Di sản phương pháp luận của F.A. Hayek về nghiên cứu các hiện tượng xã hội

Tóm tắt Di sản phương pháp luận của F.A. Hayek về nghiên cứu các hiện tượng xã hội: ...nh này kỳ vọng, vì các kết quả của nó – do phụ thuộc vào không gian và thời gian – chỉ có sức mạnh giải thích chứ không thể đem lại sức mạnh định lượng cũng như phỏng đoán như các thí nghiệm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. 9gắn với hành động cá nhân như niềm tin, thái độ, mong muốn, kỳ vọng ...n: Routledge & Kegel Paul, tr.8). Hay ở một nơi khác, “ Sự cần thiết phải tin vào các qui tắc trừu tượng để duy trì một trật tự tự phát là hệ quả của việc vô minh và bất trắc” (tài liệu ngay trên, tr. 127). 13 Fatal Conceit: The Errors of Socialism [Sự tự phụ chết người: Những sai lầm của chủ ng...n: Hutchison). Nhưng cách tiếp cận của Popper chỉ áp dụng tốt đối với trường hợp các dự đoán thực nghiệm suy diễn từ lý thuyết có mức độ xác định cao, chẳng hạn vật lý cơ học. Trong trường hợp các dự đoán thực nghiệm phụ thuộc nhiều vào các lý thuyết khác hay các giả định bổ trợ về môi trường x...

pdf23 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Di sản phương pháp luận của F.A. Hayek về nghiên cứu các hiện tượng xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì 
đánh giá từng lý thuyết riêng biệt, chúng ta đánh giá toàn bộ chương trình về những gì nó có khả năng giải thích 
và những gì nó không có khả năng giải thích. Các chương trình vì thế chỉ điều chỉnh các định đề vành đai dựa 
trên các chỉ dẫn nghiên cứu chứ không đụng chạm gì đến lõi gốc của mình. Sự thành công của một chương trình 
là khả năng nó giải thích được nhiều hiện tượng bất thường và dự đoán được nhiều thực tế mới hơn so với các 
chương trình cạnh tranh khác. 
Tuy nhiên cách tiếp cận của Lakatos bị phê phán là mới chỉ dừng ở mức độ mô tả. Nó không giúp cho các nhà 
khoa học biết được làm thế nào để phát triển lĩnh vực khoa học của mình. Gần đây, một cách tiếp cận mới, với 
tên gọi là cách tiếp cận theo chủ nghĩa cấu trúc (structualist approach) (cũng đôi khi được gọi là cách tiếp cận 
ngữ nghĩa (semantic approach) hay cách tiếp cận mô hình lý thuyết (model-theoretic approach)) đối với các lý 
thuyết khoa học, do triết gia người Mỹ Patrick Suppes kiến lập, khơi gợi từ công trình của nhà logic học Alfred 
Tarski về các mô hình hình thức, đã gây được chú ý đối với giới nghiên cứu, đặc biệt là trong kinh tế học 
(Suppes, Patrick (1962) “Models of Data”, trong Nagel, Ernest, Suppes, Patrick and Tarski, Alfred (biên tập) 
Logic, Methodology and Philosophy of Science: Proceedings of the 1960 International Congress, Stanford:
Stanford University Press, tr. 252-61). Nội dung cốt yếu của cách tiếp cận này là nó coi một lý thuyết bao gồm 
hai bộ phận không thể tách biệt: phần “lý thuyết” dưới dạng một hệ thống các định đề xây dựng từ một số nhất 
định các tiên đề và phần “thực nghiệm” có dạng là một tập các mô hình ứng dụng dựa trên phần “lý thuyết” và 
các công cụ thực nghiệm. Công việc nghiên cứu trong thực tế sẽ bao gồm cả hai phần song song: mở rộng (hay 
loại bớt) các mô hình ứng dụng dựa trên các kết quả thực nghiệm và mở rộng (hay loại bớt) các định đề để cho 
phép tạo ra nhiều loại mô hình ứng dụng thiết thực hơn nữa. Hai lĩnh vực nghiên cứu này được tiến hành khá 
độc lập, song hành và bổ trợ lẫn nhau, sản sinh ra ngày càng nhiều tri thức mới trong lĩnh vực của mình, nhưng 
không có kết quả nào trong lĩnh vực này khiến cho một kết quả nào khác trong lĩnh vực kia bị loại bỏ hoàn toàn, 
bởi khi một mô hình ứng dụng bị thực tế bác bỏ chúng ta có thể điều chỉnh hoặc phần lý thuyết hoặc phần công 
cụ thực nghiệm. Như vậy, theo thuyết cấu trúc về lý thuyết khoa học, việc quyết định liệu một lý thuyết có giá 
trị hay không tuỳ thuộc hoàn toàn vào khả năng ứng dụng thức tiễn của nó trong công việc hàng ngày của các 
nhà nghiên cứu, cả lý thuyết lẫn thực nghiệm. 
33 Xem một trích đoạn gần đây: “Kinh tế lượng có nhiều mục tiêu dính dáng rất ít hoặc chẳng dính dáng gì đền 
việc kiểm nghiệm các lý thuyết. Ngay cả một nhà kinh tế lượng hàng đầu như Hendry (1980, tr. 27-28), người 
luôn nói rằng ba qui tắc vàng của kinh tế lượng là “kiểm nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm nghiệm” cũng không quan 
tâm lắm đến việc kiểm nghiệm trực tiếp các lý thuyết thông qua việc thoả mãn các thủ tục thống kê” (Hoover , 
K. D. (2006), ‘The Methodology of Econometrics’, trong Mill, T.C. và K. Patterson (biên tập.), Handbooks of
Econometrics, volume 1: Theoretical Econometrics, Palgrave MacMillan, tr. 61-87).
18
đến những hiện tượng phức tạp hơn, và gần đây nó đã chuyển mục tiêu sang việc hoàn thiện 
“công nghệ” thí nghiệm, nhằm giảm bớt các lỗi trong thí nghiệm và qua đó bổ trợ cho các 
nghiên cứu lý thuyết trong kinh tế học34. Tất cả những điều này minh chứng cho sự tiên đoán 
của Hayek rằng chúng ta phải trả giá cho việc giảm mức độ khả phủ lý thuyết khi tiến vào 
lãnh địa hiện tượng phức. 
Bây giờ ta xét đến các luận đề mà Hayek rút ra từ những nguyên lý của mình. Vì điều kiện 
không cho phép nên tôi chỉ điểm qua một số nội dung chính; độc giả muốn tìm hiểu sâu các 
khía cạnh liên quan có thể tham khảo các tài liệu được đề cập trong các chú thích tương ứng. 
Liên quan đến hệ luận thứ nhất, kinh tế học hiện đại sau Thế chiến thứ II về cơ bản đã rời bỏ 
chủ nghĩa duy lịch sử mà Hayek và Popper phê phán trong thập niên 1940. Chỉ có rất ít người 
còn tiếp tục theo đuổi kinh tế học Mác-xít và kinh tế học thể chế (cũ) – các trường phái kinh 
tế thu hút được khá nhiều nhà kinh tế trong giai đoạn đầu của thế kỷ XX, vốn tin rằng lịch sử 
thực sự có quy luật hoặc ta có thể khám phá ra các quy luật kinh tế bằng cách nghiên cứu 
mang tính qui nạp các hiện tượng lịch sử. Các nhà kinh tế sau này, dù nghiên cứu về kinh tế 
vĩ mô hay vi mô, dùng mô hình toán học hay thuần tuý ngôn từ, đều xây dựng các lý thuyết 
của mình bằng phương pháp diễn dịch từ những tiền đề ban đầu. Kinh tế học tân cổ điển là 
một ví dụ tiêu biểu. Từ một số những tiên đề ban đầu về sở thích và công nghệ sản xuất các 
nhà kinh tế đã xây dựng được cả một hệ thống lý thuyết về cung, cầu, thị trường, v.v... mà 
không cần phải đề cập đến bất kỳ điều kiện lịch sử nào. Các nhà kinh tế thuộc trường phái 
này cũng đã sử dụng các lý thuyết này để giải thích các hiện tượng kinh tế ở mọi thời đại và 
mọi địa phương, nơi các điều kiện mà các lý thuyết đó mô tả xuất hiện. Mục đích của việc sử 
dụng lý thuyết trong nghiên cứu lịch sử là để làm cho các sự kiện lịch sử được xâu kết lại 
thành những câu chuyện có ý nghĩa và trí tuệ35. Hay nói cách khác, luận đề mà Hayek bảo vệ 
về sự tồn tại của hệ thống lý thuyết không phụ thuộc vào lịch sử được chấp nhận rộng rãi 
trong kinh tế học hiện đại. 
Từ vài thập niên cuối thế kỷ XX, kinh tế học đã bắt đầu tập trung vào việc nghiên cứu các 
quy tắc hành xử trong xã hội. Các nhánh lý thuyết kinh tế như kinh tế thể chế mới, lý thuyết 
34 Xem Smith, V. (2002), ‘Method in Experiment: Rhetoric and Reality’, Experimental Economics, 5, tr. 91-110.
Trong bài luận này Smith đã dùng luận đề Duhem-Quine và một số nội dung của cách tiếp cận theo chủ nghĩa 
cấu trúc (xem chú thích số 30 ở trên) để bảo vệ vị trí của kinh tế học thí nghiệm trong lĩnh vực kinh tế học nói 
chung.
35 Douglass North (1990) viết: “viết về lịch sử là xây dựng một câu chuyện nhất quán về một khía cạnh của đời 
sống con người theo thời gian. Câu chuyện được xây dựng như thế chỉ tồn tại trong tâm trí con người. Chúng ta 
không tái tạo quá khứ; chúng ta xây dựng những câu chuyện về quá khứ. Nhưng để trở thành câu chuyện lịch sử 
hay, câu chuyện đó phải có logic và nhất quán, và phải được xây dựng trên nền của lý thuyết và chứng cứ sẵn 
có” (tr. 131).
19
hiện tượng phức, lý thuyết trò chơi và kinh tế thí nghiệm đều dành sự chú ý đặc biệt vào việc 
nghiên cứu về vai trò cũng như sự hình thành của các thể chế trong xã hội. Trong tất cả các 
nhánh lý thuyết này, tiền đề về sự phân hữu tri thức trong xã hội mà Hayek khám phá ra từ 
năm 1937 luôn được đưa vào ở những cấp độ khác nhau để xác lập vai trò của các quy tắc 
ứng xử và thể chế xã hội như là những công cụ giúp các cá nhân đối mặt với sự thiếu hụt tri 
thức có tính hiến trạng (constitutional) của con người. Có thể nói hệ luận của Hayek về mục 
tiêu của kinh tế học nên hướng tới việc nghiên cứu vai trò của các quy tắc ứng xử là một 
trong những gợi ý quan trọng nhất mà Hayek đã đưa ra đối với các nhà kinh tế thế hệ sau 
này36.
Ý tưởng của Hayek rằng lý thuyết kinh tế phải là lý thuyết về quá trình không được chú ý 
nhiều trong kinh tế học hiện đại, nơi phân tích cân bằng tĩnh vẫn chiếm vị trí thượng phong. 
Một nguyên nhân chủ yếu khiến nó không được chú ý bởi hướng đi này rất khó ứng dụng 
toán học. Trước hết cần phải khẳng định rằng Hayek không phản đối việc sử dụng toán học 
trong việc mô tả các mối quan hệ tương đối bền vững đằng sau một loại hiện tượng kinh tế 
nhất định nào đó37. Tuy nhiên, Hayek lại nghi ngờ khả năng của toán học trong việc mô tả 
quá trình hình thành cũng như biến đổi của hiện tượng kinh tế trong thế giới thực, nơi chúng 
ta không thể bỏ qua các yếu tố bất trắc của môi trường, sự khiếm khuyết tri thức của con 
người, khả năng sáng tạo và học hỏi của con người, và sự điều chỉnh các kế hoạch liên tục 
của các cá nhân sao cho tương hợp lẫn nhau38. Bên cạnh những nhà kinh tế thuộc trường phái 
36 Tham khảo một bài giảng của Roger B. Myerson, một trong những người vừa được trao giải Nobel năm 2007 
để nắm được sự phát triển của hướng nghiên cứu các thể chế xã hội trong thời gian vài thập kỷ gần đây, và ghi 
nhận của ông về các gợi ý của Hayek về hướng nghiên cứu này (Myerson, R. (2006), ‘Fundamental Theory of 
Institutions: A Lecture in Honour of Leo Hurwicz’, The Hurwicz Lecture, presented at the North American
Meetings of the Econometric Society, tại trường đại học tổng hợpMinnesota, 22, tháng 6, 2006). Cũng tham 
khảo một bài luận của C. Mantzavinos, D. C. North và S. Shariq (2004), ‘Learning, Institutions, and Economic 
Performance’, Perspectives on Politics, 2 (1), tr. 75-84, để thấy được vị trí của ý tưởng phân hữu tri thức trong 
kinh tế học thể chế mới. Các tác giả này đã trích câu sau của Hayek “các thói quen và kỹ năng của chúng ta, các 
thái độ cảm xúc của chúng ta, các công cụ và các định chế của chúng ta—tức tất cả các thích ứng với kinh 
nghiệm quá khứ, những thứ vốn liên tục tiến triển bằng cách loại bỏ có chọn lọc những cái không phù hợp” 
(Hayek, F. A. 1960. The Constitution of Liberty. London: Routledge and Kegan Paul, tr. 26) như là một gợi ý 
quan trọng cần phải lý giải tiếp. Độc giả có thể xem thêm C. Mantzavinos (2001). Individuals, Institutions, and
Markets. Cambridge, UK: Cambridge University Press.
37 Hayek lưu ý: “Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng không nhất thiết phải tồn tại mối quan hệ giữa việc sử dụng 
toán học trong các ngành khoa học xã hội với các nỗ lực đo lường các hiện tượng xã hội – như những người vốn 
chỉ có trình độ toán học sơ cấp thường tin vào. Toán học có thể – và có lẽ đúng thế trong kinh tế học – là công 
cụ hoàn toàn không thể tách rời để mô tả các thể loại nhất định các mối quan hệ có cấu trúc phức tạp, dù rằng có 
thể chúng ta không có cơ hội để biết được các trị số của các tham số (magnitudes) cụ thể (được gọi bằng một cái 
tên gây nhầm lẫn là “hằng số”) có mặt trong các công thức mô tả các cấu trúc đó.” (chú thích 8, ch. 4). 
38 Có thể tham khảo quan điểm của Hayek về vai trò và giới hạn của toán học trong kinh tế học trong đoạn trích 
dưới đây: “Do đó, việc một nhà kinh tế danh tiếng như giáo sư Schumpeter khinh suất sa vào bẫy tạo ra bởi tính 
hai mặt của thuật ngữ “dữ liệu đã biết” hầu như không thể biện bạch rằng đó chỉ là một lỗi nhỏ. Nó gợi cho 
chúng ta một cái gì đó hơn nữa về sai lầm nền tảng của phương pháp tiếp cận vốn có thói quen bỏ qua phần cốt 
20
kinh tế Áo, những người kiên trì tiếp tục hướng nghiên cứu coi lý thuyết kinh tế phải là lý 
thuyết về quá trình thị trường39, nhiều nhóm học giả đã bắt đầu quay trở lại quan điểm này 
trong vài thập kỷ gần đây. Trong việc ứng dụng toán học, đáng kể nhất phải kể đến nhánh lý 
thuyết hiện tượng phức, với các nghiên cứu về đường-lệ-thuộc (path-dependence), các hệ 
thống động phi tuyến tính (non-linear dynamics) và các hệ thống tiến hoá (evolutionary 
systems)40. Lý thuyết trò chơi (game theory) cũng đã tham gia tích cực và có những đóng góp 
quan trọng vào hướng đi này. Khác với các mô hình phương trình đồng thời trong phân tích 
cân bằng của kinh tế học tân cổ điển chính thống, các mô hình toán học của lý thuyết trò chơi 
đã mang nhiều đặc điểm của lý thuyết quá trình như xem xét đến các yếu tố chủ quan trong 
kế hoạch hành động của các tay chơi, nhìn nhận sự hình thành của nhiều trạng thái cân bằng 
là kết quả của quá trình tương tác mang tính chiến lược khác nhau của các tay chơi, và đã đưa 
được yếu tố học hỏi vào trong mô hình phân tích; nó cũng coi sự phối kết các kế hoạch 
(coordination) là vấn đề trung tâm của phân tích kinh tế, và trở thành công cụ để xem xét đến 
sự hình thành của các định chế và trật tự tự phát như Hayek gợi ý41.
Luận đề cuối cùng trong hệ thống phương pháp luận của Hayek về khả năng dự báo hạn 
chế của các lý thuyết kinh tế có lẽ là điều khó được giới kinh tế tin vào chủ nghĩa thực chứng 
chấp nhận nhất - và điều này, như Caldwell nhận xét, đáng được coi là “một trong những điều 
kỳ bí nhất của thế kỷ XX”42. Kinh tế lượng thực sự rơi vào khủng khoảng vào cuối thập kỷ 
1970, khi các dự báo của các mô hình của nó tỏ ra thất bại, và đặc biệt là sau khi Robert 
Lucas đưa giả thiết kỳ vọng thuần lý (rational expectation) để phê phán việc sử dụng các mô 
yếu của các hiện tượng mà chúng ta phải giải quyết: đó là sự không hoàn thiện không thể tránh được của tri thức 
con người và do vậy, đòi hỏi cần có một cơ chế để truyền đạt và tiếp thu tri thức một cách không ngừng nghỉ. 
Bất kỳ phương pháp tiếp cận nào, ví dụ phương pháp đuợc sử dụng nhiều trong kinh tế toán với hệ thống các 
phương trình đồng thời, mà để giải được chúng thì cần giả thiết tri thức của mọi người tương ứng với các dữ 
kiện khách quan của một trạng thái nhất định nào đó, sẽ loại bỏ một cách có hệ thống vấn đề được xem là nhiệm 
vụ chính mà chúng ta phải giải thích. Tôi không phủ nhận là trong chuyên ngành của chúng ta, phương pháp 
phân tích cân bằng có một vai trò quan trọng. Nhưng khi nó được đẩy tới điểm, khiến cho một số nhà tư tưởng 
hàng đầu của chúng ta tin rằng trạng thái mà nó mô tả có liên quan trực tiếp với lời giải đáp cho những vấn đề 
thực tiễn thì đó là đỉnh điểm mà chúng ta phải ghi nhớ rằng: nó chẳng đụng chạm gì hết tới quá trình xã hội, và 
rằng: nó chẳng qua chỉ là một công cụ sơ đẳng, hữu ích cho công việc nghiên cứu vấn đề kinh tế chính yếu của 
xã hội.” (Hayek, 1948 [1945], ‘The Use of Knowledge in Society’, trong Individualism and Economic Order,
Chicago: The University of Chicago Press, tr. 91)
39 Tham khảo các tác phẩm tiêu biểu: O’Driscoll, G. (1977). Op. cit.; Lachmann, L. (1986). The Market as an
Economic Process, New York: Basil Blackwell; Kirzner, I. (2000), op. cit..
40 Tham khảo các tác phẩm tiêu biểu: Day, Richard H. (1994). Complex Economic Dynamics, Volume I: An
Introduction to Dynamical Systems and Market Mechanisms. Cambridge, MA: MIT Press; Arthur, W. Brian,
Steven N.Durlauf, and David A. Lane (eds.) (1997), Op. cit.; Rosser, J. Barkley, Jr. (1999). ‘On the
Complexities of Complex Economic Dynamics’, Journal of Economic Perspectives, 13(4), 169-192.
41 Về sự gần gũi giữa lý thuyết trò chơi với các nguyên lý của trường phái kinh tế Áo, đặc biệt của Hayek, tham 
khảo Foss, N. (2004). ‘Austrian Economics and Game Theory: A Stocktaking and an Evaluation’, The Review of
Austrian Economics, 13(1), tr. 41-58.
42 Caldwell, B. (2000), op. cit.
21
hình kinh tế lượng cho việc hoạch định chính sách43. Lucas lập luận rằng, các mô hình kinh tế 
lượng dựa vào các quyết định của các thành viên trong xã hội để ước lượng các biến số. 
Nhưng các thành viên trong xã hội không những chỉ căn cứ vào hàm mục tiêu của mình mà 
còn vào cả các biến số của chính các mô hình mà chính phủ định áp dụng. Hay nói cách khác, 
các dự báo của các mô hình sẽ trở thành sai bởi sự tồn tại của kỳ vọng thuần lý của các thành 
viên trong xã hội. Sau thập kỷ 1970, kinh tế lượng đã có nhiều điều chỉnh về phương pháp 
luận, thậm chí theo các nhánh đối lập nhau, như cách tiếp cận rút gọn mang tính xác suất 
(probabilistic-reduction approach) nói chung và của trường phái kinh tế London (LSE 
approach) nói riêng hướng vào việc xử lý số liệu, xây dựng các cấu trúc mối quan hệ số liệu 
thuần tuý, và giảm thiểu sự phụ thuộc của mô hình thực nghiệm với lý thuyết, hoặc như cách 
tiếp cận hiệu chuẩn (calibration approach) của nhóm gắn với hai nhà kinh tế Finn Kydland và 
Edward Prescott, đối lập với nhánh LSE, hướng tới việc gắn chặt các mô hình định lượng với 
lý thuyết, tạo ra những nền kinh tế “nhân tạo” để kiểm nghiệm lý thuyết44. Ngay cả với những 
cố gắng như thế thì những kết quả của kinh tế lượng vẫn chẳng khả quan hơn nhiều. Sau khi 
nghiên cứu tỉ mỉ quá trình phát triển của kinh tế lượng, Roger Backhouse kết luận như sau: 
“bất chấp nỗ lực khổng lồ, bất chấp tốc độ tăng chóng mặt của năng lực tính toán [nhờ máy 
điện toán], và bất chấp sự phát triển của các kỹ thuật thống kê ngày càng phức tạp, kinh tế 
lượng đã thất bại trong việc đưa ra những quy luật định tính (quantitative laws), điều đã từng 
được rất nhiều nhà kinh tế tin tưởng là có thể”45. Có lẽ đã đến lúc giới kinh tế lượng cần phải 
tỉnh táo nhìn lại niềm tin vào chủ nghĩa thực chứng và suy xét lại một cách nghiêm túc luận 
điểm của Hayek rằng chúng ta chỉ có thể tiến hành dự báo mô thức chứ không thể dự báo 
được sự kiện bởi vì tính phức của các sự kiện xã hội. 
Một số lưu ý cuối cùng 
Hayek viết những bài luận này trong những năm khốc liệt nhất của Thế chiến thứ II với 
mong muốn chỉ ra một sự thật hiển nhiên: sự khiếm khuyết mang tính bẩm sinh của tâm trí 
con người. Bất cứ khi nào chúng ta không chịu chấp nhận sự thật ấy, không coi đó là xuất 
43 Lucas, R. E. (1976). Econometric policy evaluation: A critique. Trong K. Brunner & A. H. Meltzer (biên tập), 
The Philips Curve and Labor Markets, Vol 1 of Carnegie-Rochester Conference Series on Public Policy (pp. 19-
46). Amsterdam: North-Holland Publishing Company.
44 Xem Hoover , K. D. (2006), ‘The Methodology of Econometrics’, trong Mill, T.C. và K. Patterson (biên tập), 
Handbooks of Econometrics, volume 1: Theoretical Econometrics, tr. 61-87, Palgrave MacMillan.
45 Backhouse, Roger. 1997. Truth and Progress in Economic Knowledge. Cheltenham: Edward Elgar, tr. 136.
Cũng xem nhiều đoạn trong Spanos, A. (2006), ‘Econometrics Restrospect and Prospect’, trong Mill, T.C. và K. 
Patterson (biên tập), Handbooks of Econometrics, volume 1: Theoretical Econometrics, tr. 3-60. Palgrave
MacMillan, đặc biệt phần §1.1.2. 
22
phát điểm để định hướng tư duy và hành động của mình, chúng ta ắt sẽ phạm phải sai lầm cả 
trên bình diện học thuật lẫn trên bình diện thực tiễn. Ông đã kiên trì xây dựng hệ thống 
phương pháp luận của mình và triển khai các ứng dụng trên tiền đề đó. Và có lẽ chúng ta 
cũng không nên quá ngạc nhiên khi thấy rằng những gì ông viết hơn 60 năm trước đây lại 
đúng cho ngày hôm nay đến như vậy. Và cũng sẽ không quá bất ngờ nếu như: “hoàn toàn có 
thể là kinh tế học của thể kỷ XXI sẽ còn chịu ảnh hưởng của Hayek nhiều hơn kinh tế học của 
thế kỷ XX”46.
Chấp nhận sự hữu hạn của tri thức con người, chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận sự tồn tại của 
trật tự tự phát hay “bàn tay vô hình” dẫn dắt các cá nhân, dù theo đuổi các mục tiêu cá nhân 
của mình, nhưng kết cục lại đem lại lợi ích cho những người khác. Trật tự đó được tạo ra từ 
hoạt động của con người nhưng lại không do một cá nhân nào thiết kế ra. Nó giúp các cá 
nhân khắc phục được sự khiếm khuyết trí tuệ của mình thông qua sự bù đắp trí tuệ của những 
người khác. Đây phải được xem như là một tiền đề tư tưởng quan trọng bậc nhất để xây dựng 
một xã hội hiện đại vì tự do, hoà bình, và thịnh vượng. 
Chấp nhận sự hữu hạn của tri thức con người, chúng ta cũng dẹp bỏ được ảo tưởng về sự 
tồn tại của một “học thuyết” khoa học xã hội nào đó làm “kim chỉ nam” để thiết kế hay cải 
tạo xã hội. Chúng ta có thể xây dựng các lý thuyết về các hiện tượng xã hội, nhưng ứng dụng 
của chúng chỉ dừng ở mức độ giải thích nguyên lý hay dự báo mô thức, hoặc góp phần vào 
điều chỉnh các định chế có tính phổ quát trong xã hội theo hướng hiệu quả hơn. Nhận biết 
được hạn chế của lý thuyết trong lĩnh khoa học xã hội như vậy sẽ khiến chúng ta trở nên 
khiêm tốn hơn rất nhiều. Chúng ta hãy một lần nữa lắng nghe Hayek đúc kết về vai trò của 
kinh tế học: “điều mà chúng ta có thể biết trong lĩnh vực kinh tế học thực sự ít ỏi so với kỳ 
vọng của người đời”47.
46 Caldwell, B. (2000), sđd..
47 Hayek, F. A. (1983), ‘Nobel Prize-Winning Economist’, Transcript of an oral history interview conducted in
1978 under the auspices of the Oral History Program, University Library, UCLA. Copyright 1983, Regents of
the University of California. tr. 258, trích lại từ Caldwell, B. (2000), tài liệu ngay trên.
23

File đính kèm:

  • pdfdi_san_phuong_phap_luan_cua_f_a_hayek_ve_nghien_cuu_cac_hien.pdf