Những mẩu chuyện kháng chiến

Tóm tắt Những mẩu chuyện kháng chiến: ... chức, tình cờ ông gặp lại ngƣời lính ngụy năm nào, nay đã giác ngộ trở về với cách mạng và là đại biểu của hội nghị này. Họ nhận ra nhau, tay bắt mặt mừng. Nhớ lại chuyện cũ, ngƣời “lính ngụy” đùa: “Bữa đó, tôi mà là ác ôn thì anh tiêu rồi”. Ông Ba Đ (vốn giỏi võ có tiếng) cũng không vừa đá... không trừ ai. Con gái khổ thêm một nỗi: nếu chẳng may sa vào tay chúng sẽ bị hãm hiếp đến chết. Chình vì thƣơng chị em, thƣơng lũ làng, vì căm thù thằng Mỹ - ngụy mà Romắc Sao đã xin cha cho vào du kích. 157 Vào du kích, Sao chỉ đƣợc giao nhiệm vụ ở nhà nấu cơm. Đành rằng chị I Len gùi... Những mẩu chuyện kháng chiến Gửi bởi: VMH trong 12 Tháng Mƣời Một, 2011, 07:34:11 PM Cuộc chiến không đối không đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta Đó là ngày 3 tháng 4 năm 1965. Trong ngày này, biên đội MIG.17 do biên đội trƣởng Phạm Ngọc Lan chỉ huy bắn rơi 2 chiếc...

pdf311 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những mẩu chuyện kháng chiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ bộ lên vùng bờ biển cách Đà Nẵng 75 dặm về phía 
nam trên danh nghĩa là làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ không quân Đà Nẵng 
nhƣng chủ yếu là để đầu áp cuộc nổi dậy của nhân dân miền Nam. Chỉ 
huy lực lƣợng này là tƣớng Víchto Harôn Krulắc, ngƣời trong thời gian từ 
năm 1961 đến năm 1964 đã nhiều lần đƣợc cử tới Sài Gòn với tƣ cách là 
“chuyên viên đặc biệt về chống nổi dậy của Lầu Năm góc” và đƣợc đánh 
giá là “một trong những nhân vật ƣu tú nhất và thông minh nhất nƣớc 
Mỹ”. Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cho biết, bãi biển gần Đà Nẵng mà 
Klrulắc dẫn quân đổ bộ đã đƣợc Mỹ đặt tên là bãi Klrulắc nhƣng do “trục 
trặc về kỹ thuật”, danh từ Krulắc đã bị một nhân viên Văn phòng Bộ Tổng 
tham mƣu ngụy đánh máy nhầm là Trulai, tới mức báo chí Mỹ sau đó 
cũng gọi là Chulai, thậm chí những văn bản của Mỹ sau đó cũng gọi là 
Chulai mà quên mất cái tên Krulắc. 
 Suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Chu Lai trở thành địa danh nổi tiếng 
trên thế giới vì tiếp theo lữ đoàn 9 còn nhiều tiểu đoàn, thậm chí cả sƣ 
đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ cũng dồn dập đổ bộ lên bãi biển này. 
Phƣơng Việt (st) 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
298 
Gửi bởi: VMH trong 11 Tháng Mƣời Hai, 2011, 01:45:35 PM 
“Nhằm thẳng quân thù, bắn” 
 Ngày 18 tháng 11 năm 1964, tại Cha Lo (miền tây Quảng Bình) đại đội 3, 
tiểu đoàn 14 pháo cao xạ 37 ly (sƣ đoàn bộ binh 325) do đại đội trƣởng Lê 
Hữu Mai và chính trị viên Nguyễn Viết Xuân chỉ huy, bắn rơi một máy 
bay RF.101 và hai chiếc T.28. Lời hô “Nhằm thẳng quân thù, bắn” của 
Chính trị viên Nguyễn Viết Xuân trong trận đánh trở thành khẩu lệnh 
chiến đấu của bộ đội phòng không - không quân và các lực lƣợng vũ trang 
nhân dân miền Bắc trong suốt những năm chiến đấu chống chiến tranh 
phá hoại của đế quốc Mỹ. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
Gửi bởi: VMH trong 11 Tháng Mƣời Hai, 2011, 01:46:37 PM 
Những “Trụ hậu cần” trên chiến trƣờng Trung Nam Bộ 
 Những ai đã có mặt trên chiến trƣờng Trung Nam Bộ những năm 1962, 
đều nghe đến một cái tên trìu mến “Trụ hậu cần”. 
 Một ngày đầu xuân 1962, trong cuộc họp lãnh đạo Phòng Hậu cần Trung 
Nam Bộ, các đồng chí Ba Đoàn, Sáu Chung, Ba Hùng đề cập đến một 
vấn đề rất trọng yếu: làm sao để hậu cần bám sát phân đội và xây dựng 
đƣợc mạng lƣới phục vụ rộng khắp, vững chắc. 
 Hội nghị đi đến quyết định thành lập các “trụ hậu cần”. Ở mỗi “trụ” nhƣ 
299 
vậy, có một số trợ lý chuyên ngành bám sát địa bàn, nằm nguồn hàng, 
phát hiện nguồn bổ sung, phân phối, quản lý phân phối, giải quyết kịp thời 
nhu cầu của đơn vị, thƣờng xuyên cũng nhƣ đột xuất. 
 Bƣớc đầu thành lập 5 “trụ” ở 5 khu vực: 
 - Trụ B ở xóm Đào, Mỹ Hạnh Đông (khu vực Bắc Cai Lậy, Mỹ Tho). 
 - Trụ Đ ở căn cứ 20-7 ở phía nam lộ 4 (Cai Lậy). 
 - Trụ G ở kênh Mareng (thuộc Long An). 
 - Trụ H ở khu vực chợ Gạo (Mỹ Tho). 
 - Trụ N ở vùng 4 (Kiến Tƣờng). 
 Trụ N (Kiến Tƣờng) có một xƣởng quân trang cỡ nhỏ làm nhiệm vụ sản 
xuất và sửa chữa quân trang cho bộ đội và một phân đội vệ binh. 
 Trong quá trình chiến đấu, các “trụ hậu cần” đã hoàn thành xuất sắc 
nhiệm vụ phục vụ bộ đội tác chiến, lập nhiều thành tích. 
 Các xƣởng quân giới X5A, X5B; các đội điều trị X12A; các đơn vị vận 
tải X15, X16 v.v của Trung Nam Bộ đều có phong trào thi đua lập công 
sôi nổi. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
300 
Gửi bởi: VMH trong 11 Tháng Mƣời Hai, 2011, 01:47:06 PM 
“Pháo binh Sông Lô” và “Trung đoàn Sông Lô” 
 Trong các ngày 23, 24 tháng 10 và ngày 10 tháng 11 năm 1947 đã diễn ra 
trận sông Lô. Đây thực chất là các trận phục kích đƣờng sông của lực 
lƣợng pháo binh Khu 10, có sự phối hợp của trung đoàn bộ binh 112 và 
dân quân du kích địa phƣơng, đánh tàu chiến Pháp trên sông Lô (địa phận 
Tuyên Quang - Phú Thọ), trong chiến dịch Việt Bắc (từ ngày 7 tháng 10 
đến 22 tháng 12 năm 1947). Ngày 23 tháng 10, tại Khoan Bộ với 1 sơn 
pháo 75mm và 1 súng chống tăng 25mm, trung đoàn bộ binh 175 bắn 
trọng thƣơng 2 tàu vận tải. Trƣa 24 tháng 10, tại trận địa chân Gò Đồi 
(gần bến phà Đoan Hùng), với 2 pháo 75mm trung đội pháo binh 200 đã 
bắn chìm và bắn bị thƣơng 4 trong số 5 tàu địch có máy bay hộ tống từ 
Tuyên Quang về Đoan Hùng. 10 giờ ngày 11 tháng 10, tại Khe Lau (ngã 
ba sông Gâm - sông Lô), với 1 sơn pháo 75mm, trung đội pháo binh 225 
đã bắn chìm 2 và bắn bị thƣơng 1 tàu chở quân từ Chiêm Hóa về Tuyên 
Quang, diệt hàng trăm tên địch. Đây là chiến công đầu của pháo binh Việt 
Nam trong kháng chiến chống Pháp. Bằng cách đánh gần, bắn thẳng, bí 
mật bất ngờ bố trí trận địa sát bờ sông, kết hợp nghi binh (tạo khói thu hút 
máy bay, dùng bƣởi sơn đen giả làm thủy lôi trên sông lừa địch vào hƣớng 
đã định), trận sông Lô đã góp phần bẻ gãy gọng kìm phía tây trong cuộc 
bao vây tiến công của quân Pháp vào Việt Bắc. Sau chiến thắng Sông Lô, 
lực lƣợng pháo binh Khu 10 và trung đoàn 112 đƣợc tặng danh hiệu “Pháo 
binh sông Lô” và “Trung đoàn sông Lô”. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
301 
Gửi bởi: VMH trong 11 Tháng Mƣời Hai, 2011, 01:47:34 PM 
“Pháo lục tỉnh” 
 Tháng 2 năm 1947, bộ đội ta thu đƣợc một khẩu sơn pháo 75 ly của giặc 
Pháp nhƣng đã bị hỏng nặng và thiếu nhiều bộ phận. Quyết tâm làm sống 
lại “pháo”. cán bộ và chiến sĩ của Xƣởng sửa chừa pháo Đoan Hùng đã 
lặn lội khắp địa bàn sáu tỉnh Bắc Bộ tìm kiếm vật tƣ, phụ tùng thay thế. 
Sau ba tháng vật lộn tìm kiếm và sửa chữa vất vả, khẩu pháo đã đƣợc “cải 
tử hoàn sinh”. Ngày 24 tháng 10 năm 1947, tại Đoan Hùng (tỉnh Phú 
Thọ), khẩu pháo này đã cùng đơn vị pháo binh bạn bắn chìm bốn tàu 
chiến của Pháp trên sông Lô. Ngày 10 tháng 11 năm 1947, vẫn chính khẩu 
pháo đó đã bắn chìm hai tàu LCM của Pháp trên cửa sông Gâm góp phần 
vào thắng lợi của chiến dịch Thu - Đông 1947. 
 Bộ đội pháo binh Khu 10 âu yếm gọi khẩu pháo đó là “pháo lục tỉnh”. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
Gửi bởi: VMH trong 11 Tháng Mƣời Hai, 2011, 01:48:00 PM 
“Pháo nối nòng” 
 Trong trận Bản Pê (tháng 11 năm 1949), khi pháo ta đang bắn cấp tập chi 
viện cho bộ binh chiến đấu thì bất ngờ khẩu sơn pháo 75 ly của Đại đội 
301 bị một viên đạn xuống cấp nổ ngay ở đầu nòng, làm đầu nòng pháo bị 
toác ra nhƣ ống muống. 
302 
 Trong giai đoạn này vũ khí của ta, nhất là vũ khí hạng nặng còn rất thiếu 
thốn. Xƣởng sửa chữa pháo Lũng Phầy đã quyết định cƣa một đoạn đầu 
nòng pháo cùng loại (bị hỏng trong trận Ngòi Mác) nối vào nòng khẩu 
pháo này, ghép thành một nòng pháo hoàn chỉnh. Nòng đƣợc ghép bằng 
ren, có vòng ốp ngoài để tăng độ bền chắc. Cái khó nhất trong quá trình 
làm là nối ghép làm sao để hai đoạn nòng pháo trùng khớp các rãnh xoắn. 
Với trí thông minh, tinh thần say mê sáng tạo, cán bộ chiến sĩ của xƣởng 
đã hoàn thành việc nối nòng đúng với yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Khẩu pháo 
nối nòng đƣợc trang bị cho Tiểu đoàn pháo binh 40. Trong chiến dịch Lê 
Hồng Phong I (tháng 2 năm 1950), khẩu pháo này đã lập công xuất sắc, 
bắn chính xác chi viện cho bộ binh kịp thời, hiệu quả cao. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
Gửi bởi: VMH trong 11 Tháng Mƣời Hai, 2011, 01:48:26 PM 
Quỹ “Mùa đông binh sĩ” và “áo trấn thủ” 
 Tháng 10 năm 1946, Chính phủ lập quỹ “Mùa đông binh sĩ”, Chủ tịch Hồ 
Chí Minh tặng áo, tƣ trang và lƣơng của Ngƣời cho bộ đội. Các tầng lớp 
nhân dân, đoàn thể cứu quốc quyên góp đƣợc nhiều vải, quần áo, chăn, 
màn. 
 Áo trấn thủ, do một cửa hàng ở phố Hàng Trống, Hà Nội may bắt đầu 
đƣợc sử dụng rộng rãi trong quân đội. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
303 
Gửi bởi: VMH trong 11 Tháng Mƣời Hai, 2011, 01:48:51 PM 
Thảm sát Sơn Mỹ 
 Vụ thảm sát Sơn Mỹ (xảy ra ngày 16 tháng 3 năm 1968). Đây là vụ giết 
ngƣời hàng loạt tại xã Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi), do lữ 
đoàn 11, sƣ đoàn 23 quân Mỹ gây ra trong chiến tranh xâm lƣợc Việt 
Nam. Sáng 16 tháng 3, sau hơn 30 phút dùng hoả lực pháo binh và máy 
bay trực thăng vũ trang bất ngờ bắn phá liên tục vào các thôn Tƣ Cung, 
Trƣờng Định, Cổ Lũy, Mỹ Lai, lữ đoàn 11 đổ bộ bằng máy bay trực thăng 
ập đến bao vây, chặn kín các ngõ xóm. Thực hiện chính sách đốt sạch, 
giết sạch, phá sạch, trong vòng 8 giờ, quân Mỹ sát hại hơn 500 ngƣời (có 
60 cụ già, 182 phụ nữ, 173 trẻ em), thiêu hủy 247 ngôi nhà của hai xóm 
Thuận Yên (thôn Tƣ Cung) và Mĩ Hội (thôn Cổ Luỹ). Vụ thảm sát này đã 
bị dƣ luận tiến bộ Mỹ và cả thế giới kịch liệt lên án. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
Gửi bởi: VMH trong 17 Tháng Mƣời Hai, 2011, 12:45:18 PM 
Thanh niên xung phong 
 Thanh niên xung phong là lực lƣợng thanh niên Việt Nam tự nguyện, trực 
tiếp thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu và một số nhiệm vụ khác (mở 
đƣờng, sửa chữa đƣờng, điều chỉnh giao thông, vận chuyển hàng quân sự, 
tải thƣơng, quan sát và đánh dấu vị trí bom nổ chậm, thủy lôi của địch). 
Hình thành năm 1950, trƣớc yêu cầu gấp rút sửa chữa và mở đƣờng phục 
vụ chiến dịch Biên Giới; phát triển nhanh trong những năm cuối kháng 
304 
chiến chống Pháp (với tên gọi “Thanh niên xung phong công tác”) và từ 
1965-1975 trong cuộc kháng chiến chống mỹ (Thanh niên xung phong 
chống Mỹ cứu nƣớc). Thanh niên xung phong công tác tổ chức thành đội, 
liên đội, gồm những đội viên thuộc diện dân công làm nhiệm vụ kháng 
chiến (sắc lệnh 93-SL, 22 tháng 5 năm 1950 của Chủ tịch nƣớc), hoạt 
động chủ yếu ở những địa bàn chiến dịch. Thanh niên xung phong chống 
Mỹ cứu nƣớc tổ chức thành trung đội, đại đội, tổng đội, gồm những đội 
viên hầu hết quê ở các tỉnh miền Bắc (quyết định của Thủ tƣớng Chính 
phủ tháng 6 năm 1965), hoạt động chủ yếu trên đƣờng mòn Hồ Chí Minh, 
điều chỉnh và đảm bảo giao thông thời chiến ở các trọng điểm địch đánh 
phá và trên những đƣờng chiến lƣợc từ Quân khu 4 vào Nam. Thanh niên 
xung phong đƣợc quân sự hóa về tổ chức và sinh hoạt, hoạt động độc lập 
hoặc phối hợp với bộ đội (công binh, vận tải, quân y). Sau 1975, một số 
địa phƣơng (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức Tổng đội thanh 
niên xung phong làm nhiệm vụ kinh tế - quốc phòng. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
Gửi bởi: VMH trong 17 Tháng Mƣời Hai, 2011, 12:46:01 PM 
Thời khắc ra đời của bài hát “Chiến thắng Điện Biên” 
 Mùa Xuân 1954, nhàm tập trung lực lƣợng “mờ đƣờng thắng lợi” cho 
chiến dịch Điện Biên Phủ, Đoàn văn công Tổng cục Chính trị nhận lệnh 
tạm ngừng biểu diễn, đi sửa đƣờng cho bộ đội kéo pháo vào trận địa. Thế 
là nhạc sĩ Đỗ Nhuận và các chiến sĩ văn nghệ rời trận địa Him Lam về 
đơn vị làm đƣờng. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận đƣợc cử làm tổ trƣởng, phụ trách 
một cung đƣờng ở bản Mƣờng Phăng, cách Mƣờng Thanh 60 km. Các 
305 
chiến sĩ văn công, tay cuốc, tay chuông ra sức mở đƣờng thắng lợi. Đêm 
nào họ cũng ra mặt đƣờng đón xem những cỗ pháo hiện địa của ta đi qua. 
 Chiều ngày mồng 7 tháng 5 năm 1954, khi các chiến sĩ văn công đang 
cuốc đất, rải đá thì một đồng chí giao liên đạp xe đạp vụt qua reo lớn: 
 - Mƣờng Thanh, địch hàng rồi! Giải phóng Điện Biên rồi! 
 Nghe vậy, cả đoàn văn công ngừng tay cuốc ôm nhau nhảy, không cần 
nhạc đệm. Đỗ Nhuận cứ nhảy một mình, nhảy tít thò lò, mà đầu cứ phảng 
phất câu “giải phóng Điện Biên”. 
 Đêm đó, bên bếp nhà sàn đỏ lửa, nhạc sĩ Đỗ Nhuận thức thâu đêm, tay cứ 
búng dây đàn của chiếc đàn Viôlông, miệng khe khẽ hát. Từng nốt nhạc, 
từng lời ca hình thành trên trang giấy: “ Súng đại bác quấn lá ngụy 
trang, từng đàn bƣơm bƣớm giỡn lá ngụy trang”. Rồi là “Xiết bao 
sƣớng vui từ ngày lên Tây Bắc, đồng bào náo nức”. 
 Cả ngày hôm sau, nhạc sĩ hoàn chỉnh lời 1 và lời 2 bài hát Thế là, bài 
hát “Chiến thắng Điện Biên” ra đời. Bài hát đƣợc lan truyền nhanh chóng 
từ Đoàn văn công đến đơn vị pháo binh và các đơn vị khác trên toàn mặt 
trận. 
 Từ đó mãi mãi về sau, bài hát “Chiến thắng Điện Biên” vang vọng trong 
lòng các thế hệ một chiến công lừng lẫy của dân tộc. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
306 
Gửi bởi: VMH trong 17 Tháng Mƣời Hai, 2011, 12:46:28 PM 
“Tiểu đoàn Lũng Phầy” 
 Ngày 25 tháng 4 năm 1949, đã diễn ra trận phục kích đoàn xe quân sự 
Pháp trên đƣờng số 4 (đoạn Bông Lau - Lũng Phầy) do tiểu đoàn 23 chủ 
lực Bộ Tổng tƣ lệnh và ba tiểu đoàn bộ binh do Liên khu I tiến hành, có 
pháo binh chi viện, mở đầu đợt 2 chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (từ ngày 15 
tháng 3 đến ngày 30 tháng 4 năm 1949), nhằm tiêu diệt sinh lực, phá việc 
vận chuyển tiếp tế của địch từ Lạng Sơn lên Cao Bằng. Sáng ngày 25 
tháng 4, đoàn xe chở quân Pháp gồm 114 chiếc có xe tăng, xe bọc thép 
đƣợc máy bay yểm trợ lọt vào trận địa phục kích (dài 6km), những xe đi 
đầu bị xịt lốp do đâm vào đinh ba chạc rải trên đƣờng phải dừng lại gây 
ùn tắc. Ta dùng hỏa lực pháo binh bắn phá đội hình, sau đó bộ binh xung 
phong chia cắt diệt từng bộ phận quân địch. Kết quả diệt 500 quân địch, 
phá hủy 53 xe, 500 thùng xăng, thu nhiều vũ khí. Đây là trận đánh đạt 
hiệu suất chiến đấu cao, tạo điều kiện cho chiến dịch Cao - Bắc - Lạng 
phát triển thuận lợi.Sau trận Bông Lau - Lũng Phầy, tiểu đoàn 23 đƣợc 
tặng danh hiệu Tiểu đoàn Lũng Phầy. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
Gửi bởi: VMH trong 17 Tháng Mƣời Hai, 2011, 12:46:53 PM 
“Tiểu đoàn Lũng Vài” 
 Ngày 8 tháng 1 năm 1948 đã diễn ra trận phục kích của tiểu đoàn 223 chủ 
lực của Bộ Tổng tƣ lệnh có sự phối hợp của tiểu đoàn 429 (Lạng Sơn) 
307 
chặn đánh quân Pháp trên đƣờng số 4, đoạn Bố Củng - Lũng Vài (Lạng 
Sơn), dài khoảng 6 km. Rạng sáng ngày 8 tháng 1 năm 1948, tiểu đoàn 
223 bố trí xong trận địa phục kích, gồm hai bộ phận: bộ phận chủ yếu (hai 
đại đội) ở Lũng Vài, bộ phận thứ yếu (một đại đội) ở Bố Củng. 14 giờ, 4 
xe chở quân Pháp (gần một đại đội) tiến đến Lũng Vài. Do ta sơ hở, địch 
phát hiện và tổ chức tiến công ba lần vào trận địa ta nhƣng đều bị đẩy lùi, 
buộc phải rút chạy về Na Sầm; đến Bố Củng bị chặn đánh và thiệt hại 
nặng. Kết quả: ta diệt gọn 2 trung đội địch, phá hủy 4 xe, thu 27 súng các 
loại. Qua trận Bố Củng - Lũng Vài ta có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức 
đánh giao thông trên chiến trƣờng rừng núi. Sau trận Bố Củng - Lũng Vài, 
tiểu đoàn 223 đƣợc tặng danh hiệu Tiểu đoàn Lũng Vài. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
Gửi bởi: VMH trong 17 Tháng Mƣời Hai, 2011, 12:47:26 PM 
“Tìm Mỹ mà diệt” và “Nắm thắt lƣng Mỹ mà đánh” 
 Chiến dịch Bàu Bàng - Dầu Tiếng (miền Đông Nam Bộ) diễn ra từ ngày 
12 đến ngày 27 tháng 11 năm 1956. 
 Lực lƣợng tham gia: Sƣ đoàn bộ binh 9 chủ lực Miền và một tiểu đoàn bộ 
đội địa phƣơng tỉnh Bình Dƣơng. 
 Chỉ huy chiến dịch: Lê Trọng Tấn - Tƣ lệnh; Hoàng Cầm - Phó Tƣ lệnh, 
Tham mƣu trƣởng. 
 Trong 15 ngày, bộ đội ta đánh sáu trận, trong đó có hai trận đánh quy mô 
308 
trung đoàn tăng cƣờng đến sƣ đoàn; trận Bàu Bàng 9 (ngày 12 tháng 11) 
và trận Dầu Tiếng (ngày 27 tháng 11) gây thiệt hại nặng cho Lữ đoàn 3, 
Sƣ đoàn 1 Mỹ và Chiến đoàn 7 ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu 4.250 tên 
địch, phá hủy 300 xe quân sự (có 80 xe tăng và xe M113), 10 khẩu pháo 
105 ly, bắn rơi 2 máy bay. 
 Chiến thắng Bàu Bàng - Dầu Tiếng củng cố niềm tin đánh thắng quân 
Mỹ, mở ra phong trào: “Tìm Mỹ mà diệt”, “Nắm thắt lƣng Mỹ mà đánh” 
trong các lực lƣợng vũ trang miền Nam. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
Gửi bởi: VMH trong 17 Tháng Mƣời Hai, 2011, 12:47:53 PM 
“Trung đoàn Tất Thắng” 
 “Trung đoàn Tất thắng” - trung đoàn nổi tiếng của Liên khu 3, thành lập 
ngày 22 tháng 8 năm 1945 tại Nam Định với phiên hiệu trung đoàn 19 (do 
Hà Kế Tấn làm Trung đoàn trƣởng kiêm Chính trị uỷ viên), sau đổi thành 
Trung đoàn 33. Trung đoàn 33 lập nhiều chiến công trong đợt bao vây, 
tiến công quân Pháp, tiêu biểu là trận đánh thắng khoảng một trung đoàn 
Pháp đến giải vây cho trung đoàn bộ binh thuộc địa số 6 tại thành phố 
Nam Định (đầu 1947), đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiện “Trung 
đoàn Tất thắng”. Từ tháng 5 năm 1947 đổi thành trung đoàn 34. Đến 
tháng 3 tháng 1951, thuộc biên chế đại đoàn 351, đƣợc xây dựng thành 
trung đoàn pháo binh cơ giới đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và 
đổi thành trung đoàn 45. Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (từ ngày 13 
tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954). Sau này lữ đoàn 364, lữ đoàn 45 
309 
kế tục truyền thống của Trung đoàn Tất thắng. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
Gửi bởi: VMH trong 17 Tháng Mƣời Hai, 2011, 12:48:16 PM 
“Trung đoàn Tu Vũ” 
 Ngày 10 tháng 12 năm 1951 đã diễn ra trận Tu Vũ - trận tiến công mở 
màn chiến dịch Hòa Bình (từ ngày 10 tháng 12 năm 1951 đến ngày 25 
tháng 2 năm 1952) của trung đoàn 88 (đại đoàn 308) vào cứ điểm Tu Vũ 
(bắc thị xã Hòa Bình hơn 20 km) của quân Pháp do một tiểu đoàn Âu - 
Phi đóng giữ trong công sự vững chắc, đƣợc tăng cƣờng xe tăng và một 
đại đội ngụy quân ngƣời Mƣờng. Mặc dù bị thƣơng vong khi chiếm lĩnh 
trận địa do hỏa lực của cứ điểm và của pháo binh Pháp từ Chẹ, Đá Chông 
bắn cản dữ dội, Trung đoàn 88 đã kịp thời khắc phục và 21 giờ ngày 10 
tháng 12 bắt đầu tiến công. Sau 5 giờ chiến đấu, bộ đội ta làm chủ trận 
địa, diệt và bắt hơn 170 tên địch, thu và phá hủy nhiều vũ khí trang bị. 
Thắng lợi của trận Tu Vũ góp phần cắt đứt đƣờng vận tải của quân Pháp 
trên sông Đà, uy hiếp Hòa Bình tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch 
phát triển. Sau trận Tu Vũ, trung đoàn 88 đƣợc tặng danh hiệu “Trung 
đoàn Tu Vũ”. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
Gửi bởi: VMH trong 17 Tháng Mƣời Hai, 2011, 12:48:37 PM 
Vua Mìn 
310 
 Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân Trần Văn Chuông, quê Cát Lại, 
Bình Lục, Hà Nam. Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Trần 
Văn Chuông đánh địch trên 200 trận, giết 392 tên địch, làm bị thƣơng 99 
và bắt sống 19 tên, phá hủy 57 xe quân sự (có 4 xe tăng). Trần Văn 
Chuông có nhiều sáng kiến đánh địch bằng bom, mìn nên đƣợc đồng đội 
tôn vinh là “Vua mìn”. Ngoài ra, Trần Văn Chuông còn huấn luyện 193 
cán bộ, chiến sĩ sử dụng bom mìn đánh hàng trăm trận, gây cho địch nhiều 
tổn thất lớn. 
Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến 
Gửi bởi: VMH trong 17 Tháng Mƣời Hai, 2011, 12:49:16 PM 
Xƣởng Mớp Xanh 
và đội quân Nam Kỳ khởi nghĩa 
 Trong những ngày chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Xứ ủy Nam 
Kỳ đã tính đến nhiều phƣơng án giải quyết vũ khí cho đội quân cách mạng 
nhƣ vận động công nhân các cơ sở bí mật ở xƣởng Ba Son, hãng FACI 
chế tạo lựu đạn và các loại vũ khí thô sơ, lập các lò rèn gƣơm giáo, tìm 
cách tƣớc vũ khí của địch để trang bị cho ta Trên địa bàn lục tỉnh, lần 
lƣợt ra đời xƣởng vũ khí Mớp Xanh ở Tân An, xƣởng vũ khí Bà U ở Mỹ 
Tho, xƣởng vũ khí Hòa Thƣợng Đông ở Rạch Giá. Trong nội thành Vĩnh 
Long cũng có một lò rèn bí mật nhận cung cấp dao găm, giáo, mác, bàn 
tay sắt, phi tiêu tẩm nọc rắn, lựu đạn sắt tây, mìn xi măng cho quân 
cách mạng. Một số thầy trò trƣờng Cơ khi Sài Gòn cũng nhận cung cấp vũ 
khí cho quân khởi nghĩa. 
311 
 Trong số các cơ sở làm vũ khí tự tạo thì xƣởng Mớp Xanh là có quy mô 
hơn cả. Gò Mớp Xanh nằm giữa xã Thạnh Lợi và xã Bình An, huyện Thủ 
Thừa. Theo sự phân công của liên tỉnh Tân An - Chợ Lớn thì huyện ủy 
Thủ Thừa chịu trách nhiệm tổ chức xƣởng vũ khí Mớp Xanh để cung cấp 
vũ khí cho quân cách mạng. Ngƣời phụ trách xƣởng là đồng chí Nguyễn 
Văn Hợp. Đƣợc sự góp sức và bảo vệ, che chở của quần chúng, sau khi 
thành lập, xƣởng đã đi vào chế tạo, vũ khí đầu tiên là mìn xi măng. Xƣởng 
đã cung cấp cho quân cách mạng hơn 300 quả. Mìn nặng 3 kg, vỏ ngoài 
bằng xi măng, vỏ trong bằng sắt tây nhồi thuốc đen, có mảnh chai, mảnh 
sàn, sắt vụn, đinh, Về súng, có loại súng “vòi siêu”, khi bắn phải châm 
lửa. Có bộ phận giữ dây cháy chậm giống nhƣ cái vòi siêu đun nƣớc. 
Quân khởi nghĩa đã sử dụng súng này trong một số trận đánh. Tác dụng 
sát thƣơng ít, nhƣng uy hiếp tinh thần địch. Có trận, nhờ “vòi siêu” mà ta 
thu đƣợc 3 khẩu mútcơtông, địch chạy bỏ súng lại. 
 Trong số công nhân Mớp Xanh có một ngƣời hiểu biết súng pháo. Tiền 
vốn trên cấp cho lúc đầu là 15 đồng Đông Dƣơng. 
 Lịch sử quân giới Việt Nam, quân giới Nam Bộ đều có nhắc đến xƣởng 
vũ khí Mớp Xanh nhƣ một công binh xƣởng tiền thân, trong đó có công 
nhân đã anh dũng hy sinh khi kẻ thù đàn áp cuộc khởi nghĩa. 
Trung Nam 

File đính kèm:

  • pdfnhung_mau_chuyen_khang_chien.pdf