Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh bạc liêu qua sự đánh giá của du khách

Tóm tắt Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh bạc liêu qua sự đánh giá của du khách: ...h Bạc Liêu, 2014). Ở biên sai số 5%, độ tin cậy 95%, áp dụng công thức trên, ta có số mẫu cần lấy cho nghiên cứu như sau: 79,399 ))05,0(000.7601( 000.760 2   x n Như vậy, mẫu nghiên cứu gồm 400 đáp viên. Năm 2013, khách nội địa đến Bạc Liêu chiếm 96,7%, khách quốc tế chiếm ...êu lại thông qua người thân và bạn bè. Qua đó cho thấy, bạn bè và người thân có vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh du lịch của nơi đến. Mục đích chính của du khách đến Bạc Liêu là để tham quan (68,2%), giải trí (23,2%), tín ngưỡng (20,8%), học tập và nghiên cứu (14,0... X16 + 0,248 X24 + 0,226 X1 + 0,144 X15 Nhóm điều kiện 2 bị tác động mạnh bởi các biến mức độ sạch sẽ của bãi đỗ xe nơi tham quan (X17), mức độ đặc trưng của hàng lưu niệm (X23), mức độ rộng rãi của bãi đỗ xe nơi tham quan (X16), mức độ hấp dẫn của hoạt động vui chơi giải trí (X24), s...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh bạc liêu qua sự đánh giá của du khách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kích 
thước mẫu của Slovin (1984; trích trong 
[3, tr.19]): 
)1( 2N
Nn

 
Trong đó, n: cỡ mẫu thực tế, N: số 
quan sát tổng thể, ℓ: sai số cho phép 
Nghiên cứu sử dụng mức chắc chắn 
95%, biên sai số 5%. Luck và Rubin [4, 
tr.261] khẳng định, biên sai số 5%, độ tin 
cậy 95% được sử dụng phổ biến nhất 
trong nghiên cứu. 
Năm 2013, tổng số lượt khách đến 
Bạc Liêu là 760.000 (số liệu của Sở Văn 
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, 
2014). Ở biên sai số 5%, độ tin cậy 95%, 
áp dụng công thức trên, ta có số mẫu cần 
lấy cho nghiên cứu như sau: 
79,399
))05,0(000.7601(
000.760
2 

x
n 
Như vậy, mẫu nghiên cứu gồm 400 
đáp viên. 
Năm 2013, khách nội địa đến Bạc 
Liêu chiếm 96,7%, khách quốc tế chiếm 
3,3%. Vậy, số lượng cần phỏng vấn là 
387 khách nội địa và 13 khách quốc tế 
(400 x 96,7% và 400 x 3,3%, tương ứng). 
Do không có danh sách tên các du 
khách sẽ đến du lịch Bạc Liêu trong thời 
gian nghiên cứu cùng nhiều điểm du lịch 
ở địa bàn nghiên cứu không có cổng soát 
vé nên chúng tôi không thể lấy mẫu kiểu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
101 
ngẫu nhiên đơn giản hoặc ngẫu nhiên 
phân tầng Thay vào đó, chúng tôi gửi 
phiếu điều tra cho tất cả du khách trong 
đoàn (trừ trẻ em và người già). Thời gian 
khảo sát từ tháng 9 đến tháng 12 năm 
2014. Tổng số phiếu thu về là 400 và tất 
cả các phiếu đều hợp lệ. 
2.3. Phương pháp xử lí dữ liệu từ bảng 
câu hỏi 
Dữ liệu từ bảng câu hỏi được mã 
hóa và nhập trên phần mềm SPSS. Với sự 
hỗ trợ của phần mềm, các phương pháp 
được sử dụng trong phân tích bao gồm: 
(i) Phân tích thống kê mô tả dùng 
để tóm tắt các trị số đo lường của một 
biến dưới dạng tần suất (%) và số trung 
bình. 
(ii) Phân tích độ tin cậy thang đo để 
đảm bảo thang đo và biến đo lường đủ độ 
tin cậy. 
(iii) Phân tích tương quan hai biến 
để kiểm định mối liên hệ và cường độ 
liên hệ giữa hai biến. 
(iv) Phân tích nhân tố khám phá để 
phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến 
sự phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu. Việc 
phân tích nhân tố được thực hiện theo các 
bước như sau: 
Bước 1. Dùng kiểm định KMO và 
Bartlett để kiểm tra mức độ thích hợp của 
các biến đã được đánh giá về độ tin cậy. 
Bước 2. Dựa vào bảng ma trận nhân 
tố sau khi xoay để xác định số lượng 
nhân tố. Do mẫu nghiên cứu là 400 đáp 
viên nên các biến có hệ số tải nhân tố > 
0,3 sẽ được giữ lại trong từng nhân tố. 
Bước 3. Viết phương trình nhân tố. 
Phương trình nhân tố có dạng [9, tr. 29]: 
Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + Wi4X4 + 
 + WikXk. Trong đó: Fi: ước lượng trị 
số của nhân tố thứ i, Wi: trọng số nhân tố, 
k: số biến. 
(v) Phân tích hồi quy tuyến tính đa 
biến để biết những nhân tố nào tác động 
đến biến phụ thuộc (chiều hướng và mức 
độ). 
2.4. Đánh giá dữ liệu từ bảng câu hỏi 
Nghiên cứu sử dụng 26 biến để đo 
lường các điều kiện phát triển du lịch Bạc 
Liêu: cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn (X1), 
di tích lịch sử-văn hóa độc đáo (X2), món 
ăn hấp dẫn (X3), nhân viên (hướng dẫn, 
phục vụ lưu trú, ăn uống) thực hiện các 
dịch vụ nhanh chóng (X4), nhân viên 
(hướng dẫn, phục vụ lưu trú, ăn uống và 
tham quan) luôn sẵn sàng giúp đỡ du 
khách (X5), nhân viên (hướng dẫn, phục 
vụ lưu trú, ăn uống) không bao giờ từ 
chối đáp ứng yêu cầu hợp lí của du khách 
(X6), nhân viên (hướng dẫn, phục vụ lưu 
trú, ăn uống và tham quan) luôn niềm nở 
(X7), nhân viên (hướng dẫn, phục vụ lưu 
trú, ăn uống và tham quan) có đủ kĩ năng 
nghề nghiệp để phục vụ (X8), không có 
tình trạng ăn xin (X9), không có tình 
trạng chèo kéo (X10), không có tình trạng 
thách giá (X11), không có tình trạng trộm 
cắp (X12), phương tiện vận chuyển tham 
quan hiện đại (X13), đường sá đến điểm 
tham quan rộng rãi (X14), chất lượng mặt 
đường đến điểm tham quan tốt (X15), bãi 
đỗ xe nơi tham quan rộng rãi (X16), bãi 
đỗ xe nơi tham quan sạch sẽ (X17), nhà 
hàng đầy đủ tiện nghi (X18), nhà hàng 
sạch sẽ (X19), khách sạn đầy đủ tiện nghi 
(X20), khách sạn sạch sẽ (X21), hệ thống 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 10(76) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
102 
thông tin liên lạc tốt (X22), hàng lưu niệm 
đặc trưng (X23), hoạt động vui chơi giải 
trí hấp dẫn (X24), rút tiền-đổi tiền-chuyển 
tiền tiện lợi (X25), chăm sóc sức khỏe tiện 
lợi (X26). Kết quả đánh giá cho thấy 26 
biến có hệ số α của Cronbach bằng 0,966 
và có hệ số tương quan biến-tổng hiệu 
chỉnh đều lớn hơn 0,6. Như vậy, thang đo 
lường tốt và các biến đảm bảo độ tin cậy. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu 
Phân theo giới tính: Mẫu nghiên 
cứu gồm 52,2% nam và 47,8% nữ. Tỉ lệ 
này cho thấy mức độ dại diện của hai giới 
trong mẫu gần như nhau. 
Phân theo tuổi: Phần lớn mẫu 
nghiên cứu có độ tuổi từ 25-34 (34,3%), 
dưới 25 (32,8%), từ 35-44 (21,2%) và từ 
45 tuổi trở lên chiếm 11,7%. 
Phân theo trình độ văn hóa: Đáp 
viên có trình độ đại học chiếm đa số 
(42,1%), cao đẳng (14,2%), trung học 
phổ thông (13,2%), trung học cơ sở 
(9,5%) và các trình độ khác 21,0%. 
Phân theo nghề nghiệp hiện tại: 
Nghề nghiệp của đáp viên chủ yếu là cán 
bộ-công chức (38,8%), sinh viên (22%), 
kinh doanh (13%), công nhân (12,8%) và 
các loại nghề nghiệp khác (13,4%). 
Phân theo loại hình cư trú: Phần 
lớn đáp viên cư trú ở thành phố (54,2%), 
thị xã và thị trấn (34,5%), nông thôn 
(11,2%). 
Khách du lịch biết đến du lịch Bạc 
Liêu chủ yếu thông qua công ti du lịch 
(54,8%), người thân và bạn bè (30,2%), 
Internet (29%), tivi (21%), báo và tạp chí 
(15%). Rất ít du khách biết đến du lịch 
Bạc Liêu qua các nguồn ấn phẩm hướng 
dẫn du lịch, radio và tự khám phá. 
Do đối tượng nghiên cứu là khách 
đi theo đoàn nên công ti du lịch đóng vai 
trò chính trong việc cung cấp thông tin là 
điều dễ hiểu. Tuy nhiên, một tỉ lệ lớn du 
khách biết đến du lịch Bạc Liêu lại thông 
qua người thân và bạn bè. Qua đó cho 
thấy, bạn bè và người thân có vai trò rất 
quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh 
du lịch của nơi đến. 
Mục đích chính của du khách đến 
Bạc Liêu là để tham quan (68,2%), giải 
trí (23,2%), tín ngưỡng (20,8%), học tập 
và nghiên cứu (14,0%), nghỉ dưỡng 
(13,5%), thăm người thân (7,8%) và các 
mục đích khác (công tác, kinh doanh, 
chữa bệnh). 
Sức hút của Bạc Liêu đối với du 
khách chủ yếu là di tích lịch sử - văn hóa 
(51,2%), hoạt động tâm linh - tín ngưỡng 
(44,8%), cảnh quan tự nhiên (33,5%), 
nghệ thuật đờn ca tài tử (28,5%), món ăn 
của địa phương (27,2%), sự thân thiện và 
mến khách của người dân (25,0%), lễ hội 
(17,8%) và các yếu tố hấp dẫn khác (đời 
sống và sinh kế của người dân, nhà máy 
điện gió, biển tắm nhân tạo). 
Hoạt động phổ biến nhất của du 
khách khi đến Bạc Liêu là chiêm bái, 
cúng kiếng ở các cơ sở tín ngưỡng 
(55,5%), thưởng thức đặc sản địa phương 
(45%), tham quan di tích lịch sử - văn 
hóa (38,8%), tham quan khu bảo tồn 
thiên nhiên (35,8%), tham quan vườn trái 
cây (28,2%), thưởng thức đờn ca tài tử 
(27,2%), tắm biển nhân tạo và tự nhiên 
(13,2%), tham quan làng nghề (8%) và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
103 
các hoạt động khác (tham quan hình thức 
mưu sinh của người dân, giao lưu văn 
nghệ). 
Sự quay lại du lịch ở những lần tiếp 
theo của du khách chiếm tỉ lệ đáng kể 
(53,8%); trong đó, số khách đến Bạc Liêu 
lần thứ 2 chiếm 24,0%, lần thứ 3 chiếm 
13,2% và trên 3 lần chiếm 16,5%. 
Mức độ hài lòng của du khách đối 
với chuyến đi ở Bạc Liêu đạt 3,98 điểm 
(điểm tối đa là 5). Mức độ hài lòng có 
liên quan đến dự định quay lại ở những 
lần tiếp theo của du khách và dự định 
giới thiệu của du khách đến thị trường 
khách tiềm năng (xem bảng 1). Do đó, để 
thúc đẩy phát triển du lịch, tỉnh Bạc Liêu 
cần có những biện pháp nâng cao mức độ 
hài lòng của du khách. 
Bảng 1. Mối quan hệ giữa mức độ hài lòng với dự định quay lại 
và dự định giới thiệu của du khách 
 Mức độ hài lòng Dự định quay lại Dự định giới thiệu 
Mức độ hài lòng 1 
Dự định quay lại r = 0,466
** 
Sig. = 0,000 1 
Dự định giới thiệu r = 0,438
** 
Sig. = 0,000 1 
Nguồn: Nhóm nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp du khách năm 2014, n = 400 
Chú thích: ** ở mức ý nghĩa 0,01, độ tin cậy 99%, kiểm định 2-đuôi 
3.2. Các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu 
Kết quả kiểm định dữ liệu cho thấy KMO = 0,959, mức ý nghĩa của kiểm định 
Bartlett = 0,000. Dữ liệu thích hợp để phân tích nhân tố (xem bảng 2). 
Bảng 2. Kiểm định KMO và Bartlett 
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,959 
Bartlett’s Test of Sphericity Approx. Chi-Square 
 df 
 Sig. 
8.548E3 
325 
0,000 
Nguồn: Nhóm nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp du khách năm 2014, n = 400 
Dựa vào bảng ma trận nhân tố sau 
khi xoay, ta thấy có 4 nhóm điều kiện ảnh 
hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh Bạc 
Liêu. 
Nhóm điều kiện 1 chịu sự tác động 
của các biến: hệ thống thông tin liên lạc 
(X22), mức độ đầy đủ tiện nghi của khách 
sạn (X20), mức độ sạch sẽ của khách sạn 
(X21), mức độ hiện đại của phương tiện 
vận chuyển tham quan (X13), mức độ 
sạch sẽ của nhà hàng (X19), mức độ rộng 
rãi của đường sá đến điểm tham quan 
(X14), mức độ đầy đủ tiện nghi của nhà 
hàng (X18), sức hấp dẫn của món ăn (X3), 
sự tiện lợi trong chăm sóc sức khỏe (X26), 
sự độc đáo của di tích lịch sử-văn hóa 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 10(76) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
104 
(X2). 
Nhóm điều kiện 2 bị tác động bởi 
các biến: mức độ sạch sẽ của bãi đỗ xe 
nơi tham quan (X17), mức độ đặc trưng 
của hàng lưu niệm (X23), mức độ rộng rãi 
của bãi đỗ xe nơi tham quan (X16), mức 
độ hấp dẫn của hoạt động vui chơi giải trí 
(X24), sức hấp dẫn của cảnh quan thiên 
nhiên (X1), chất lượng mặt đường đến 
điểm tham quan (X15). 
Nhóm điều kiện 3 bị ảnh hưởng bởi 
các biến: tình trạng chèo kéo (X10), tình 
trạng thách giá (X11), tình trạng ăn xin 
(X9), tình trạng trộm cắp (X12), mức độ 
tiện lợi của việc rút-đổi-chuyển tiền 
(X25). 
Nhóm điều kiện 4 chịu ảnh hưởng 
bởi các biến: sự sẵn sàng giúp đỡ du 
khách của nhân viên (hướng dẫn, phục vụ 
lưu trú, ăn uống và tham quan) (X5), mức 
độ đáp ứng yêu cầu hợp lí của du khách 
từ nhân viên (hướng dẫn, phục vụ lưu trú, 
ăn uống) (X6), mức độ nhanh chóng trong 
việc thực hiện các dịch vụ của nhân viên 
(hướng dẫn, phục vụ lưu trú, ăn uống) 
(X4), mức độ niềm nở của nhân viên 
(hướng dẫn, phục vụ lưu trú, ăn uống và 
tham quan) (X7), mức độ đáp ứng kĩ năng 
nghề nghiệp của nhân viên (hướng dẫn, 
phục vụ lưu trú, ăn uống và tham quan) 
(X8). 
Dựa vào bảng ma trận điểm số nhân 
tố, ta có các phương trình như sau: 
F1 = 0,320 X22 + 0,278 X20 + 0,261 
X21 + 0,254 X13 + 0,169 X19 + 0,146 X14 
+ 0,130 X18 + 0,146 X13 + 0,133 X26 + 
0,098 X2 
Trong nhóm điều kiện 1, các biến 
hệ thống thông tin liên lạc (X22), mức độ 
đầy đủ tiện nghi của khách sạn (X20), 
mức độ sạch sẽ của khách sạn (X21), mức 
độ hiện đại của phương tiện vận chuyển 
tham quan (X13) tác động mạnh nhất. 
Nhóm điều kiện này có thể được đặt tên 
là “khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin 
liên lạc công cộng, tiện nghi và vệ sinh 
của khách sạn, mức độ tiện nghi và thoải 
mái của phương tiện vận chuyển tham 
quan”. 
F2 = 0,356 X17 + 0,323 X23 + 0,313 
X16 + 0,248 X24 + 0,226 X1 + 0,144 X15 
Nhóm điều kiện 2 bị tác động mạnh 
bởi các biến mức độ sạch sẽ của bãi đỗ 
xe nơi tham quan (X17), mức độ đặc trưng 
của hàng lưu niệm (X23), mức độ rộng rãi 
của bãi đỗ xe nơi tham quan (X16), mức 
độ hấp dẫn của hoạt động vui chơi giải trí 
(X24), sức hấp dẫn của cảnh quan thiên 
nhiên (X1). Nhóm điều kiện này có thể 
được đặt tên là “sự đầy đủ, sức chứa và 
vệ sinh của bãi đỗ xe, mức độ đa dạng và 
sự đặc trưng của hàng lưu niệm, sức hấp 
dẫn và tính đa dạng của hoạt động vui 
chơi giải trí, cảnh quan thiên nhiên”. 
F3 = 0,332 X10 + 0,323 X11 + 0,337 
X9 + 0,291 X12 + 0,125 X25 
Tình trạng chèo kéo (X10), tình 
trạng thách giá (X11), tình trạng ăn xin 
(X9), tình trạng trộm cắp (X12) là các biến 
tác động mạnh lên nhóm điều kiện 3. 
Nhóm điều kiện này có thể được đặt tên 
là “an ninh trật tự và an toàn”. 
F4 = 0,379 X5 + 0,383 X6 + 0,323 
X4 + 0,317 X7 + 0,247 X8 
Các biến sự sẵn sàng giúp đỡ du 
khách của nhân viên (hướng dẫn, phục vụ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
105 
lưu trú, ăn uống và tham quan) (X5), mức 
độ đáp ứng yêu cầu hợp lí của du khách 
từ nhân viên (hướng dẫn, phục vụ lưu trú, 
ăn uống) (X6), mức độ nhanh chóng trong 
việc thực hiện các dịch vụ của nhân viên 
(hướng dẫn, phục vụ lưu trú, ăn uống) 
(X4), mức độ niềm nở của nhân viên 
(hướng dẫn, phục vụ lưu trú, ăn uống và 
tham quan) (X7), mức độ đáp ứng kĩ năng 
nghề nghiệp của nhân viên (hướng dẫn, 
phục vụ lưu trú, ăn uống và tham quan) 
(X8) tác động mạnh đối với nhóm điều 
kiện 4. Nhóm điều kiện này có thể được 
đặt tên là “chất lượng nguồn nhân lực du 
lịch”. 
Kết quả kiểm tra mô hình hồi quy 
tuyến tính đa biến cho thấy R2 = 0,227 và 
R2adj = 0,219 > 0,05, mức ý nghĩa của 
kiểm định F = 0,000, giá trị xác suất của 
4 biến độc lập = 0,000 và VIF < 2. Như 
vậy, mô hình hồi quy thích hợp. 
Dựa vào bảng coefficients, ta có 
phương trình hồi quy tuyến tính đa biến 
như sau: 
Y = 3,858 + 0,219 F3 + 0,203 F1 + 
0,179 F2 + 0,126 F4 
Như vậy, nhóm điều kiện 3 tác 
động mạnh nhất đến du lịch tỉnh Bạc 
Liêu, kế đến là nhóm điều kiện 1, điều 
kiện 2 và tác động ít nhất là nhóm điều 
kiện 4. 
Để hạn chế sự trả lời thiếu khách 
quan của đáp viên, phần thông tin họ và 
tên của họ được chúng tôi thiết kế dưới 
dạng tùy chọn (có thể ghi đầy đủ họ và 
tên hoặc là bỏ trống), đồng thời chúng tôi 
giải thích cho du khách biết mục đích của 
nghiên cứu và yêu cầu du khách trả lời 
một cách khách quan. Dựa vào hiểu biết 
qua những lần khảo sát thực địa, chúng 
tôi nhận thấy những đánh giá của du 
khách có độ tin cậy cao. 
4. Kết luận và kiến nghị 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự 
hạn chế trong phát triển du lịch của tỉnh 
Bạc Liêu mà vấn đề nổi rõ nhất là tình 
trạng chèo kéo, thách giá, ăn xin và trộm 
cắp. Qua đó cho thấy, tỉnh Bạc Liêu vẫn 
chưa đảm bảo được vấn đề an ninh trật tự 
và an toàn cho khách du lịch. Vấn đề này 
diễn ra phổ biến ở Quán âm Phật đài. Để 
tạo cảm giác thoải mái và an tâm cho 
khách du lịch, tỉnh cần thực hiện nhiều 
biện pháp để hoạt động mua bán, kinh 
doanh, tham gia hoạt động du lịch của 
người dân địa phương đi vào nền nếp. Sự 
hiện diện của nhân viên bảo vệ ở nơi có 
nhiều du khách đến tham quan cũng góp 
phần hạn chế được tình trạng ăn xin và 
trộm cắp. 
Ngoài thành phố Bạc Liêu và trung 
tâm các huyện, một số tuyến đường, điểm 
du lịch vẫn chưa phổ biến dịch vụ thông 
tin liên lạc công cộng; nhiều khách sạn 
chưa có đầy đủ tiện nghi và đảm bảo vấn 
đề vệ sinh; mức độ tiện nghi và thoải mái 
của phương tiện vận chuyển tham quan 
cũng còn hạn chế. Nhiều công trình nghiên 
cứu về chất lượng dịch vụ du lịch cho thấy 
mức độ hài lòng và số lần quay lại du lịch 
của du khách có liên quan đến chất lượng 
dịch vụ. Do đó, để thu hút du khách đến 
Bạc Liêu nhiều hơn, các thành phần có liên 
quan cần chú ý đến việc cải thiện chất 
lượng dịch vụ và vấn đề này cần phải được 
thực hiện một cách đồng bộ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 10(76) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
106 
Nhiều điểm tham quan ở tỉnh Bạc 
Liêu vẫn chưa có quy hoạch bãi đỗ xe, 
những nơi có bãi đỗ xe thì vẫn chưa đảm 
bảo sự sạch sẽ và sức chứa. Bạc Liêu vẫn 
chưa có sự đa dạng và đặc trưng về hàng 
lưu niệm. Các hoạt động vui chơi giải trí 
ở đây còn ít và chưa thật sự hấp dẫn. 
Cảnh quan thiên nhiên của tỉnh thì đơn 
điệu và có sự tương đồng cao. Vốn dĩ Bạc 
Liêu là tỉnh không có thế mạnh về du lịch 
thiên nhiên, bù vào đó, tỉnh lại có thế mạnh 
về du lịch văn hóa và đây được xem là nền 
tảng quan trọng để kinh tế - xã hội Bạc 
Liêu có thể đi lên từ du lịch. Tuy nhiên, 
hiện nay, việc tiếp cận nhiều điểm du lịch 
văn hóa ở tỉnh còn khó khăn và việc có nơi 
để đỗ xe một cách đàng hoàng cũng đang 
là một vấn đề cần quan tâm. Bạc Liêu được 
xem là cái nôi của loại hình nghệ thuật đờn 
ca tài tử; vì thế, loại hình nghệ thuật này có 
thể giúp Bạc Liêu đa dạng hơn trong hoạt 
động giải trí và tạo dấu ấn riêng về mặt 
hàng lưu niệm. 
Nguồn nhân lực du lịch ở Bạc Liêu, 
đặc biệt là hướng dẫn, nhân viên phục vụ 
lưu trú, ăn uống và tham quan chưa đảm 
bảo về chất lượng. Năm 2012, số lao 
động trong ngành du lịch tỉnh có trình độ 
đại học và trên đại học chiếm 3,74%, số 
lao động chưa qua đào tạo chiếm 47,17% 
[5, tr.19]. Qua đó cho thấy sự đánh giá 
của du khách phù hợp với tình hình thực 
tế nhân lực của tỉnh. Con người là yếu tố 
quyết định sự phát triển, trong khi việc 
đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực lại không phải là vấn đề khó khăn khi 
mà các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước 
đã phát triển nhanh chóng về quy mô và 
loại hình đào tạo. Vấn đề đặt ra là phải có 
quy định, kèm theo khen thưởng và tạo 
điều kiện thuận lợi thì mới có thể có sự 
chuyển biến nhanh về chất lượng nguồn 
nhân lực. 
Ngoài một số thế mạnh vốn có, du 
lịch Bạc Liêu cũng còn nhiều điểm yếu 
và vấn đề tồn tại. Để thúc đẩy phát triển 
du lịch trong thời gian tới, tỉnh cần xem 
xét các vấn đề trên và có những quyết 
định phù hợp với điều kiện thực tế của 
tỉnh nhằm tháo gỡ những vướng mắc để 
du lịch tỉnh có thể cất cánh cùng các tỉnh 
khác trong vùng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bernard, H. R. (2009), Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học (tiếp cận định 
tính và định lượng), Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM. 
2. Khánh Duy (2007), “Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) bằng 
SPSS”, truy cập ngày 27/6/2013, tr.1-24, website: 
3. Võ Thị Thanh Lộc (2010), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề 
cương nghiên cứu (ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế-xã hội), Nxb Đại học Cần Thơ, 
thành phố Cần Thơ. 
4 . Luck, D.J., Rubin, R.S. (Phan Văn Thăng và Nguyễn Văn Hiến lược dịch và biên 
soạn) (2005), Nghiên cứu marketing, Nxb Thống kê, TPHCM. 
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu (2013), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
107 
triển ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, thành phố 
Bạc Liêu. 
6 . Saunders, M., Lewis, P., Thornhill, A. (Dịch giả Nguyễn Văn Dung) (2010), Phương 
pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Nxb Tài chính, TPHCM. 
7 . Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nxb 
Lao động - Xã hội, Hà Nội. 
8 . Lê Minh Tiến (2003), Phương pháp thống kê trong nghiên cứu xã hội, Nxb Trẻ, 
TPHCM. 
9 . Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với 
SPSS (tập 2), Nxb Hồng Đức, TPHCM. 
10. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Đăng Chúng, 
Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Thị Sơn, Hoàng Văn Chức, Hoàng Phúc Lâm, Lê Huỳnh, 
Đào Ngọc Cảnh (2006), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam (tập 6), Nxb Giáo 
dục. 
11. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu và Nguyễn Kim 
Hồng (1999), Địa lí du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 06-4-2015; ngày phản biện đánh giá: 10-6-2015; 
ngày chấp nhận đăng: 22-10-2015) 

File đính kèm:

  • pdfnhung_dieu_kien_anh_huong_den_su_phat_trien_du_lich_tinh_bac.pdf