Nhà nước pháp quyền là tinh thần pháp luật hay là đúng quy trình?
Tóm tắt Nhà nước pháp quyền là tinh thần pháp luật hay là đúng quy trình?: ...Tinh thần đó có như ngày nay phải trải qua nhiều thế kỷ, từ những tư tưởng của Aristote của nền triết học cổ đại Hy lạp cho tới ngày nay với văn bản Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc và các Công ước về quyền con người kèm theo của Liên Hợp quốc. Tất cả đều nhằm vào thể hiện các yếu...ơ quan lập pháp. Theo đó các cơ quan hành chính nêu ra những tiêu chuẩn sẽ được áp dụng trong tương lai và việc tuân thủ chung là bắt buộc, giống như việc tuân thủ một Đạo luật. Một điều quan trọng không kém là không chỉ các công dân bị ràng buộc bởi các quy định của cơ quan hành chính...ưởng dụng những thứ xưa nay vẫn được công nhận là thiết yếu do sự mưu cầu N.Đ. Dung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 54-61 59 hạnh phúc của con người tự do" [4]. Mưu cầu hạnh phúc của con người là lý do bảo vệ các quyền tự do - mục đích mưu cầu hạnh phúc được dùng ...
thủ Pháp luật, mà còn phải là thượng tôn Pháp luật - tinh thần Pháp luật Nhưng nhiều khi việc tuân thủ Pháp luật thực định một cách nghiêm túc, cũng không thể hiện đúng các yêu cầu của nhà nước Pháp quyền. Vì một thực tế luật pháp do con người làm ra, con người có thể khuyết tật, thì luật pháp của nó cũng có thể có khuyết tật. Không phải cứ làm ra Luật và áp dụng luật là có pháp quyền (Rule of Law hay Etat de Droit). Bởi một lẽ đơn giản rằng, nhiều khi chính đạo luật không hợp với pháp quyền. Pháp quyền/ Pháp trị là nói theo nghĩa của ý niệm “Rule of Law” của Anh Mỹ, tức là cai trị theo quy định của luật pháp (không theo quy định của mỗi người), theo nghĩa của thuật ngữ “Supremecy of Law” là thượng tôn luật pháp (luật pháp là trên hết). Pháp quyền/ Pháp trị lấy ý niệm “Etat de Droit” của người Pháp thì nhấn mạnh vào tư tưởng “Nhà nước pháp quyền” nghĩa là chính quyền phải hình xử theo những tiêu chuẩn của luật pháp chứ không theo ý muốn của người cầm quyền hay Đảng cầm quyền. Câu chữ thì khác nhau vì, tiếng khác nhau và văn hóa khác nhau, nhưng giữa chúng vẫn có sự chung nhau. Đó là nguyên tắc, tinh thần pháp luật còn đứng cao hơn cả các quy định của Luật pháp. Tính cách tổng quát của ý niệm Pháp quyền thường đưa đến sự tùy tiện giải thích của Nhà cầm quyền mỗi nước, nên ta cần nêu nên những yếu tố đích thực của ý niệm này để thấy lợi ích của nó cũng như vì sao lại không thể dễ dàng lạm dụng một ý niệm cao quý của Pháp quyền đã được hun đúc từ hàng trăm năm nay. . Không phải cứ làm ra các Đạo luật rồi áp dụng là có Pháp quyền, vì khi chính xác các Đạo luật không hợp Hiến, hợp pháp, trái với luật tự nhiên (natural law) thì ngay chính Luật pháp tự nó đã không tạo ra Pháp quyền theo đúng tinh thần của Pháp quyền.. Sự không tuân thủ công lý của tinh thần Pháp luật cũng như Luật của tự nhiên trong một xã hội không Pháp quyền đã được James Otisơ luật sư bang Massachusetts thế kỷ 18 đã cảnh báo như sau: N.Đ. Dung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 54-61 56 “Luật tự nhiên không phải do con người tạo ra, mà con người cũng không có quyền sửa đỏi luật đó. Con người chỉ có thể tuân theo và thi hành luật đó hoặc chống lại và vi phạm luật. Nhưng không bao giờ hành động chống lại hoặc vi phạm như vậy lại không bị trừng phạt; ngay cả trong cuộc đời này, sự trừng phạt có thể dưới hình thức khiến cho con người trở nên sa đọa, hay cảm thấy mình, vì sự điên rồ và độc ác của mình. Đã bị đào thải ra khỏi tập thể của những người tốt và đạo đức (và bị đẩy) xuống hang thú vật, hay là từ cương vị là người bạn, và có lẽ là người cha của đất nước đã biến thành loài hung bạo như sư tử, hùm beo” [2]. 3. Nhà nước pháp quyền không chỉ tuân thủ Pháp luật, mà còn là quy trình Tố tụng chuẩn, hợp lý, hợp pháp của các cơ quan nước Không phải cứ làm ra các Đạo luật rồi áp dụng là có Pháp quyền, vì khi các Đạo luật không hợp hiến, hợp pháp, trái với Luật tự nhiên (natural law) thì ngay chính Luật pháp tự nó đã không tạo ra tinh thần Pháp quyền. Tinh thần đó có như ngày nay phải trải qua nhiều thế kỷ, từ những tư tưởng của Aristote của nền triết học cổ đại Hy lạp cho tới ngày nay với văn bản Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc và các Công ước về quyền con người kèm theo của Liên Hợp quốc. Tất cả đều nhằm vào thể hiện các yếu tố:1) Luật pháp là tối thượng đối với nhà cầm quyền cũng như với dân chúng; 2) Sự độc lập của ngành tư pháp trong sự phân quyền (hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập đối với nhau); 3) Sự thi hành luật pháp phải minh bạch trong thủ tục; và 4) Nhu cầu bảo vệ quyền con người được đề cao, luật pháp phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. Điểm thứ nhất và thứ hai không cần phải bàn nhiều, vì đã có quá nhiều bài viết. Nhưng điểm thứ ba và thứ tư liên quan đặc biệt đến luật lệ về thủ tục (procedural laws) như thủ tục giam giữ trước khi ra tòa, với mục tiêu bảo vệ quyền con người trước mọi hành vi quyền lực nhà nước (Những điểm rất ít khi hoặc hầu như không được bàn đén trong các sách báo ở Việt Nam). Một quyết định của cơ quan công quyền, một hành vi chính phủ, dù căn cứ vào một đạo luật cũng có thể không chính đáng - một yêu cầu của các hành vi chính quyền trong nhà nước pháp quyền, nếu chính đạo luật không chính đáng. Khái niệm “due process of law” (phổ biến trong luật pháp ở các nền kinh tế thị trường) có thể được dịch là “quá trình hợp pháp” để nói lên một ý nghĩ rằng một đạo luật hay một quy tắc lập quy, hay một hành vi của cơ quan công quyền có chính đáng hay không, thì phải xét qua một quá trình gồm hai phần: một phần là tính hợp lý hay chính đáng về nội dung, và phần thứ hai là tính chính đáng của quyền lực nhà nước về mặt thủ tục. Ở hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, Anh Quốc và các nền kinh tế thị trường khác, căn bản của ý niệm quá trình hợp pháp về thủ tục là mọi quyết định hay hành vi xâm phạm đến “quyền tự do" cần có một thủ tục thông báo rõ ràng, công khai, mới được coi là chính đáng, phù hợp với quá trình hợp pháp về thủ tục. Tu chính án Thứ Năm trong bản Hiến pháp Hoa Kỳ quy định: “Không một cá nhân nào bị tước mạng sống, tự do, tài sản mà không theo đúng quy trình thủ tục tố tụng.” Cùng một nội dung như vậy, Tu chính án Thứ Mười bốn còn làm rõ hơn trách nhiệm của chính quyền khi hành động: “Không một chính quyền nào được tước mạng sống, tự do, hay tài sản của người dân mà không theo đúng thủ tục tố tụng.” Thủ tục N.Đ. Dung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 54-61 57 tố tụng theo quy định của pháp luật còn phải tuân theo một nguyên tắc lớn hơn. Đó là công lý theo thủ tục. Có hai loại công lý: công lý theo bản thể (nội dung) và công lý theo thủ tục. Nếu công lý theo bản thể (nội dung) chỉ kết quả đáp số phần cuối cùng mà mọi người mong muốn, thì công lý theo thủ tục không quan tâm đến kết quả, mà chỉ quan tâm đến vấn đề tiến trình. Thí dụ, với một vụ án có kẻ giết người, công lý theo nội dung chỉ quan tâm đòi hỏi kẻ sát nhân phải được trừng trị. Tuy nhiên, nếu cảnh sát dùng các biện pháp tra tấn khiến kẻ sát nhân phải nhận tội, và chỉ nhờ vào lời khai của kẻ sát nhân mà cảnh sát tìm ra được những bằng chứng giết người, thì theo công lý thủ tục, tòa án không thể tuyên bố kẻ sát nhân đó phạm tội, vì qua trình tìm tội phạm đã vi phạm quyền căn bản của người đang bị tình nghi phạm tội. Đó là trong lĩnh vực Tư pháp hình sự, hệ thống pháp luật của Mỹ hơn bất kỳ một hệ thống nào khác luôn luôn nhấn mạnh đến tính thủ tục hành chính, cơ quan trọng yếu của nhà nước thường xuyên liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân. Điểm khởi đầu cho sự nhấn mạnh này là yêu cầu của Hiến pháp về quy trình tố tụng đúng. “Khi chúng ta nói về việc lắng nghe phía bên kia (audi alteram partem) là chúng ta đã đề cập đến nhận thức cơ bản đã ăn sâu bám rễ trong văn hoá pháp lý Anh - Mỹ” [3], những nhận thức này giờ đây đã thành mệnh lệnh bắt buộc, được phát biểu dưới hình thức của quy trình tố tụng đúng. Được xây dựng trên nền tảng của quy trình tố tụng đúng luật pháp Mỹ đã tạo ra một khối vững chắc các thủ tục chính thức bắt buộc đối với các cơ quan thi hành các công việc của nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích của người dân. Kết quả là sự “tư pháp hoá” của các cơ quan hành chính Mỹ, từ khi ra đời Uỷ ban Thương mại giữa các bang tới nay, phần lớn các quy trình hành chính của Mỹ đã được định hình theo khuôn mẫu của ngành tư pháp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc áp dụng các đòi hỏi của quy trình tố tụng đúng trong các trường hợp cụ thể phụ thuộc vào từng chức năng của cơ quan hành chính nhất định đang thực thi. Ban hành quyết định của cơ quan hành chính là một hoạt động tương đương, quy trình ban hành một đạo luật của cơ quan lập pháp. Theo đó các cơ quan hành chính nêu ra những tiêu chuẩn sẽ được áp dụng trong tương lai và việc tuân thủ chung là bắt buộc, giống như việc tuân thủ một Đạo luật. Một điều quan trọng không kém là không chỉ các công dân bị ràng buộc bởi các quy định của cơ quan hành chính, mà chính bản thân các cơ quan hành chính cũng phải tuân thủ chúng. Theo quan điểm chung, các cơ quan tham gia vào việc ban hành các quyết định cũng phụ thuộc vào thủ tục quy định trong Hiến pháp và trong các đạo luật khác, với mức độ giống như cơ quan lập pháp ban hành một đạo luật. Yêu cầu về quy trình tố tụng đúng được diễn giải là đòi hỏi một phiên điều trần tranh biện chính thức - được gọi là điều trần về bằng chứng - trước khi đưa ra các quyết định hành chính có tác động bất lợi tới các cá nhân. Chính vì vậy, mà quy trình hành chính của Mỹ được định hình chủ yếu theo mô thức của ngành Tư pháp. Điều này có nghĩa là trước khi đưa ra các quyết định hành chính có ảnh hưởng bất lợi đến cá nhân, thì cá nhân đó được quyền có một phiên điều trần về bằng chứng, có nghĩa là một phiên điều trần gần giống như một phiên xét xử của toà án. Những cá nhân đó có những quyền như sau: - Được thông báo gồm cả danh sách cụ thể các đối tượng và vấn đề liên quan đến vụ việc; N.Đ. Dung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 54-61 58 - Trình bày các bằng chứng cả lời khai, tài liệu và lập luận; - Bác bỏ các bằng chứng của đối phương, thông qua việc thẩm tra chéo và các biện pháp thích hợp khác; - Xuất hiện cùng với Luật sư; - Phán quyết đưa ra dựa trên các bằng chứng được ghi vào hồ sơ của phiên điều trần; - Có đầy đủ hồ sơ của phiên điều trần, bao gồm bản tốc ký lời khai và các ký lẽ nêu ra cùng các bằng chứng và tài liệu các giấy tờ khác được đệ trình trong quá trình xét xử và; - Được cơ quan giải thích cơ sở đưa ra quyết định của nó - một biện pháp quan trọng để bảo đảm rằng cơ quan tuân thủ luật pháp, trong phạm vi quyền tự quyết rộng rãi dựa trên sự việc, chính sách, và thậm chí cả trên các vấn đề pháp lý. Ngoài việc hiểu là một quy trình chuẩn, thuật ngữ “due process” ở Mỹ quốc còn được hiểu như là một sự hợp lý để xét một Đạo luật hay một hành vi của chính quyền. Sự vi phạm vì nhu cầu chính đáng được chia làm ba loại: - Nhu cầu chính đáng vì hợp lý - Nhu cầu chính đáng vì đó là nhu cầu quan trọng - Nhu cầu chính đáng vì bức thiết. Nhu cầu chính đáng vì hợp lý: Đây là tiêu chuẩn tối thiểu dễ nhất cho chính quyền. Chính quyền chỉ cần chứng minh rằng Đạo luật hay quyết định hành chính là hợp lý (vì căn cứ vào một nhu cầu hay quyền lợi hợp lý của chính quyền) mặc dù hành vi đó có thể vi phạm nguyên tắc “quá trình hợp pháp” về nội dung, và có thể làm thiệt hại quyền lợi một số người. Tiêu chuẩn rộng rãi này chỉ áp dụng cho những đạo luật hay hành vi hành chính có tính cách kinh tế. Thí dụ quy định thu hồi số tiền thuế mà người chịu thuế tránh được trước kia do lợi dụng một vài sơ hở trong Luật thuế. Các quyết định này được coi là có cơ sở hợp lý của chính quyền. Nhu cầu hay lợi ích quan trọng: Nhu cầu này áp dụng đối với những luật lệ liên quan đến sự phân biệt nam nữ. Với nhu cầu này chính quyền chỉ cần chứng tỏ quyết định của Nhà nước được ban hành vì liên quan đến một “lợi ích quan trọng”. Ví dụ, Luật nghĩa vụ quân sự chỉ áp dụng đối với nam thanh niên, tức là có kỳ thị và nằm trong tình trạng vi phạm quyền bình đẳng về giới, được coi là hợp lý và công bằng, vì căn cứ vào một nhu cầu quan trọng: Bảo vệ nữ thanh niên không phải ra trận. Họ thuộc phái yếu nhưng hoàn toàn ngược lại với quyết định nêu trên, quyết định trường hộ sinh được Chính phủ trợ cấp chỉ thu nhận học viên nữ là trái luật, vì sự phân biệt này không phù hợp với “due process of law”. Với cùng một lập luận này, quy định của các trường quân sự chỉ nhận học viên nam giới là trái luật. Nhu cầu ích lợi bức thiết của nhà nước: Đây là nhu cầu rất khó khăn để phán xét một Đạo luật hay quyết định được coi là chính đáng của chính quyền - yêu cầu này được áp dụng khi một Đạo luật hay quyết định có liên quan đến các quyền căn bản của người dân, như quyền tự do kết hôn, tự do ngôn luận, tự do lập chính Đảng và các quyền tự do căn bản khác. Khái niệm quyền “tự do” theo luật pháp của các nước phát triển phương Tây theo chế độ dân chủ tự do, nhất là luật pháp của Mỹ là rất rộng, không phải chỉ là sinh sống tự do “không sợ bị bắt bớ trái phép như nghĩa thông thường mà bao gồm quyền tự do kết ước, quyền theo đuổi nghề nghiệp trong đời sống, quyền thu nạp kiến thức như đi học, quyền kết hôn, tạo lập gia đình và nuôi nấng con cái, quyền thờ phụng thượng đế, và nói chung đó là quyền hưởng dụng những thứ xưa nay vẫn được công nhận là thiết yếu do sự mưu cầu N.Đ. Dung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 54-61 59 hạnh phúc của con người tự do" [4]. Mưu cầu hạnh phúc của con người là lý do bảo vệ các quyền tự do - mục đích mưu cầu hạnh phúc được dùng trong tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Bên cạnh sự giải thích trong các bản án về khái niệm quyền tự do trong thí dụ trên, quyền tự do căn bản thường được minh thị công nhận trong hiến pháp của nhiều nước theo kinh tế thị trường. Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập chính đảng, tự do tôn giáo. Khi xét xử các Đạo luật hay hành vi của chính quyền liên quan đến việc giới hạn các quyền tự do căn bản nói trên thì Tòa án tối cao Hoa Kỳ, cũng như các tòa án khác rất thường hay mở rộng phạm vi các biểu hiện của quyền, nghĩa là thường dễ bác bỏ thỉnh cầu của chính quyền để bảo vệ quyền tự do của người dân, nếu chính quyền không nêu đủ lý do rằng hành vi của chính quyền là do nhu cầu bức thiết. Thí dụ, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã phán quyết các tiểu bang không được quy định bắt buộc trẻ em phải chào cờ hay phát biểu, như suy tôn, hô to, đồng thanh, v.v... lời trung thành với lá cờ Hoa Kỳ. Đây là phán quyết có ý nghĩa bảo vệ quyền tự do ngôn luận, quyền phát biểu ý kiến bằng lời nói hay hành động, quyền này bao gồm quyền phát biểu hoặc quyền không phát biểu (không chào cờ). Trong phán quyết này, chính quyền tiểu bang đã không chứng tỏ được, vì sao một học sinh không chào cờ của Hoa kỳ thì sẽ vi phạm “quyền lợi bức xúc” của cộng đồng mà chính quyền là đại diện [5]. Ở một xã hội khác trọng lễ nghi, biểu tượng hơn và ngay ở Hoa Kỳ ở một thời điểm khác, hành vi bắt buộc chào cờ trước khi vào lớp có thể được coi là quy định “hợp pháp về nội dung" (substantive due process). Án lệ nêu trên không nhằm khuyến khích nên theo phong cách, tư tưởng tự do như ở Hoa Kỳ về việc này, mà nhằm đưa ra một thí dụ, một khi quyết định của chính quyền có khả năng vi phạm quyền tự do của người dân, thì Tư pháp - Tòa án giải quyết vụ việc phải tính đến mọi khía cạnh của Quyền. Quyền tự do ngôn luận gồm không những quyền biểu hiện mà cả quyền không biểu hiện. Nhu cầu bức thiết thường được phía chính quyền suy rộng và nại ra để biện minh cho các đạo luật, hay quyết định của mình. Trong khi đó các cơ quan Tư pháp xem xét vụ việc liên quan đến quyền của người dân phải có trách nhiệm cẩn trọng với xu hướng thu hẹp phạm vi các quyền người dân của chính quyền. Nhu cầu hay quyền lợi bức xúc của chính quyền cần phải chứng minh cụ thể trực tiếp và rõ ràng. Chính nhờ có những tiêu chí phức tạp như phân tích ở phần trên, mà tòa án có căn cứ để phán quyết tính chính đáng hành vi của chính quyền trong ý niệm chung “quá trình hợp pháp” (due process) của các đạo luật hay hành vi của nhà nước bị chỉ trích là xâm phạm các quyền tự do căn bản của công dân. Với những yếu tố nêu trên, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm chỉnh các Đạo luật, là việc gạt đi những phần không đúng tinh thần Pháp luật và đồng thời lấp đi những chỗ trống vắng theo tinh thần “due process”, luôn luôn tạo ra một hệ thống pháp luật được thi hành thống nhất, mọi chủ thể trong xã hội trong đó có cả người cầm quyền cũng phải tuân thủ. Đó là Nhà nước pháp quyền của họ. 4. Việc xây dựng tinh thần Pháp luật và quy trình chuẩn (“due process) ở Việt Nam Kể từ khi có công cuộc đổi mới và xây dựng một nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã cố gắng rất nhiều trong việc xây dựng một hệ thống Pháp luật. Theo nhận định của không ít người; Ở Việt Nam có hệ thống Pháp luật, nhưng nhiều khi người ta không tuân theo luật, tạo thành 2 hệ thống luật pháp (dual legal N.Đ. Dung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 54-61 60 system), một hệ thống chính thức gồm những văn bản và một hệ thống không chính thức hình thành bằng sự thực thi luật lệ trong thực tế - "luật lệ thực tế” (real laws) như cách nói của một số nhà nghiên cứu. Loại hệ thống luật không chính thức này không phải chỉ ở Việt Nam, mà có ở nhiều nước châu Á khác, chỉ khác nhau ở mức độ phổ biến. Ở Việt Nam mức độ này rất cao, thường ít ai tin tưởng hoàn toàn vào hệ thống chính thức, khi có việc vẫn cần tìm hiểu hệ thống không chính thức để “bổ sung” tạo nên hiệu quả thành công. Hai hệ thống này thường đi song hành với nhau khi áp dụng tùy ở người thi hành và tùy hoàn cảnh cụ thể của từng vụ việc. Bên cạnh việc không chấp hành đúng các quy định của Pháp luật thành văn, là việc không chấp hành đúng tinh thần pháp luật và tính chính đáng theo nguyên tắc “due process” của Nhà nước pháp quyền. Chính vì lẽ đó nên khi có hiện tượng vi phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân xảy ra, các quan chức đều có thể viện dẫn rằng họ làm đúng luật và đúng quy trình, để trốn tránh trách nhiệm của mình. Và cách hiểu này được giải thích là họ đã làm đúng theo quy định của pháp luật. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương đã phải thốt lên rằng: “Thật lạ lùng là cái gì cũng đúng quy trình! Tiêm chết người rồi vẫn khẳng định là... đúng quy trình, bỏ tù oan đến cả 10 năm vẫn... đúng quy trình, bỏ lọt 230 kg ma túy qua cửa khẩu vẫn... đúng quy trình. Tôi cho rằng đấy chỉ là sự biện hộ và rũ bỏ trách nhiệm một cách vô cảm [6]. Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, danh chính ngôn thuận bắt đầu từ việc sửa đổi Hiến pháp 1992 năm 2001, khi Điều 2 của Hiến pháp này quy định: “Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, thì thuật ngữ “tinh thần pháp luật” và nhất là “due process” chưa bao giờ được nhắc đến cho dù chỉ là một lần trong các tiểu luận khoa học hay một lời phát biểu ở các Hội nghị khoa học của các nhà khoa học pháp lý Việt Nam. Trong quá trình rà soát các Đạo luật hay trong hệ thống Pháp luật, cùng các hành vi công quyền, cơ quan nhà nước cũng cần nghiên cứu các chỉ tiêu tinh thần pháp luật và khái niệm “due process of law" cần tham khảo và áp dụng khai để có thể xử lý một cách nhất quán và hữu hiệu. Có như vậy thì mới có cơ hội xóa bỏ đi sự hình thành hai hệ thống Pháp luật ở Việt Nam và sẽ có cơ hội cho việc hình thành Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Tài liệu tham khảo [1] Hoàng Thị Kim Quế, Nhận diện nhà nước pháp quyền, tháng 8 năm 2004, Tạp chí Cộng sản, Báo điện tử Cộng sản Việt Nam. [2] James Otis ( 1725 -1783). [3] In re Andrea B., 405 NY. S. ed. 977 tại 981 (Fam. Ct.1978). [4] Vụ Mayer chống tiểu bang Nebraska - 1923. [5] Vụ cơ quan giáo dục Virginia kiện Bametle, 1943. [6] Nguyễn Sĩ Cương, Thật lạ lùng cái gì cũng đứng quy trình, Vn Economy 21 tháng 1 năm 2014. [7] Tuệ Hoan: Thanh niên ONLINE 10.12.2013. N.Đ. Dung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 54-61 61 Is the Rule-of-law State the Spirit of Law or in Conformity with the Process of Proceedings? Nguyễn Đăng Dung VNU School of Law, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hanoi, Vietnam Abstract: The rule-of-law State is not simply the compliance of statuory law, but the compliance of the spirit of law and the standard process of proceedings.
File đính kèm:
- nha_nuoc_phap_quyen_la_tinh_than_phap_luat_hay_la_dung_quy_t.pdf