Phân tích nguyên nhân phát sinh vết nứt thẳng đứng trên tường thân mố của một số công trình cầu
Tóm tắt Phân tích nguyên nhân phát sinh vết nứt thẳng đứng trên tường thân mố của một số công trình cầu: ... kê gối sẽ có hiện tượng bê tông bị nén theo phương thẳng đứng, từ đó gây ra hiệu ứng nở ngang và có thể phát sinh vêt nứt thẳng đứng. Tuy nhiên khi đó các vết nứt chỉ xuất hiện cục bộ khu vực gần đá kê, trong khi thực tế có vết nứt thẳng đứng phân bố ngẫu nhiên trên mặt ngoài tường thân mố. ...ồ sơ hoàn công của công trình: Phần bệ mố thi công trong 23 ngày, phần tường thân thi công trong 6 ngày, phần tường đỉnh thi công trong 10 ngày, ở ngày thứ 3 sau khi đổ các cấu kiện được tháo ván khuôn và bảo dưỡng trong điều kiện tự nhiên của môi trường. Các thông số của vật liệu bê tông và...chiều cao tường thân, một số vết nứt kéo dài lên mặt trên tường thân. Khi nhiệt độ kết cấu bằng môi trường, ứng suất pháp có dấu âm với giá trị nhỏ nhất là -1,72Mpa, như vậy khi đó các vết nứt bị khép lại. 24h sau khi đổ bê tông tường thân Cường độ kéo của bê tông Ứng suất pháp ngang cầ...
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -98- PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH VẾT NỨT THẲNG ĐỨNG TRÊN TƯỜNG THÂN MỐ CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CẦU Hoàng Văn Tuấn1* 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội * Tác giả liên hệ: Email: hoangtuan0406@utc.edu.vn; Tel: 0975423618 Tóm tắt: Bài báo này đưa ra các giả thiết về nguyên nhân có thể phát sinh các vết nứt thẳng đứng điển hình trên tường thân mố bê tông cốt thép của một số công trình cầu ở Việt Nam, từ đó tiến hành phân tích, đánh giá để chỉ ra các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này, kết hợp với các kết quả phân tích bằng phương pháp phần tử hữu hạn để kiểm chứng, củng cố các nhận định, đánh giá đã nêu ra. Từ khóa: nứt bê tông, nứt mố cầu, nứt thẳng đứng, nhiệt thủy hóa, co ngót bê tông, bê tông khối lớn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay ở trong nước ngày càng có nhiều nghiên cứu về hiện tượng co ngót của bê tông và hiệu ứng nhiệt thủy hóa của bê tông khối lớn. Gần đây đã có một số nghiên cứu về các vấn đề này cho công trình cầu [1] [2] [3] [4]. Tuy nhiên theo tìm hiểu của tác giả, thì chưa có nghiên cứu trực tiếp nào áp dụng cho kết cấu mố cầu dạng bê tông khối lớn. Do đó thông qua bài báo, tác giả mong muốn có được nhưng phân tích, đánh giá chi tiết, cụ thể hơn về vấn đề này. Tại một số công trình cầu, trên tường thân mố xuất hiện các vết nứt thẳng đứng với nhiều đặc điểm tương đồng nhau. Tác giả đã trực tiếp tiến hành khảo sát hiện trạng nứt của các công trình này. Trên cơ sở phân tích đặc điểm các vết nứt, nghiên cứu hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công, hồ sơ khai thác công trình, tác giả đã đánh giá các giả thiết về nguyên nhân có thể gây nứt thẳng đứng cho các kết cấu mố cầu, từ đó đưa ra nhận định tường thân mố cầu là một dạng bê tông khối lớn nên nguyên nhân chính gây ra các vết nứt là do tác dụng đồng thời của quá trình nhiệt thủy hóa kết hợp với hiện tượng co ngót của bê tông. 2. HIỆN TRẠNG VẾT NỨT THẲNG ĐỨNG TRÊN TƯỜNG THÂN MỐ CẦU Qua kinh nghiệm tiến hành khảo sát trực tiếp hiện trạng nhiều kết cấu mố bê tông cốt thép, tác giả nhận thấy có nhiều công trình chỉ xuất hiện các vết nứt theo phương thẳng đứng trên tường thân mố (hình 1, hình 2). Các vết nứt này có nhiều đặc điểm cơ bản giống nhau như: Tất cả các vết nứt chủ yếu có phương thẳng đứng; Khoảng cách các vết nứt tương đối đều nhau theo phương ngang và có xu hướng thưa dần ở hai phía Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -99- ngoài của các tường thân mố; Các vết nứt chỉ xuất hiện trên tường thân mố mà không kéo dài lên tường đỉnh mố, cũng như không nứt xuống bệ mố, một số vết nứt kéo dài lên mặt trên của tường thân mố, nhiều vết nứt kết thúc tại mạch ngừng thi công; Độ mở rộng của các vết nứt khá đồng đều, thay đổi trong khoảng 0,05-0,30mm (chủ yếu tập trung trong khoảng 0,15-0,20mm), quy luật chung là độ mở rộng lớn nhất nằm chính giữa vết nứt và có xu hướng nhỏ dần khi đi lên trên và xuống dưới vết nứt. Một số kết cấu mố cầu các vết nứt thẳng đứng trên tường thân mố xuất hiện ngay sau khi tháo ván khuôn, có xu hướng ngày càng lớn hơn đến khi dứng hằn trong quá trình bảo dưỡng (hình 2). Các vết nứt này xuất hiện đối xứng hai bên tường thân mố. - Vết nứt thẳng đứng trên tường thân mố phát hiện trong giai đoạn khai thác. - Vết nứt thẳng đứng xuất hiện trên tường thân mố trong quá trình thi công. 3. ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN GÂY RA VẾT NỨT ĐỨNG TRÊN TƯỜNG THÂN MỐ CẦU 3.1. Đánh giá các nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng nứt tường thân mố Các nguyên nhân chính có thể dẫn đến hiện tượng xuất hiện các vết nứt thẳng đứng trên tường thân mố cầu bao gồm [5] [6] [7]: Hiệu ứng nhiệt thủy hóa bê tông: Cấu kiện tường thân mố các cầu đã khảo sát có kích thước tương đối lớn với chiều dày từ 1,5m đến 2,0m, chất kết dính là xi măng pooclăng thông thường, mặt khác trong quá trình thi công nhà thầu đã không có biện pháp cách nhiệt (theo hồ sơ hoàn công các công trình), do đó dẫn đến chênh lệch nhiệt Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -100- độ lớn giữa bề mặt ngoài với phía trong lõi khối đúc, điều này dẫn đến xuất hiện ứng suất kéo ở mặt ngoài khối bê tông và có thể gây ra nứt bê tông ở tuổi sớm [7] [8] [9]. Hiện tượng co ngót: Sau khi tháo ván khuôn, bề mặt khối đúc sẽ mất nước nhanh hơn so với các phần bê tông bên trong, từ đó phần bê tông mặt ngoài sẽ co ngót sớm hơn, giảm thể tích nhanh hơn, từ đó có thể gây ra nứt do co ngót ở bề mặt. Mặt khác phần bệ mố được đổ trước nên tốc độ co ngót diễn ra chậm hơn (hoặc đã dừng hẳn), trong khi phần tường thân đổ sau sẽ có tốc độ giảm thể tích (do co ngót) nhanh hơn, theo thời gian sự chênh lệch về độ thay đổi kích thước sẽ tăng dần và có thể gây phát sinh các vết nứt vuông góc với phương có kích thước lớn của khối đúc, với tường thân mố đó là bề rộng của mố, tức là các vết nứt thẳng đứng có thể xuất hiện. Điều này phù hợp với hiện trạng các vết nứt như đã phân tích ở trên. Chất lượng của bê tông: Về cường độ của bê tông, căn cứ hồ sơ hoàn công và kết quả kiểm tra bằng phương pháp khoan lấy mẫu nén, kết hợp phương pháp súng bật nẩy, thì cường độ bê tông của tất cả các kết cấu tường thân mố đều đảm bảo yêu cầu thiết kế. Bằng phương pháp siêu âm thì các cấu kiện được kiểm tra đều có bê tông đảm bảo độ đồng nhất và không phát hiện khuyết tật. Hiệu ứng nở ngang do tải trọng: Các kết cấu đã đưa vào khai thác, dưới tác động phản lực liên kết tại gối do kết cấu phần trên truyền xuống, khu vực tường thân gần đá kê gối sẽ có hiện tượng bê tông bị nén theo phương thẳng đứng, từ đó gây ra hiệu ứng nở ngang và có thể phát sinh vêt nứt thẳng đứng. Tuy nhiên khi đó các vết nứt chỉ xuất hiện cục bộ khu vực gần đá kê, trong khi thực tế có vết nứt thẳng đứng phân bố ngẫu nhiên trên mặt ngoài tường thân mố. Theo đánh giá hiệu ứng nở ngang tuy có thể góp phần tạo ra các vết nứt thẳng đứng, nhưng không phải là nguyên nhân chính. Chuyển vị cưỡng bức: Với các kết cấu mố cầu đặt trên hệ thống cọc khoan nhồi thì khi có sự dịch chuyển không đồng đều của các cọc (hoặc cụm cọc) khoan nhồi, sẽ gây ra biến dạng cho kết cầu và có thể làm xuất hiện các vết nứt. Giả thiết thứ nhất là các cọc (cụm cọc) chuyển vị theo phương thẳng đứng khác nhau, dẫn đến kết cấu tường thân mố sẽ bị uốn và cắt trong mặt phẳng thẳng đứng. Khi đó các vết nứt do uốn sẽ có phương thẳng đứng, với độ mở rộng lớn nhất ở một đầu của vết nứt và giảm dần ở đầu còn lại, vết nứt có thể kéo dài lên tường đỉnh mố hoặc kéo xuống bệ mố, các vết nứt này có thể xuyên qua tường thân mố; Các vết nứt do cắt sẽ có phương nghiêng. Giả thiết thứ hai là các cọc (cụm cọc) ở phía trong sẽ có chuyển vị ngang lớn hơn các cọc (cụm cọc) ở hai bên mố, dẫn đến gây kéo mặt ngoài tường thân mố. Các vết nứt đứng có thể xuất hiện và kéo dài từ đỉnh tường thân xuống đáy bệ móng, đồng thời phần ngoài bệ mố (ở xa đường trung hòa hơn) sẽ bị nứt với độ mở rộng lớn hơn phần tường thân mố, ngoài ra các vết nứt gần cọc (cụm cọc) chuyển vị lớn nhất sẽ có độ mở rộng và chiều dài lớn hơn các vết nứt khác [10]. Các ứng xử, biểu hiện của kết cấu như đã phân tích theo các giả thiết trên đều không phù hợp với hiện trạng các vết nứt thẳng đứng xuất hiện trên tường thân các mố. Do đó khả năng chuyển vị cưỡng bức là nguyên nhân chính của hiện tượng này là không lớn. Hiện tượng phá hoại mỏi bê tông: Với kết cấu mà vết nứt xuất hiện trong quá trình thi công (chưa chịu hoạt tải) thì có thể loại bỏ ngay nguyên nhân này. Với các kết Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -101- cấu đang khai thác, nếu xảy ra nứt do phá hoại mỏi thì theo thời gian các vết nứt này sẽ phát triển về độ mở rộng, chiều dài, số lượng. Tuy nhiên căn cứ theo sự theo dõi của đơn vị quản lý và thực tế quá trình khỏa sát, quan trắc thì hiện tượng này đã không xảy ra. Vì vậy phá hoại mỏi khó có thể là nguyên nhân chính gây nứt tường thân mố cầu. Từ các phân tích trên, có thể nhận thấy nhiệt do quá trình thủy hóa kết hợp với quá trình co ngót của bê tông là các nguyên nhân chính yếu nhất gây ra các vết nứt thẳng đứng trên các tường thân mố cầu. Dưới đây xin trình bày một phân tích điển hình bằng phương pháp phần tử hữu hạn cho một kết cấu mố cầu thực tế dưới tác động của hai yếu tố này. 3.2. Phân tích kết cấu mố cầu bằng phương pháp phần từ hữu hạn Xét một đơn nguyên phải tuyến thuộc mố A1 của một cầu thuộc địa phận tỉnh Hải Dương. Mố có kết cấu dạng chữ U, bằng bê tông cốt thép, với bề rộng 16,4m, được đặt trên hệ 8 cọc khoan nhồi có đường kính 1,5m, theo phương ngang cầu có 4 hàng cọc, theo phương dọc cầu có 2 hàng cọc. Bệ mố rộng 6,0m, chiều cao 2,0m; tường thân dày 1,6m, cao trung bình 3,5m; tường đỉnh dày 0,5m, chiều cao 2,09m. Đơn nguyên phải tuyến mố A1 được thi công vào tháng 06 năm 2014. Ứng dụng phần mềm Midas-Civil version 2011, tiến hành mô hình, phân tích ứng xử phần bê tông của bệ mố, tường thân, tường đỉnh thuộc đơn nguyên phải tuyến mố A1 (hình 3) dưới tác động đồng thời của quá trình nhiệt thủy hóa và co ngót [11]. Hệ thống cọc khoan nhồi được mô hình thành các gối có liên kết như hình 4. Các bộ phận mố được mô hình đúng theo trình tự thi công và biện pháp thi công ghi trong hồ sơ hoàn công của công trình: Phần bệ mố thi công trong 23 ngày, phần tường thân thi công trong 6 ngày, phần tường đỉnh thi công trong 10 ngày, ở ngày thứ 3 sau khi đổ các cấu kiện được tháo ván khuôn và bảo dưỡng trong điều kiện tự nhiên của môi trường. Các thông số của vật liệu bê tông và môi trường được thể hiện trong bảng 1. Thông số vật liệu bê tông và điều kiện môi trường. Đại lượng Giá trị Đơn vị Hệ số Poisson [12] 0.20 Hệ số giãn nở nhiệt [12] 1,08*10-5 Nhiệt dung riêng của bê tông [12] 0,25 kcal.g/kg0C Hệ số dẫn nhiệt [12] 2,30 kcal/m.hr.0C Hệ số đối lưu nhiệt khi có ván khuôn thép [12] 12 kcal/m2.0C Hệ số đối lưu nhiệt khi tiếp xúc không khí [12] 15 kcal/m2.0C Độ ẩm trung bình của môi trường [13] 80 % Nhiệt độ trung bình của không khí [13] 30 0C Nhiệt độ trung bình của nền đất 20 0C Cường độ bê tông 28 ngày tuổi 30 MPa Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -102- Đại lượng Giá trị Đơn vị Hệ số Poisson [12] 0.20 Hệ số giãn nở nhiệt [12] 1,08*10-5 Hàm lượng xi măng 400 kg/m3 Thi công trong 6 ngày Thi công trong 10 ngày Thi công trong 23 ngày - Mô hình kết cấu đơn nguyên phải tuyến mố A1. Chống chuyển vị theo z Chống chuyển vị theo y, z Chống chuyển vị theo z Chống chuyển vị theo x, y, z - Mô hình liên kết của đơn nguyên phải tuyến mố A1. Kết quả phân tích cho thấy ứng suất pháp kéo theo phương ngang cầu đạt giá trị lớn nhất tại thời điểm 24 giờ sau khi đổ bê tông tường thân mố (hình 7, 8, 9). Tại thời điểm này, theo chiều dày tường thân (hình 5), vùng bê tông chịu nén (ứng suất âm) phân bố ở lõi, nên các vết nứt không xuyên qua tường thân, điều này phù hợp với thực tế trong quá trình khảo sát các mố có một phần tường thân nước ngầm, khống thấy nước chảy từ sau ra trước tường thân; vùng bê tông chịu kéo (ứng suất dương) nằm đối xứng và bọc xung quanh lõi tường thân, từ đây có thể nhận định hiện trạng các vết nứt Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -103- thẳng đứng có sự tương đồng giữa hai mặt trước và sau tường thân, kết quả khảo sát các mố cầu bị nứt trong giai đoạn thi công cho kết quả tương đồng. Trên mặt ngoài tường thân mố, ứng suất pháp (theo phương ngang cầu) phân bố khá đồng đều, tức là các vết nứt thẳng đứng sẽ xuất hiện với khoảng cách khá tương đồng dọc theo tường thân mố, kết quả này phù hợp với hiện trạng nứt của kết cấu đã khảo sát. Điểm khảo sát 1 Điểm khảo sát 5 Điểm khảo sát 2 Điểm hảo sát 3 Điểm khảo sát 4 - Phân bố ứng suất pháp (theo phương ngang cầu) trên chiều dày tường thân, tại thời điểm 24 giờ sau khi đổ bê tông tường thân mố. Tại thời điểm nhiệt độ bê tông bằng với nhiệt độ của môi trường thì ứng suất pháp mang dấu âm (hình 6), tức là bê tông bị nén và các vết nứt phát sinh sẽ khép lại. Thực tế một số công trình đã không phát hiện được vết nứt trong giai đoạn thi công mà phải đến giai đoạn khai thác mới quan sát được. - Phân bố ứng suất pháp (theo phương ngang cầu) trên bề mặt ngoài tường thân, tại thời điểm nhiệt độ bê tông bằng nhiệt độ môi trường. Tại mặt cắt đứng chính giữa đơn nguyên mố, thực hiện khảo sát quá trình biến đổi của ứng suất pháp ngang cầu và sự phát triển của cường độ chịu kéo của bê tông tại các điểm khảo sát như hình 5. Qua biểu đồ trong hình 7, 8, 9 nhận thấy: tại các Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -104- điểm tại mặt trên tường thân, ở phía trên và ở giữa chiều cao mặt ngoài tường thân, có giai đoạn ứng suất pháp theo phương ngang cầu vượt cường độ chịu kéo của bê tông, kết quả này tương đồng với hiện trạng nhiều vết nứt theo phương thẳng đứng xuất hiện ở giữa chiều cao tường thân, một số vết nứt kéo dài lên mặt trên tường thân. Khi nhiệt độ kết cấu bằng môi trường, ứng suất pháp có dấu âm với giá trị nhỏ nhất là -1,72Mpa, như vậy khi đó các vết nứt bị khép lại. 24h sau khi đổ bê tông tường thân Cường độ kéo của bê tông Ứng suất pháp ngang cầu Thời điểm đổ bê tông tường thân - Sự thay đổi ứng suất pháp theo phương ngang cầu và cường độ chịu kéo của bê tông tại điểm khảo sát 1 (chính giữa mặt trên tường thân) 13 24h sau khi đổ bê tông tường thân Ứng suất pháp ngang cầu Cường độ kéo của bê tông Thời điểm đổ bê tông tường đỉnh Thời điểm đổ bê tông tường thân - Sự thay đổi ứng suất pháp theo phương ngang cầu và cường độ chịu kéo của bê tông tại điểm khảo sát 2 (phía trên mặt ngoài tường thân). Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -105- 24h sau khi đổ bê tông tường thân Cường độ kéo của bê tông Tháo ván khuôn Thời điểm đổ bê tông tường đỉnhThời điểm đổ bê tông tường thân - Sự thay đổi ứng suất pháp theo phương ngang cầu và cường độ chịu kéo của bê tông tại điểm khảo sát 3 (chính giữa mặt ngoài tường thân). Từ hình 10 và hình 11, nhận thấy tại phía dưới mặt ngoài và tại tâm tường thân, ứng suất pháp theo phương ngang cầu luôn nhỏ hơn cường độ chịu kéo của bê tông. Như vậy vết nứt không kéo dài xuống bệ mố và không xuyên qua tường thân, hiện trạng nứt của các tường thân mố đã khảo sát phù hợp với phân tích này. Cường độ kéo của bê tông Ứng suất pháp ngang cầu Tháo ván khuôn Thời điểm đổ bê tông tường đỉnhThời điểm đổ bê tông tường thân - Sự thay đổi ứng suất pháp theo phương ngang cầu và cường độ chịu kéo của bê tông tại điểm khảo sát 4 (phía dưới mặt ngoài tường thân). Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -106- Cường độ kéo của bê tông Đổ bê tông tường thân Ứng suất pháp ngang cầu 24h sau khi đổ bê tông tường thân - Sự thay đổi ứng suất pháp theo phương ngang cầu và cường độ chịu kéo của bê tông tại điểm khảo sát 5 (tại tâm tường thân). Tiếp tục tiến hành phân tích mố cầu trong giai đoạn khai thác, ở trạng thái giới hạn sử dụng theo Tiêu chuẩn 22TCN272-05 [14], dưới tác dụng tổng hợp của các tải trọng thường xuyên bao gồm: Tĩnh tải, áp lực đất, co ngót, từ biến. Kết quả tính ứng suất pháp theo phương ngang cầu (hình 13) cho thấy, tại mặt trước và mặt trên tường thân phần lớn ứng suất pháp có giá trị từ 1,75MPa trở lên, giá trị này lớn hơn ứng suất pháp khi nhiệt độ bê tông bằng với môi trường là -1,73MPa. Như vậy trong quá trình khai thác, các vết nứt trên tường thân mố sẽ xuất hiện trở lại. Thực tế phản ánh có nhiều công trình đến giai đoạn khai thác mới phát hiện thấy vết nứt. - Phân bố ứng suất pháp theo phương ngang cầu trên bề mặt tường thân, dưới tác dụng của các tải trọng thường xuyên ở trạng thái giới hạn sử dụng. Qua các phân tích trên, dưới tác dụng của hiệu ứng nhiệt thủy hóa kết hợp hiện tượng co ngót, ứng suất pháp theo phương ngang cầu trên mặt tường thân mố vượt cường độ chịu kéo, làm phát sinh các vết nứt thẳng đứng trong giai đoạn thi công. Khi nhiệt độ bê tông bằng nhiệt độ của môi trường thì các vết nứt khép lại. Sau đó dưới tác dụng của các tải trọng trong quá trình khai thác thì các vết nứt phát lộ trở lại. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -107- 4. KẾT LUẬN Hiện tượng các vết nứt thẳng đứng trên tường thân mố xuất hiện khá phổ biến, với nhiều đặc điểm tương đồng nhau. Qua các phân tích đánh giá có thể kết luận nguyên nhân chính yếu nhất dẫn đến hiện tượng này là do tác dụng đồng thời của hiệu ứng nhiệt sinh ra trong quá trình thủy hóa kết hợp với hiện tượng co ngót của bê tông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. V.M. Ngỗ, Nghiên cứu khả năng xuất hiện vết nứt do quá trình nhiệt thủy hóa trong thi công bê tông khối lớn mố trụ cầu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Đại học Giao Thông Vận Tải, 2016. [2]. A.T. Đỗ, Mô phỏng số quá trình phát sinh nhiệt trong bê tông khối lớn trụ cầu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Đại học Giao Thông Vận Tải, 2016. [3]. V.T. Trịnh, Phân tích đặc trưng nhiệt của một số hỗn hợp bê tông sử dụng trong thi công bê tông khối lớn của công trình cầu, Luận văn thạc sỹ, Đại học Đại học Giao Thông Vận Tải, 2017. [4]. T.T. Bùi, Nghiên cứu đặc tính co ngót của bê tông tính năng cao sử dụng trong công trình cầu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Đại học Giao Thông Vận Tải (Hà Nội), 2018. [5]. D.H. Phạm, X.Q. Ngô, Vật liệu xây dựng, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2004. [6]. Đ.Q. Ngô, D.T. Nguyễn Duy Tiến, Kết cấu bê tông cốt thép phần 1 cấu kiện cơ bản, 1, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2010. [7]. T.T. Trần, X.H. Nguyễn, Phá hủy rạn nứt bê tông cơ học và ứng dụng, 1, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2011. [8]. A.T. Đỗ, Hiệu ứng nhiệt trong bê tông, 1, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2017. [9]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 305:2004 (2004), Bê tông khối lớn – Quy phạm thi công và nghiệm thu. [10]. Đ.L. Vũ, X.L. Nguyễn, Đ.N. Bùi, Sức bền vật liệu tập 1, 1, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2018. [11]. N.K. Hồ, Phân tích trường nhiệt độ và ứng suất trong bê tông khối lớn bằng phương pháp phần tử hữu hạn, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Xây dựng, số 14-2012. [12]. https://www.accuweather.com/vi/vn/hai-duong/353501/june-weather/353501?year=2014 [13]. Đ.Q. Ngô, N.L. Vũ, C.Đ. Bùi, V.A. Nguyễn, Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với Midas/civil tập 2, 1, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2008. [14]. Tiêu chuẩn ngành 22TCN272-05 (2005), Tiểu chuẩn thiết kế cầu.
File đính kèm:
- phan_tich_nguyen_nhan_phat_sinh_vet_nut_thang_dung_tren_tuon.pdf