Phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Tóm tắt Phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân: ... liên quan đến pháp luật do Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành. Gần 50% số trường đại học đã đưa môn pháp luật đại cương vào chương trình chính khoá của các ngành đào tạo. 1.5. Biên soạn tài liệu hỗ trợ dạy và học pháp luật Để tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh có nguồn tài liệu phục vụ ...h số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 cũng đã khẳng định yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục pháp luật trong nhà trường và giao nhiệm vụ cho hai ngành Giáo dục - Đào tạo và Tư pháp tăng cường p..., các Sở, ban, ngành liên quan - đặc biệt là sự vào cuộc của cơ quan Công an và sự hợp tác của các bậc phụ huynh cũng như đông đảo tầng lớp nhân dân Thủ đô. VI. PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn Cũng như một ...
tài liệu phổ biến pháp luật và vụ nghiệp vụ phổ biến pháp luật cho cán bộ, giáo viên, học sinh (Lạng Sơn, Quảng Trị, Cần Thơ). Viết tin, bài về các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường của ngành (Lạng Sơn). Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường của các địa phương tập trung vào những nội dung : - Đổi mới phương pháp dạy và học pháp luật theo hướng nâng cao tính chủ động, tích cực của học sinh và tính vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, thường xuyên rà soát nội dung các giáo trình giảng dạy. - Tăng cường lồng ghép, kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật vào các hình thức sinh hoạt, hoạt động ngoại khóa, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý - Định kỳ tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi môn giáo dục công dân, pháp luật, tổ chức chương trình sinh hoạt hè lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh, sinh viên. Sở Tư pháp tỉnh Quảng trị phối hợp tổ chức các Hội nghị tuyên truyền về pháp luật trong các trường Cao đẳng Sư phạm, trường Phổ thông như trường cấp 3 Đông Hà, trường chuyên Lê Quý Đôn..., phối hợp với Đài phát thanh truyền hình thực hiện chuyên mục “Pháp luật và đời sống” với nội dung PBGDPL trong trường học. Xây dựng Bản tin Tư pháp đăng tải các bài có nội dung tuyên truyền PBGDPL cho giáo viên, học sinh. 1.2. Quan hệ phối hợp giữa ngành Tư pháp và ngành giáo dục trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học Ở các địa phương được khảo sát, quan hệ phối hợp giữa ngành Tư pháp và ngành giáo dục trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học tương đối chặt chẽ (Cần Thơ, Vĩnh Long, Huế, Lạng Sơn). Các Sở Giáo dục – Đào tạo đều cử 01 Lãnh đạo sở tham gia làm thành viên Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL 72 của tỉnh, cử cán bộ phục trách pháp chế, cán bộ quản lý, giáo viên các trường tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và dự các hội nghị triển khai giới thiệu văn bản pháp luật mới cập nhật kiến thức pháp luật (Lạng Sơn). Ở một số địa phương, hai ngành đã phối hợp kiểm tra việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường (Lạng Sơn). Tuy nhiên có một số sở, quan hệ phối hợp giữa sở Tư pháp và sở Giáo dục – Đào tạo chưa thường xuyên, chưa có kế hoạch cụ thể như Quảng Trị. Hàng năm, Sở Tư pháp và Sở Giáo dục – Đào tạo Cần Thơ đều ký Kế hoạch liên tịch về phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học, đề ra các nội dung chương trình phối hợp, xác định trách nhiệm của từng cơ quan và thời gian thực hiện cụ thể, đồng thời chỉ đạo các Phòng Tư pháp, Phòng Giáo dục – Đào tạo xây dựng và ban hành Kế hoạch liên tịch về phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trên địa bàn phù hợp với thực tế địa phương. 2. Việc dạy và học pháp luật trong trường học 2.1. Số trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh. Lạng Sơn: Trung học cơ sở 202, Phổ thông cơ sở 24, Trung học phổ thông 25, Trung cấp chuyên nghiệp 04 trường. Hải Dương: Tiểu học 279, Trung học cơ sở 273, Trung cấp chuyên nghiệp 04, Cao đẳng 05, Đại học 02 trường. Quảng Trị: Trung học cơ sở 129, Trung học phổ thông 31 trường. Thừa Thiên – Huế: Trung học cơ sở 113, Trung học phổ thông và phổ thông nhiều cấp 39 trường. Vĩnh Long: Trung học cơ sở 92, Trung học phổ thông 30, Trung cấp chuyên nghiệp 03 trường. Cần Thơ: Trung học cơ sở 62, Trung học phổ thông 22, Trung cấp chuyên nghiệp 08 trường. 2.2. Đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn pháp luật Lạng Sơn: Tổng số 260 giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành (sư phạm giáo dục công dân, Sư phạm chính trị, văn – giáo dục công dân và được bố trí dạy đúng chuyên ngành đào tạo. Ngoài ra một số trường Trung học cơ sở có sử dụng giáo viên không đúng chuyên ngành đào tạo dạy giáo dục công dân (cán bộ quản lý giáo dục, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử) nhưng chưa thống kê được. 73 Hải Dương: Toàn tỉnh có có hơn 700 giáo viên dạy giáo dục công dân các trường phổ thông và hơn 40 giáo viên, giảng viên dạy môn Pháp luật trong các trường trung cấp, cao đảng và đại học. Bảo đảm đủ giáo viên có trình độ cử nhân giáo dục chính trị dạy giáo dục công dân cấp Trung học phổ thông ; giáo viên đúng chuyên ngành hoặc đã được bồi dưỡng cơ bản về pháp luật giảng dạy giáo dục công dân ở Trung học cơ sở. Quảng Trị: Không có số liệu cụ thể, tuy nhiên theo Báo cáo đa số các trường Trung học cơ sở và trung học phổ thông đều sử dụng giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành Giáo dục công dân giảng dạy môn học này. Một số trường do thiếu giáo viên nên phân công giáo viên môn khác dạy giáo dục công dân. Thừa Thiên – Huế: Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa về chuyên môn đào tạo và đạt trình độ chuẩn của từng cấp học. Không có giáo viên dạy chéo môn hoặc dạy kiêm nhiệm. Số giáo viên giáo dục công dân các cấp học cụ thể : trung học phổ thông 89, trung học cơ sở 174 giáo viên. Vĩnh Long: Trung học cơ sở có 2240 giáo viên (chuyên trách 580, không chuyên trách 1160) trung học phổ thông có 530 giáo viên (chuyên trách 28, không chuyên trách 502), trung cấp chuyên nghiệp có 5 giáo viên(chuyên trách 03, không chuyên trách 02). Cần Thơ: Số giáo viên chuyên trách dạy giáo dục công dân (được đào tạo đúng chuyên ngành) Trung học phổ thông là 59, trung học cơ sở là 40, trung cấp chuyên nghiệp là 9 giáo viên. Số giáo viên không chuyên trách (không được đào tạo dạy giáo dục công dân) ước tính tương đương với số giáo viên chuyên trách nhưng luôn có biến động, đa số là giáo viên dạy các môn xã hội và cán bộ quản lý giáo dục kiêm nhiệm. Nhìn chung, ở trung học phổ thông đa số giáo viên dạy giáo dục công dân được đào tạo đúng chuyên ngành (sư phạm chính trị), không có giáo viên kiêm nhiệm hoặc giáo viên dạy chéo môn. Ở trung học cơ sở, vẫn còn một số nơi sử dụng giáo viên kiêm nhiệm hoặc dạy chéo môn nhưng chiếm một tỷ lệ tương đối thấp. Tất cả các trường ở các địa phương được khảo sát đều thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường, giảng dạy nghiêm túc môn giáo dục công dân, Pháp luật. 2.3. Hệ thống tài liệu tham khảo, tài liệu hỗ trợ dạy và học môn giáo dục công dân, môn pháp luật. Tất cả các trường đều xây dựng tủ/ngăn sách pháp luật. Ngoài ra, thông qua Hội nghị, Hội thảo, các lớp tập huấn, sở Tư pháp cũng phối hợp cung cấp các đề 74 cương phổ biến pháp luật, các tài liệu phổ biến pháp luật do ngành tư pháp biên soạn cho cán bộ, giáo viên. Tại một số tỉnh sở Giáo dục – Đào tạo đã tổ chức hướng dẫn giáo viên khai thác văn bản pháp luật trên mạng internet. 2.4. Các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. Dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục – Đào tạo, sự trợ giúp của Sở Tư pháp và các ngành liên quan như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công an tỉnh, các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường được lồng ghép vào các hoạt động nhân kỷ niệm các ngày lễ như Quốc tế phụ nữ 8/3, thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, giải phóng miền Nam 30/4, Quốc tế lao động 1/5. Với các nội dung pháp luật được chú trọng phổ biến gồm: phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS, tác hại của rượu, bia, thuốc lá đối với lứa tuổi vị thành niên, bạo lực gia đình. Xây dựng các Câu lạc bộ pháp luật Câu lạc bộ “phòng chống tệ nạn xã hội”, “Hoa học trò”, “Tuổi trẻ phòng chống tội phạm”tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm giảng dạy ngoại khóa (Lạng Sơn, Quảng Trị, Cần Thơ, Huế). Ở Quảng trị, các hoạt động ngoại khóa được các trường quan tâm thực hiện theo các chủ đề của môn hoạt đông ngoài giờ lên lớp theo chương trình của Bộ Giáo dục – Đào tạo trong từng năm học. Cụ thể: các trường Khóa Bảo - Cam lộ, trường THPT Đông Hà đã tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên và học sinh các nội dung: An toàn giao thông, phòng chống HIV/AIDS, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ quyền trẻ em bằng các hình thức tổ chức thi tìm hiểu pháp luật viết, vẽ tranh, sáng tác thơ, văn, tổ chức sân chơi cuối tuần, rung chuông vàng, tổ chức tham quan thực tế phiên tòa xét xử bị cáo vị thành niên vi phạm pháp luật, cho giáo viên, học sinh ký cam kết thực hiện pháp luật Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật giao thông đường bộ và văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, hội thi chúng em bảo vệ môi trường sống và trình diễn thời trang với thông điệp bảo vệ môi trường, hội thi tìm hiểu pháp luật bảo vệ rừng, hội thi tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, Hội thi tìm hiểu về quyền trẻ em, tổ chức nói chuyện chuyên đề theo chủ đề về Môi trường, kỹ năng sống, tìm hiểu pháp luật phòng, chống ma túy Nhìn chung, hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp gồm: Thi tìm hiểu pháp luật bằng các bài viết, vẽ tranh, sáng tác văn, thơ ; Nói chuyện chuyên đề 75 Tổ chức các sân chơi cuối tuần như rung chuông vàng; Lồng ghép phổ biến pháp luật trong các tiết chào cơ, sinh hoạt lớp; Xem các phóng sự liên quan đến việc chấp hành pháp luật của công dân, Ký cam kết chấp hành pháp luật, Tham quan thực tế các phiên tòa xét xử vị thành niên vi phạm pháp luật; 3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học Bên cạnh hoạt động tập huấn bồi dưỡng giáo viên định kỳ hàng năm của ngành giáo dục, hàng năm các Sở Giáo dục – Đào tạo đều chủ động phối hợp với Sở Tư pháp, tổ chức tập huấn bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, tập huấn các chuyên đề pháp luật cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên. Từ năm 2005 đến nay, sau khi các Sở Giáo dục – Đào tạo thành lập bộ phận pháp chế, công tác phổ biến pháp luật trong trường học, tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên được quan tâm, các hội nghị phổ biến văn bản pháp luật mới, tập huấn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật được tổ chức tại nhiều địa phương (Lạng Sơn, Hải Dương, Cần Thơ..) Lạng Sơn, hàng năm Sở Giáo dục – Đào tạo phối hợp với Sở Tư pháp và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức tập huấn chuyên môn cho giáo viên dạy giáo dục công dân, giáo viên pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hộitập huấn các chuyên đề tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy pháp luật, đổi mới phương pháp dạy học, đối mới kiểm tra, đánh giá việc dạy và học môn giáo dục công dân, pháp luật. 100% cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục từ trường trung học cơ sở tới các trường chuyên nghiệp Lạng Sơn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật. Mặt khác, Sở Giáo dục – Đào tạo Lạng Sơn chỉ đạo thực hiện giáo dục pháp luật tích hợp trong các môn học Lịch sử, địa lý, sinh học, các hoat động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Quảng Trị, năm 2006, song song với việc tổ chức các hội thi tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn Giao thông và phòng chống ma túy cho 05 cụm trường trong phạm vi tỉnh, năm 2009, tổ chức tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông cho 03 trường trung học phổ thông, 03 trường trung học cơ sở, tổ chức tuyên truyền phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, các trường ký cam kết thực hiện trường học không có tội phạm ma túy, không vi phạm trật tự an toàn giao thông, học sinh không đi xe máy đến trường. Nhiều tỉnh đã tổ chức các Hội thi tìm hiểu pháp luật cho giáo viên, học sinh bằng hình thức sân khấu hóa. 76 4. Đánh giá chung về việc dạy và học pháp luật; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học 4.1. Những kết quả đạt được, Theo báo cáo của các tỉnh, nhìn chung nhận thức về vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được nâng cao. Hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đi vào nề nếp, hàng năm đều ban hành Kế hoạch, chương trình công tác PBGDPL cụ thể, thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm và luôn quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường (Lạng Sơn). Các cấp ủy Đảng, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, các ngành quan tâm hơn đến phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung và phổ biến pháp luật trong trường học nói riêng. Các văn bản pháp luật mới ban hành được quán triệt đầy đủ, thường xuyên, góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và ý thức pháp luật của học sinh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững trật tự trị an trên địa bàn. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, kết hợp với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và các hoạt động tuyên truyền khác và lồng ghép phổ biến pháp luật vào các hoạt động giáo dục ngoại khóa, các phong trào thi đua (Lạng Sơn, Cần Thơ, Hải Dương). Nội dung PBGDPL thiết thực, phù hợp với từng nhóm đối tượng, gắn với nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội ở địa phương. Công tác PBGDPL của ngành giáo dục đi vào nề nếp, từng bước ổn định, hoạt động có hiệu quả. Cùng với Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Sở Giáo dục – Đào tạo, Hội đồng (ban) phối hợp công tác PBGDPL được thành lập ở các trường học, giúp cho các cơ quan này nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho giáo viên, học sinh. Đội ngũ cán bộ phụ trách công tác PBGDPL trong trường học được củng cố, tăng cường về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ pháp chế của các Sở Giáo dục – Đào tạo, mặc dù mới hình thành và làm công tác kiêm nhiệm nhưng đã tham mưu tích cực cho lãnh đạo sở trong chỉ đạo, hướng dẫn công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường, hướng dẫn xây dựng kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết công tác PBGDPL trong nhà trường hàng năm (Lạng Sơn, Hải Dương). 77 Hải Dương, Sở GD-ĐT đã quan tâm chỉ đạo, có khoạch triển khai thực hiện công tác PBGDPL trong nhà trường và các cơ sở giáo dục, hướng dẫn các trường đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Công tác tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật trong giờ chính khóa có nề nếp, ổn định. Quan hệ phối hợp giữa ngành giáo dục, ngành tư pháp và các cơ quan hữu quan trong hoạt động PBGDPL có hiệu quả. Chất lượng giáo dục được nâng cao, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành tỷ lệ học sinh hạnh kiểm yếu, kém giảm (THCS học sinh hạnh kiểm yếu 5,76%, kém 0,14%; THPT học sinh hạnh kiểm yếu 4,66%, kém 0,04%) Quảng trị, không có học sinh nghiện hút, tiêm chích ma túy, đi xe máy đến trường. Nhiều trường tổ chức ký cam kết trường học không có tội phạm ma túy, không vi phạm trật tự an toàn giao thông, học sinh không đi xe máy đến trường. 4.2. Thuận lợi Nhìn chung công tác PBGDPL trong trường học ngày càng nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương. Mỗi ngành, mỗi cấp đều nhận thức rõ vai trò của công tác PBGDPL trong nhân dân và trong trường học và trách nhiệm của mình đối với công tác này. Công tác PBGDPL ngày càng được chú trọng về nội dung và hình thức. Các nội dung pháp luật được phổ biến và các hình thức được lựa chọn để sử dụng phù hợp với đối tượng trong nhà trường và nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương, do đó đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, giáo viên, học sinh. Giáo viên, học sinh tiếp cận nhiều quy định của pháp luật, việc dạy và học pháp luật, GDCD đạt hiệu quả. Các Sở Giáo dục – Đào tạo đều thành lập tổ pháp chế hoạt động kiêm nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo sở trong việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động phổ biến pháp luật trong nhà trường. 4.3. Khó khăn Đa số cán bộ phụ trách công tác PBGDPL của ngành giáo dục đều kiêm nhiệm và chưa qua đào tạo luật, chưa được tập huấn nhiều về nghiệp vụ PBGDPL và có quá tí thời gian dành cho công tác này (Lạng Sơn, Quảng trị, Vĩnh Long). Sự phối hợp đa ngành trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường chưa tốt, chưa đồng bộ, các trường chưa chủ động trong quan hệ phối hợp. 78 Nội dung phổ biến văn bản pháp luật trong nhà trường còn dàn trải chưa có trọng tâm, chưa thường xuyên. Đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật thiếu, trình độ hiểu biết pháp luật không đồng đều. Ở cấp THCS còn tình trạng dạy không đúng chuyên môn, giáo viên ít được bồi dưỡng về nghiệp vụ phổ biến pháp luật. Kinh phí hạn chế, phương tiện, tài liệu giảng dạy thiếu ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập và PBPL (Hải Dương). Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa còn hình thức, chất lượng, hiệu quả chưa đạt như mong muốn (Hải Dương). 5. Đề xuất, kiến nghị 5.1. Biện pháp nâng cao chất lượng việc dạy và học pháp luật. Bố trí giáo viên đúng chuyên môn. Đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy (Lạng Sơn). Định kỳ tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ PL cho giáo viên và những người làm công tác PBPL trong trường học. Chỉ đạo, tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân, pháp luật. Tổ chức thi học sinh giỏi GDCD, pháp luật các cấp (Lạng Sơn). Cung cấp các tài liệu, các văn bản pháp luật mới cho giáo viên để có cơ sở xây dựng kế hoạch giảng dạy và tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật hiệu quả, hỗ trợ giảng dạy 5.2. Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp, hiệu quả trong trường học. Lồng ghép công tác PBGDPL trong nhà trường với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, với các phòng trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng xã hội học tập” Tổ chức các hội thi, các câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật cho giáo viên, học sinh với nội dung phù hợp và hình thức đổi mới sinh động như sân chơi cuối tuần, rung chuông vàng, xử lý tình huống pháp luật, phiên toà giả định, tiểu phẩm pháp luật Kết hợp và phát huy tác dụng các loại hình tủ sách pháp luật, câu lạc bộ pháp luật, trung tâm học tập công đồng trong hoạt động phổ biến, pháp luật (Lạng Sơn). 79 Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các hoạt động ngoại khoá chuyên đề về pháp luật, biên soạn tài liệu phổ biến pháp luật(Lạng Sơn). 5.3. Cơ chế phối hợp giữa hai ngành Tư pháp và Giáo dục – Đào tạo trong thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học. Các ngành có chỉ đạo hướng dẫn xây dựng kế hoạch phổ biến, pháp luật trong trường học ở địa phương. Thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa ngành tư pháp và giáo dục trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học (Lạng Sơn). 5.4. Các tài liệu tham khảo, hỗ trợ việc dạy và học pháp luật; tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học. Hệ thống tài liệu tham khảo cần cập nhật hàng năm, có chỉnh lý, bổ sung kịp thời. Tài liệu cần phong phú về thể loại, dễ tuyên truyền, dễ hiểu, phù hợp với từng cấp học, từng nhóm đối tượng (Lạng Sơn). 5.5. Các đề xuất, kiến nghị khác. Tăng cường nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có kiến thức về giáo dục pháp luật trong nhà trường để làm công tác PBGDPL trong nhà trường (Lạng Sơn). Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức, biện pháp PBGDPL; nghiên cứu, tổng kết nhân rộng các hình thức phổ biến, pháp luật hiệu quả để tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên và học sinh (Lạng Sơn). Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường”. Củng cố, phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL địa phương, tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện PBGDPL nhất là ở địa bàn còn nhiều khó khăn (Lạng Sơn, Hải Dương, Vĩnh Long). Thường xuyên động viên khen thưởng cán bộ, giáo viên có thành tích. Hàng năm tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng cho năm sau. Thường xuyên kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời các cán bộ, giáo viên có thành tích.
File đính kèm:
- pho_bien_giao_duc_phap_luat_cho_hoc_sinh_sinh_vien_trong_cac.pdf