Ôn thi môn Công tác biên tập

Tóm tắt Ôn thi môn Công tác biên tập: ... Cậu bé đang ngồi trong bãi rác Stung Mean Chey tại Campuchia. cậu bé đang ngậm 1 ống tiêm nhặt được trong đống rác. Người sống khu vực này rất nhiềun người bị nhiễm HIV  và xung quanh là ống tiêm còn dính máu. Cậu bé nhặt trong đống rác và lượm được gì thì bỏ vào miệng mà không nhận biết được các ...ách hoàn thiện và cụ thể. Ảnh trên báo in: Diện tích không thoải mái để diễn đạt Màu sắc không hấp dẫn thị giác của người xem. Bị thay đổi kích thước cho phù hợp với trang báo vì thế một số hình ảnh bị biến dạng, mất tính thẩm mĩ Điều này khác với ảnh trên báo mạng: diên tích thoải mái Màu ...ự kết hợp hữu cơ giữa hình ảnh và âm thanh. Trong đóm hình ảnh đóng vai trò chính yếu. Bên cạnh hình ảnh còn có yếu tố âm thanh và lời nói Hình ản và âm thanh có quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau Hình ảnh mang lại sức hút lớn cho truyền hình so với các thể loại báo chí khác-> có tính thuyết phục,...

docx9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ôn thi môn Công tác biên tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lạnh và một trái tim nóng ???!!!
Những căn cứ để biên tập báo chí:
Căn cứ trên 3 phương diện: nội dung, hình thức, mỹ thuật
Biên tập nội dung:
-xem sự kiện có nóng, có thông tin, mang tính thời sự hay không?
-xem thông tin xó chính xác hay không? VD: Đồng Tháp không có dừa nước nhưng trong phim nói về Đồng Tháp có hình ảnh dừa nước.
b) biên tập Sapo: lời mở đầu tóm tắt nội dung chính
 lời mở đầu gợi mở, lôi cuốn
 Biên tập tít: có 7 loại tít: gợi cảm xúc, giật gân, xác nhận, trích dẫn, kêu gọi-mệnh lệnh,dặt câu hỏi, bình luận.
Biên tập ảnh: ảnh sinh hoạt, ảnh nghệ thuật, ảnh báo chí ( bao gồm: ảnh tài liệu, ảnh sự kiện, ảnh hội nghị). ảnh báo chí phải thể hiện các hoạt động, sinh hoạt
Ưu và nhược của ảnh báo chí
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA ẢNH BÁO CHÍ
1. Khái niệm:
Ảnh báo chí: là một loại ảnh mang tính thời sự cao, có nội dung tư tưởng rõ ràng. Ảnh báo chí gồm nhiều thể loại: tin ảnh, phóng sự ảnh và ảnh tin
Tin ảnh là một bức ảnh duy nhất chụp một sự kiện vừa diễn ra với lời chú thích ảnh nêu rõ ai, việc gì, ở đâu, ra sao và tại sao theo đúng yêu cầu cơ bản của một bản tin vắn -nhưng ở đây hình ảnh lại chính là thông tin chủ yếu. tin ảnh gồm 2 phần: Ảnh và lời chú thích, dẫn giải sự kiện cần đáp ứng được 5 “W” là: ai, tại sao, ở đâu, bao giờ và như thế nào.
 Phóng sự ảnh còn được gọi là câu chuyện bằng ảnh là một bộ hay một loạt các bức ảnh báo chí dùng để kể một câu chuyện hoặc gợi lên nhiều cảm xúc ở người xem từ những sự kiện có thật. Một phóng sự ảnh thường thể hiện những hình ảnh ở những lát cắt điển hình và sâu sắc. Về phần trình bày, phóng sự ảnh trên báo in thường được bố trí vào một trang báo hoặc nhiều trang liên tiếp (phần lớn là hai trang giao nhau trên mặt báo).
Ảnh tin: là loại ảnh phổ biến nhất của thể loại báo chí, nó có nhiệm vụ bổ sung thêm thông tin bằng những hình ảnh cho một bài báo.
Ngoài ra, ảnh báo chí còn có các lọaị khác như ảnh tường thuật, ảnh kí sự, ảnh tường thuật,
2. Ưu điểm của ảnh báo chí 
 Ảnh báo chí không phải là để “trang trí”, minh họa cho bài viết, mà ảnh báo chí mang đến thêm thông tin cho câu chuyện, bổ sung thêm một yếu tố thị giác vào bài viết, mọi người có thể đón nhận thông tin một cách trực quan
Ví dụ: Trong bài báo “ Bộ sưu tập búp bê Barbie lớn nhất thế giới”, nhờ có ảnh tin mà người đọc có thể thấy được bộ sưu tập búp bê đẹp và sinh động như thế nào?
 Bộ sưu tập búp bê Barbie lớn nhất thế giới
Bà Bettina Dorfmann đến từ Đức đã có được bộ sưu tập búp bê lớn nhất thế giới với 15.000 con búp bê Barbie khác nhau trong 19 năm qua.
Trong số 15.000 con búp bê Barbie, có những con búp bê từ năm 1959, thời điểm búp bê Barbie đầu tiên chào đời. Bettina Dorfmann cũng bỏ ra khá nhiều tiền để mua lại những con búp bê Barbie có hình dáng và phong cách lạ.
“Những con búp bê Barbie không chỉ đáng yêu trong mắt trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn, ai cũng yêu thích chúng. Bạn có thể sưu tập những con búp bê Barbie này sau đó chải tóc, may trang phục mới cho chúng. Điều này sẽ khiến bạn trẻ trung và yêu đời hơn” - Bà Bettina Dorfmann chia sẻ.
Bettina Dorfmann cho biết bà bắt đầu sưu tập búp bê Barbie từ năm 1993. Tới năm 2009, bộ sưu tập của cô mới chỉ có 6.000 con. Từ năm 2009 tới nay, Bettina nỗ lực thu thập nhiều con búp bê Barbie hơn nữa và số búp bê trong bộ sưu tập hiện nay là 15.000 con.
Bộ sưu tập búp bê Barbie lớn nhất thế giới của Bettina Dorfmann sẽ được giới thiệu trong cuốn sách kỷ lục Guinness thế giới năm 2013.
Tuệ Minh
Trong bức ảnh này, người xem có thể cảm nhận được sự tàn phá, sức mạnh của cơn bão một cách trực quan mà đôi khi chữ viết không thể diễn tả hết được.
Vượt bão - ảnh: Hoàng Anh Tuấn (Giải nhì ảnh báo chí “Khoảnh khắc vàng” - 2011)
- đề cập đến những vấn đề của xã hội, những sự kiện đã xảy ra, giúp mọi người hiểu biết hơn về đời sống xã hội ở xung quanh họ. ( tính thời sự )
Trong bức ảnh này, người xem sẽ cảm nhận được nỗi vất vả, thiếu thốn, khó khăn của những em học sinh ở xã Trọng Hóa khi phải bơi qua sông để đến trường
Học sinh xã Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) bơi qua dòng Khe Rào để tới trường học - ảnh: Văn Nguyễn
Hoặc đối với ảnh báo chí này, kể về câu chuyện cụ già tại trại nuôi dưỡng trẻ người già neo đơn & trẻ em mồ côi Thụy An - tỉnh Sơn Tây:
Anh được chọn trong top 3 ảnh của IMMF tại Hà Nội. Đây là trại nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi Thụy An, Sơn Tây. Bà tên là Hoàng Thị Tâm. Bà sống ở trại này cách đây 14 năm. Đây là thời điểm sau bữa ăn cơm trưa ngày 10 tháng 5 năm 2010, thay vì ngồi trên xe lăn, bà cụ lại đẩy xe lăn. Bà bị lẫn và bà nuôi một người con gái bị tâm thần .
Câu chuyện cuộc sống đằng sau bãi rác 
Cậu bé đang ngồi trong bãi rác Stung Mean Chey tại Campuchia. cậu bé đang ngậm 1 ống tiêm nhặt được trong đống rác. Người sống khu vực này rất nhiềun người bị nhiễm HIV  và xung quanh là ống tiêm còn dính máu. Cậu bé nhặt trong đống rác và lượm được gì thì bỏ vào miệng mà không nhận biết được các hiểm họa có thể xảy ra. 
Tác giả tâm sự: “ Tui bất đồng về ngôn ngữ nhưng cậu bé cũng hiểu khi tôi đưa cho cậu bé 1 cây kẹo thì cậu bé mới chịu bỏ ống tiêm ra. Cậu bé này bây giờ đã lớn và rốn của cậu vẫn còn dài do cuộc sống của những người ở đây rất khó khăn. Họ không có chứng minh thư vì vậy cũng không có chế độ y tế tốt để được chăm sóc. Cậu bé này được sinh ra tại bãi rác và được gia đình tự cắt rốn. Gắn liền với tấm ảnh này là 1 kỷ niệm khó quên vì sau đó tôi bị té khi đi vào khu này. Đây là bãi rác khổng lồ, gần như cao bằng cả tòa nhà 3 tầng. Tôi phải lội từ phía dưới bãi rác ngập tận đầu gối. Qua lớp ngập đến đầu gối mới đến đỉnh bãi rác. Xe rác đi từ dưới lên trên đỉnh. Có rất nhiều người chạy theo để nhặt ngay khi xe rác đổ vì khi đó những gì nhặt được mới có giá trị. Khi xe rác đổ thì có một cậu bé đang đứng ngay bên dưới. Tôi cố lôi cậu bé ra khỏi nhưng vì quá hoảng sợ nên cậu quẫy đạp và làm tôi mất thăng bằng và ngã xuống. Tôi và cậu bé đều tránh được nhưng cái máy ảnh lúc này rơi xuống bãi rác và ướt sũng. Sau này, tôi  đem về Việt Nam và nhờ các bạn kỹ thuật bên Canon bảo trì. Kỹ thuật cũng nói vui là “Chưa từng thấy một cái máy ảnh nào thối đến như vậy” (cười) ”
 Lê Quang Nhật
Địa điểm: Tum Peang Chhouk – CAMPODIA. Stung Mean Chey, bãi rác khổng lồ phía Nam của thủ đô Phnompenh, với gần 600 đứa trẻ cùng người lớn làm công việc nhặt rác kiếm sống, trong đó có khá nhiều là trẻ em là người Việt Nam. ¾ số trẻ em là trẻ mồ côi do cha mẹ lây nhiễm AIDS đã bị chết. Ảnh chụp lần 1.-
Phản ánh cuộc sống một cách rõ ràng, sinh động nhưng đảm bảo tính chân thực. Trong ảnh báo chí, tính thời sự và trung thực luôn được đề cao. Các chi tiết trong ảnh không bố trí theo tính chủ quan của tác giả hoặc gán ghép mà bản thân sự kiện không có. 
 ảnh: Bà Kim Phúc chạy bom napalm hồi còn nhỏ. PV: Nick Ut
Một cô bé đang lặn ngụp trong đầm nước đen bị ô nhiễm nặng bởi rác để nhặt nhạnh những gì còn sót lại sau một trận cháy lớn, thiêu rụi hoàn toàn hơn 300 căn nhà gỗ, chỉ còn lại những cây cột cháy đen vào 1 buổi sáng sớm ngày 11/04/2008 tại khu Tum Peang Chhouk, Campuchia. Đây là khu cộng đồng người nghèo tại quận Russey Keo, phía Bắc Phnom Penh, Campuchia.
Hàng trăm gia đình ít nhất là 1000 người bị ảnh hưởng, trong đó có hơn 200 người Việt. Hầu hết những người ở đây làm cho xí nghiệp may, phần lớn  những người khác làm nghề bán dạo trên đường phố, và họ thuê nhà tại đây để sinh sống. Chỉ một số ít người còn giữ lại được một ít đồ vật họ có, trong khi số khác thì không có cơ hội đó.”
Địa điểm: Tum Peang Chhouk – CAMPODIA
Thời điểm chụp: in early morning of April 11, 2008. Tác giả: Lê Quang Nhật
Tuyên truyền giáo dục và tổ chức hành động. Từ những thông tin mà hình ảnh mang lại, người xem sẽ tìm hiểu, phân tích những gì mình nhân thấy để từ đó thể hiện thái độ, tâm tư, tình cảm của mình.
Ví dụ: 
Làm tăng tính cảm xúc cho người đọc. Phóng sự ảnh không chỉ mô tả về sự kiện mà còn có tác dụng về cả lý trí và tình cảm đối với người xem, tạo nên những hiều quả cao mà đôi khi đơn giản một phóng sự bình thường không thể làm được. Với việc miêu tả mang tính nghệ thuật trong việc tạo hình cũng như ngôn ngữ và bút pháp giàu tính nghệ thuật, phóng sự ảnh mang đến những dấu ấn về cảm xúc cho người xem.
3.Nhược điểm của ảnh báo chí: 
- Dễ gây nhàm chán: nếu phóng sự ảnh không có tính thống nhất, logic cũng như không có tính sáng tạo cho hình ảnh, góc chụp,... các bức ảnh cứ lặp đi lặp lại thì rất dễ gây nhàm chán cho người xem
Thường hay bị khô cứng: để bảo đảm tính chân thực thì ảnh báo chí thông thường không được chỉnh sữa. Ảnh báo chí là những bức ảnh được chụp trong những khoảnh khoắc chớp nhoáng của sự kiện, vì thế nó thường cứng nhắc. 
Tuy nhiên, cũng tùy theo từng sự kiện, sự việc mà phóng viên ảnh cho ra đời những bức ảnh phù hợp nhất.
 Chiếm diện tích rộng trên trang báo ( báo in): trong khi một bài phóng sự báo in bình thường với một diện tích nhất định ( 1 trang báo ) có thể cung cấp những thông tin cần thiết nhất. Nhưng đối với phóng sự ảnh, 1 trang báo chưa hẳn đã là đủ để diễn đạt thông tin qua hình ảnh một cách hoàn thiện và cụ thể.
 Ảnh trên báo in: Diện tích không thoải mái để diễn đạt
 Màu sắc không hấp dẫn thị giác của người xem.
 Bị thay đổi kích thước cho phù hợp với trang báo vì thế một số hình ảnh bị biến dạng, mất tính thẩm mĩ
Điều này khác với ảnh trên báo mạng: diên tích thoải mái
 Màu sắc phong phú, hấp dẫn, sinh động
 Phóng viên có thể thoải mái để diễn đạt ý tưởng cho tác phẩm của mình.
 Dễ dàng chỉnh sữa hoặc thêm, bớt hình ảnh
Tầm quan trọng của phóng sự ảnh
( tài liệu)
Chùm ảnh: tập trung một loạt các hình ảnh để minh họa cho thông tin bài viết. Tuy nhiên, nó không nói lên cụ thể, chi tiết
Hành động là trung tâm, phương pháp luận của ảnh BC, tránh sự dàn sếp, sắp đặt đơn điệu.
ảnh BC tôn trọng sự thật, khách quan tuyệt đối, không được thay đổi thông tin trong ảnh. Ảnh nghệ thuật thì khác.
ảnh báo chí ghi lại những khoảnh khoắc lịch sử, có giá trị lớn. VD: sự kiện ngày 11/9 tại Mỹ
trong ảnh báo chí có thể thay đổi cỡ cảnh ( cắt-chỉnh size). Một số trường hợp đặc biệt: đặc tả đôi mắt, lấy đôi mắt. Có thể chỉnh màu sắc, độ nét.
ảnh báo chí minnh họa, bổ sung thêm thong tin có liên quan đến bài viết.
phải có sự sắp xếp linh hoạt, đa dạng
Biên tập viên tìm cách sữa lỗi trong việc đặt tít, viết sapo,hỏng kiến thức, con số câu đoạn, cách dùng từ-> phương án sữa.
Với một biên tập viên phát thanh, bạn quan tâm đến yếu tố nào là đầu tiên?
Quan tâm đến yếu tố kĩ thuật
Yếu tố quan trọng nhất là nội dung.
Đặc trưng ngôn ngữ báo phát thanh
(tài liệu)
Các căn cứ để biên tập báo phát thanh
Biên tập yếu tố chính văn
Ngôn ngữ phát thanh
ngôn ngữ là yếu tố chính văn, là phương tiện chính của phát thanh
lời bình cho phát thanh là dạng ngôn ngữ giao tiếp, giàu cảm xúc, phù hợp với cách nói của đông đảo thính giả
tránh dùng thứ ngôn ngữ hành chính lạnh lùng hoặc lối thuyết giảng đạo
sử dụng khẩu ngữ đời thường dùng trong phát thanh như các bạn ơi, nhé, nha,..2 công rưỡi,
vị trí từ trong câu và cấu trúc câu theo chiều thuận
câu đơn giản, ngắn gọn
cách viết cho phát thanh
tránh dùng động từ ở dạng bị động
chọn lối nói tự nhiên như bạn nói với bạn
không quá câu nệ các quy tắc ngữ pháp
phiên âm tiếng việt
tiếng động hiện trường
linh hồn của tác phẩm
được xử lý lại, nếu không được chọn lọc tốt có thể phá vỡ cả một bài báo
trích dẫn phát biểu, lời nói của nhân chứng
quan trọng như tiếng động hiện trường
tồn tại dưới nhiều hình thức: PV với nhân chứng, lời phát biểu ý kiến nhân chứng
BTV sẽ cắt xén nhưng không làm thay đổi nọi dung của đoạn phát biểu và chủ đề của bài báo
Âm nhạc
Là một phần quan trọng trong tác phẩm báo chí phát thanh
Lời dẫn
Do BTV viết ( BTV phải hiểu, nắm vững câu chuyện)
Trực tiếp, ngắn gọn, hấp dẫn ngay từ đầu
Phải vừa mang tính báo chí, vừa mang tính văn học
Căn cứ vào chất lượng nội dung
Đảm bào tính chính trị - tư tưởng, thông tin phải khách quan
Nội dung phải thể hiện được ý đồ của tác giarveef việc định hướng tư tưởng của nhà nước
Căn cứ vào hình thức tác phẩm
Thể loại: sắp xếp các thể loại, kết cấu, bố cục, thời lượng của tác phẩm phụ thuộc vào chương trình
Phải có tính sáng tạo, đưa ra những ý tưởng riêng
Quy trình sản xuất chương trình phát thanh thông qua các gia đoạn kĩ thuật nào?
Ghi âm-> vào phòng thu-> dựng tác phẩm
Các lỗi kĩ thuật thường xảy ra của 1 tác phẩm báo chí phát thanh là gì?
Tiếng ồn át tiếng nói của nhân vật, tạp âm nhiều-> do lỗi khi ghi âm
Bị méo tiếng do nâng giọng lên quá cao; bị lặp lại nội dung, cắt các phần thừa không hết, làm mất khoảng lặng-> lỗi dựng
Âm thanh không đều, tiếng lật giấy, tiếng của máy lạnh chạy, bị mất tiếng do micro hư hoặc do KT không kéo vecder, bị lỗi, âm thanh không đều,-> lỗi phòng thu
Viết lời dẫn trong phát thanh
 phải thu hút ngay từ đầu, có yếu tố văn học, phải rõ rang, rành mạnh
Tạo nên cảm xúc, độ tin cậy thông qua tiếng động và âm nhạc
Thông tin phải phù hợp với chủ đề của mỗi chương trình. Hình thức và nội dung phải phù hợp với nhau. VD chương trình dành cho thanh niên thì phải sủ dụng nội dung vui tươi, hóm hỉnh để phù hợp với đối tượng này.
Đảm bảo chất lượng về nội dung và kĩ thuật
Đảm bảo tính tương tác. Nhất là trong các chương trình khoa giáo, chuyên đề
Biên tập truyền hình
Hình ảnh tĩnh có vai trò về hình thức cho chương trình truyền hình
Ngôn ngữ của truyền hình bao gồm hình ảnh động và hình ảnh tĩnh
Đặc điểm của loại hình báo hình:
Truyền hình là sự kết hợp hữu cơ giữa hình ảnh và âm thanh. Trong đóm hình ảnh đóng vai trò chính yếu.
Bên cạnh hình ảnh còn có yếu tố âm thanh và lời nói
Hình ản và âm thanh có quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau
Hình ảnh mang lại sức hút lớn cho truyền hình so với các thể loại báo chí khác-> có tính thuyết phục, đáng tin cậy.
Quan hệ hữu cơ: hình ảnh cung cấp thông tin. Tuy nhiên, lời nói tạo thêm phần sinh động và hấp dẫn hơn cho truyền hình.
Phương tiện chuyển tải thông tin cho báo hình mà máy thu hình với hệ phổ biến rộng
Tuy nhiên, truyền hình và phát thanh thiếu đi sự phân tích, lý giải sâu sắc so với báo in. Hạn chế trong việc lưu trữ thông tin.
Đặc trưng ngôn ngữ truyền hình:
Ngôn ngữ hình ảnh là chính văn của truyền hình
BT và quay phim trong khi thực hiện việc xây dựng đề cương, KB phân cảnh và tooe chức ghi hình đều phải hình dung ra hình ảnh trước.
Đảm báo chính xác câu ngữ pháp hình. Câu ngữ pháp hình diễn tả một hành động, sự việc trọng vẹn.
Khi ghi hình cần phải chú ý độ nét, động tác máy, góc độ máy quay.
Tại sao nói dựng là một công việc sáng tạo trong sản xuất truyền hình. Với người làm công tác biên tập, bạn làm gì để tạo ra sự sáng tạo trong việc dựng hình.
Muốn tạo cảm giác « ngọt » người dựng phim phải gia công rất lớn trong quá trình ráp cảnh, sao cho mọi động tác – máy quay lẫn diễn viên – được chuyển giao êm ái. Thí dụ cảnh toàn nhân vật được cắt khi bước xong chân phải, thì cảnh cận kế tiếp phải bước chân trái theo đúng nhịp thực tế. Một đoạn phim dựng « ngọt » sẽ khiến người xem cảm giác máy quay không ngừng nghỉ, dù thực tế các cảnh gắn nhau bởi nhiều mối nối. Hiệu quả « ngọt » còn được áp dụng để che dấu cái giả của kỹ xảo. Koulechov – bậc thầy dựng phim Nga – cho rằng montage “ngọt” là khi các khung hình được nối khớp nhau như những cục gạch trong xây dựng. Còn đạo diễn Mỹ Spike Jonze thì ca ngợi montage như sau : « Có một nghịch lý thú vị trong điện ảnh là : cấu trúc phim không ngừng tiến hóa qua những nhảy cóc thời gian, bối cảnh, nhân vật, ý tưởng... Nhưng chính sự tự do hoàn toàn của nghệ thuật montage lại làm nên mối liên kết vô cùng chặt chẽ » 
Ráp-nối là công việc khá chi li, đòi hỏi người dựng phim phải có chuyên môn cao, thành thạo máy móc, thông suốt các quy tắc dựng : ví như không được sai trục, không được xếp liên tiếp những khung hình cùng nội dung nhưng có cùng góc máy và kích cỡ tương tự. Người dựng phim phải nhạy cảm trước những thừa, thiếu dù chỉ dăm ba khung hình [3]. Khán giả bình thường không nhận biết những mẩu thừa như thế, nhưng với giới chuyên môn các mẩu dư be bé kia bị xem là “ rác” cần vứt bỏ. 
Người dựng phim không chỉ chịu trách nhiệm hình ảnh mà phải xử lý luôn phần tiếng. Với các phim âm thanh đồng bộ, việc dựng hình và tiếng sẽ diễn ra cùng lúc, căn cứ theo ký hiệu « khớp » được ghi dấu trong lúc quay. Điện ảnh ta vẫn lồng tiếng nên người dựng phim phải ổn định hình xong mới ráp tiếng. Quy trình này (sẽ trở lại trong mục Lồng tiếng) dĩ nhiên khổ nhọc hơn bởi tiếng của ta là tiếng tái tạo luôn có nguy cơ trật khớp. Là chuyên viên kỹ thuật, người dựng phim bên cạnh tư duy trí não nhất thiết phải biết sử dụng bàn dựng [4] – chiếc bàn lớn bên trên có màn ảnh, vĩ lắp phim, vĩ lắp tiếng, loa, móc, máy cắt-dán. Qua điều khiển của người dựng phim, hình và tiếng sẽ sánh đôi chạy lui chạy tới nhờ các trụ răng trên máy và các lỗ răng trên phim. Tuy nhiên để phòng xa sự trôi trượt, người dựng phim thi thoảng phải dùng bút mỡ ghi dấu « khớp » trên phim và trên các băng tiếng để túm « các em » khi có hiện tượng sai khớp. Trong điều kiện lồng tiếng của ta việc lắp khớp âm thanh vô hình ảnh rất cực, nhưng kết quả rất... tương đối. 
Trong quá trình cắt nối, thêm bớt, đổi thay vị trí hình ảnh những người làm phim bỗng nhận ra rằng mỗi sự điều chỉnh sẽ cho ra một hiệu quả khác, một cảm xúc, ý nghĩa khác Về “phép lạ ” này đạo diễn Pháp Bruno Dumont nói : “ Có thể giải thích tầm quan trọng của montage như sau : chúng ta quay những mẩu phim vô tích sự, nhưng chúng sẽ trở nên cái gì đó khi nối lại với nhau ”. Từ những phát hiện đó người ta bắt đầu chủ tâm nghiên cứu, và thực tế cho thấy mỗi mối nối tiềm ẩn trong nó một xung lực to lớn mà các nhà điện ảnh mãi mãi không thể nào khai thác hết. Cứ thế dựng phim trở thành nghệ thuật, trở thành “sân chơi ” hấp dẫn - đôi khi là thôi miên - của người dựng phim, của các đạo diễn. Ngày nay người ta không còn thích kiểu dựng trôi chảy mà tìm kiếm cá tính, thậm chí cố ý gây sốc.
Dựng phim với tư cách nghệ thuật tạo ra rất nhiều hiệu quả,  có thể kể các hiệu quả chính :
Người dựng phim còn tạo ra cảm xúc, không khí, cái hồn cho tác phẩm.
Người dựng có thể sữa những lỗi hình khi quay bằng cách như chèn hiệu ứng chẳng hạn.
Dựng không được để nhảy hình, giựt hình
Trong phỏng vấn, hạn chế cắt xén
Một shoot hình fit tối đa 3 s
Cảnh chuyển động tối đa từ 10-15s
Tiết tấu nhanh hay chậm của tác phẩm đều phụ thuộc vào khâu dựng
Hạn chế sử dụng kĩ xảo trong tác phẩm báo chí truyền hình
Hạn chế sử dụng zoom, muốn zoom phải có ý đồ phù hợp. thông thường, zoom để diễn tả 1 hành động cụ thể nào đó, dùng để nhấn mạnh một vấn đề, chi tiết quan trọng trong bối cảnh rộng. VD: hình ảnh một học sinh ngủ gục trong lớp học rộng lớn.
Sự quan trọng của âm thanh trong truyền hình
Âm thanh: lời bình là một trong những chính văn trong truyền hình. LB đóng vai trò quan trọng. NGoài ra, còn có tiếng động và âm nhạc. Âm nhạc trong TH không quan trọng bằng ở PT.
Tiêu chẩn, những điểm cần chú ý trong lời nói đó là lời nói có rõ rang, có chuẩn, có dễ hiểu không, có phù hợp với chương trình không? có dài quá không? lời nói có nội dung và ý nghĩa không?
Thể hiện lời nói bằng văn bản trên kich bản sẽ giúp người BT dễ biên tập và dễ cắt xén.
Không sử dụng phần phát biểu nói quá nhiều, được nối từ nhiều đoạn khác nhau.
Những nhược điểm thường thấy về mặt kĩ thuật trên các sản phẩm truyền hình là gì? Với góc độ là một người làm công tác biên tập, bạn sẽ khắc phục ntn?
Lời nói của nhân vật bị mất, chập chờn, không rõ ràng-> ghi âm
Các đoàn trả lời do bị nối từ nhiều đoạn khác nhau nên thường bị giật-> dựng
Nhạc nền lớn hơn lời bình-> dựng
Hình bị giựt-> khâu quay và dựng
Bị tạp âm quá nhiều, không nghe được nhân vật nói->thu hình
Hình ảnh không đủ độ sáng, bị tối, bị mờ-> do quay hình
Câu ngữ pháp hình sai, không hợp logic-> do dựng
Lời bình không khớp với hình ảnh-> dựng
Logo quá to, bảng hiện tên nhân vật quá to hay quá nhỏ, màu chữ tối không đọc được-> dựng
Căn cứ để biên tập một tác phẩm truyền hình
Nội dung, hình thức ( lưu ý ý tưởng sáng tạo), kỹ thuật-> lưu ý ngôn ngữ truyền hình

File đính kèm:

  • docxon_thi_mon_cong_tac_bien_tap.docx