Nghiên cứu áp dụng phần mềm trực tuyến Benchmarking (OIBS) đánh giá hiệu quả của các hệ thống thuỷ nông

Tóm tắt Nghiên cứu áp dụng phần mềm trực tuyến Benchmarking (OIBS) đánh giá hiệu quả của các hệ thống thuỷ nông: ...có tính chất hệ thống: so sánh các chỉ số qua các năm/vụ hoặc so sánh với các chỉ số có thể đạt được của chính hệ thống đó, hoặc với so sánh với các hệ thống tương tự khác. Người quản lý so sánh, phân tích các chỉ số để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau và đưa ra giải pháp nh...ina Zhanghe 2000 253 1 0.4668 1 0 73 Sri Lanka Sooriyawewa 1994 0.004 0.25 1.8182 2 1 44 Sri Lanka Lunugamwehera 1996 265.6 0.5 0 0 0 44 -do- -do- 1997 574.7 0.4999 0 0 0 44 -do- -do- 1998 365.4 0.4997 0 0 0 61 Spain Genil-Cabra 2000 39.7 0.9496 0.4292 0.4292 3.8095 90 Malaysia KETARASch...IBS (Online Irrigation Benchmarking Services) " >www.asp.net. Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội và các công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi có thể truy cập vào trang “Thông tin và công cụ hỗ trợ“ để chạy phần mềm OIBS tính toán các chỉ số đánh giá hiệu quả hệ thống thuỷ nông. Kết quả...

pdf6 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu áp dụng phần mềm trực tuyến Benchmarking (OIBS) đánh giá hiệu quả của các hệ thống thuỷ nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 110 
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHẦN MỀM TRỰC TUYẾN BENCHMARKING (OIBS) 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC HỆ THỐNG THUỶ NÔNG 
Ngô Đăng Hải 
Trường Đại học Thuỷ lợi 
Tóm tắt: Tháng 8 năm 2000, 5 tổ chức Quốc tế: Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình quốc 
tế về công nghệ và nghiên cứu tưới tiêu (IPTRID), Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên hợp 
quốc (FAO), Viện Quản lý nước Quốc tế (IWMI) và Uỷ ban tưới tiêu quốc tế (ICID) đã khởi xướng 
và cùng phối hợp xây dựng một phương pháp luận về nâng cao hiệu quả các hệ thống thuỷ nông 
(BenchMarking in Irrigation and Drainage Sector). Năm 2001, phần mềm trực tuyến OIBS (Online 
Irrigation Benchmarking Services) ra đời nhằm cung cấp cho các nhà quản lý một công cụ tính 
toán nhanh chóng hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả của các hệ thống thuỷ nông (trên cơ sở 
phương pháp luận đã nêu). Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu áp dụng phần mềm trực tuyến 
OIBS vào thực tế đánh giá hiệu quả của các hệ thống thuỷ nông. Mục đích nghiên cứu là nhằm phổ 
biến áp dụng phần mềm OIBS và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành các hệ thống thuỷ 
nông ở Việt Nam theo hướng hiện đại hoá tưới tiêu. Nội dung và kết quả nghiên cứu bao gồm: 
- Nghiên cứu tổng quan về Benchmarking và phần mềm OIBS. BenchMarking là một trong các 
công cụ hiệu quả nhất đang được áp dụng ngày càng rộng rãi để đánh giá hiệu quả của các HTTN. 
Phần mềm OIBS cho phép tính toán nhanh chóng hệ thống các chỉ số đánh giá hiệu quả và cho 
phép so sánh các chỉ số đạt được của chính hệ thống thuỷ nông đó hoặc giữa các hệ thống thuỷ 
nông với nhau. 
- Kết quả áp dụng phần mềm OIBS tại một số hệ thống thuỷ nông cho thấy: OIBS dễ sử dụng, 
cho kết quả tính toán khá phù hợp với thực tế quản lý điều hành các HTTN ở Việt Nam. Hệ thống 4 
nhóm chỉ số với tổng số 25 chỉ số của OIBS bao gồm hầu hết các chỉ tiêu và chỉ số đang được sử 
dụng ở Việt Nam để đánh giá hiệu quả của các HTTN. 
- Kết quả nghiên cứu Việt hoá và chuyển đổi các bảng kết quả của OIBS sẽ tạo điều kiện thuận 
lợi cho các công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi dễ dàng sử dụng và phân tích đầy đủ hơn 
về các chỉ số hiệu quả. Điều này chắc chắn sẽ góp phần nhanh chóng phổ biến, áp dụng hiệu quả 
phần mềm OIBS vào thực tế ở Việt Nam. 
- Kết quả nghiên cứu tích hợp phần mềm trực tuyến OIBS trên trang Web thuỷ lợi Hà Nội 
( cho phép hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành các hệ thống 
thuỷ nông của Hà Nội theo hướng hiện đại hoá tưới tiêu. Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội và các công ty 
quản lý khai thác công trình thuỷ lợi có thể truy cập vào trang “Thông tin và công cụ hỗ trợ“ để 
chạy phần mềm OIBS tính toán các chỉ số đánh giá hiệu quả. Kết quả tính toán các chỉ số có thể 
được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu thuỷ lợi Hà Nội trên trang Web nhằm đáp ứng các yêu cầu tính toán 
cần thiét trong quản lý, vận hành các hệ thống thuỷ nông... 
1. MỞ ĐẦU 
Tháng 8 năm 2000, 5 tổ chức Quốc tế: Ngân 
hàng Thế giới (WB), Chương trình quốc tế về 
công nghệ và nghiên cứu tưới tiêu (IPTRID), Tổ 
chức nông nghiệp và lương thực của Liên hợp 
quốc (FAO), Viện Quản lý nước Quốc tế 
(IWMI) và Uỷ ban tưới tiêu quốc tế (ICID) đã 
khởi xướng và cùng phối hợp xây dựng một 
phương pháp luận về nâng cao hiệu quả các hệ 
thống thuỷ nông (BenchMarking in Irrigation 
and Drainage Sector). Năm 2001 Viện Quản lý 
nước Quốc tế (IWMI) đã xây dựng trang Web 
riêng để phổ biến các thông tin về 
Benchmarking. Phần mềm trực tuyến OIBS 
 111 
(Online Irrigation Benchmarking Services) cũng 
được thiết lập trên trang Web của IWMI nhằm 
cung cấp cho các nhà quản lý một công cụ tính 
toán nhanh chóng hệ thống chỉ số đánh giá hiệu 
quả của các hệ thống thuỷ nông (trên cơ sở 
phương pháp luận đã nêu). Những số liệu cần 
thiết cho việc tính toán các chỉ số đó được nhập 
trực tiếp trên trang Web của IWMI, rồi được xử 
lý tính toán ra hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả 
và cho phép người quản lý so sánh với các hệ 
thống tương tự. 
Hiện nay, phần mềm trực tuyến OIBS đã 
được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế 
giới, nhất là ở Australia, Sri Lanka, Malaysia và 
Mexico,... Ở Việt Nam, phần mềm OIBS chỉ 
mới bước đầu được áp dụng. Hệ thống các chỉ 
số đánh giá hiệu quả của các hệ thống thuỷ nông 
(OIBS) bao gồm 4 nhóm (Hiệu quả cung cấp 
nước, Hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Hiệu quả 
tài chính và Hiệu quả môi trường với tổng số 25 
chỉ số... Hầu hết các chỉ tiêu, chỉ số đang được 
dùng để đánh giá hiệu quả các hệ thống thuỷ 
nông (HTTN) ở nước ta đều có trong hệ thống 
các chỉ số của OIBS. Vì vậy, việc nghiên cứu áp 
dụng phần mềm trực tuyến OIBS là rất cần thiết, 
nhằm phổ biến áp dụng phần mềm OIBS và góp 
phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành các 
hệ thống thuỷ nông. 
2. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN 
CỨU 
2.1. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật 
được sử dụng: 
* Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan, phân 
tích và đánh giá tổng hợp. 
- Phương pháp áp dụng thử nghiệm thực 
tế, 
* Kỹ thuật được sử dụng: - Kỹ thuật lập 
trình Excel. 
- Kỹ thuật truy cập và khai thác Internet, 
2.2. Nội dung nghiên cứu: 
- Nghiên cứu tổng quan về phần mềm OIBS. 
- Nghiên cứu áp dụng phần mềm OIBS tại 
một số hệ thống thuỷ nông. 
 - Nghiên cứu Việt hoá và chuyển đổi các 
bảng kết quả của OIBS 
- Nghiên cứu tích hợp phần mềm OIBS trên 
Website thuỷ lợi Hà Nội... 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Nghiên cứu tổng quan về phần mềm 
OIBS (Online Irrigation Benchmarking 
System) 
Phần mềm OIBS là phần mềm chạy trực 
tuyến trên mạng Internet. Nó cho phép những 
người quản lý có thể ngày càng nâng cao hiệu 
quả quản lý, vận hành các HTTN thông qua một 
quá trình có tính chất hệ thống: so sánh các chỉ 
số qua các năm/vụ hoặc so sánh với các chỉ số 
có thể đạt được của chính hệ thống đó, hoặc với 
so sánh với các hệ thống tương tự khác. Người 
quản lý so sánh, phân tích các chỉ số để tìm ra 
những nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau và 
đưa ra giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm 
và khắc phục các tồn tại trong quá trình quản lý, 
vận hành HTTN. Họ có thể so sánh hiệu quả hệ 
thống trong năm hiện tại với: 
- Hiệu quả đã đạt được của chính HTTN đó 
trong các năm trước hoặc so sánh với các mục 
tiêu mong muốn đạt được trong tương lai. 
- Hiệu quả của các HTTN tương tự về chức 
năng, nhiệm vụ, diện tích phụ trách, OIBS 
cho phép so sánh với các hệ thống của cùng một 
quốc gia, cùng một khu vực và trên toàn thế 
giới. 
Hệ thống các chỉ số đánh giá hiệu quả quản 
lý, vận hành các HTTN bao gồm 25 chỉ số, 
được chia thành 4 nhóm chỉ số: 
- Nhóm 1: Hiệu quả cung cấp nước. 
- Nhóm 2: Hiệu quả sản xuất nông nghiệp. 
- Nhóm 3: Hiệu quả tài chính. 
- Nhóm 4: Hiệu quả môi trường. 
 112 
Kết quả tính toán từ OIBS có thể in ra trực 
tiếp hoặc có thể ghi ra file dạng Excel. Một số 
chỉ số sử dụng đơn vị tính là đô la Mỹ. Vì vậy, 
để có thể sử dụng đơn vị tính là đồng Việt Nam 
thì khi nhập nhập tỉ giá giữa đồng và đô la Mỹ 
nên nhập là 1. 
Giao diện và các bảng biểu của phần mềm 
OIBS sử dụng tiếng Anh. Do đó, trong phần 3.3 
dưới đây sẽ trình bày cách Việt hoá và chuyển 
đổi các bảng kết quả của OIBS sang dùng tiếng 
Việt để thuận tiện cho các nhà quản lý trong quá 
trình sử dụng và phân tích các chỉ số hiệu quả... 
OIBS ®ßi hái ph¶i nhËp vµo nhiÒu tµi liÖu c¬ 
b¶n liªn quan ®Õn qu¶n lý n­íc, qu¶n lý c«ng 
tr×nh vµ qu¶n lý kinh tÕ. Mét sè tµi liÖu c¬ b¶n 
cÇn ph¶i ®­îc thu thËp liªn tôc, l©u dµi vµ ®ßi 
hái ®é chÝnh x¸c kh¸ cao míi cã thÓ ch¹y OIBS 
cho kÕt qu¶ ®¸ng tin cËy. V× vËy, c¸c c«ng ty 
khai th¸c c«ng tr×nh thuû lîi nÕu muèn ¸p dông 
®­îc phÇn mÒm OIBS cÇn ph¶i tiÕn hµnh ®iÒu 
tra, ®o ®¹c, thu thËp ®Çy ®ñ nh÷ng sè liÖu c¬ b¶n 
tr­íc vµ më líp tËp huÊn sö dông phÇn mÒm 
OIBS cho c¸c c¸n bé kü thuËt... 
3.2. Kết quả nghiên cứu áp dụng phần mềm 
OIBS 
Trong phần này sẽ trình bày một số kết quả 
chính nghiên cứu áp dụng phần mềm OIBS tại 
hệ thống thuỷ nông Phù Sa thuộc tỉnh Hà Tây 
cũ, và một số HTTN khác: 
- Trước hết cần nhập các số liệu cơ bản mô tả 
về hệ thống Phù Sa. Kết quả phần nhập số liệu 
mô tả hệ thống Phù Sa được in ra ở bảng báo 
cáo tóm tắt hoặc ở dạng giao diện sau đây:
- Kết quả tính toán và so sánh các chỉ số hiệu quả quản lý, vận hành HTTN Phù Sa năm 2008 với 
năm 2007: 
Scheme 
Number 
Country Scheme Name Year 
Total Annual 
Water 
Delivery 
(MCM) 
Main System 
Water 
Delivery 
efficiency 
Relative 
Water 
supply 
Relative 
Irrigation 
supply 
Water 
Delivery 
Capacity 
518 Vietnam HTTN Phù Sa 2007 49.37 0.5233 1.5487 1.4913 0.9412 
518 Vietnam HTTN Phù Sa 2008 47.11 0.4595 1.3982 1.379 0.9412 
Kết quả trên khá phù hợp với tình hình thực 
tế của hệ thống Phù Sa. Hệ số sử dụng nước của 
kênh chính khoảng 50% và lượng nước cung 
cấp không chênh nhiều, nhưng hệ số cung cấp 
cho tưới khác nhau khá rõ rệt. Điều đó đòi hỏi 
người quản lý hệ thống cần phải xem xét các 
 113 
công trình lấy nước vào đầu kênh cấp 2 và 
lượng nước sử dụng ở mặt ruộng,... 
- Kết quả tính toán và so sánh các chỉ số hiệu 
quả quản lý, vận hành của HTTN Phù Sa năm 
2007, 2008 với các hệ thống khác trên thế giới 
như trong bảng sau: 
Scheme 
Number 
Country Scheme Name Year 
Total Annual 
Water 
Delivery 
(MCM) 
Main System 
Water 
Delivery 
efficiency 
Relative 
Water 
supply 
Relative 
Irrigation 
supply 
Water 
Delivery 
Capacity 
69 China Liu Yuan Kou 2000 87.3 1 0 0 2.6667 
70 China Zhanghe 2000 253 1 0.4668 1 0 
73 Sri Lanka Sooriyawewa 1994 0.004 0.25 1.8182 2 1 
44 Sri Lanka Lunugamwehera 1996 265.6 0.5 0 0 0 
44 -do- -do- 1997 574.7 0.4999 0 0 0 
44 -do- -do- 1998 365.4 0.4997 0 0 0 
61 Spain Genil-Cabra 2000 39.7 0.9496 0.4292 0.4292 3.8095 
90 Malaysia KETARAScheme 1999 147.21 1 0 0 1.0083 
93 Malaysia SeberangPerak Scheme 1999 505.15 1 3.9275 3.9275 1.0802 
95 Australia AUNCIT 2001 599.1 0.6902 0 1.1882 0 
96 Australia AUNMIT 2001 1558 0.8316 0 0 0 
94 Australia AUNMUT 2001 1048 0.8048 0 0 0 
108 Australia AUTCLT 2001 7.2 1 0 0 0 
109 Australia AUTSET 2001 4.2 0.7381 0 0 0 
110 Australia AUTWIT 2001 4.5 0.9556 0 0 0 
111 Australia AUVGMM 2001 504.9 0.6845 0 0 0 
123 Mexico 
MES4104P4 Rio 
Yaqui Irrigation 
District 
2001 48.4 0.7479 2.3269 2.5078 1.25 
302 Vietnam HTTN Phù Sa, tỉnh Sõn Tây 2003 41.05 0.73 1.5502 1.5503 0.8341 
301 Vietnam HTTN Phù Sa, tỉnh Hà Tây 2004 58.38 0.76 1.3964 1.3961 0.8937 
302 Vietnam HTTN Phù Sa, tỉnh Hà Tây 2005 55 0.6636 1.0788 1.0787 1.1111 
518 Vietnam HTTN Phù Sa 2007 49.37 0.5233 1.5487 1.4913 0.9412 
518 Vietnam HTTN Phù Sa 2008 47.11 0.4595 1.3982 1.379 0.9412 
Kết quả OIBS ở bảng trên cho thấy: từ năm 
2003 đến nay, HTTN Phù Sa có hệ số sử dụng 
nước giảm dần đáng kể (0.73, 0.76, 0.6636, 
0.5233, 0.4595). Người quản lý hệ thống cần 
xem xét tìm các giải pháp giảm lượng nước tổn 
thất trên kênh chính... 
OIBS đã liệt kê kết quả trên thế giới có hàng 
trăm hệ thống tương tự HTTN Phù Sa. Trong đó 
chỉ có 2 hệ thống (được đánh giá 
Benchmarking) là Genil-Cabra của Tây Ban 
Nha và MES4104P4 Rio Yaqui Irrigation 
District của Mexico có tổng lượng cung cấp 
nước hàng năm tương tự với HTTN Phù Sa. 
Nếu so sánh về hệ số sử dụng nước trên kênh 
chính thì hệ thống Genil-Cabra của Tây Ban 
Nha có hệ số sử dụng nước khá cao (0.9496), 
còn hệ thống MES4104P4 Rio Yaqui Irrigation 
District của Mexico có hệ số sử dụng nước bình 
thường (0.7479) gần như hệ số sử dụng nước 
của HTTN Phù Sa trong năm 2003, 2004... 
3.3. Kết quả nghiên cứu Việt hoá và chuyển 
đổi các bảng kết quả của OIBS 
Như đã nêu lý do ở phần 3.1, phần này sẽ trình 
bày kết quả nghiên cứu Việt hoá và chuyển đổi 
các bảng kết quả của OIBS. Nội dung nghiên cứu 
là lập các bảng excel mới với các tên cột bằng 
tiếng Việt và thiết lập một vài công thức chuyển 
đổi đơn vị trong các bảng... Khi có kết quả từ 
chương trình OIBS chỉ việc copy sang bảng mới... 
Ví dụ: Việt hoá và chuyển đổi bảng kết quả so 
sánh các chỉ số hiệu quả quản lý, vận hành của 
HTTN Phù Sa năm 2008 với năm 2007: 
 114 
Mã số 
hệ thống 
Quốc gia Tên hệ thống Năm 
Tổng 
lượng 
nước cung 
cấp (m3) 
Hệ số sử dụng 
nước trên kênh 
chính 
Hệ số 
cấp nước 
cho cây 
trồng 
Hệ số cung 
cấp nước 
tưới 
Khả năng 
chuyển 
nước 
518 Vietnam HTTN Phù Sa 2007 49370000 0.5233 1.5487 1.4913 0.9412 
518 Vietnam HTTN Phù Sa 2008 47110000 0.4595 1.3982 1.379 0.9412 
3.3. Kết quả nghiên cứu tích hợp phần mềm 
OIBS trên trang Web thuỷ lợi Hà Nội 
Một trong các chức năng chính của trang Web 
thuỷ lợi Hà Nội ( thuyloihanoi.vn) 
là hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành 
các hệ thống thuỷ nông của Hà Nội theo hướng 
hiện đại hoá tưới tiêu. Chức năng đó thuộc trình 
đơn (Menu) chính “Thông tin và công cụ hỗ 
trợ“, bao gồm những trình đơn con hỗ trợ xác 
định nhu cầu nước của cây trồng, lịch tưới, đánh 
giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật (Benchmarking), 
các phần mềm tiện ích,... Việc nghiên cứu tích 
hợp phần mềm trực tuyến OIBS trên trang Web 
thuỷ lợi Hà Nội thông qua lập trình trên Wesite: 
<asp:Content ID="BodyContent" runat = 
"server" 
ContentPlaceHolderID="MainContent"> 
Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật 
(Benchmarking) 
<a href="" title = "OIBS 
(Online Irrigation Benchmarking Services) 
" >www.asp.net. 
Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội và các công ty quản 
lý khai thác công trình thuỷ lợi có thể truy cập 
vào trang “Thông tin và công cụ hỗ trợ“ để chạy 
phần mềm OIBS tính toán các chỉ số đánh giá 
hiệu quả hệ thống thuỷ nông. Kết quả tính toán 
các chỉ số có thể được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu 
thuỷ lợi Hà Nội trên trang Web nhằm đáp ứng 
các yêu cầu tính toán cần thiét trong quản lý, 
vận hành các hệ thống thuỷ nông... 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
4.1 Kết luận: Hiện nay, BenchMarking là 
một trong các công cụ hiệu quả nhất đang được áp 
dụng ngày càng rộng rãi để đánh giá hiệu quả của 
các HTTN. Nó bao gồm hệ thống các chỉ số đánh 
giá hiệu quả quản lý và vận hành các hệ thống 
thuỷ nông một cách đầy đủ, toàn diện nhất. 
- Phần mềm OIBS cho phép tính toán nhanh 
chóng hệ thống các chỉ số đánh giá hiệu quả và 
cho phép so sánh các chỉ số đạt được của chính 
hệ thống thuỷ nông đó hoặc giữa các hệ thống 
thuỷ nông với nhau. 
- Kết quả áp dụng phần mềm OIBS ở một số 
HTTN cho thấy: 
+ Phần mềm này dễ sử dụng, tiện lưu dữ kết 
quả lâu dài trên mạng Internet. 
+ Kết quả tính toán khá phù hợp với thực tế 
quản lý điều hành các HTTN ở Việt Nam. 
+ Hệ thống 4 nhóm chỉ số với tổng số 25 chỉ 
số của OIBS bao gồm hầu hết các chỉ tiêu và chỉ 
số đang được sử dụng ở Việt Nam để đánh giá 
hiệu quả của các HTTN... 
- Kết quả nghiên cứu Việt hoá và chuyển đổi 
các bảng kết quả của OIBS sẽ tạo điều kiện 
thuận lợi cho các công ty quản lý khai thác công 
trình thuỷ lợi dễ dàng sử dụng và phân tích đầy 
đủ hơn về các chỉ số hiệu quả. Điều này chắc 
chắn sẽ góp phần nhanh chóng phổ biến, áp 
dụng phần mềm OIDS vào thực tế ở Việt Nam... 
- Kết quả nghiên cứu tích hợp phần mềm trực 
tuyến OIBS trên trang Web thuỷ lợi Hà Nội 
( cho phép hỗ trợ 
nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành các hệ 
thống thuỷ nông của Hà Nội theo hướng hiện 
đại hoá tưới tiêu... 
4.2 Kiến nghị: Để áp dụng phần mềm OIBS 
một cách có hiệu quả nhất, trước hết các công ty 
quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cần phải đi 
sâu nghiên cứu, nắm chắc các nguyên lý và quy 
trình tiến hành Benchmarking... 
 115 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Prof. Hector Malano (2002, Task Force (TF4) on “Benchmarking of Irrigation and Drainage 
Projects”, International Commission on Irrigation and Drainage (ICID). 
2. IPTRID Secretariat, FAO (2000), Guidelines for BenchMarking performance in the Irrigation 
and Drainage Sector, Food and Agriculture Organization of the United Nations. 
3. Hector Malano, Martin Burton (2001), Guidelines for BenchMarking performance in the 
Irrigation and Drainage Sector, Food and Agriculture Organization of the United Nations. 
4. The Reforming Irrigation and Drainage Institutions (2001), Holistic Benchmarking in the 
Irrigation and Drainage Sector, World Bank. 
5. The World Bank - Government of the Netherlands water partnership program (2001), Holistic 
Benchmarking Toolkit, World Bank. 
6. Dr. Charles Burt (2004), Rapid Appraisal Process (RAP) and Benchmarking Explanation and 
Tools, Food and Agriculture Organization of the United Nations. 
7. Food and Agriculture Organization of the United Nations (1997), Modernization of irrigation 
schemes: Past experiences and future options, Water Reports 12, FAO. 
8. Dr. Charles Burt (2004), Irrigation Modernization, The World Bank. 
Summary 
RESEARCH ON APPLYING THE ONLINE IRRIGATION BENCHMARKING SERVICES 
FOR EVALUATING EFFICIENCIES OF IRRIGATION AND DRAINAGE SYSTEMS 
In August, 2000 the World Bank (WB), the International Program for Technology and Research 
on Irrigation and Drainage (IPTRID), Food and Agriculture Organization of the United Nations 
(FAO), the International Water Management Institute (IWMI) and International Commission on 
Irrigation and Drainage (ICID) began an international initiative on benchmarking in the irrigation 
and drainage sector. In 2001 Online Irrigation Benchmarking Services (OIBS) was created to 
provide managers with the powerful tool for computing indicators in evaluating efficiencies of 
irrigation and drainage systems based on the benchmarking. This report presents results of the 
research on applying OIBS in Vietnam for evaluating efficiencies of irrigation and drainage 
systems. The objectives is to disseminate OIBS in practice and contribute to improving operation 
and management efficiencies of irrigation and drainage systems in Vietnam ơnward irrigation 
modernization. Research contents and results consist of: 
- Overview of Benchmarking and OIBS. BenchMarking is one of the most powerful tools applied 
popularly for evaluating efficiencies of irrigation and drainage systems. OIBS allows to compute 
indicators in evaluating efficiencies of irrigation and drainage systems... 
- Application results of OIBS at some irrigation and drainage systems show that: OIBS is easy to 
use, computed results meet requirements in operation and management of irrigation and drainage 
systems in Vietnam... 
- Research results in Vietnamization and transfer of OIBS result tables can facilitate irrigation 
and drainage companies to use and analize more completely efficient indicators for the 
benchmarking. 
- Research results in OIBS integration on Hanoi water resources website ( 
thuyloihanoi.vn) have created a new way for supporting more effectively operation and 
management (O&M) of Hanoi irrigation and drainage systems onward irrigation and drainage 
modernization. Computed benchmarking indicators can be copied and stored into Hanoi water 
resources database on the website for necessary calculations in the O&M... 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ap_dung_phan_mem_truc_tuyen_benchmarking_oibs_dan.pdf