Sổ tay hướng dẫn Phòng ngừa tổn thương tủy sống (Phần 1)

Tóm tắt Sổ tay hướng dẫn Phòng ngừa tổn thương tủy sống (Phần 1): ...hư nguồn nhân lực; sự hợp tác và hỗ trợ của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng. Việc phối hợp hoạt động với các cấp lãnh đạo, các nhà pháp chế trong cộng đồng địa phương ở các cấp cũng hết sức quan trọng. Chiến lược phòng ngừa ... tô, xe buýt, xe tải, xe hai bánh có mui hay xe ba bánh. Do vậy, rất khó để nhắm tới hoặc ưu 9tiên các phương tiện cụ thể hay nhóm người lái xe trong chương trình phòng ngừa. Cũng như vậy, việc định nghĩa tổn thương do ngã cũng rất mơ hồ. Ví dụ, bị tổn thương trong một tai nạn giao thông c...ẻ em, mở rộng hệ thống bảo vệ; ● Thực hiện các quy định với Liên đoàn lao động quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới về phòng ngừa tổn thương và chỉ dẫn của các Ban, ngành liên quan; d. Tai nạn trong sản xuất nông nghiệp ● Sản xuất những dụng cụ nông nghiệp an toàn như máy cắt, máy đập; ● Địn...

pdf24 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sổ tay hướng dẫn Phòng ngừa tổn thương tủy sống (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập như sau:
● Các nguyên tắc nên được thực hiện theo hướng 
tiếp cận sức khỏe cộng đồng
- Xác định vấn đề
- Chỉ rõ các yếu tố nguy cơ và cơ chế
- Phát triển, ưu tiên và thực hiện những can 
thiệp
- Đánh giá các yếu tố về mặt hiệu quả chi phí, 
khả năng duy trì và những nét đặc trưng về 
văn hóa
- Sao chép và điều chỉnh các yếu tố trong các 
điều kiện khác nhau
● Các nguyên tắc sẽ được chuyển thành hành 
động thông qua chiến lược phòng ngừa và kiểm 
soát (kênh) 4 E:
- Giáo dục
- Điều hành
- Cưỡng chế
- Chăm sóc khẩn cấp
● Đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều Ban, 
ngành khác nhau như:
- Phòng cảnh sát giao thông, Sở lao động và 
các tổ chức người tiêu dùng
- Ngành thiết kế đường bộ, bảo trì và phát 
triển cơ sở hạ tầng
- Hệ thống Y tế hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho 
nạn nhân cũng như phản hồi cho chương 
5trình phòng ngừa
- Hệ thống giáo dục chú trọng vào việc giáo 
dục phòng ngừa tổn thương trong đời sống 
hàng ngày
- Các phương tiện thông tin đại chúng có vai 
trò tuyên truyền các hành vi an toàn trong 
cộng đồng hoặc tại gia đình
- Các chế tài pháp luật tập trung vào việc 
phòng ngừa các tổn thương và đề ra khung 
quy định cơ bản cho một môi trường lao 
động an toàn
● Đòi hỏi sự kết hợp trong hành động, các can 
thiệp cần được kết hợp lại để đạt được kết quả 
tốt nhất. Ví dụ, như việc tiếp cận đa chiều cần 
kết hợp với việc thúc đẩy thực thi các chính 
sách luật và thu thập dữ liệu về nạn nhân.
● Tiếp cận một cách có hệ thống với sự tham gia 
của nhiều ngành cho mỗi lần can thiệp là cách 
gây dựng mô hình tốt nhất.
● Sự cộng tác của nhiều ban ngành về các mặt 
như nguồn nhân lực; sự hợp tác và hỗ trợ của 
các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, 
cộng đồng và các phương tiện thông tin đại 
chúng. Việc phối hợp hoạt động với các cấp 
lãnh đạo, các nhà pháp chế trong cộng đồng địa 
phương ở các cấp cũng hết sức quan trọng.
Chiến lược phòng ngừa
Hiệp hội TTTS Châu Á (ASCoN) nhận thấy rằng 
chiến lược phòng ngừa áp dụng cho từng vùng thì 
khác nhau do những yếu tố sau:
Sự khác nhau về bệnh lý 
Cách đây ba năm việc phân tích các dữ liệu quốc 
tế về các trường hợp tổn thương đã được tiến hành. 
Người ta phát hiện ra rằng, ở các nước đang phát 
6
triển, các trường hợp tổn thương không giống như 
các trường hợp thông thường.
Có một sự khác biệt về bệnh lý giữa các thành viên 
ASCoN với các nước đã phát triển. Ngã từ trên 
cao xuống là một trong những nguyên nhân gây 
tổn thương điển hình trong phần lớn các nghiên 
cứu thí điểm ở các nước Ấn Độ, Bangladesh, Việt 
Nam, CHDCND Lào, Campuchia, Nepal. Tai nạn 
giao thông là nguyên nhân thứ hai gây ra những 
tổn thương ở các nước này (bao gồm cả Thái Lan). 
Phần lớn các trường hợp ngã từ trên cao xuống 
xảy ra ở nhà, ở vùng nông thôn. Nguyên nhân ngã 
từ các độ cao xuống rất khác nhau: từ nền đất cao 
không được bảo vệ, trên cây, trạm điện, từ xe bò 
kéo chất quá đầy, máy kéo, xe buýt, xe tải, tàu và 
một vài phương tiện khác; ngã trong khu vực đang 
thi công, ngã từ trên tường xuống hoặc ngã xuống 
giếng (giếng không có hệ thống bảo vệ).
Cũng tương tự như vậy khi nói đến các tai nạn giao 
thông đường bộ, nguyên nhân dẫn đến tai nạn cũng 
rất khác nhau. So với phương Tây thì tai nạn xảy ra 
với người đi bộ, người lái xe mô tô hai bánh nhiều 
hơn và tỷ lệ tai nạn xảy ra với hành khách trên 
phương tiện ô tô 4 bánh (các phương tiện dùng cho 
thể thao) không cao như ở phương Tây.
Phần lớn các trường hợp tai nạn do ngã từ trên cao 
xuống xảy ra ở nhà hoặc ở khu vực không được 
bảo vệ.
Sự khác biệt về phân bổ dân số
74 % dân số sống ở khu vực nông thôn. Có sự khác 
biệt giữa khu vực sống của các nạn nhân bị TTTS 
và khu vực xảy ra tai nạn là do yếu tố di cư cùng với 
tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng.
7
Sự khác biệt về các nguồn lực sẵn có
Các nước đang phát triển thua kém hẳn các nước đã 
phát triển về việc huy động các nguồn lực; tổ chức 
và thực hiện các chiến dịch phòng ngừa.
Sự khác biệt về nhận thức của người dân
Thái độ của người dân về việc lái xe an toàn, các 
giải pháp an toàn khi làm việc trên cao cũng như 
các biện pháp phòng ngừa có sự khác biệt. Các nhà 
hoạch định chính sách không quan tâm nhiều đến 
vấn đề trợ cấp kinh phí thực tế để chương trình 
phòng ngừa có thể triển khai về lâu dài.
Những nguyên tắc hướng dẫn phòng ngừa của AS-
CoN nên căn cứ trên việc thực hiện theo cách tiếp 
cận cộng đồng, chuyển thành hành động thông qua 
việc phòng ngừa và kênh kiểm soát 4 E; nhấn mạnh 
các hoạt động phối hợp liên ngành; tiếp cận theo hệ 
thống có sự tham gia, kết hợp dữ liệu về nhiều mặt 
như: nguồn lực, hỗ trợ và hợp tác của những nhà 
hoạch định chính sách, các nhân viên y tế, cộng 
đồng và phương tiện truyền thông.
Tuy nhiên, các chiến lược phòng ngừa nên:
- Chỉnh sửa các chiến lược đã được thực hiện 
thành công ở các nước phát triển sao cho phù 
hợp với điều kiện của từng địa phương và tập 
trung vào việc phòng ngừa các trường hợp gây 
tổn thương thông thường
- Tập trung triển khai đều ở cả hai khu vực nông 
thôn và thành thị; khu vực đã được tổ chức cũng 
như khu vực không được tổ chức
- Triển khai các chiến lược dựa trên các nguồn 
lực sẵn có và các phương pháp cơ bản
- Tập trung vào việc tăng cường nhận thức cộng 
đồng, đặc biệt là việc thay đổi nhận thức của 
người dân. Việc thay đổi thái độ nên bắt đầu 
8ngay khi trẻ đi học; tổ chức các chương trình 
với các thông điệp phòng ngừa lâu dài cho trẻ 
rất quan trọng
Thật không dễ dàng gì khi muốn thay đổi nhận thức 
của người dân hoặc có thì cũng là sự miễn cưỡng. 
Cần mạnh dạn đưa ra những ý tưởng mới cũng như 
tuyên truyền các thông điệp phòng ngừa. Sự hợp 
tác và điều phối cũng rất quan trọng.
Việt Nam là một ví dụ điển hình về việc có sự tham 
gia đầy đủ của các bộ, ban ngành Y tế, Giao thông 
và Giáo dục hợp tác cùng tổ chức Handicap Inter-
national Việt Nam thực hiện thành công chương 
trình nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc 
phòng ngừa tai nạn giao thông trên Tivi; ở các 
trường học, bậc học. Chương trình nâng cao nhận 
thức là chương trình chiến lược quốc gia về phòng 
ngừa tổn thương áp dụng cho các khu vực trọng 
điểm có tỷ lệ tai nạn giao thông cao.
Sau đây là các chiến lược cho việc phòng ngừa 
TTTS
1. Thu thập dữ liệu
Nếu không có công tác thu thập dữ liệu, phân tích 
và điều tra thì sẽ không có cơ sở để đưa ra những 
phương pháp và chiến lược phòng ngừa. Do đó, 
dữ liệu về những tổn thương, các trường hợp và 
nguyên nhân dẫn đến tai nạn là một trong các vấn 
đề then chốt trong việc thực hiện các chính sách 
phòng ngừa. Không có đủ công cụ để thu thập dữ 
liệu về các trường hợp tai nạn gây TTTS, do đó khó 
có thể có những phân tích sâu về các nguyên nhân 
do việc phân loại quá rộng. Với các công cụ hiện 
có, khi tai nạn xảy ra rất khó nhận biết phương tiện 
đó là: ô tô, xe buýt, xe tải, xe hai bánh có mui hay 
xe ba bánh. Do vậy, rất khó để nhắm tới hoặc ưu 
9tiên các phương tiện cụ thể hay nhóm người lái xe 
trong chương trình phòng ngừa. Cũng như vậy, việc 
định nghĩa tổn thương do ngã cũng rất mơ hồ. Ví 
dụ, bị tổn thương trong một tai nạn giao thông có 
thể là do bị ngã từ xe máy hoặc xe buýt. Tương tự, 
ngã trong khu vực công trường xây dựng cũng do 
nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc thu thập dữ liệu 
về bệnh nhân TTTS trong suốt quá trình nhập viện 
điều trị phục hồi chức năng là cách thu thập thông 
tin hiệu quả nhất trong trường hợp này. Công cụ 
thu thập dữ liệu theo cách này cũng đã được triển 
khai ở Việt Nam. ASCoN tin tưởng rằng công cụ 
này cũng phù hợp với các nước khác trong khu vực 
Châu Á (chi tiết xem ở phần phụ lục). Việc thu thập 
dữ liệu theo mẫu này rất có ích cho việc xây dựng 
các chương trình phòng ngừa TTTS trong tương 
lai ở các nước thành viên và các nước trong khu 
vực. Việc các thành viên ASCoN cam kết sử dụng 
chung một mẫu sẽ thuận lợi cho việc cung cấp dữ 
liệu nguồn cho các nghiên cứu bệnh lý trên toàn 
khu vực. Dữ liệu được thu thập và xử lý liên tục, do 
đó đây sẽ là điều kiện tốt để xác định những thay 
đổi về bệnh lý và căn cứ vào đó áp dụng các chương 
trình phòng ngừa thích hợp. 
Tuy nhiên vẫn còn chưa thống nhất về trách nhiệm 
giữa các nhóm cơ quan Y tế, Cảnh sát giao thông, 
Hội chữ thập đỏ trong việc thu thập dữ liệu về các 
vụ tai nạn. Điều này dẫn đến việc nắm số lượng 
nạn nhân thực tế trong các vụ tai nạn không được 
chính xác.
2. Phòng ngừa tổn thương
Cần chú trọng việc phòng ngừa các trường hợp tổn 
thương điển hình như sau:
10
a. Ngã từ trên cao xuống (đặc biệt ở vùng nông 
thôn)
● Tăng cường nhận thức của cộng đồng và chế tài 
về các giải pháp an toàn khi đang làm việc trên 
độ cao, trên cây, trên cột điện hoặc khi đang kéo 
nước ở giếng;
● Nâng cấp cơ sở hạ tầng ở khu vực như việc làm 
lan can bảo vệ mái nhà, hành lang;
b. Tai nạn giao thông
● Đánh giá số lượng phương tiện tham gia giao 
thông;
● Giảm thiểu sự tham gia giao thông của mỗi cá 
nhân bằng cách đầu tư và nâng cấp hệ thống 
giao thông công cộng ở tất cả mọi nơi;
● Đảm bảo có một cơ sở hạ tầng tốt như: đường 
xá, hệ thống đèn báo, lối dành cho người đi bộ; 
● Đảm bảo kiểm soát giao thông tốt: ví dụ như việc 
phân làn đường theo tốc độ trên mọi ngả đường, 
xúc tiến các giải pháp hạn chế giao thông theo 
phương pháp khoa học (dựa trên những bằng 
chứng làm giảm tai nạn giao thông), giảm tốc 
độ khi lái xe trên đường đặc biệt là các tuyến 
đường cao tốc và khu vực dân cư (lắp đặt cam-
era theo dõi tốc độ);
● Nhấn mạnh vai trò của các vấn đề liên quan đến 
an toàn cho các phương tiện giao thông chưa cơ 
giới hóa- là nhóm phương tiện tham gia giao 
thông nên được tính đến khi xây dựng các tuyến 
đường cao tốc và các khu vực dân cư. Điều 
này khá quan trọng vì có đến 80% tai nạn xảy 
ra với phương tiện chưa cơ giới hóa. An toàn 
tách biệt với các điều kiện thuận lợi cho người 
tham gia giao thông bằng các phương tiện chưa 
cơ giới hóa (như người đi bộ, người đi xe đạp 
và người đi xe hai bánh có mui) trên tất cả các 
11
tuyến đường vành đai nơi cho phép tốc độ của 
các phương tiện có thể lên tới hơn 30km/h;
● Nâng cao nhận thức xã hội về việc tôn trọng 
người khác;
● Cần chú trọng nhiều hơn đến khu vực nông thôn 
do số vụ tai nạn ở khu vực này nhiều hơn thành 
thị;
● Cải thiện tầm nhìn của các phương tiện (độ 
sáng, màu sắc phản xạ) và các tuyến đường ở 
tất cả mọi nơi (chú trọng khâu thiết kế phương 
tiện, phạm vi xây dựng đường xá);
● Áp dụng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế cho tất 
cả các phương tiện và đường xá (bắt buộc phải 
có các kỳ kiểm tra tay lái);
● Nâng cấp và phối hợp kiểm tra mức độ an toàn 
trên các tuyến đường hiện tại;
● Chế tài:
• Áp dụng các tiêu chuẩn lái xe an toàn như: 
hạn chế tốc độ, thắt dây an toàn, đội mũ bảo 
hiểm, hạn chế người tham gia giao thông là 
trẻ em, kiểm tra nhịp thở, bắt buộc phải có 
bằng lái;
• Cấm các loại phương tiện kém chất lượng 
tham gia giao thông;
• Cấm các loại phương tiện trở quá tải trọng 
cho phép;
• Bắt buộc thi kiểm tra tay lái trước khi cho 
phép vận hành loại xe mới;
• Cấm sử dụng điện thoại di động khi đang 
tham gia giao thông;
● Thay đổi nhận thức của người dân; nâng cấp các 
tiêu chuẩn lái xe an toàn;
12
● Đảm bảo điều kiện lái xe tốt;
● Đánh dấu khu vực nguy hiểm;
c. Tai nạn nghề nghiệp
● Cung cấp tài liệu dẫn chứng phù hợp về các tai 
nạn nghề nghiệp;
● Hướng dẫn cho công nhân làm việc với các 
công cụ nặng, có khả năng gây nguy hiểm;
● Chỉ định cơ quan giám định thương tật;
● Áp dụng các giải pháp an toàn lao động đối với 
những nghề có nguy cơ cao như: chuyên chở vật 
nặng, hái trái cây;
● Thực hiện an toàn lao động và phòng ngừa tai 
nạn tại nơi lao động như nhà máy, hầm mỏ, khu 
công nghiệp và khu chế xuất;
● Bắt buộc thi hành luật an toàn lao động theo tiêu 
chuẩn quốc tế;
● Xây dựng các tiêu chuẩn an toàn quốc gia cho 
tất cả các loại máy móc, dụng cụ tại các khu vực 
sản xuất;
● Đảm bảo một môi trường lao động an toàn;
● Thực hiện hệ thống an toàn; thanh tra, kiểm tra 
mức độ an toàn;
● Hạn chế lao động trẻ em, mở rộng hệ thống bảo 
vệ;
● Thực hiện các quy định với Liên đoàn lao động 
quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới về phòng ngừa 
tổn thương và chỉ dẫn của các Ban, ngành liên 
quan;
d. Tai nạn trong sản xuất nông nghiệp
● Sản xuất những dụng cụ nông nghiệp an toàn 
như máy cắt, máy đập;
● Định hướng chọn lựa công cụ thích hợp cho 
những nhân công không chuyên, bán chuyên;
13
● Tăng cường nhận thức cho những nhân công 
không chuyên, bán chuyên;
● Về mặt này, việc thực thi pháp luật vẫn còn hạn 
chế.
e. Ngã khi đang lấy đồ trên cao
● Nâng cao nhận thức cộng đồng và chế tài về giải 
pháp an toàn lao động trong khi chất, dỡ hàng;
f. Ngã khi đang đội đồ trên đầu
● Nâng cao nhận thức cộng đồng và chế tài về giải 
pháp an toàn lao động trong khi chất hàng trên 
đầu;
g. Tai nạn dưới nước
● Có biển báo cụ thể tại các khu vực nguy hiểm; 
● Nâng cao nhận thức cộng đồng;
● Học tập kinh nghiệm của Úc- nơi luôn coi giáo 
dục và nhận thức là vấn đề then chốt trong việc 
phòng ngừa;
h. Tai nạn do bò tót tấn công
● Nâng cao nhận thức
3. Chăm sóc ban đầu
Cần có những nhân viên được đào tạo chuyên cho 
việc chăm sóc ban đầu tại khu vực xảy ra tai nạn, 
việc chuyên chở và tại các khoa chuyên điều trị tổn 
thương tủy sống.Việc huấn luyện các tình nguyện 
viên cộng đồng về kỹ thuật xử lý an toàn thông qua 
Hội chữ thập đỏ có thể sẽ rất hiệu quả.
4. Chăm sóc toàn diện
Việc này sẽ được tiến hành ở các trung tâm chăm 
sóc và phục hồi chức năng sau tổn thương ở các 
thành phố, thị trấn và ở các khu vực nông thôn. 
Việc hướng dẫn họ phương pháp di chuyển chính 
14
xác là rất quan trọng.
5. Chương trình và chiến dịch nâng cao nhận 
thức cộng đồng
Việc thu thập dữ liệu trước và sau chiến dịch cho 
thấy sức ảnh hưởng của chiến dịch đến xã hội, ban, 
ngành tài trợ cho các chiến dịch là rất quan trọng.
a) Tiếp cận theo nhóm: thông qua các buổi giảng 
bài, hội thảo và diễu hành;
b) Tiếp cận thông qua kênh thông tin đại chúng: 
thông qua đài, báo, tivi, áp phích, trung tâm y tế, 
bảo tàng, các buổi triển lãm, mạng toàn cầu, khu 
vực chiếu phim, nhà hát
c) Tiếp cận thông qua kênh giáo dục an toàn: 
tiến hành thực hiện ngay khi trẻ còn đi học
6. Chế tài 
Tổ chức các cuộc kiểm tra tay lái, sức khỏe; yêu 
cầu tuân thủ việc hạn chế tốc độ; bắt buộc thắt dây 
an toàn và đội mũ bảo hiểm; kiểm tra nồng độ cồn 
qua hơi thở; kiểm tra đều đặt các phương tiện tham 
gia giao thông; kiểm tra định kỳ các lái xe trên 55 
tuổi; thực hiện luật an toàn lao động tại nhà máy và 
các khu công nghiệp.
7. việc tuân thủ pháp luật
Đây là điểm yếu chung của tất cả các chương trình 
phòng ngừa, do đó cần nỗ lực hơn nữa mới mong 
có được kết quả tốt. Nhiều người không hiểu luật 
đơn giản vì họ không nhận thức được rằng phải cần 
quá nhiều nỗ lực đến vậy để đưa thông tin tiếp cận 
tới mọi tầng lớp.
8. giao trách nhiệm cho chương trình phòng 
ngừa tổn thương tủy sống.
a) vai trò của cơ quan nhà nước
15
● Ban hành điều luật căn cứ trên các cam kết quốc 
tế về phòng ngừa tổn thương;
● Cưỡng chế thi hành luật;
● Thiết lập các cơ sở hạ tầng cần thiết (ví dụ: lối 
đi bộ);
● Đưa việc phòng ngừa và điều trị tổn thương tủy 
sống vào chương trình y tế, hỗ trợ y tế;
● Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng;
● Phát động các chương trình cụ thể về phòng 
ngừa tổn thương tủy sống;
● Chú trọng giáo dục kỹ năng phối kết hợp;
b) vai trò của các tổ chức phi chính phủ (như 
iSCoS, aSCoN) trong chương trình điều trị tổn 
thương tủy sống
● Cử đại diện đến các hội nghị có liên quan; liên 
hệ với người tổ chức hội nghị, các tổ chức xã 
hội để trao đổi về việc phòng ngừa và điều trị 
tổn thương tủy sống;
● Giúp các tổ chức xã hội về TTTS khu vực xuất 
bản những bài viết, bản tin, tổ chức các chương 
trình hội nghị, các hội nghị chuyên đề; đi đầu 
trong công tác giáo dục và đào tạo các vấn đề có 
liên quan đến TTTS;
● Sử dụng các tài liệu có sẵn về việc phòng ngừa 
tổn thương do Tổ chức Lao động quốc tế và Tổ 
chức Y tế thế giới ấn hành nhằm đề cao thông 
điệp phòng ngừa trong đội ngũ nhân viên làm 
việc về TTTS;
● Tăng cường các mối liên hệ về nhiều khía cạnh 
của việc điều trị TTTS;
● Liên lạc với các tổ chức về việc điều trị TTTS 
trong pham vi chương trình tập huấn nâng cao 
về kỹ năng phòng ngừa sau đại học và các 
chương trình hỗ trợ y tế khác có liên quan;
16
● Tăng cường nhận thức về việc phòng ngừa và 
điều trị TTTS. Vấn đề này rất cần sự trợ giúp 
của các các phương tiện thông tin đại chúng 
trong nước và quốc tế;
● Giúp giới quan chức, các nhân viên y tế và 
hỗ trợ y tế hiểu được tầm ảnh hưởng của việc 
phòng ngừa và điều trị TTTS tới cuộc sống của 
bản thân người bệnh nói riêng và nền kinh tế đất 
nước nói chung;
● Tác động các nhà hoạch định chính sách ở trung 
ương và địa phương đưa ra chương trình quốc 
gia về TTTS
● Căn cứ theo tình hình ở địa phương và bằng các 
phương pháp đơn giản nhất đưa các thông điệp 
phòng ngừa vào thực hiện ở địa phương và các 
cấp cơ sở;
c) vai trò của các nhân viên y tế
● Giúp bệnh nhân và người nhà của họ hiểu được 
tầm quan trọng của các chương trình phòng 
ngừa;
● Hỗ trợ việc thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng 
bộ dữ liệu TTTS và công cụ thu thập dữ liệu có 
ở Việt Nam (xem trang phụ lục)
● Đóng góp vào việc nâng cao ý thức cộng đồng
● Kêu gọi các nhà hoạch định chính sách, các tổ 
chức phi chính phủ, các tổ chức khác tham gia 
vào việc điều trị TTTS;
● Chế tạo các phương tiện lao động an toàn dùng 
cho các nghề có nguy cơ cao về TTTS như mang 
vác vật năng, hái trái cây;
d) vai trò của các phương tiện thông tin đại 
chúng
● Các phương tiện thông tin đại chúng giữ một 
vai trò rất quan trọng;
17
● Người ta sử dụng các phương tiện để tác động 
đến cộng đồng. Các phương tiện giúp nâng cao 
nhận thức về khuyết tật nhưng lại không gây 
tác động xấu đến thái độ và hành vi. Canada đã 
thực hiện một chiến dịch thông tin khá thành 
công về việc lái xe an do báo, đài đảm nhiệm 
và xem như đây là trách nhiệm của họ với cộng 
đồng;
● Kêu gọi các nhà hoạch định chính sách, các nhà 
lãnh đạo, các tổ chức phi chính phủ và những 
nhân viên y tế tham gia vào việc điều trị TTTS;
e. vai trò của quần chúng
● Thay đổi thái độ và cách suy nghĩ;
● Nâng cao kỹ năng sống nhằm giảm áp lực;
Tài liệu tham khảo
Để đọc và tìm hiểu xin vui lòng tham khảo thêm 
các tài liệu dưới đây:
1. Recommendation concerning safety and health 
in construction. International Labour Organisa-
tion (ILO). Email: webinfo@ilo.org
2. International Hazard Datasheets on Occupation 
(ILO). Website: www.ilo.org
3. In-Focus Programme on Safe Work, Interna-
tional Labour Office, Geneva. Email: safe-
work@ilo.org
4. The International Collaborative Effort (ICE) 
on Injury Statistics. 
injury.htm
5. Wyndaele, M; Wyndaele, JJ: Incidence, preva-
lence and epidemiology of spinal cord injury: 
what learns a worldwide literature survey. Spi-
nal Cord (2006) 44, 523-529 .
6. Peden, Margie. World Report on road traffic in-
18
jury prevention. WHO Geneva 2004 
7. Hang, H.M.; Bach, T.T.; Byass, P. Unintentional 
injuries over a 1-year period in a rural Vietnam-
ese community: describing an iceberg. Public 
Health(2005) 119, 466-473 
8. European Agency for safety and health at work. 
Facts. 
9. International Hazard Datasheets on Occupation. 
International Labor Organization , 2005 
10. Data collection on circumstances of SCI acci-
dents at HRPD – SCU, Handicap International, 
2007. Email: sitecoordinator@hcm.vnn.vn
11. Schopper, D.; Lormand, J.D.; Waxweiler, R. 
Developing policies to prevent injuries and 
violence: guidelines for policy-makers and 
planners . World Health Organization, Geneva 
2006 
12. Global Road Safety Partnership and Asian De-
velopment Bank manual on Building safe roads 
and implementing road safety programmes.

File đính kèm:

  • pdfso_tay_huong_dan_phong_ngua_ton_thuong_tuy_song_phan_1.pdf
Ebook liên quan