Nghệ thuật tạo hình tượng giám trai bằng gốm trong chùa Giác Viên ở thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt Nghệ thuật tạo hình tượng giám trai bằng gốm trong chùa Giác Viên ở thành phố Hồ Chí Minh: ...ai bên. Mũi thẳng, trái mũi lớn, lỗ mũi kín. Môi với khối đầy, môi dưới dầy và chẻ, có đường chỉ đi theo vành môi, nhân trung rộng và rất sâu, không bị ria che khuất, miệng hơi mỉm cười có nếp. Chân dung tượng mang tính tả thực. Thân tượng: Tượng có đặc điểm ngực nở, bụng hơi phệ, mì... tình cảm của nghệ nhân. Qua đường nét, mảng khối, các chi tiết của tượng được chú ý và trau chuốt cẩn thận. Các nếp vải, sự uốn lượn của dải lụa tạo cho những mảng khối đất trở nên mềm mại, nhẹ nhàng. Quan sát cấu trúc của tượng Phật, ta thấy rõ sự điêu luyện, lành nghề của nghệ nhân ... hoang, khẩn đất ở Đàng Trong. Vì vậy tượng thờ này đã trên trăm năm song hành cùng cư dân Việt trong hơn 300 năm tồn tại ở vùng đất Nam Bộ. Tượng Giám Trai là trong số ít tượng có ghi thời gian thực hiện, đối chiếu với lịch sử phát triển của vùng đất Sài Gòn xưa, từ tác phẩm này có ...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghệ thuật tạo hình tượng giám trai bằng gốm trong chùa Giác Viên ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o lưu văn hóa 
Ấn, Trung trong sinh hoạt tôn giáo của 
người Việt ở phương Nam vào thời hình 
thành vùng đất Nam Bộ. Đây là tác phẩm 
tượng gốm Giám Trai Nam Bộ độc đáo 
được thờ cúng trong chùa Việt từ thế kỉ 
XVIII đến thế kỉ XIX còn tồn tại đến nay ở 
Việt Nam. Bài viết này giúp hiểu thêm về 
giá trị nghệ thuật người xưa để lại mà 
người đời sau cần phải có trách nhiệm 
bảo tồn, gìn giữ, phát triển những vốn cổ 
quý giá đó. 
2. Tượng Giám Trai 
Tượng Giám Trai trong chùa Giác 
Viên là một tác phẩm bằng gốm thuộc 
dòng gốm Cây Mai (dựa vào những thông 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thu Tâm 
95 
tin được ghi xuất xứ và niên đại trên bệ 
tượng cũng như dựa vào sắc màu men lưu 
li đặc trưng của pho tượng Phật). Theo 
nhận định của các nhà nghiên cứu thì gốm 
Cây Mai xuất hiện vào khoảng trước thế kỉ 
XIX. Tác phẩm tượng Giám Trai được ghi 
tạo tác năm 1880, như vậy tuổi thọ của 
tượng tính đến nay đã gần 137 năm. 
2.1. Mô tả tượng 
Mô tả chung: Tượng Giám Trai gồm 
ba phần chính, phần dưới là bệ tượng, trên 
bệ tượng là bệ ngồi có hình khối hộp chữ 
nhật, kích thước nhỏ hơn và trên bệ ngồi là 
tượng Phật Giám Trai, một chân Phật đặt 
trên mặt bệ, chân kia co, gác lên bệ ngồi. 
Tư thế tượng: Tượng Phật trong thế 
ngồi thẳng lưng, thoải mái, vững chãi với 
tay trái chắp trước ngực, tay phải thẳng 
hàng phía dưới, lòng bàn tay phải úp nằm 
ngang đặt lên đuôi cán rìu. Một chân co, 
một chân duỗi, chân trái đặt xuống bệ dưới, 
gót hơi đưa vào trong, đầu gối nhô ra 
ngoài, chân phải co, gác lên bệ ngồi. Một 
tư thế cho thấy sự thoải mái, nghỉ ngơi, 
buông lỏng các cơ nhưng như muốn đứng 
dậy. 
Đầu tượng: Tượng có khuôn mặt chữ 
điền, đầu trần, không tóc, trên trán có con 
mắt dọc theo trục mặt (con mắt thứ ba nằm 
dọc theo hướng trục mặt thường thấy ở các 
Phật như Phật bà Quan Âm người ta hay 
gọi là con mắt chiếu yêu). Tượng Phật 
Giám Trai còn được tạo tác với râu quai 
nón (ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ), mặt 
nhìn thẳng, dái tai dài, to, vành tai ngoài rõ 
ràng, lông mày rậm. Mắt dướn lên làm hai 
mắt mở to. Khóe mắt nổi rõ, tròng hơi lồi 
ra phía trước, rõ mí trên và mí dưới, rõ cả 
bọng mắt và những đường rãnh dưới bọng 
mắt, mắt có đuôi vút sang hai bên. Mũi 
thẳng, trái mũi lớn, lỗ mũi kín. Môi với 
khối đầy, môi dưới dầy và chẻ, có đường 
chỉ đi theo vành môi, nhân trung rộng và 
rất sâu, không bị ria che khuất, miệng hơi 
mỉm cười có nếp. Chân dung tượng mang 
tính tả thực. 
Thân tượng: Tượng có đặc điểm 
ngực nở, bụng hơi phệ, mình tượng dầy, 
thân trước và thân sau cân đối, được chú ý 
thể hiện nhiều chi tiết ở thân trước. Thân 
để trần 2/3 bên phải xuống đến nửa bụng, 
tay bên phải để trần. 
Y phục: Áo cà sa khoác ngoài bên vai 
trái, vạt áo buông trước ngực, thõng xuống 
dưới, vắt qua che nửa phần dưới bụng, phủ 
lên đùi. Tay trái Phật nằm dưới tấm cà sa, 
lộ cổ tay bàn tay trái ra ngoài. Tấm lụa 
trắng nhỏ được vắt từ trước ngực phải chạy 
từ vai phải bay vòng lên phía sau gáy rồi 
vắt lên sang vai trái, chạy xuống dưới luồn 
ra sau tay áo trái. Những nếp gấp của tấm 
áo cà sa như phủ rũ xung quanh đùi trái, 
phía trong là quần với ống rộng lộ ra cổ 
chân và bàn chân, các nếp gấp quần, áo với 
những chi tiết tự nhiên. Bàn chân tượng 
Giám Trai đi dép được cột bằng những sợi 
dây nhỏ như sợi dây gai bắt chéo thắt nút ở 
cổ chân. Từ bàn chân, ngón chân, móng 
chân của tượng được nghệ nhân thực hiện 
với kĩ thuật điêu luyện độc đáo. 
Tượng Giám Trai không trang trí hoa 
văn trên y phục mà tập trung vào sự diễn tả 
các nếp áo tạo ra những đường lượn mềm 
mại. Dải lụa trắng nhỏ chuyển động nhẹ 
nhàng như đang bay rất khéo léo. 
Màu men của tượng: Toàn bộ tượng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 93-102 
96 
được sử dụng 5 màu men, gồm: nâu, vàng 
nhạt, nâu nghệ nhạt, xanh ngọc (xanh lưu 
li), trắng và đen. Diện tích sử dụng màu 
xanh ngọc và hai màu nâu là nhiều nhất, 
tập trung ở áo cà sa (xanh ngọc), màu da 
tượng (nâu vàng nhạt) và màu quần (nâu 
nghệ nhạt). Màu trắng được sử dụng cho 
tấm lụa và lưỡi rìu. Màu đen sử dụng cho 
bộ râu quai nón và thân rìu. 
Bảng 1. Kích thước và tỉ lệ của tượng Giám Trai trong chùa Giác Viên 
BỘ PHẬN TƯỢNG 
CAO 
(cm) 
NGANG 
(cm) 
SÂU 
(cm) 
MÀU MEN 
GHI 
CHÚ 
Toàn bộ tượng 87,0 51.0 35,5 
Bệ ngồi 21,0 47,0 16,3 Nâu đậm 
Bệ tượng 10,0 51.0 35,5 
Đầu (cả râu) 14,5 10,0 12,0 Nâu vàng nhạt 
Chân mày tới chân mũi 6,5 
Chân mũi tới cằm (cả phần râu) 5,5 
Cổ 2,0 7,5 7,5 Nâu vàng nhạt 
Thân 41,0 21,0 Nâu vàng nhạt 
Từ cằm tới đầu vú 13,0 
Từ đầu vú tới rốn 13,0 
Ngang vai 29,0 
Ngang ngực 20,0 
Tay: phải/trái 5,0 5,0 
Vai tới khuỷu 20,0/22,0 
Khuỷu tới cổ tay 16,0/18,0 
Bàn tay 10,7/10,7 6,0/6,0 
Ngón tay 6,0 
Cùi tay phải đến cùi tay trái 35,0 
Chân: phải/trái 
Gối tới cổ chân 17,0/17,0 
Bàn chân 14,0/14,0 6,5/6,5 
Khoảng giữa cách hai đầu gối 46,0 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thu Tâm 
97 
Hình. Tượng Giám Trai và tỉ lệ theo giải phẫu tạo hình 
Các đoạn AB = BC = CD = DE = FG 
= GH cho thấy về mặt tỉ lệ khá chuẩn mực. 
(Phần vẽ nét đứt đã bị gãy). 
Qua việc đo kiểm tra, khảo sát cấu 
trúc, chúng tôi tạm đưa ra nhận xét về tỉ lệ 
tượng Giám Trai được các nghệ nhân thực 
hiện như sau: 
(i) Về tỉ lệ phần đầu và toàn thân, 
tượng làm khá đúng theo quy chuẩn giải 
phẫu tạo hình. Duy phần chân hơi ngắn so 
với tỉ lệ của người bình thường, đây cũng 
là đặc điểm của nhiều pho tượng cổ, 
thường rút tỉ lệ ở phần chân. Các vị trí mắt, 
mũi, miệng trên khuôn mặt tương đối đúng 
tỉ lệ, toàn bộ thân tượng cân đối. Chân hơi 
ngắn nhưng trong tư thế ngồi nên không lộ 
ra nhiều sự sai lệch đó. 
(ii) Tượng có sự diễn tả khá đơn 
giản, song nghệ nhân chú ý nhấn mạnh đến 
các chi tiết của y phục, các chuyển động 
của nếp quần áo theo dáng ngồi, dáng vẻ 
của nếp theo chân duỗi, chân co, gác lên bệ 
ngồi, tạo nên sự phong phú của hình thể. 
Cánh tay phải và cánh tay trái tạo một góc 
45°, bàn tay tạo góc 45°, cánh tay phải và 
cẳng tay phải tạo góc 135°, bàn tay phải 
song song với mặt bục tượng. Cẳng chân 
trái và đùi trái tạo thành góc 90° và 
nghiêng 80° so với mặt bục tượng. 
2.2. Nghệ thuật chế tác 
Trong tư liệu khảo sát của các nhà 
nghiên cứu cho thấy nghệ nhân ở các lò 
gốm Nam Bộ xưa đã dựa trên tính chất của 
đất để tạo tác tượng. Tượng hoàn toàn 
được nặn bằng tay từ dải đất cuộn tròn, 
trực tiếp, không dùng khuôn dập. Nghệ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 93-102 
98 
nhân đã thực hiện tạo tác tượng Giám Trai 
bắt đầu từ việc tạo phần đế và bục ngồi. Họ 
cán đất thành các tấm theo yêu cầu rồi cắt 
vuông vắn thành khối hộp 5 mặt. Sau đó 
ghép chúng lại với nhau khi các mảng đã 
định hình nhưng chưa khô, dựa trên bệ 
ngồi. Nghệ nhân tiếp tục đắp bằng tay tạo 
dáng tượng gồm các phần chính như thân, 
chân, tay và đầu. 
Sau khi tạo tác phần thân tượng hoàn 
chỉnh, nghệ nhân đắp thêm các chi tiết của 
tượng như lông mày, râu, áo cà sa, dải 
lụa Khác với các nhà điêu khắc hiện đại, 
việc tạo tác các chi tiết được tính trước, 
họa sĩ gần như cùng đắp một lần các chi 
tiết và lên dần toàn bộ. 
Việc xây dựng pho tượng bằng tay đã 
tạo nên một tác phẩm mang tính độc nhất, 
thể hiện nhiều cảm xúc, tình cảm của nghệ 
nhân. Qua đường nét, mảng khối, các chi 
tiết của tượng được chú ý và trau chuốt cẩn 
thận. Các nếp vải, sự uốn lượn của dải lụa 
tạo cho những mảng khối đất trở nên mềm 
mại, nhẹ nhàng. Quan sát cấu trúc của 
tượng Phật, ta thấy rõ sự điêu luyện, lành 
nghề của nghệ nhân gốm Cây Mai, Sài Gòn 
xưa. 
2.3. Nghệ thuật tạo hình 
Về bố cục tổng thể, tượng Phật tạo 
thành hình tháp vững chãi, chắc chắn. Tỉ lệ 
chung thuận mắt, phần thân khá cân đối và 
cũng là phần đập vào mắt người xem, các 
phần chi trên cân đối, phần chi dưới ngắn 
nhưng không gây khó chịu cho người xem, 
đây cũng là cùng tình trạng chung của các 
tượng thờ. Tư thế, hướng của cẳng tay, 
cánh tay, đùi, cẳng chân thay đổi về hướng 
và chiều, liên tục tạo trạng thái động, 
không lặp lại, có vẻ sống động. Cái tĩnh và 
chi tiết động đã tạo cho tượng Giám Trai 
trong chùa Giác Viên độc đáo hơn tượng 
Giám Trai hiện có ở các chùa Việt khác 
như chùa Hội Sơn, chùa Phước Lưu Các 
đường uốn lượn nhịp nhàng từ trên phần 
dải lụa sau đầu, xuống nếp quần áo trải dài 
đến chân, tạo một đường lượn uyển 
chuyển, giúp pho tượng tuy ngồi tĩnh mà 
tạo hình lại động, cho thấy tài năng của 
nghệ nhân. Việc thay đổi hướng của tay, 
chân, toát lên thần thái của tượng, cái động 
trong tư thế tĩnh. Chân đi dép cột bằng dây 
sợi nhỏ, rất gần với cuộc sống đời thường, 
đầu để trần, không đội mũ, quấn khăn. 
Khác với các tượng gốm Giám Trai trong 
chùa Phước Lưu và tượng gỗ Giám Trai 
trong chùa Phước Tường, Hội Sơn các 
tượng Phật này thường ngồi ở tư thế thẳng 
lưng, tĩnh tại, hai tay song song đặt trên tay 
vịn của ngai, hay một tay đặt trên đuôi cán 
rìu, một tay chắp trước ngực, hai chân song 
song ở tư thế tĩnh, thả lỏng vuông góc, đặt 
trên mặt bệ tượng và đầu quấn khăn hay 
đội mũ, chân Phật đi hài hay đi giày. 
Sự kết hợp tương phản nhưng hài hòa 
của phần đơn giản (vùng da thịt lộ trần) với 
phần phức tạp (nếp quần áo) càng làm 
ngôn ngữ biểu cảm của tượng thêm thú vị. 
Cách diễn tả vải, lụa của nghệ nhân cũng 
tạo sự chú ý, chất mềm của vải thể hiện 
qua các nếp uốn lượn nhẹ nhàng, tấm lụa 
uốn bay tung lên hai bên vai. Hiện nay, do 
quá trình tu bổ và di chuyển mà dải lụa 
tung lên hai bên vai đã bị gãy phần dải lụa 
bay sau gáy, vết gãy vẫn còn. Cách thể 
hiện hai dải lụa tung vòng lên hai bên vai 
thể hiện phong cách tượng thờ Hoa rất rõ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thu Tâm 
99 
Đặc biệt, nghệ nhân đã chú ý diễn tả thần 
thái của nhân vật, bộc lộ rõ tình cảm: Phật 
với tính tình trầm mà cương quyết, dễ gần, 
chứa đựng một lẽ sống, triết lí sâu sắc. 
Màu men của tượng Giám Trai trong 
chùa Giác Viên được sử dụng tinh tế với 5 
màu và có đủ gam màu nóng – lạnh, sáng – 
tối, các màu nóng chiếm diện tích nhiều 
tôn thêm màu lạnh (xanh lam của áo cà sa). 
Màu đen được sử dụng với diện tích nhỏ, 
đặt vào chỗ hợp lí và khá đắt làm tôn lên 
thần thái của nhân vật. Bên cạnh đó, các 
mảng tráng men láng, mảng gốm thô mộc 
đã tạo “chất” cho pho tượng. Khi quan sát 
phần áo, quần, khăn tráng men, sự phản 
quang như làm cho tượng bừng sáng lên. 
Hai màu men chủ đạo trên tượng là vàng 
da lươn và xanh ngọc trên áo cà sa đã tạo 
nên sự tương phản về màu nóng lạnh. 
Hình thức của tượng Phật thể hiện sự 
gần gũi đời thực hơn là theo những nguyên 
tắc truyền thống. Điều này đã tạo nên một 
tác phẩm nghệ thuật với phong cách tả 
thực, sống động. Ngoài cách tạo hình sinh 
động, tác phẩm còn vừa mang tính đời vừa 
góp phần làm rõ thân phận phong trần của 
Đức Phật Giám Trai. Điểm đặc biệt thể 
hiện đời thực trong tác phẩm còn nằm ở 
cách diễn tả đôi dép dưới chân của vị Phật 
này. Thông thường, tượng Phật để chân 
trần, nhưng ở đây, nghệ nhân đã cho tượng 
Phật mang dép. Chi tiết này chứng tỏ nghệ 
nhân tạo tác đã có những nghiên cứu thực 
tế rất kĩ, họ đã thổi hồn vào pho tượng làm 
cho tác phẩm càng như gần lại với đời 
thường. Quan sát kĩ ta thấy ở trán tượng 
Giám Trai có con mắt thứ ba, con mắt này 
là dấu hiệu của một tượng Phật, thể hiện 
tướng vô kiến đỉnh, trên đỉnh mắt nhô cao 
thể hiện đỉnh Unisha, Lậu Tận Thông tức 
đạt được trí tuệ Phật, hiểu biết cùng tận từ 
trong tới ngoài mọi biến chuyển của vũ trụ. 
Tóm lại, tượng Phật Giám Trai trong chùa 
Giác Viên mang phong cách Phật giáo Ấn 
rõ nét, pho tượng được nghệ nhân là người 
Hoa ở lò gốm Sài Gòn xưa thực hiện tại 
khu vực làng gốm Cây Mai và được thờ 
trong chùa Việt. Đây là một tượng gốm 
Giám Trai độc đáo có giá trị nghệ thuật 
cao, thể hiện rõ sự giao lưu, tiếp biến của 
mĩ thuật chùa Việt ở TPHCM. 
3. Kết luận 
3.1. Về lịch sử 
Trải qua những triều đại Lý, Trần, 
Lê, Nguyễn, ông cha ta đã mở cõi về 
phương Nam, cùng với quá trình mở mang 
bờ cõi đó là sự phát triển của các làng 
nghề. Làng nghề gốm Nam Bộ cũng ra đời 
trong hoàn cảnh đó. Gốm đã được sử dụng 
trong đời sống, xã hội của người Việt tại 
Nam Bộ từ xa xưa. Tượng gốm Giám Trai 
là một tác phẩm mĩ thuật được chế tác 
phục vụ việc thờ cúng trong thời khai 
hoang, khẩn đất ở Đàng Trong. Vì vậy 
tượng thờ này đã trên trăm năm song hành 
cùng cư dân Việt trong hơn 300 năm tồn 
tại ở vùng đất Nam Bộ. 
Tượng Giám Trai là trong số ít tượng 
có ghi thời gian thực hiện, đối chiếu với 
lịch sử phát triển của vùng đất Sài Gòn 
xưa, từ tác phẩm này có thể hình thành một 
bối cảnh lịch sử về phát triển kinh tế cũng 
như quan niệm về Phật giáo, văn hóa của 
thời kì mà vùng đất Nam Bộ đang trên đà 
mở rộng, phát triển; trình độ thẩm mĩ của 
dân tộc Việt trong một giai đoạn phát triển 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 93-102 
100 
của lịch sử, khi mà cuộc sống thường nhật 
của con người còn phụ thuộc vào may rủi. 
Lò gốm Cây Mai nay chỉ còn lại dấu tích 
và tượng Giám Trai - gốm Cây Mai là một 
cổ vật của dân tộc. Pho tượng cũng là một 
chứng nhân lịch sử cho sự tồn tại một địa 
danh cổ của phương Nam. Gốm Sài Gòn - 
Gốm Cây Mai của xóm Lò Gốm “chơn vò 
vò Bàn Cổ xây trời”, “Gốm sành men màu 
Cây Mai đã xuất hiện trong lịch sử gốm mĩ 
thuật Nam Kỳ như những kẻ tiên phong. 
Chính vì vậy, bản thân ngành nghề thủ 
công này và những thành tựu của nó có giá 
trị lịch sử đáng kể”. (Huỳnh Ngọc Trảng, 
Nguyễn Đại Phúc, 1994, tr.40). 
3.2. Về văn hóa 
Theo chúng tôi, việc sử dụng nguyên 
vật liệu gốc mua từ Trung Quốc nhưng 
việc tạo men ngay tại làng gốm Cây Mai 
mang những đặc thù riêng. Các màu nâu 
nhạt (men da lươn) có hai sắc độ sử dụng 
trên da, quần; màu men xanh ngọc được sử 
dụng trên áo cà sa; màu trắng được dùng 
trên dải lụa, lưỡi rìu là những màu 
thường thấy trên đồ gốm của thời Lý, Trần, 
Nguyễn. Tuy nhiên, trên tượng Giám Trai, 
các màu men đời trước sử dụng đơn lẻ thì 
nay phối hợp lại với nhau tạo nên một hòa 
sắc khá đặc biệt và cũng ít nhiều ảnh 
hưởng gam màu men từ Trung Quốc. Đồng 
thời, cách tô màu đậm nhạt trên tượng Phật 
phảng phất cách thể hiện của tranh thủy 
mặc Trung Quốc. Nhưng điều đáng nói ở 
đây là nghệ nhân chế tác tác phẩm này lại 
chính là những người lam lũ khai khẩn trên 
vùng đất phương Nam. Chính vì vậy mà 
gốm Cây Mai thấm đượm tinh thần của 
những người Việt đi khai khẩn vùng đất 
mới. Nghệ nhân đã thổi vào tác phẩm của 
mình một phong cách riêng, phù hợp 
phong tục, tín ngưỡng người Việt - một đặc 
trưng Việt. Sự đặc trưng của vùng đất 
phương Nam còn nằm ở cách thể hiện sự 
giao lưu nghệ thuật trên cùng một pho 
tượng trong chùa Việt với toàn bộ tượng 
Giám Trai mang sắc thái của dòng Phật 
giáo Ấn Độ; nguyên vật liệu gốc, kĩ thuật 
để làm tượng Phật phần lớn từ Trung 
Quốc; do người nghệ nhân Việt, Hoa cùng 
tạo tác thành tác phẩm của người Việt. 
Điều đó thể hiện tính giao thoa của nghệ 
thuật, của các dân tộc, của văn hóa Việt - 
Hoa - Ấn mà ta thấy ở nhiều nơi trên vùng 
đất Nam Bộ. Những nghệ nhân gốm Cây 
Mai đã biết chắt lọc tinh hoa của thế giới 
để tạo nên những tác phẩm mang tinh thần 
thuần Việt sâu sắc. 
Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của tiếp 
biến văn hóa từ gốm Cây Mai lên gốm 
Biên Hòa cũng rất sâu sắc. Nhiều nghệ 
nhân lão luyện gốm Cây Mai đã đến dạy 
nghề ở Trường Mĩ nghệ Biên Hòa (sau 
năm 1925). Đây là sự kế thừa truyền thống 
văn hóa của gốm Cây Mai, nên gốm Cây 
Mai nói chung và tượng Giám Trai - Cây 
Mai nói riêng mang đậm nét văn hóa 
truyền thống phương Nam cổ, một nét văn 
hóa tâm linh thờ cúng cổ. Đây là thành tố 
cội nguồn hình thành văn hóa Việt Nam 
xuyên suốt từ 1000 năm trước đến nay. 
Gốm Cây Mai đã trải qua những thăng 
trầm bởi sự biến thiên của lịch sử. Nhiều 
cuộc chiến tranh đi qua, hiện nay là quá 
trình đô thị hóa, việc gìn giữ bản sắc văn 
hóa truyền thống là hết sức cần thiết. Di 
tích lò gốm Cây Mai – một nét văn hóa đặc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thu Tâm 
101 
trưng phương Nam rất khó tìm nên yêu cầu 
về bảo tồn gốm Cây Mai cần được đặt ra 
trong giai đoạn hiện nay. 
3.3. Về nghệ thuật 
Gốm là nghệ thuật giao thoa giữa đất 
và lửa, đó là thế giới đầy biến ảo sắc màu 
của đất qua lửa. Trong lĩnh vực mĩ thuật, 
tượng Giám Trai - gốm Cây Mai đã cống 
hiến một loại gốm men xanh lưu li đặc 
trưng mà ảnh hưởng của nó đối với gốm 
sành xốp men màu thời sau là rất quan 
trọng. 
Nhận dạng về tượng thờ mang phong 
cách Trung Hoa: “Trang phục, trang trí hoa 
văn, trang sức. Nét mặt thon dài với đôi 
mắt hơi xếch, nhỏ, mày cong, mũi nhỏ, môi 
mỏng” (Trần Hồng Liên, 2008, tr.90). 
Tượng Giám Trai chùa Giác Viên không 
có những đặc điểm của phong cách Trung 
Hoa (không trang trí hoa văn trên vạt áo, 
mặt vuông chữ điền, mắt mở to, lông mày 
dướn lên, trái mũi lớn, môi dày, miệng hơi 
cười, bộ râu quai nón rõ nét). Tượng Giám 
Trai mang đậm phong cách Phật giáo Ấn 
nhưng thoát ra ngoài khuôn khổ, quy ước 
tạo tác tượng thờ và rất gần gũi với đời 
thường, đậm nét văn hóa Việt ở vùng đất 
mới. 
Tượng Giám Trai - gốm Cây Mai là 
một tác phẩm nghệ thuật cổ tuyệt đẹp, dáng 
vẻ vừa phóng khoáng thanh thoát lại vừa 
uy nghi. Nghệ thuật phối hợp men màu, sự 
kết hợp hài hòa giữa cái thô mộc và chất 
mềm mại của nếp áo làm cho tác phẩm 
mang phong cách sáng tạo và một xu 
hướng nghệ thuật rất riêng biệt: mộc mạc 
sâu lắng, đầy nội tâm. Đó là phong cách 
nghệ thuật sáng tạo bằng tâm hồn luôn 
hướng đến cái đẹp, cái thiện. Tượng Giám 
Trai được tạo tác trên tích nhà Phật, mang 
hơi thở của Phật giáo Ấn Độ và được 
những nghệ nhân người Hoa, Việt thực 
hiện trên đất Việt khi họ định cư ở Đàng 
Trong với sự chấp thuận của chúa Nguyễn 
và pho tượng được thờ trong chùa của 
người Việt trên đất Sài Gòn đã cho thấy sự 
giao lưu văn hóa nghệ thuật Phật giáo sâu 
sắc ở vùng đất này và dần ăn sâu vào tâm 
thức con người vùng Nam Bộ. Đó cũng là 
một trong những yếu tố tạo nên phong cách 
sống mang đặc thù của con người nơi đây. 
Chính những cổ vật quý đã giúp chúng ta 
nhìn lại một nền nghệ thuật gốm cổ. Đây 
cũng là chứng nhân của sự giao lưu tiếp 
biến giữa nghệ thuật Ấn Độ, Việt, Hoa 
trên vùng đất Sài Gòn. “Biến di sản 
tượng cổ của cha ông thành tài sản của 
chúng ta, chúng ta không chỉ để viên ngọc 
trong bảo tàng mà phải gắn vào cuộc sống 
hôm nay” (Chu Quang Trứ, 2016, tr.516). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Phan An (chủ biên). (1990). Chùa Hoa Thành phố Hồ Chí Minh. TPHCM: NXB Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
Trần Lâm Biền. (1996). Chùa Việt. Hà Nội: NXB Văn hóa - Thông tin. 
Trịnh Hoài Đức, (Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Ngọc Tỉnh, Đào Duy Anh dịch). (1998). Gia Định 
thành thông chí. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Thu Giang, Nguyễn Duy Cần. (2013). Phật học tinh hoa. TPHCM: NXB Trẻ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 8 (2017): 93-102 
102 
Nguyễn Thị Hậu. (16/6/2008). Xóm Lò Sài Gòn xưa. 
hoa-viet-nam/van-hoa-co-trung-dai-o-viet-nam/489-nguyen-thi-hau-xom-lo-gom-sai-gon-
xua.html 
Cao Lập, Nguyễn Trọng Chức, Lê Triều Điền, Lê Ký Thương. (2007). Gốm Phương Nam. 
TPHCM: NXB Sở Văn hóa Thông tin. 
Trần Hồng Liên. (2008). Chùa Giác Lâm, di tích lịch sử - văn hóa. TPHCM: NXB Khoa học Xã 
hội. 
Trần Phương Nam. (1987). Chùa Giác Viên - Chùa Hố Đất. Tài liệu lưu hành nội bộ, Phòng Di sản 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
Sở Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. (1993). Hồ sơ di tích kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia chùa 
Giác Viên, Quận 11, Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc. (1994). Gốm Cây Mai - Sài Gòn Xưa. TPHCM: Nxb Trẻ. 
Chu Quang Trứ. (2016). Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc. Hà Nội: NXB Mĩ 
thuật. 
Trương Ngọc Tường. (2012). Gốm Sài Gòn và gốm Chợ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, 

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_tao_hinh_tuong_giam_trai_bang_gom_trong_chua_giac.pdf
Ebook liên quan