Nghiên cứu phương pháp von-ampe hòa tan phân tích dạng selen hữu cơ dimetyl diselenua

Tóm tắt Nghiên cứu phương pháp von-ampe hòa tan phân tích dạng selen hữu cơ dimetyl diselenua: ...8 mV (hình 1) và ở chiều ngược lại khi quét thế từ -1,00 đến 0,00 V không xuất hiện pic ôxy hóa nào của hợp chất. Điều đó chứng tỏ đây là quá trình ôxy hóa khử bất thuận nghịch. Hình 1. Đường cong dòng thế tuần hoàn (CV) của 0,05 mg/l DMDSe trong nền CH2Cl2/C2H5OH (1/1) + HCl 0,06 M + ...ật ghi đo Để ghi đo được những phổ Von-Ampe hòa tan rõ nét và cân đối nhằm phân tích chính xác dạng dimetyl diselenua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 9 thông số sau: thế điện phân làm giàu; thời gian điện phân làm giàu; tốc độ quét thế; biên độ xung; thời gian đặt xung; tốc độ khuấy dung dị...nh bày ở hình 4. Kết quả cho thấy có sự phụ thuộc tuyến tính của chiều cao dòng pic Ip và nồng độ chất phân tích trong khoảng 2 ÷ 22 ppb của DMDSe. 4. KẾT LUẬN Phương pháp Von-Ampe hòa tan catot xung vi phân với điện cực giọt treo thủy ngân có độ nhạy cao (n.10-9 mol/l), độ lặp lại tốt, có...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu phương pháp von-ampe hòa tan phân tích dạng selen hữu cơ dimetyl diselenua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 50 (6) (2012) 653-6659 
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP VON-AMPE HÒA TAN 
PHÂN TÍCH DẠNG SELEN HỮU CƠ DIMETYL DISELENUA 
Lê Thị Duyên2, *, Lê Đức Liêm2, Lê Lan Anh1 
1Viện Hóa học, Viện KHCNVN, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội 
2Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội 
*Email: lethiduyenmdc@yahoo.com 
Đến Tòa soạn: 20/3/2012; Chấp nhận đăng: 21/12/2012 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu áp dụng phương pháp Von-Ampe hòa tan với điện cực giọt thủy ngân treo để 
phân tích dạng selen hữu cơ DMDSe. Thế đỉnh pic khử của DMDSe trong nền điện li 0,06 M 
HCl; 0,2 M LiClO4 /CH2Cl2 + C2H5OH so với điện cực so sánh Ag/AgCl là -288 mV. Đã tìm 
được những điều kiện tối ưu của phương pháp Von-Ampe hòa tan (như nền điện li, thế điện 
phân, thời gian điện phân v.v.) trên cơ sở đó xác định được giới hạn phát hiện DMDSe là 0,195 
ppb ở thế điện phân -80 mV và thời gian điện phân là 90 giây. 
Từ khóa: dạng selen hữu cơ, hoạt tính điện hóa, dimetyl diselenua, phương pháp Von-ampe hòa 
tan. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phụ thuộc vào hàm lượng và dạng tồn tại, selen (Se) vừa là nguyên tố vi lượng cần thiết cho 
cơ thể người, vừa là độc tố môi trường có độc tính cao [1]. Theo khuyến cáo, lượng selen có thể 
đưa vào cơ thể người hàng ngày nằm trong khoảng 50 - 200 µg/ngày [1]. 
Selen hoạt động như một nguyên tố vi lượng khi tham gia vào enzym bảo vệ tế bào và 
màng lipid của tế bào chống lại các tác nhân ôxy hóa, tham gia xúc tác trong phản ứng chuyển 
hóa thứ cấp, ức chế các gốc tự do sinh ra từ quá trình peroxit hóa lipit và cũng ức chế khả năng 
gây độc của các kim loại nặng: Pb, As, Cd và Sn [2]. Có nhiều phương pháp phân tích công cụ 
hiện đại đã được nghiên cứu ứng dụng để phân tích hàm lượng selen tổng như kích hoạt nơtron 
(NAA), quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), quang phổ phát xạ nguyên tử plasma (ICP-AES) 
[3, 4], và để phân tích dạng selen như phương pháp sắc kí lỏng (LC) với các detecto quang phổ 
UV, quang phổ hấp thụ nguyên tử kĩ thuật hydrua hóa (HG-AAS), huỳnh quang nguyên tử kĩ 
thuật hydrua hóa (HG-AFS) [5, 6]. Trong khi phương pháp Von-Ampe hòa tan là một phương 
pháp có độ nhậy và chọn lọc cao, giá thành phân tích thấp cũng có khả năng phân tích tổng và 
dạng của Se [7, 8, 9]. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu các điều kiện phân tích 
dimetyl diselenua (DMDSe), một trong những dạng hữu cơ của selen có hoạt tính điện hóa [10] 
trong môi trường hỗn hợp dung môi chiết CH2Cl2 và etanol. 
Lê Thị Duyên, Lê Đức Liêm, Lê Lan Anh 
654
2. THỰC NGHIỆM 
2.1. Thiết bị và dụng cụ 
Máy phân tích cực phổ đa chức năng 797 VA computrace do hãng Metrohm (Thụy Sỹ) sản 
xuất. Máy cất nước siêu sạch UHQ – ELGA của Anh. Cân phân tích chính xác đến 0,01 mg. 
Bình định mức, cốc thủy tinh, pipet các loại, phễu chiết được làm bằng teflon hoặc thủy 
tinh thạch anh v.v.. 
2.2. Hoá chất 
Dung dịch gốc dimetyl diselenua 1000mg/l được pha từ dimetyl diselenua 98 % của hãng 
Sigma bằng dung môi etanol (Merck). Dung dịch LiClO4 đặc được pha từ LiClO4.3H2O (Sigma-
Aldrich) trong dung môi etanol (Merck). 
Các dung dịch làm việc dimetyl diselenua, LiClO4 được pha loãng từ dung dịch gốc bằng 
dung môi etanol, dung dịch axit HCl được pha từ HCl siêu tinh khiết của Merck bằng nước cất 
siêu sạch. 
Chuẩn bị dung dịch đo: lấy 50µl dung dịch DMDSe 10-3 g/l vào bình định mức 10ml, thêm 
vào 5 ml CH2Cl2, tiếp tục thêm dung dịch HCl và LiClO4/etanol, sau đó định mức bằng etanol 
đến vạch và làm lạnh hỗn hợp về 6 oC. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Tính chất điện hóa của dimetyl diselenua 
Chúng tôi đã tiến hành ghi các đường Von-Ampe vòng của DMDSe trong nền 
CH2Cl2/C2H5OH (1/1) + HCl 0,06M + LiClO4 0,2M ở khoảng thế từ 0,00 V đến -1,00 V. Kết 
quả thu được cho thấy, khi quét thế tuần hoàn từ 0,00V đến -1,00V thì nhận thấy pic khử của 
DMDSe ở -288 mV (hình 1) và ở chiều ngược lại khi quét thế từ -1,00 đến 0,00 V không xuất 
hiện pic ôxy hóa nào của hợp chất. Điều đó chứng tỏ đây là quá trình ôxy hóa khử bất thuận 
nghịch. 
Hình 1. Đường cong dòng thế tuần 
hoàn (CV) của 0,05 mg/l DMDSe 
trong nền 
CH2Cl2/C2H5OH (1/1) + HCl 0,06 M + 
LiClO4 0,2 M 
Tốc độ quét thế 50 mV/s. 
Nghiên cứu phương pháp Von-Ampe hòa tan phân tích dạng selen hữu cơ dimetyl diselenua 
655
3.2. Nghiên cứu khảo sát nồng độ nền điện li 
3.2.1. HCl 
Mặc dù trong nền điện li nước, Se(IV) và DMDSe đều hoạt động điện hóa, nhưng khi ghi 
đo đường Von-Ampe hòa tan xác định đồng thời thì chúng ảnh hưởng lẫn nhau [10]. Hơn nữa 
những ion kim loại nặng khác như Cd2+, Pb2+, Cu2+, Zn2+ có mặt trong dung dịch cũng ảnh 
hưởng đến pic Von-Ampe hòa tan của DMDSe [10]. Do vậy để loại trừ ảnh hưởng của các 
nguyên tố đi kèm khi xác định dạng DMDSe trong mẫu phân tích, chúng tôi phải tiến hành chiết 
mẫu với CH2Cl2 [8]. Để đạt kết quả ghi đo mẫu tối ưu, chúng tôi đã khảo sát ảnh hưởng nồng độ 
HCl từ 0,01 M đến 0,15 M trong môi trường CH2Cl2 + C2H5OH và LiClO4. Các điều kiện ghi 
đo được tiến hành như trong bảng 1. 
Bảng 1. Các thông số đo khảo sát nồng độ HCl tối ưu. 
Điện cực làm việc HMDE Thế điện phân -50 mV 
Chế độ đo DP Thời gian điện phân 90 s 
Kích thước giọt 4 Thời gian cân bằng 15 s 
Tốc độ khuấy (vòng/phút) 2000 Biên độ xung 0,05 V 
Thời gian sục khí N2 100 s Thời gian đặt xung 0,02 s 
Dimetyl diselenua 5 ppb Tốc độ quét thế 0,015 V/s 
Nền 
LiClO4 0,2 M Khoảng thế quét (-0,17 ÷ -0,38) V 
CH2Cl2+C2 H5OH 1/1 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ HCl 0,06 M là thích hợp nhất.
3.2.2. LiClO4 
Hình 2. Đường cong DPCSV của DMDSe khi thay đổi nồng độ LiClO4. 
Lê Thị Duyên, Lê Đức Liêm, Lê Lan Anh 
656
Để có nền điện li dẫn điện tốt và có khoảng thế làm việc rộng, ngoài HCl chúng tôi còn đã 
nghiên cứu thêm LiClO4; khảo sát ảnh hưởng của nồng độ LiClO4 thêm vào đến quá trình ghi đo 
đường Von-Ampe hòa tan của DMDSe. Các điều kiện ghi đo: HCl 0,06 M, các thông số khác 
như trong bảng 1. Các đường Von-Ampe hòa tan ghi đo được của DMDSe khi thay đổi nồng độ 
LiClO4 trong khoảng 0,0 M ÷ 0,3 M được cho lại trong hình 2. 
Khi tăng dần nồng độ nền LiClO4 thì chiều cao pic tăng dần, đến 0,25 M thì đạt giá trị lớn 
nhất, sau đó lại giảm dần, thế đỉnh của pic cũng dịch chuyển về phía âm hơn. Tuy nhiên, để thu 
được Ip cao, pic cân đối, chúng tôi chọn nồng độ LiClO4 tối ưu là 0,2 M trong những phép ghi đo 
tiếp theo. 
3.3. Nghiên cứu, khảo sát các thông số kĩ thuật ghi đo 
Để ghi đo được những phổ Von-Ampe hòa tan rõ nét và cân đối nhằm phân tích chính xác 
dạng dimetyl diselenua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 9 thông số sau: thế điện phân làm giàu; 
thời gian điện phân làm giàu; tốc độ quét thế; biên độ xung; thời gian đặt xung; tốc độ khuấy 
dung dịch; kích thước giọt thủy ngân; thời gian cân bằng (thời gian nghỉ) và thời gian sục khí 
đuổi oxy. 
Những kết quả nghiên cứu khảo sát các thông số ghi đo đường Von-Ampe hòa tan tối ưu 
phân tích DMDSe thu được như trong bảng 2. 
Bảng 2. Điều kiện tối ưu phân tích DMDSe. 
Điện cực làm việc HMDE Thế điện phân -0,08 V 
Chế độ đo DP Thời gian điện phân 60 ÷ 120 (s) 
Kích thước giọt 4 Thời gian cân bằng 15 (s) 
Tốc độ khuấy (vòng/phút) 2000 Biên độ xung 0,05 V 
Thời gian sục khí N2 200s Thời gian đặt xung 0,02 s 
Nền 
HCl 0,06M Tốc độ quét thế 0,01 V/s 
LiClO4 0,2M Khoảng thế quét (-0,17 ÷ -0,38) V 
CH2Cl2+C2H5OH 1/1 
3.4. Đánh giá độ lặp lại, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng 
3.4.1. Độ lặp lại 
Bảng 3. Kết quả đánh giá độ lặp lại của phép đo 
Stt 1 2 3 4 5 6 7 
Ipic(nA) 141 145 141 143 144 140 142 
Stt 8 9 10 
Tính toán số liệu 
−
X S 
S
−
X
 V 
Ipic (nA) 140 140 140 141,60 1,84 0,58 1,30% 
Nghiên cứu phương pháp Von-Ampe hòa tan phân tích dạng selen hữu cơ dimetyl diselenua 
657
-200m -250m -300m -350m
U (V )
0
-25 .0n
-50 .0n
-75 .0n
-100n
-125n
-150n
I (A
)
Hình 3. Đường DP-CSV khi khảo sát độ lặp lại của phép ghi đo. 
Chúng tôi đã tiến hành ghi đo 10 đường Von-Ampe hòa tan của DMDSe ở một nồng độ xác 
định (5 ppb) và lặp lại trong khoảng thời gian ngắn. Điều kiện ghi đo được tiến hành như trong 
bảng 2 với thời gian điện phân 90 s. Kết quả thu được trình bày trong bảng 3 và hình 3. 
Kết quả tính toán cho thấy, độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến động (V) đều nhỏ, chứng tỏ 
phương pháp có độ lặp lại tốt. 
3.4.2. Giới hạn phát hiện (LOD) 
LOD được tính theo quy tắc 3σ và thu được: LODDMDSe = 0,195 (ppb). 
3.4.3. Giới hạn định lượng (LOQ) 
LOQDMDSe = 0,649 (ppb). 
3.5. Xây dựng đường chuẩn 
y = 14.992x + 47.036
R2 = 0.9951
0
50
100
150
200
250
300
350
400
0 5 10 15 20 25
[DMDSe] (ppb)
I (n
A
)
Hình 4. Phổ DPCSV và đường chuẩn của DMDSe tại nồng độ: 2 ÷ 22 ppb (1,06.10-8 ÷ 1,17.10-7 M). 
Lê Thị Duyên, Lê Đức Liêm, Lê Lan Anh 
658
Với mục tiêu phân tích định lượng, chúng tôi tiến hành xây dựng đường chuẩn xác định 
DMDSe trong điều kiện thích hợp như ở bảng 2 với nồng độ thay đổi từ 2 ppb đến 22 ppb, thời 
gian điện phân 60 s. Kết quả được trình bày ở hình 4. 
Kết quả cho thấy có sự phụ thuộc tuyến tính của chiều cao dòng pic Ip và nồng độ chất phân 
tích trong khoảng 2 ÷ 22 ppb của DMDSe. 
4. KẾT LUẬN 
Phương pháp Von-Ampe hòa tan catot xung vi phân với điện cực giọt treo thủy ngân có độ 
nhạy cao (n.10-9 mol/l), độ lặp lại tốt, có thể áp dụng cho phân tích định lượng DMDSe trong 
môi trường hỗn hợp dung môi hữu cơ CH2Cl2 + C2H5OH kết hợp với nền điện li HCl + LiClO4. 
Giới hạn phát hiện của phương pháp LODDMDSe = 0,195 ppb và giới hạn định lượng LOQDMDSe = 
0,649 ppb với thời gian điện phân làm giàu tđp = 90 giây ở thế điện phân làm giàu Eđp = -0,08 V. 
Đường chuẩn được xây dựng trong khoảng nồng độ n.10-8 mol/l tuyến tính với độ hồi quy R2 = 
0,9951. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Pyrzynska K. - Analysis of Selenium Species by Cappillary Electrophoresis, Talanta 55 
(2001) 657-667. 
2. Inam R. and Somer G. - A Direct Method for the Determination of Selenium and Lead in 
the Cow’s Milk by Differential Pulse Stripping Voltammetry, Food Chemistry 69 (2000) 
345-350. 
3. Bujdos M., Kubova J., and Stresko V. - Problems of Selenium Fractionation in Soils Rich 
in Organic Matter, Anal. Chim. Acta. 408 (2000) 103-109. 
4. Vinas P., Pardo-Martinez M., and Hermandez-Cordoba M. - Rapid Determination of 
Selenium, Lead and Cadmium in Baby Food Samples using Electrothermal Atomic 
Absorption Spectrometry and Slurry Atomization, Anal. Chim. Acta 412 (2000) 121-130. 
5. Ipolyi I. and Fodor P. - Development of Analytical Systems for the Simultaneous 
Determination of the Speciation of Arsenic [As(III), Methylarsonic Acid, Dimethylarsinic 
Acid, As(V)] and Selenium [Se(IV), Se(VI)], Anal. Chim. Acta 413 (2000) 13-23. 
6. Ipolyi I., Stefanka Z., and Fodor P. - Speciation of Se(IV) and Selenoamino Acids by High 
Performance Liquid Chromatography - Direct Hydride Generation - Atomic Flourescence 
Spectrometry, Anal. Chim. Acta 435 (2001) 367-375. 
7. Nguyễn V. H., Lê L.A. & Cs - Nghiên cứu quy trình phân tích As và Se tổng số trong hải 
sản, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học 15 (3) (2010) 228-231. 
8. Maria Ochsenkühn-Petropoulou et al - Speciation Analysis of Selenium using 
Voltammetric Techniques, Analytica Chimica Acta 467 (2002) 167-178. 
9. Lê Thị Duyên, Lê Lan Anh & Cs - Nghiên cứu xác định một số dạng selen: Se6+, Se4+ và 
selenocystine bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh 
học 16 (4) (2011) 13-17. 
10. Rugayah Mohamed et al - Analysis of Selenium Species using Cathodic Stripping 
Voltammetry, Journal Teknologi, Universiti Teknologi Malaysia 44(C) (2006) 55-66. 
Nghiên cứu phương pháp Von-Ampe hòa tan phân tích dạng selen hữu cơ dimetyl diselenua 
659
ABSTRACT 
STUDY ON STRIPPING VOLTAMMETRY METHOD FOR ANALYSIS OF 
ORGANIC SELENIUM SPECIES DIMETHYLDISELENIDE 
Le Thi Duyen2,*, Le Đuc Liem2, Le Lan Anh1 
1Institute of Chemistry, VAST, 18 Hoang Quoc Viet, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
2Hanoi Universty of Mining and Geology 
*Email: lethiduyenmdc@yahoo.com 
This study is to apply differential pulse cathodic stripping voltammetry with the use of 
hanging mercury drop electrode (HMDE) for speciation analysis of organic Selenium 
dimethyldiselenide (DMDSe). The reduction peak of dimethyldiselenide was obtained at -288 
mV vs Ag/AgCl reference electrode in the 0.06 M HCl, 0.2 M LiClO4 /CH2Cl2 + C2H5OH 
electrolyte. Optimization of the analytical method was conducted by manipulation of the 
voltammetric parameters (e.g. supporting electrolyte, deposition potential, deposition time, etc) 
to reach the conclusion that the detection limit of dimethyl diselenide was 0.195 ppb at a 
deposition potential of -80 mV and for 90 seconds deposition. 
Keywords: organic selenium species, electrochemical property, dimethyldiselenide, stripping 
Voltammetry. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_phuong_phap_von_ampe_hoa_tan_phan_tich_dang_selen.pdf
Ebook liên quan