAC của thư viện. Nhìn chung, nội dung của website các thư viện đại học 
ngoài công lập còn đơn giản, thông tin còn sơ sài so với các thư viện công lập. 
Nhận xét và kết luận 
Như đã trình bày ở phần trên, website thư viện đại học được coi như là công cụ giúp 
người sử dụng tiếp cận đến thông tin, các nguồn lực và dịch vụ của thư viện một cách 
nhanh chóng và thuận tiện. Nhiều thư viện đại học ở TPHCM đã xây dựng website để 
cung cấp thông tin và giới thiệu những nguồn lực và dịch vụ được xây dựng tại thư 
viện cho người sử dụng. Công việc này được các thư viện đại học công lập quan tâm 
và đầu tư vì vậy nội dung các website này khá chi tiết và đa dạng so với các thư viện 
đại học khác. 
Kết quả khảo sát cho thấy thông tin về tài liệu truyền thống vẫn đóng vai trò quan 
trọng trong các website thư viện. Điều này đặc biệt quan trọng với các thư viện ở các 
nước đang phát triển như Việt Nam, khi ngân sách thư viện không đủ mạnh để thuê 
mua nhiều các cơ sở dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh giới thiệu các nguồn tài liệu 
truyền thống, các thư viện cần chú trọng cung cấp thông tin về việc sao chụp, in ấn tài 
liệu trên website. Những thông tin này không chỉ giúp người sử dụng biết được cách 
thức và chi phí sao chụp, mà còn chỉ dẫn họ các vấn đề liên quan đến bản quyền. 
Cung cấp truy cập đến OPAC là một đặc điểm không thể thiếu của các website thư 
viện. Tuy nhiên, một số thư viện chưa cho phép bạn đọc truy cập đến mục lục điện tử 
của thư viện từ xa. Vì vậy, thư viện đại học cần chú trọng hơn nữa trong việc hoàn 
thiện OPAC cũng như cho phép người sử dụng truy cập qua Internet. 
Thực tế cũng cho thấy các thư viện đại học ở TPHCM đang ngày càng chú trọng phát 
triển và đa dạng hoá các loại tài liệu điện tử, bao gồm cả các tài liệu phải thuê mua và 
tài liệu miễn phí. Tuy nhiên, việc cung cấp các nguồn tài liệu điện tử trên website còn 
hạn chế do nhiều nguyên nhân như chi phí thuê mua quá cao so với điều kiện tài chính 
của nhà trường (đối với cơ sở dữ liệu trực tuyến), thiếu nhân lực, do hạn chế về cơ sở 
hạ tầng công nghệ thông tin của thư viện Trình độ ngoại ngữ của người sử dụng 
cũng là một yếu tố tác động đến việc phát triển và sử dụng các nguồn tài liệu điện tử 
một cách hiệu quả. Để giải quyết phần nào khó khăn về kinh phí, các thư viện nên tập 
trung thu thập và tổ chức các nguồn tài liệu điện tử miễn phí có giá trị, phù hợp với 
nhu cầu của người sử dụng thành nhiều cách tiếp cận khác nhau (như tổ chức theo các 
chủ đề hay loại hình tài liệu). Việc hợp tác giữa các thư viện để bổ sung tài liệu hay 
xây dựng thư viện số là một giải pháp cũng đã được áp dụng ở mức độ nhất định tại 
một số thư viện. 
Như đã đề cập ở phần trên, một trong những vai trò của website thư viện đại học là hỗ 
trợ học tập, giảng dạy và nghiên cứu thông qua các dịch vụ và công cụ. Các thư viện 
đại học ở TPHCM đã từng bước hỗ trợ người sử dụng thông qua các dịch vụ tham 
khảo, hướng dẫn và trao đổi thông tin qua website. Tuy nhiên, những dịch vụ được 
cung cấp còn khá đơn giản trong khi nhu cầu của người sử dụng ngày càng đa dạng. 
Đặc biệt, trong bối cảnh việc phổ biến kiến thức thông tin trong môi trường đại học 
ngày càng đóng vai trò quan trọng, thư viện cần sử dụng website thư viện như một 
công cụ hữu ích để nâng cao hiểu biết và trang bị các kỹ năng thông tin cần thiết cho 
người sử dụng. Thư viện cần biên soạn các tài liệu hướng dẫn dành cho các nhóm 
người sử dụng khác nhau (như sinh viên đại học, học viên sau đại học và nhà nghiên 
cứu), cho các mục đích sử dụng khác nhau (như học tập, giảng dạy, nghiên cứu), và 
cho các loại hình tài liệu khác nhau (như cơ sở dữ liệu trực tuyến và sách điện tử) một 
cách hệ thống, hữu ích và cho phép truy cập dễ dàng qua website thư viện. 
Ngoài những nội dung trên, cung cấp thông tin về thư viện trên website cũng cần được 
các thư viện chú trọng hơn. Các thông tin cần thiết có thể bao gồm thông tin phục vụ 
bạn đọc (như địa chỉ thư viện, thời gian mở cửa phục vụ, chính sách và quy định của 
thư viện liên quan trực tiếp đến người sử dụng, các dịch vụ thư viện cung cấp cho 
người sử dụng, tin tức sự kiện), và các thông tin về hoạt động thư viện như kế 
hoạch, chiến lược hoạt động thư viện, cơ cấu tổ chức, danh bạ nhân viên, thống kê 
hoạt động thư viện, hội nghị hội thảo do thư viện tổ chức, các dự án thư viện đang 
thực hiện, các xuất bản phẩm của thư viện, các nghiên cứu do thư viện hay nhân viên 
thư viện thực hiện Những thông tin như vậy không những mang lại tiện ích cho 
người sử dụng mà còn góp phần quảng quá hình ảnh thư viện trong cộng đồng, với 
các thư viện trong nước, khu vực và trên thế giới. 
Trên đây là một số đánh giá về nội dung của một số website thư viện đại học trên địa 
bàn TPHCM. Việc xây dựng các website thư viện đại học là rất cần thiết vì công việc 
này mang lại những lợi ích thiết thực cho người sử dụng và thư viện. Tuy nhiên, có 
thể thấy rằng, website thư viện đại học ở TPHCM vẫn đang trong giai đoạn phát triển 
ban đầu. Nhìn chung, thông tin, các nguồn lực thông tin và dịch vụ thư viện được 
cung cấp qua website của các thư viện đại học trên còn hạn chế cả về lượng và chất. 
Vì vậy, website thư viện đại học cần được không ngừng cập nhật và cải tiến, thể hiện 
đầy đủ các vai trò của một website thư viện đại học như là công cụ thông tin, công cụ 
tham khảo, công cụ nghiên cứu, và công cụ hướng dẫn. Bên cạnh đó, để có một bức 
tranh toàn diện và rộng hơn về chất lượng của các website thư viện đại học, việc 
nghiên cứu website cần được mở rộng hơn cho tất cả các website thư viện đại học ở 
Việt Nam từ nhiều góc độ khác nhau như nội dung, ngôn ngữ, cấu trúc và khả năng 
định vị và truy cập. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần đưa ra những tiêu chí cho việc 
xây dựng và đánh giá website một cách khoa học. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Computer Encyclopedia 
from  clopedia-cid-2257805. 
2. Nguyễn, H.N. Tiếp thị thư viện qua mạng Internet // Tạp chí Thông tin và Tư liệu. - 
2007. - Số 2. 
3. Nguyễn, N.N., & Nguyễn, T.T.H. Cổng thông tin thư viện Đại học Khoa học Tự 
nhiên Tp. Hồ Chí Minh//Bản tin thư viện – công nghệ thông tin.- 2006. - Số 1. 
4. Reitx, J.M. (Ed.) (2007). 
5. Sapa, R. The role of American and Polish Academic Library web sites: A 
comparative study Libri. - 2005. - Số 55. - tr.1-20. 
6. Stover, M. Technological concerns for library managers [Electronic Version] // 
Library Management. - 2000. - Số 21. Retrieved 4 April, 2009, from ProQuest. 
7. Vietnam. General Statistics Office. (2008). Giao duc dai hoc va cao dang [Higher 
education]. - 2008. Retrieved 21 October, 2008, 
from mid=3&ItemID=7702. 
____________ 
Ninh Thi Kim Thoa 
Đại học Monash (ÚC) 
Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam số 4(24) – 2010 (tr.29-36) 

File đính kèm:

  • pdfmot_vai_net_ve_noi_dung_cac_website_thu_vien_dai_hoc_tren_di.pdf