Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi hàm lượng anthocyanin của khoai lang tím trong quá trình sản xuất bằng phương pháp sấy thăng hoa
Tóm tắt Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi hàm lượng anthocyanin của khoai lang tím trong quá trình sản xuất bằng phương pháp sấy thăng hoa: ... KLT vào nghiên cứu và sản xuất. 3.2 Nghiên cứu sự thay đổi hàm lƣợng anthocyanin của KLT trong quá trình xử lý nguyên liệu trƣớc khi sấy thăng hoa: Xử lý nguyên liệu trước khi sấy thăng hoa có một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng thành phẩm. Chúng tôi đề xuất 2 qui trìn...1x3 (pt 1) Và y 2 ˆ 0,193125 + 0,008375x1 - 0,009125x2 - 0,017625x3 (pt 2) Dựa vào phương trình hồi quy của hàm mục tiêu độ ẩm sản phẩm (pt 1) ta thấy cả 3 yếu tố là nhiệt độ lạnh đông, nhiệt độ sấy, thời gian sấy đều ảnh hưởng đến độ ẩm của sản phẩm. Các yếu tố trên cũng ảnh hưởng đế...CÔNG NGHỆ CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT SỐ 71 - 2009 84 Dạng bài toán: Tìm nghiệm tối ưu xopt sao cho Ropt(x) = R(xopt) = max R(x), x Є Ώx. Sau khi chạy chương trình với 200 vòng lặp chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7 Bảng 3.7 Kết quả thu được sau khi chạy chương trình X1 tối ...
cho quá trình sấy: nhiệt độ lạnh đông -60 0 C, nhiệt độ sấy 45 0 C và thời gian sấy 6 giờ, hàm lượng anthocyanin giữ được trong sản phẩm là cao nhất và độ ẩm khoai lang tím sấy thấp nhất. ABSTRACT Anthocyanin, a compound chemical substance in flavonoid group, that creates color for sweet purple potatoes has a valuable biologically active ingredient. Therefore, choosing the freeze-drying method to process sweet purple potatoes does not only preserve well sensory characteristics, nutrient quality and prolong preservation duration but also keep anthocyanin concentration intact in final products. This paper presents the research on changes in anthcocyanin concentration in several phases of production such as grinding, streaming, and freeze-drying. In the freeze-frying phase, affecting factors such as freezing temperature, drying temperature, and drying duration are investigated using the experiment planning method of 2 3 total factors. By optimizing a multi-objective function using the restrictive area method, we have determined optimal technical parameters for the freeze-drying phase: freezing temperature at -60 0 C, drying temperature at 45 0 C, and drying duration of 6 hours. With these parameters, anthocyanin concentration in final products is maximized, and the humidity of dried sweet purple potatoes is minimized. I. MỞ ĐẦU Khoai lang tím (KLT) có nguồn gốc từ Nhật Bản có tên khoa học là Okinawan. Đây là một nguồn chất màu tím tốt và ổn định vì nó có sản lượng lớn với hàm lượng anthocyanin tương đối cao [1]. Cũng như các loại khoai lang khác, trong KLT có thành phần chủ yếu là tinh bột, dễ được cơ thể tiêu hoá và hấp thụ. Anthocyanin có trong KLT được xem như là một chất màu tự nhiên hấp dẫn và có nhiều tác dụng quý báu như: chống oxy hóa, chống ung thư, chống suy nhược thần kinh, phòng và chữa bệnh tiểu đường, chống các tia phóng xạ.. Anthocyanin còn được dùng để chống dị ứng, viêm loét, kháng nhiều loại vi khuẩn khó tiêu diệt, tăng chức năng chống độc của gan, ngăn ngừa sự nhiễm mỡ gan và hoại tử mô gan, điều hòa lượng cholesterol trong máu, tránh nguy cơ tắc nghẽn xơ vữa động mạch, phục hồi trường lực tim, điều hòa nhịp tim và huyết áp, điều hòa chuyển hóa canxi, làm giảm đau do tác dụng co thắt cơ trơn. Chính điều này đã làm cho KLT có một giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao [2]. Ở Nhật Bản, hiện nay có nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến từ KLT được bán trong các cửa hàng tại các nhà ga, phi trường, khu du lịch ở Kyushu-Okinawa [1]. Trong khi đó, sản lượng KLT ở nước ta tương đối cao nhưng chủ TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT SỐ 71 - 2009 80 yếu là dùng để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ở dạng củ tươi sang các thị trường Nhật bản và Tây Âu. Vì vậy giá trị kinh tế thu được còn thấp. Do vậy việc chọn KLT làm nguyên liệu trong đề tài này sẽ góp phần làm tăng giá trị sử dụng, đồng thời tạo ra một sản phẩm thực phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên liệu: Khoai lang tím (purple sweet potato) trồng trên đất Đà Lạt. 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu - Xác định hàm lượng anthocyanin của nguyên liệu bằng phương pháp pH vi sai [2]. Xác định protein bằng phương pháp Kjeldahl. Xác định gluxit bằng phương pháp Bertrand. Xác định lipit bằng phương pháp Soxlhet. Xác định hàm lượng xơ của nguyên liệu. Xác định hàm lượng các kim loại nặng bằng máy cực phổ xung vi phân CPA-HH3. - Xác định chất lượng KLT sấy thăng hoa bằng phương pháp đánh giá cảm quan. - Tổ chức thí nghiệm theo phương pháp quy hoạch trực giao cấp I TYT 2k [3] - Tối ưu hóa hàm 2 mục tiêu bằng phương pháp miền cấm [4], thực hiện bằng phần mềm Solver và ngôn ngữ lập trình Pascal 2.3 Qui trình sản xuất KLT bằng phƣơng pháp sấy thăng hoa tại phòng thí nghiệm 2.4 Thiết bị sấy thăng hoa thực hiện nghiên cứu Hình 2.Tủ lạnh đông MDF 382 Hình 3. Thiết bị sấy thăng hoa III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN: 3.1 Khảo sát thành phần hóa học của nguyên liệu Kết quả xác định thành phần hóa học của khoai lang tím được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1 Kết quả tổng hợp thành phần hóa học của KLT trong 100g nguyên liệu tươi Thành phần hoá học Hàm lượng Đơn vị Nước 67,86 g Anthocyanin 0,06 g Protein 0,311 g Gluxit 29,11 g Lipit 0,26 g Xơ 1,42 g Kim loại nặng Zn 0,8637 mg Cd 0,0012 mg Pb 0,0482 mg Cu 0,1420 mg Các thành phần khác 0,978 g Tổng 100 g Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy trong KLT có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó, hàm lượng anthocyanin xác định được là khá cao (0,06%). Ngoài ra, hàm lượng các kim loại nặng cũng dưới mức tối đa cho phép theo quyết định số 867/1998/ QĐ-BYT của Bộ Xử lý nguyên liệu Lạnh đông Sấy thăng hoa Làm nguội, phân loại Thành phẩm Khoai lang tím TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT SỐ 71 - 2009 81 Y tế. Như vậy hoàn toàn có thể đưa KLT vào nghiên cứu và sản xuất. 3.2 Nghiên cứu sự thay đổi hàm lƣợng anthocyanin của KLT trong quá trình xử lý nguyên liệu trƣớc khi sấy thăng hoa: Xử lý nguyên liệu trước khi sấy thăng hoa có một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng thành phẩm. Chúng tôi đề xuất 2 qui trình xử lý sau: Qui trình 1 Kết quả xác định một số chỉ tiêu của bán thành phẩm KLT sau khi chần ở nhiệt độ 900C như: độ ẩm, hàm lượng anthocyanin và đánh giá cảm quan được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2 Kết quả xác định độ ẩm, hàm lượng anthocyanin và đánh giá cảm quan sau chần Thời gian chần, phút Độ ẩm, % Hàm lượng anthoc yanin, % Đánh giá cảm quan 3 67,65 0,223 Bề mặt ngoài khô, chín không đều, màu không đậm 4 67,66 0,224 Bề mặt ngoài khô, chín không đều, màu tương đối đậm 5 67,70 0,226 Bề mặt ngoài khô, chín đều, màu đậm. 6 67,72 0,222 Bề mặt ngoài khô, màu nhạt, chín đều. 7 67,74 0,220 Bề mặt khô, màu nhạt, quá chín. Sau khi tiến hành xử lý nguyên liệu theo quy trình1 chúng tôi nhận thấy chất màu anthocyanin thất thoát vào nước chần khá nhiều. Do vậy chúng tôi khảo sát theo qui trình 2. Qui trình 2 Kết quả đánh giá các chỉ tiêu chất lượng KLT sau hấp ở nhiệt độ 1000C trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3 Kết quả xác định độ ẩm, hàm lượng anthocyanin và đánh giá cảm quan sau hấp Thời gian hấp, phút Độ ẩm, % Hàm lượng antho- cyanin, % Đánh giá cảm quan 3 67,85 0,228 Mẫu chưa chín, cứng, bề mặt còn mủ. 4 67,76 0,236 Mẫu chín, không quá mềm, bề mặt ƣớt, màu tím đẹp,đậm. 5 67,80 0,225 Mẫu quá chín, mềm, một vài mẫu bị bể, màu đậm 6 67,80 0,225 Mẫu quá chín, mềm, nhiều mẫu bị bể. 7 67,80 0,225 Mẫu quá chín, mềm, nhiều mẫu bị bể. So sánh bảng 3.2 và 3.3, chúng tôi chọn qui trình 2 xử lý khoai lang tím trước khi sấy có giai đoạn hấp, trong đó nhiệt độ hấp là 1000C, thời gian hấp là 4 phút, lúc đó hàm lượng anthocyanin đạt cao nhất là 0,236% . • Nhận xét: -Hàm lượng anthocyanin trong bán thành phẩm sau xử lý xác định được là 0,236 % tăng lên vượt trội hơn so với trong nguyên liệu tươi là 0,06 %. Như vậy quá trình xử lý không những vô hoạt được các enzym oxy hóa, làm chín nguyên liệu, tăng hiệu quả cho quá trình sấy mà còn làm tăng anthocyanin, tăng màu sắc, tăng giá trị dinh dưỡng và cảm quan cho sản phẩm. Sở dĩ như vậy là do trong quá trình xử lý nhiệt tinh bột bị hồ hóa, các tế bào bị phá vỡ tạo điều kiện giải phóng anthocyanin. 3.3 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sấy thăng hoa khoai lang tím KLT Rửa sạch Để ráo Cắt khối hình chữ nhật 10x10x30mm Chần KLT Rửa sạch Để ráo Cắt khối hình chữ nhật 10x10x30mm Hấp TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT SỐ 71 - 2009 82 Chọn các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy thăng hoa là: nhiệt độ lạnh đông, nhiệt độ sấy và thời gian sấy. Về chất lượng sản phẩm, chúng tôi quan tâm đến hàm lượng anthocyanin và độ ẩm của thành phẩm. Để rút ngắn thời gian nghiên cứu, tổ chức các thí nghiệm theo ma trận trực giao cấp I [3]. Tham khảo một số tài liệu đã công bố [5], [6], [7], thiết lập mô hình thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm theo mô hình và thu được kết quả ở bảng 3.4. Bảng 3.4 Ma trận quy hoạch với biến ảo TYT 23 và kết quả thực nghiệm S T T Biến thực Biến mã y1 y2 Z1, 0 C Z2, 0 C Z3, giờ x 1 x2 x3 1 -30 45 10 + + + 4,48 0,168 2 -60 45 10 - + + 3,8 0,158 3 -30 35 10 + - + 5,69 0,19 4 -60 35 10 - - + 4,64 0,186 5 -30 45 6 + + - 5,58 0,215 6 -60 45 6 - + - 3,84 0,195 7 -30 35 6 + - - 7,95 0,233 8 -60 35 6 - - - 4,98 0,200 9 -45 40 8 0 0 0 4,78 0,203 10 -45 40 8 0 0 0 4,97 0,197 11 -45 40 8 0 0 0 4,68 0,194 trong đó: - x1: nhiệt độ lạnh đông, 0 C. - x2: nhiệt độ sấy, 0 C. - x3: thời gian sấy, giờ. - y1: độ ẩm của sản phẩm, %. - y2: hàm lượng anthocyanin của sản phẩm, %. Sau khi tính toán, kiểm tra sự có nghĩa của các hệ số, kiểm tra sự tương thích của các phương trình hồi qui, chúng tôi đã xây dựng được phương trình hồi qui của hàm mục tiêu độ ẩm và hàm lượng anthocyanin như sau: y1 ˆ 5,12 + 0,805x1 - 0,695x2 - 0,4675x3 - 0,3725x1x3 (pt 1) Và y 2 ˆ 0,193125 + 0,008375x1 - 0,009125x2 - 0,017625x3 (pt 2) Dựa vào phương trình hồi quy của hàm mục tiêu độ ẩm sản phẩm (pt 1) ta thấy cả 3 yếu tố là nhiệt độ lạnh đông, nhiệt độ sấy, thời gian sấy đều ảnh hưởng đến độ ẩm của sản phẩm. Các yếu tố trên cũng ảnh hưởng đến hàm lượng anthocyanin của sản phẩm được thể hiện trong phương trình thứ 2 (pt 2). Trong các khoảng của các yếu tố đã chọn, khi tăng nhiệt độ lạnh đông, giảm nhiệt độ sấy, giảm thời gian sấy xuống một mức nhất định thì hàm lượng anthocyanin sẽ tăng. Đó là vì: khi lạnh đông ở mức độ càng thấp thì các tinh thể đá hình thành trong bán thành phẩm càng ít không gây biến dạng, rách tế bào, do đó trong quá trình thăng hoa anthocyanin trong tế bào không bị cuốn theo hơi ẩm ra ngoài. Mặt khác, anthocyanin là một hợp chất dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ và ánh sáng, do vậy khi sấy trong điều kiện nhiệt độ thấp và thời gian ngắn sẽ đỡ tổn thất anthocyanin hơn. Sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đến độ ẩm và hàm lượng anthocyanin được thể hiện ở các hình 3.1 và 3.2. Hình 3.1 Biểu diễn sự ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh đông, nhiệt độ sấy,thời gian sấy đến độ ẩm của sản phẩm Hình 3.2 Biểu diễn sự ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh đông, nhiệt độ sấy, thời gian sấy đến hàm lượng anthocy-anin của sản phẩm TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT SỐ 71 - 2009 83 Với những đồ thị này trong nghiên cứu cũng như sản xuất ta có thể kiểm soát sự ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến độ ẩm và hàm lượng anthocyanin của sản phẩm một cách nhanh chóng trong các khoảng xác định. 3.4. Tối ƣu hóa các điều kiện công nghệ của quá trình sấy khoai lang tím 1. Tìm giá trị tối ưu của hàm mục tiêu độ ẩm và hàm lượng anthocyanin Trong điều kiện nhất định với mục đích tạo ra sản phẩm có độ ẩm càng nhỏ và hàm lượng anthocyanin càng cao càng tốt, sau khi có các phương trình hồi quy trên chúng tôi áp dụng bài toán Solver để tìm ra y1min, y2max. Kết quả sau khi tối ưu được trình bày ở bảng 3.5 và 3.6. Bảng 3.5 Kết quả sau khi tối ưu hàm mục tiêu độ ẩm bằng Solver Biến thực Biến mã y1min Z1, 0 C Z2, 0 C Z3,giờ x1 x2 x3 -60 45 10 - + + 3,525 Bảng 3.6 Kết quả sau khi tối ưu hàm mục tiêu hàm lương anthocyanin bằng Solver Biến thực Biến mã y2max Z1, 0 C Z2, 0 C Z3,giờ x1 x2 x3 -30 35 6 + - - 0,228 Nhận xét: Qua các kết quả này cho thấy ở điều kiện công nghệ để y1 → min thì không thể có được y2 lớn nhất. Do vậy, không thể tìm được điều kiện tối ưu thỏa mãn một lúc hai mục tiêu nghiên cứu bằng phương pháp này. 2. Tối ưu hóa hàm đa mục tiêu tìm điều kiện công nghệ tốt nhất Theo kết quả nhận được từ bài toán Solver ta thấy không thể có một nghiệm chung cho cả hai phương trình để đạt được y1min, y2max mà chỉ tìm được nghiệm thỏa hiệp (x1, x2, x3) để các giá trị y1, y2 nằm gần y1min, y2max. Để tìm được nghiệm thỏa hiệp có thể dùng phương pháp chập tuyến tính. Tuy nhiên trong phương pháp này phải tiến hành thêm các thí nghiệm leo dốc để tìm điều kiện tối ưu sau khi đã có hàm chập đa mục tiêu. Để giảm bớt số thí nghiệm, rút ngắn thời gian nghiên cứu chúng tôi đã áp dụng phương pháp thoát ly vùng cấm trong tổ hợp chập phi tuyến. ►Nội dung của phương pháp [4]: Hình 3.3 Đồ thị thể hiện nội dung của phương pháp Trong đó: - y1min, y2max là các giá trị tối ưu của hàm y1, y2 giải bằng Solver - ykt: hiệu quả không tưởng, ykt = {y1opt, y2opt}; - Ωx: miền cấm - Miền T (diện tích AOBykt): phạm vi tìm kiếm tối ưu của R(x) - α1: giới hạn trên của hàm y1, - α2: giới hạn dưới của hàm y2 Từ mỗi bài toán xây dựng một hàm mục tiêu chung: 1 1 kt 1 11 1 y ˆ y(y ) 0 2 2 kt 2 22 2 y ˆ y(y ) 0 Hàm mục tiêu tổ hợp chập R(x) tính theo công thức: R(x) = 1(x).2(x) → max Bài toán được giải theo phương pháp luân phiên từng biến của Gauss Seidel với ngôn ngữ lập trình Pascal. Ý nghĩa: R(x) → max, tức là cực đại hóa khoảng cách (thoát càng xa miền cấm thì càng gần điểm không tưởng). y1(x) <1 y1(x) >1 y2(x) > 2 y2(x) < 2 y1min y1 Ωx T α1 y2max y2 ykt α2 A B O TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT SỐ 71 - 2009 84 Dạng bài toán: Tìm nghiệm tối ưu xopt sao cho Ropt(x) = R(xopt) = max R(x), x Є Ώx. Sau khi chạy chương trình với 200 vòng lặp chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7 Bảng 3.7 Kết quả thu được sau khi chạy chương trình X1 tối ưu, 0C X2 tối ưu, 0C X3 tối ưu,giờ y1 tối ưu, % y2 tối ưu, % -60 44,95 6 3,7219 0,2005 3. Kiểm chứng các kết quả tối ưu bằng thực nghiệm Từ kết quả tối ưu trên để đối chiếu kết quả giữa lý thuyết và thực nghiệm, tiến hành thí nghiệm tại điều kiện công nghệ tối ưu. Mẫu kiểm chứng được xác định độ ẩm và hàm lượng anthocyanin. Kết quả thu được ở bảng 3.8. Bảng 3.8 Kết quả thí nghiệm kiểm chứng Lần 1 Lần 2 Lần 3 T/bình Độ ẩm, % 3,72 3,78 3,75 3,75 Anthocy anin, % 0,198 0,202 0,203 0,201 Từ kết quả thực nghiệm tại điều kiện tối ưu chúng tôi nhận được sản phẩm có độ ẩm là 3,75% và hàm lượng anthocyanin là 0,201 %. Kết quả này cho thấy chúng ta không thể tìm được một điều kiện công nghệ mà tại đó cho ta sản phẩm có độ ẩm bằng y1min = 3,525 % và hàm lượng anthocyanin đạt giá trị của y2max=0,228 %. Tuy nhiên, các giá trị tìm được cũng gần thõa mãn giá trị của y1min, y2max . Do vậy có thể kết luận rằng phương án tối ưu có độ tin cậy khá cao và điều kiện tốt nhất để sấy thăng hoa khoai lang tím là: nhiệt độ lạnh đông -60 0C, nhiệt độ sấy 45 0C, thời gian sấy 6 giờ. Cuối cùng, để kiểm tra chất lượng sản phẩm khách quan hơn, chúng tôi tổ chức một cuộc thí nghiệm đánh giá cảm quan đối với mẫu kiểm chứng. Hội đồng đánh giá gồm 60 người là các bạn Sinh viên lớp 02H2AB, 03SH thực hiện tại hai phòng đánh giá cảm quan của trường Đại học Bách khoa, ĐH Đà nẵng. Các thành viên sau khi được mời thử sẽ đánh giá mức độ ưa thích về màu sắc, ưa thích về độ khô dòn, ưa thích về vị và mức độ ưa thích chung theo thang 9 điểm. Thang 9 điểm qui định như sau: 1 điểm: hoàn toàn không thích, 2 điểm: rất không thích, 3 điểm: không thích, 4 điểm: tương đối không thích, 5 điểm: không ghét không thích, 6 điểm: tương đối thích, 7 điểm: thích, 8 điểm: rất thích và 9 điểm: hoàn toàn thích. Kết quả trung bình tổng hợp lại ở bảng 3.9. Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả điểm đánh giá cảm quan thị hiếu Điểm mức độ ưa thích về màu sắc Điểm mức độ ưa thích về độ khô dòn Điểm mức độ ưa thích về vị Điểm mức độ ưa thích chung Trung bình 8,01 6,71 6,23 6,5 Đối chiếu với thang điểm cho thấy: sản phẩm này được người tiêu dùng khá thích, màu sắc của sản phẩm được người tiêu dùng rất thích. Điều đó cho thấy KLT sấy theo phương pháp này bảo tồn gần như nguyên vẹn anthocyanin. Vì đây là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không thêm gia vị mà vẫn được người tiêu dùng đánh giá tương đối cao Sản phẩm này sẽ rất tốt cho những người ăn kiêng vì hạn chế tối đa các chất béo và rất có lợi cho sức khỏe vì hạn chế được các hóa chất độc hại cũng như cung cấp cho con người một lượng anthocyanin quý giá và các chất dinh dưỡng có sẵn trong KLT. Hình 3.4 KLT nguyên liệu nghiên cứu Hình 3.5 Khoai lang tím sau xử lý trước khi sấy Hình 3.6 Khoai lang tím sấy thăng hoa TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT SỐ 71 - 2009 85 IV. KẾT LUẬN - Đã khảo sát được thành phần hóa học của khoai lang tím. Đây là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng các kim loại nặng như Zn, Pb, Cd, Cu đều ở dưới mức giới hạn cho phép của Bộ Y tế. Đặc biệt còn chứa một hàm lượng khá cao dược chất anthocyanin (0,06%). - Quá trình xử lý KLT trước khi sấy tốt nhất là tiến hành giai đoạn hấp ở 1000C trong thời gian 4 phút để thu nhận được hàm lượng anthocyanin cao nhất là 0,236%. - Các điều kiện công nghệ của quá trình sấy thăng hoa như: nhiệt độ lạnh đông, nhiệt độ sấy, thời gian sấy ảnh hưởng rất lớn đến độ ẩm và hàm lượng anthocyanin của khoai lang tím sấy. Trong các khoảng đã khảo sát, khi giảm nhiệt độ lạnh đông, tăng nhiệt độ sấy, tăng thời gian sấy thì độ ẩm sản phẩm sẽ giảm xuống còn hàm lượng anthocyanin sẽ bị tổn thất nhiều hơn, nó được biểu hiện qua 2 phương trình hồi quy: y1 ˆ 5,12 + 0,805x1 - 0,695x2 - 0,4675x3 - 0,3725x1x3 y 2 ˆ 0,193125 + 0,008375x1 - 0,009125x2 - 0,017625x3 - Thông số tốt nhất của quá trình sấy thăng hoa KLT là: nhiệt độ lạnh đông -60 0C, nhiệt độ sấy 45 0C, thời gian sấy 6 giờ. Sản phẩm thu được có độ ẩm là 3,75 % và hàm lượng anthocyanin là 0,201 %, được người tiêu dùng đánh giá khá cao, từ đó có thể định hướng tạo ra sản phẩm hoàn thiện hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. M. K. Krokida, V. T. Karathanos và Z. B. Maroulis; Effect of Freeze-drying Conditions on Shrinkage and Porosity of Dehydrated Agricultural Products; Journal of Food Engineering, 35, 369-380,1998 2. Huỳnh Thị Kim Cúc, Phạm Châu Huỳnh, Nguyễn Thị Lan, Trần Khôi Uyên; Xác định hàm lượng anthocyanin trong một số nguyên liệu rau quả bằng phương pháp pH vi sai; Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 3(7), 47-54, 2004 3. Nguyễn Cảnh; Quy hoạch thực nghiệm; Đại học Bách Khoa TP. HCM,1993 4. Lê Xuân Hải, Nguyễn Thị Lan; Tối ưu đa mục tiêu với các chuẩn tối ưu tổ hợp S và R ứng dụng trong quá trình chiếtt tách chất màu anthocyanin; Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, 09/2008, tập 11, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2008 5. Ikuo Suda, Tomoyuki Oki, Mami Masuda, Mio Kobayashi, Yoichi Nishiba, Shu Furuta; Physiological Funtionality of Purlple-Fleshed Sweet Potatoes Containing Anthocyanin and Their Utilization in Foods; JARQ - (Vol. 37 No. 3 ),2003 6. M. K. Krokida, V. T. Karathanos và Z. B. Maroulis; Effect of Freeze-drying Conditions on Shrinkage and Porosity of Dehydrated Agricultural Products; Journal of Food Engineering, 35, 369-380,1998 7. Yeu-Pyng Lin, Jen-Horng Tsen, V. An-Erl King; Effect of far-infrared radiation on the freeze- drying of sweet potato; Journal of Food Engineering, 68, 249-255,2004 8. Luanda G. Marques, Maria C. Ferreisa, José T. Freice; Freeze-drying of acerola (Malpighia glabra L.); Chemical Engineering and Processing, 46, 451-457,2006 Địa chỉ liên hệ: Trương Thị Minh Hạnh - Tel: 0914.190.902, Email: tminhhanh2001@yahoo.com Khoa Hóa, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng 54, Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
File đính kèm:
- nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_su_thay_doi_ham_luong_an.pdf